1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  2. A_Heroes

    A_Heroes Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    ko những Mỹ-Việt được củng cố mà Việt-Pháp ngày càng thân thiết :x

    Báo chí Trung Quốc "e ngại" trước mối quan hệ hợp tác quân sự Việt - Pháp

    THX đưa lại tin từ AP cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Herve Morin đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp Việt Nam nâng cấp trang thiết bị quân sự và thực hiện hiện đại hóa quân sự.
    Chuyến thăm lần này của ông Morin là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Pháp kể từ sau thất bại của Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ.

    Tờ báo đã dẫn lời ông Morin nói: “Phía Việt Nam mong muốn Pháp tích cực tham gia giúp đỡ Việt Nam thực hiện công cuộc hiện đại hóa quân sự và Pháp đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ mọi đề nghị từ phía Việt Nam.”

    Ông Moran còn cho biết thêm, Việt Nam đã mua ra đa, máy bay trực thăng và máy bay vận tải của Pháp, ngoài ra, hai bên còn thảo luận về các vấn đề hợp tác quân sự, phía Pháp cũng đã hứa sẽ tổ chức các khóa đào tạo sĩ quan quân đội cho Việt Nam tại Pháp.

    Tờ báo còn nói, hiện nay, Nga là một nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Tháng mười hai năm ngoái, Việt Nam đã thỏa thuận đặt mua của Nga 6 tàu ngầm “lớp Kilo" và 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2. Việt Nam cũng đã mua của Pháp hàng chục máy bay trực thăng, bao gồm 5 chiếc trực thăng cứu hộ “Dolphin” SA-365, 5 chiếc trực thăng AS-350, 9 chiếc trực thăng dân dụng SA-330J và 7 chiếc trực thăng AS-332L2.

    Hai bên cũng bày tỏ rằng mối quan hệ hợp tác quân sự của hai bên còn chưa tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp Việt – Pháp, chính vì vậy, thông qua chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, hai bên hy vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự song phương phát triển lên một tầm cao mới. Phía Việt Nam hy vọng Pháp sẽ cung cấp các trang thiết bị tiên tiến và các công nghệ hiện đại của Pháp nhằm giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình.

    Trang web của Tân Hoa Xã nhận xét: Những hoạt động đối ngoại và hợp tác quân sự gần đây của Việt Nam, nhất là quan hệ đối ngoại, hợp tác với các cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới như Nga, Mỹ và Pháp cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, đồng thời những hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự cũng chứng tỏ rằng Việt Nam sẽ không khoanh tay trước những hành động ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ của các nước láng giềng. Việc Việt Nam không ngừng tăng cường các quan hệ hợp tác quân sự với Nga, Mỹ và Pháp nằm trong chiến lược nhằm hạn chế sự bành trướng quân sự từ phía Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến khu vực biển Đông.
  3. DKSH

    DKSH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    39
    tăng cường QH quốc tế là chủ trương của Đảng và NN.nên chuyện mình QH vs Mỹ,Pháp là chuyện bt.chẳng có gì để nói.
    nhưng mấy chú nghẹo trên này thì làm như bắt đc vàng ko bằng.
    t chắc chắn 1 điều.Vn sẽ ko như nghẹo đi nâng bi đế quốc để rồi đu cang tt đâu.
  4. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Quan hệ Mỹ-Việt hiện nay vẫn là mối quan hệ giữa 1 kẻ từng xâm lược rồi bị đánh bại còn cay cú và 1 người từng đánh bại kẻ xâm lược và tỏ ra độ lượng không thèm chấp 3 cái chuyệt lặt vặt dù bị kẻ bại trận thường xuyên chửi đổng cắn càn từ xa.

    Quan hệt Mỹ Việt sẽ phát triển tốt đẹp hay không là phụ thuộc vào thành tích nhân quyền của chính quyền ALXX lập ra tại Mỹ, Việt Nam không thể vì kinh tế mà coi nhẹ quyền tự do của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thành phần da vàng ở Mỹ, họ cũng là công dân Mỹ, họ phải có quyền ngang hàng với tất cả sắc dân khác:

    Người ALXX ở Mỹ có quyền nói tiếng Anh thì người Việt ở Mỹ phải có quyền nói tiếng Việt, các văn bản luật pháp bằng tiếng ANh thì chỉ có giá trị với người ALXX, nhà cầm quyền ALXX tại Mỹ không được áp đặt những luật lệ ALXX cho người gốc Việt.

    ALXX có quyền mở các trường học bằng tiếng Anh thì người Việt phải có quyền mở trường dạy bằng tiếng Việt, các bằng cấp ở các trường ALXX và trường Việt phải có giá trị tương đương.

    ALXX phải chấm dứt bắt người Mỹ gốc Việt kêu Oa-sinh-tơn là "cha của dân tộc"

    ALXX có quyền lấy tên 1 thằng ALXX đặt tên cho thủ đô, thì người Việt cũng phải có quyền lấy tên 1 người Việt đặt tên cho thủ đô bôn sa của mình.
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Quan hệ Việt Mỹ là quan hệ làm ăn thôi chứ có gì ghê gớm to tát, thị phần hàng nhập khẩu từ VN vào Mỹ nhỏ tý xíu nhưng lại là quá to với VN. Mỹ tuy có chừa tí cửa cho người V xuất hàng nhưng cũng vin vào đó để ép này ép nọ, đâu có sung sướng gì. Còn những cái như đào tạo du học ở Mỹ về người ta cũng bắt đầu thấy ngán, Mỹ mấy năm nay nghèo đi nên chắc Kiều hồi giảm. Nói chung cái đám học Mỹ, sính Mỹ em thấy chỉ khả năng làm PR cực cao hơ hơ nhưng người Mỹ xin thì lại không đến nỗi.

    Nói chung là vào TTVNOL em mới thấy có nhiều bạn ảo vọng về nước Mỹ cứ coi nước Mỹ là thần tượng, là thiên đường abc ... vậy chứ nước Mỹ vừa trải qua một cuộc khủng hoảng, vậy có bác nào cho em biết thông tin cuộc khủng hoảng đó đến đâu rồi không ạ, giá mà trong TTVNOL mình có một bác VK nhỉ, ta sẽ biết thực sự cuộc sống bên đó ra răng.

    Hy vọng ko lạc chủ đề vì muốn chơi với bạn thì phải biết bạn tốt xấu ra sao chứ hị. Liệu quan hệ Việt Mỹ có phải là dạng còn tiền còn bạc còn ông tôi, hết tiền hết bạc hết tình nghĩa không nhỉ?

    Năm ngoái em có đi công tác Sài gềnh, theo chân một người bạn đến thăm gia đình một người thâncủa cậu ta-nhà ngày có rất nhiều người bên định cư bên Mỹ, gia đình ở SG chả chịu làm ăn gì cả, mấy năm trước có tiền Kiều hồi về xây nhà rõ to, xịn hê hê, đợi người bên Mẽo mang tiền về chi tiêu, mấy năm nay kinh tế Mẽo xuống dốc-> ko có tiền gửi về cả nhà phải đi đẩy xe bán hủ tíu, thằng bạn em nó bảo SG vẫn còn nhiều nhà sống kiểu như vậy, chỉ đợi tiền kiều hồi về đúng ko các bác.

    Mà quan hệ Việt Mỹ lên cao trào thế này thì ko biết mấy cái vụ chất độc mầu da cam không thấy tiến triển gì hở các bác, thấy bảo Mỹ nó làm từ thiện cho VN mình 3 triệu đô la một năm mà, nhiều những 3 triệu đô la một năm đấy, không biết mình đã nhận được chưa ạ. À đây ít nhất cũng có một bác VK trong TTVNOL nói về nước Mỹ đây này "

    ....
    Việc tôi kể nước Mỹ in đôla giấy để ăn của cải vật chất của các nước
    khác (TQ là một trong số đó) là hoàn toàn đúng, và là sự thật rõ ràng .

    Bạn nói, kẻ in tiền không phải chính phủ Mỹ, thì điều đó đúng, nhưng
    tôi có nói phải hay không phải đâu. Khi người ta nói đến Mỹ, người ta
    không nói đến chính phủ Mỹ, mà người ta gọi là chú Sam - Ucle Sam
    Chú Sam thực sự là ai ? Mơ hồ lắm . Tôi chẳng biết là ai cả .
    Chú ấy xua quân đánh I rắc, in đôla giấy, ra tỷ giá ngoại tệ, bán
    xăng dầu cho TQ, phát tiền nuôi dân nghèo Mỹ, bỏ tiền cứu ngân hàng
    Mỹ khỏi sập tiệm trong khi các ngành nghề khác thì bóp nặn đến chết.
    Chẳng phải chú ấy yêu quý dân nghèo đâu, mà dân nghèo là thành phần
    chính làm nên nước Mỹ . Chú ấy bóc lột dân, thì nhả ra một ít cho
    người ta khỏi chết đói chết rét, mới mong bóc lột được nữa, chứ họ
    chết hết thì lấy ai mà bóc lột? Nói chung, Chú Sam duy trì một nước
    Mỹ giàu có để Chú ấy giàu nhất, sung sướng nhất. Mọi tội vạ thì dân
    các nước khác chịu
    . Riêng chuyện tiền Đô, Trung Quốc dự trữ khá
    nhiều, thực chất ra là ôm một mớ giấy lộn của Chú Sam, để Chú ấy vớ
    không biết bao của cải vật chất của Trung Quốc về bán cho dân Mỹ để
    Chú ấy giàu thêm. Trung Quốc biết điều đó chứ, nhưng phải làm thì
    doanh nghiệp trong nước mới làm ăn được....

    ;;;;
    Nước Mỹ đã trải qua bao nhiêu lần kinh tế suy thoái, thanh niên
    trẻ khoẻ, có bằng cấp, có tay nghề mà phải đến những nơi phát
    thức ăn cho không (thừa ế ở các tiệm, sắp hết hạn hợp pháp ăn
    được, mang ra cho). Cho đến nay, tình hình ấy vẫn còn tiếp tục
    dài dài, và người Mỹ chắc chắn rằng nó không bao giờ mất, chỉ
    có tệ hơn, hay đỡ hơn một tý mà thôi. Có ai hoảng loạn đâu ?
    Hoảng loạn có giúp gì cho họ ? Bầu cử không chọn ông A thì chọn
    ông B, rồi chờ đợi với hy vọng mong manh kinh tế khá hơn . Thê
    thôi . Đời là thế rồi...."
    Sao lại thế nhỉ, nước Mỹ phải giàu và đẹp chứ nhỉ, đỏ đỏ nói bậy không đúng các bác nhỉ làm gì có chuyện nước Mỹ dân chủ, giàu có, hào hiệp ... lại đi bóp nặn nước khác để làm giàu cho họ, bác này đúng là thành phần bất mãn của nước mỸ các bác nhỉ

  6. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ quan điểm của bác

    Suy nghĩ rất thấu đáo,

    Vote bác 5 nhé
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Quan hệ Việt - Mỹ rất tốt đẹp, tối hôm qua TV có đưa phim tài liệu về các nạn nhân chất độc mầu da cam ở VN ( thế hệ F3), độ 4.5 triệu người ở VN, chính phủ Mỹ đã hào phóng đồng ý chi một khoản từ thiện, tổng số từ 3->6 triệu USD/ năm ( bác nào có tt chính xác không nhỉ), như vậy trung bình mỗi nạn nhân người VN sẽ được CP Mỹ bố thí cho một khoản tiền từ 0.7 -> 1.4 USD/ năm
  8. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
  9. l0uIsAndy

    l0uIsAndy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    nhân ngay 1/4 e có tin hot,mỹ bán cho việt nam 25 f-22 với giá 100 m$ 1 em.:D
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Quan hệ Việt - Mỹ hơ hơ theo ý kiến cá nhân em thì nó là một mối quan hệ đánh đĩ đu dây, như em đã nói ở phần trên có lẽ đến 99% người VN nói đến nước Mỹ là chúng ta lại nghĩ đến một Thiên đường về tiền tài, một quốc gia có GDP cỡ khoảng 14 nghìn tỷ USD/ năm, một cường quốc về quân sự, thiên đường tự do ... nhưng kha khá nhiều người lại không biết rằng nước Mỹ vừa mới ở trong một cơn khủng hoảng và vẫn còn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, các ngân hàng vẫn còn thi nhau đổ sụp, hàng chục triệu người dân Mỹ vẫn phải nhận phát chẩn nhưng chính phủ Mỹ vẫn mang cả nghìn tỷ đô la lấy từ tiền thuế của toàn dân chỉ để cứu những Đại gia tài chính .... không chỉ có vậy nước Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới và họ tìm cách quỵt nợ bằng cách liên tục in thêm tiền đô la...

    Trên đây em xin lấy một số báo chí trên mạng đã được dịch hoặc tự dịch để giới thiệu về ông bạn lớn của chúng ta. Một người bạn đang coi chúng ta là "một đồng minh đáng xấu hổ" nhưng thức chất họ mới là kẻ đáng xấu hổ hơn gấp vạn lần.

    Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng

    [​IMG]

    Những đại gia này đã góp tay tạo nên bong bóng bất động sản ở Mỹ - Ảnh: AFP

    Bài 1: Cuộc khủng hoảng hình thành như thế nào?


    Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ cùng Phó giáo sư kinh tế và quản trị kinh doanh Trần Lê Anh dành cho Thanh Niên loạt bài phân tích nguyên nhân và thực trạng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, cũng như ảnh hưởng của nó đến kinh tế các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Bên cạnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang diễn ra hết sức gay cấn, khủng hoảng tài chính là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng Mỹ và thế giới. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hôm nay, khủng hoảng tài chính và sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ đang và sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Loạt bài này phân tích nguyên nhân và thực trạng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bàn ảnh hưởng của nó đến kinh tế các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Nguyên nhân sâu xa


    Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.

    Có ba yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản. Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay tiền mua nhà do các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của Fed, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản). Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.

    Thứ nhì, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.

    Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là
    các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.

    Thứ ba, như đã trình bày ở trên, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc.

    Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát cần thiết cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.

    Bong bóng bất động sản


    Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo thời điểm đó). Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn (subprime rate).

    Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers.

    Bên cạnh đó, nhu cầu mua lại MBS của các nhà đầu tư vẫn cao bởi vì cho tới trước năm 2006 thì thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nổ bong bóng. Hơn nữa, họ cũng phần nào được trấn an khi vẫn có thể mua thong thả các hợp đồng bảo hiểm CDS từ các công ty bảo hiểm và đầu tư khác. Việc này dẫn đến các công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra thị trường, bất chấp khả năng bảo đảm của mình.

    Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 (năm bắt đầu cắt mạnh lãi suất) đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản. (Còn tiếp)

    Xin nói sơ qua về sự hình thành và mua bán MBS. Tuy công cụ đầu tư phát sinh này rất phức tạp và đa dạng nhưng có thể đề cập đến một thể loại đơn giản nhất như sau. Fannie Mae, hoặc là một công ty tài chính khác như Lehman Brothers, bỏ tiền ra mua lại các khoản cho vay thế chấp từ các ngân hàng thương mại, tập trung chúng thành từng loại khác nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư.

    Ví dụ, Fannie Mae mua 1.000 khoản vay thế chấp với các đặc điểm giống nhau với gốc là 200.000 USD cho mỗi khoản vay. Khi tập trung lại thì tổng trị giá các khoản vay này sẽ là 200.000.000 USD. Fannie Mae có thể biến khoản này thành 100.000 MBS, trị giá 2.000 USD một phần và bán lại cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư A mua 10 MBS thì sẽ trả 20.000 USD.


    Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hằng tháng từ các người vay tiền (thông qua một công ty dịch vụ trung gian) trong một khoản thời gian nhất định nào đó.


    Tóm lại, nếu không có gì trục trặc thì sau khi hết khoảng thời gian nhận lại tiền, thì tổng số tiền mà nhà đầu tư nhận được sẽ là trên 20.000 USD (tiền vốn gốc bỏ ra đầu tư cộng với tiền lãi hằng năm). Các MBS dựa trên các khoản vay có tính chất rủi ro cao hơn thì tất nhiên sẽ đem lại lời nhiều hơn cho các nhà đầu tư.


    Và cũng vì có sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS. Các bảo hiểm này được gọi là cre*** default swap (CDS), với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền mua nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường.

    Sự việc này đã tạo nên một loạt chân rết mới, kéo thêm các thành phần khác nhảy vào cuộc chơi, bởi vì bán bảo hiểm loại này trong lúc thị trường bất động sản đang phất lên và ít người vỡ nợ thì rất có lời.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    * Bài 2: Giải cứu Sự suy sụp dây chuyền bất động sản - tài chính

    Do lo lắng về diễn biến lạm phát, Cục Dự trữ liên bang (DTLB) bắt đầu tăng dần lãi suất, dẫn đến việc thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu chững lại vào đầu năm 2006.

    Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của Fed chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơn khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.

    Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Như đã nói lúc đầu, có rất nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall đã mua MBS. Do đó, khi MBS mất giá thì đồng nghĩa với việc tài sản của họ cũng bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt vốn.
    Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm MBS, chẳng hạn như AIG, cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình (thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn) cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn.

    Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ chằng chịt giữa người vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp, việc tụt dốc của thị trường BĐS đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung. Mức độ lan tỏa và nghiêm trọng của vấn đề là do sự mua đi bán lại các công cụ tài chính phát sinh (các MBS và CDS) đã kéo quá nhiều các thành phần đầu tư, trong cũng như ngoài nước, vào cuộc chơi trong khi luật lệ của sân chơi thì vẫn thiếu sót hoặc không rõ ràng.

    Vấn đề mấu chốt hiện giờ là sự khan hiếm tín dụng đang hoành hành. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo bán đổ các công cụ đầu tư mạo hiểm để tìm cách bảo tồn vốn. Sự việc này dẫn đến niềm tin vào thị trường bị tụt dốc và "suy nghĩ và hành động bầy đàn" trở nên phổ biến, bắt buộc chính phủ phải xen vào thị trường một cách rộng lớn và táo bạo để khôi phục niềm tin.

    Chính phủ Mỹ ra tay

    Trước sự tụt dốc không phanh của thị trường BĐS và sự bất ổn của thị trường tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc phải ra tay cứu nguy để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế ở phương diện rộng lớn. Chính phủ Mỹ đã lần lượt cứu nguy cho bốn công ty khổng lồ có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng thị trường dây chuyền BĐS - tài chính. Thứ nhất, vào tháng 3 năm nay, để tránh cho Bear Stearns bị phá sản do đã đầu tư quá nhiều vào các MBS xấu, Cục DTLB đã đứng ra bảo lãnh 30 tỉ USD các khoản nợ phải trả của Bear để tạo điều kiện cho JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns. Thứ nhì, vào đầu tháng 9, Bộ Tài chính thông báo một gói cứu nguy khẩn lên đến 200 tỉ USD để giúp Fannie Mae và Freddi Mac (2 công ty đã đổ vốn rất nhiều vào thị trường BĐS như đã nói lúc đầu) tiếp tục hoạt động nhằm cố gắng bình ổn thị trường.

    Tiếp đó, vào giữa tháng 9, để ngăn chặn khủng hoảng tràn lan, Cục DTLB lại tiếp tục khẩn cấp cứu nguy cho AIG (công ty bảo hiểm tư nhân lớn nhất thế giới) bằng cách cho vay 85 tỉ USD để giúp AIG thoát khỏi phá sản. Như đã đề cập ở phần trước, AIG đã bán quá nhiều bảo hiểm CDS cho các nhà đầu tư MBS cho nên khi thị trường BĐS bị vỡ nợ, AIG buộc phải chi ra rất nhiều để trả cho các hợp đồng bảo hiểm. Do AIG có quy mô hoạt động toàn cầu (bán bảo hiểm đủ loại trên 100 nước trên thế giới) cho nên nếu để nó bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng xấu tràn lan khắp nơi. Do đó, động thái cứu nguy cho AIG được coi như là bắt buộc để ngăn chặn đà lan tỏa của cuộc khủng hoảng.

    Ba động thái cứu nguy trên cho thấy chính phủ đã xen vào thị trường một cách hết sức mạnh tay. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp và các quan hệ đan xen của các nguyên nhân gây ra khủng hoảng, sự phục hồi niềm tin trong thị trường đã trở nên vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc chính phủ không cứu nguy để cho ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers bị phá sản (vào giữa tháng 9) cũng làm cho các nhà đầu tư lo sợ với suy nghĩ là công ty của mình cũng sẽ bị số phận tương tự. Việc tiếp tục mất niềm tin đã thể hiện qua việc thị trường chứng khoán liên tục bị tụt dốc khi các nhà đầu tư tranh nhau bán cổ phần để rút tiền ra khỏi thị trường nhằm tìm những bãi đáp an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu ngắn hạn của chính phủ (T-bill).

    Trước sự hoang mang cao độ của thị trường tài chính và ảnh hưởng xấu của nó lên nền kinh tế nói chung, Chính phủ Mỹ bắt buộc phải ban hành Đạo luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp vào đầu tháng này (ngày 3 tháng 10). Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính sử dụng lên đến 700 tỉ USD để mua lại những cổ phần và tài sản có vấn đề của các công ty tài chính, đặc biệt là các MBS xấu. Mục đích chính là giảm bớt sự mất mát của các công ty này và trút vốn vào hệ thống tài chính để khôi phục niềm tin và đẩy lui cuộc khủng hoảng tín dụng có nguy cơ đẩy nền kinh tế lún sâu vào trì trệ.

    Hiện tại, hiệu quả của đạo luật này như thế nào thì sẽ phải chờ thời gian trả lời, bởi vì việc mua lại các tài sản hoặc cổ phần của các công ty tài chính cũng cần phải có thời gian để nhận diện và định giá. Niềm tin vào thị trường hiện vẫn đang xuống dốc trầm trọng do người ta còn chưa biết rõ là sự mất mát của các công ty tài chính lớn đến chừng nào. Câu hỏi đưa ra là liệu 700 tỉ USD có đủ để cứu hết không. Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn liên tục tụt dốc sau khi đạo luật được ban hành. Cho tới ngày 9.10, chỉ số Dow Jones tụt 7 phiên liên tiếp. Khoảng 700 tỉ USD đã bốc hơi trong khoảng thời gian này. Kể từ thời điểm này năm ngoái đến bây giờ, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất 8.000 tỉ USD.

    Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là đa số dân Mỹ rất bất bình trước chuyện chính phủ dùng tiền thuế của dân để cứu nguy cho các nhà đầu tư mạo hiểm và hám lợi. Một điều chắc chắn sẽ xảy ra là rồi đây môi trường đầu tư các công cụ đầu tư phát sinh sẽ được tăng cường kiểm soát. Cả hai ứng cử viên tổng thống hiện tại, mặc dù có lập trường khác nhau về mức độ xen vào thị trường của chính phủ, đều công nhận rằng Phố Wall cần phải được giám sát chặt chẽ hơn để tránh lặp lại trường hợp chính phủ phải dùng tiền thuế của dân để cứu nguy cho các nhà đầu tư. (Còn tiếp)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Bài 3: Kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu?

    Với các biện pháp giải cứu khủng hoảng tài chính như đã nêu ra trong phần trước, liệu kinh tế Mỹ có thể nhanh chóng khắc phục những khó khăn để trở lại con đường tăng trưởng ổn định? Vấn đề này cần đưa ra hai tầm nhìn: ngắn hạn và dài hạn.

    Ngắn hạn


    Trong ngắn hạn, từ nay đến cuối năm 2009, chắc chắn kinh tế Mỹ không tránh khỏi suy thoái trầm trọng. Dù được chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng thương mại và mua các chứng khoán chỉ còn ít giá trị, hệ thống tín dụng không thể hoạt động bình thường lại ngay.

    Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn còn hoang mang cao độ do chưa biết rõ hết mức độ nghiêm trọng của sự mất mát. Họ nghĩ rằng tin xấu rồi sẽ lần lần hiện ra nữa. Do đó, thái độ hiện tại và trong tương lai gần sẽ là tìm giải pháp đầu tư an toàn và dò xét các phản ứng của thị trường cũng như sự thực thi các biện pháp cứu nguy của chính phủ.

    Tâm lý sợ hãi hiện đang bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đến khả năng chi tiêu của dân chúng đối với các hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu mất giá và giá bất động sản giảm mạnh, giá trị danh nghĩa của tài sản người dân giảm mạnh theo và do đó tiêu dùng trong dân đang và sẽ giảm mạnh. Sự đình trệ cả hai mặt cung và cầu sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng.

    Vì các yếu tố đó, các dự báo về kinh tế Mỹ đều cho thấy những con số khá bi quan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1,6% và năm 2009 gần như không tăng trưởng (0,1%). Nếu xét từng quý thì tình huống trước mắt trầm trọng hơn.

    Theo thăm dò của Wall Street Journal (9.10), đa số các nhà kinh tế đều bi quan cho rằng Mỹ đang ở giữa đường hầm, kinh tế trong quý 3 và quý 4 của năm 2008 và quý 1 của năm 2009 đều tăng trưởng ở số âm. GDP liên tục giảm trong 3 quý là hiện tượng chưa có trong nửa thế kỷ qua. Mặt khác, nếu dự báo của IMF có cơ sở thì từ nửa sau năm 2009 tình huống bắt đầu được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung không khí hiện nay bi quan hơn dự báo của IMF.

    Dài hạn


    Nhìn vấn đề trong tương lai xa hơn, hiện nay có nhiều đánh giá khác nhau.

    Theo những ý kiến bi quan, tình hình của Mỹ hiện nay giống với cuộc đại khủng hoảng trong thập niên 1930 hoặc giống với thời kỳ suy thoái của Nhật trong thập niên 1990. Đại khủng hoảng thập niên 1930 làm cho Mỹ mất 10 năm mới đưa mức sản xuất trở lại thời trước khủng hoảng. Nhật cũng mất hơn 10 năm mới ổn định được hệ thống tín dụng và khôi phục nền kinh tế. Từ các so sánh này, nhiều người lo là sự suy thoái hiện nay của kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới 10 năm.

    Tuy nhiên, so với đại khủng hoảng thập niên 1930, các đối sách của Mỹ hiện nay không đơn độc mà có sự hợp tác của những nền kinh tế lớn vì sự tùy thuộc vào nhau, nhất là thị trường tài chính đã lên cao độ, Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự bất ổn ở các nền kinh tế khác. Hiện nay việc hợp tác đã bắt đầu trong chính sách lãi suất.

    Ngày 9.10 vừa qua, cùng với Mỹ, ngân hàng trung ương của các nước lớn giảm lãi suất ngắn hạn hàng loạt (Mỹ còn 1,5%, khối Euro 3,75%...). Riêng Nhật lãi suất đã ở mức quá thấp (0,5%) nên kỳ này không thay đổi. Nỗ lực này có mục đích giảm phí tổn điều động vốn của ngân hàng, giảm phí tổn vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu thụ nhằm kích thích sản xuất và chi tiêu. Trong những ngày tới, nếu cần, các nước sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối để tránh sự biến động đột ngột trong tỷ giá các đồng tiền chính.

    Thêm vào đó, khác với thập niên 1930, hồi đó Mỹ và nhiều nước khác đều gặp khó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện nay kinh tế thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng ở Mỹ chỉ có 2% trong khi thế giới là 5%. Theo dự báo của IMF, năm 2008 Mỹ tăng trưởng 1,6% trong khi thế giới 3,9%.

    Cùng với cơ chế hợp tác đã có của các nước lớn, sự năng động của kinh tế thế giới là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ mau hồi phục. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ độ 6%, có thể sẽ tăng lên trong năm 2009 nhưng, với các lý do vừa nói, không thể có chuyện tăng lên tới mức 25% của thập niên 1930.

    Một điểm nữa là chính phủ ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn và hiệu quả hơn vì có các cơ chế làm dịu tác động của khủng hoảng so với thập niên 1930. Thời xưa chưa có Cục Dự trữ Liên bang và cơ quan lo về chế độ bảo hiểm tiền gửãi tiết kiệm (FDIC). Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửãi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10 này.

    So với Nhật vào thập niên 1990, tình hình của Mỹ hiện nay cũng khác ít nhất ở hai điểm. Thứ nhất, thị trường bất động sản của Nhật cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 tăng nhanh đến mức quá cao một cách bất thường, hình thành nền kinh tế bong bóng quá lớn nên khi nổ tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

    Tình hình của Mỹ hiện nay phức tạp hơn do các công cụ đầu tư tinh vi, khó kiểm soát, nhưng riêng về giá bất động sản, sự biến động tăng giảm không lớn lắm so với Nhật Bản 15 năm trước. Thứ hai, trong thập niên 1990 Nhật bị giảm phát (deflation) nặng nên lãi suất danh nghĩa giảm đến gần số không nhưng lãi suất thực vẫn cao. Hiện nay Mỹ lạm phát vài phần trăm nên dễ dùng chính sách tiền tệ kích thích sản xuất hơn Nhật hồi thập niên 1990.

    Các yếu tố làm cho kinh tế Nhật hồi phục từ năm 2003 cũng cho thấy những gợi ý cho khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ hiện nay. Một mặt Nhật can thiệp tích cực vào thị trường ngoại hối giữ cho đồng yen ở mức thấp, nhờ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác, chính phủ bơm tiền vào ngân hàng, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho vay.

    Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao suốt cả một giai đoạn dài góp phần tăng ngoại nhu để kinh tế Nhật chóng hồi phục. Cả 3 yếu tố này ngày nay cũng có thể thấy trong trường hợp của kinh tế Mỹ. Do đó, vấn đề nợ xấu của Mỹ có lẽ không kéo dài như Nhật 15 năm trước. Có thể từ cuối năm 2009 kinh tế Mỹ có triển vọng bước vào quá trình hồi phục.

    Yếu tố chính trị


    Tuy nhiên, ngoài những yếu tố kinh tế ở trên, các yếu tố chính trị cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Chỉ trong vòng một tháng nữa thì người dân Hoa Kỳ sẽ biết tên chính xác của vị tổng thống mới. Với sự mất tín nhiệm quá cao của người dân đối với Tổng thống Bush hiện nay, bất cứ sự thay đổi nào, bất kể đó là McCain hay là Obama, cũng có thể được xem như là một sự cải thiện. Thị trường sẽ đón nhận tín hiệu này như một luồng sinh khí mới, tăng khả năng đối đầu với những khó khăn hiện tại.

    Quan trọng hơn, với sự tích cực lên án của cả hai ứng cử viên tổng thống về những bất cập trong các hoạt động đầu tư của phố Wall, sẽ có những thay đổi rộng lớn về luật lệ giám sát lĩnh vực tài chính nói chung một khi vị tổng thống mới chính thức bước vào Nhà Trắng. Tùy theo khả năng hợp tác với Quốc-Hội của vị tổng thống mới này mà mức độ nhanh chậm trong việc cải thiện sân chơi tài chính sẽ được tiến hành.

    Điều đáng lạc quan ở đây là một khi chính quyền mới lãnh nhiệm sở thì thường sẽ có rất nhiều sáng tạo về chính sách và dễ có được một sự đồng thuận hơn. Hơn bao giờ hết, những sáng tạo về chính sách giải quyết khủng hoảng sẽ là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh kinh tế rối ren hiện nay của Hoa Kỳ. (Còn tiếp)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Suy thoái kinh tế Mỹ có thể kéo dài đến 2010
    [​IMG]
    Triển vọng kinh tế Mỹ không mấy sáng sủa theo nhận định của Chủ tịch Fed, Ben Bernanke - Ảnh: Reuters
    (TNO) Đó là nhận định của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke vào hôm qua, 24.2.

    Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Fed cũng cho rằng nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngân hàng Trung ương nước này có thể khôi phục sự bình ổn tài chính bằng những biện pháp thích hợp, 2010 sẽ là năm hồi phục của nền kinh tế lớn nhất hành tinh.

    Trong thời gian qua, nhằm cố gắng vực dậy nền kinh tế đang “ngắc ngoải”, Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần như là bằng 0, còn ông Obama đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá đến 787 tỉ USD.
    Điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của thượng viện, ông Bernanke hôm qua nhận định rằng triển vọng xoay chiều của kinh tế Mỹ lệ thuộc vào sự thành công của những biện pháp tương tự như kể trên nhằm giúp cho thị trường tài chính và tín dụng vận hành lại bình thường.

    BBC trích lời ông: “Chỉ trong trường hợp này mới có khả năng cuộc suy thoái hiện nay kết thúc vào 2009 và 2010 sẽ là năm phục hồi theo quan điểm của tôi”.

    Cùng lúc, ông cũng cho rằng “sự phục hồi hoàn toàn” phải mất từ hơn 2 năm cho tới 3 năm.

    Cuộc điều trần của ông Bernanke diễn ra giữa bối cảnh lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 2 đã giảm xuống mức kỷ lục kể từ năm 1967, khi số liệu này được thống kê chính thức ở nước này.
    Ngoài ra, các số liệu thống kê khác cũng cho thấy thị trường bất động sản đang xuống dốc ở mức báo động.

    Bản thân ông Bernanke trong cuộc điều trần hôm qua cũng phát biểu rằng cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thất nghiệp gia tăng và giá nhà sút giảm khiến cho người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, thế là tỉ lệ thất nghiệp càng gia tăng.

    Tuy nhiên, ông cũng cam kết sẽ “sử dụng tất cả mọi công cụ có thể để kích thích hoạt động kinh tế và cải thiện sự vận hành của thị trường tài chính".

    Thực tế đã chứng minh là đến hết năm 2010 thì nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thể được vực dậy, người Mỹ vẫn không thể rút chân ra khỏi các bãi lầy ở Iraq, Afghanistan và mới đây là Libya còn trong tương lai sẽ là Iran? Xirya?, Bắc Triều Tiên? ...

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

Chia sẻ trang này