1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sivextien

    sivextien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    1
    @bravo0412 : bravo :)
  2. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ thăm Việt Nam
    Cập nhật lúc :12:31 AM, 06/08/2011
    Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam sáng qua tiếp Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ đang ở thăm, làm việc tại Việt Nam.

    Trung tướng Trần Quang Khuê chào mừng Phó Đô đốc Scott Van Buskirk cùng các thành viên trong đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam, mong rằng chuyến thăm này góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước; chúc chuyến thăm và làm việc của đoàn thu được kết quả tốt đẹp.
    Phó Đô đốc Scott Van Buskirk chân thành cảm ơn Trung tướng Trần Quang Khuê dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử đất nước con người và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trung Quốc 'biếu không' 1 phi đội J-10B cho Pakistan
    Cập nhật lúc :2:28 PM, 05/08/2011
    Hãng Greater Kashmir của Pakistan cho hay, Trung Quốc đã thông qua quyết định “biếu không” một phi đội máy bay tiêm kích J-10B gồm 12-16 chiếc cho Pakistan.

    Đề xuất này đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc thông qua trong thời gian Tổng Tham mưu trưởng Pakistan, Trung tướng Waheed Arshad đến thăm Trung Quốc.
    Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Pakistan là nước đầu tiên được Trung Quốc chuyển giao máy bay tiêm kích chiến đấu J-10B, tiêm kích "con cưng" và là "xương sống" của Không quân Trung Quốc.
    Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ muốn tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trung tướng Arshad khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa 2 nước sẽ nâng lên một tầm cao mới và Trung Quốc không ngừng nỗ lực bảo đảm an toàn và an ninh cho Pakistan.
    Nhà phân tích quân sự Pakistan, ông Usman Shabir cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 2 phi đội J-10B (32 máy bay) trong kế hoạch cho vay dài hạn, trong đó phần lớn Trung Quốc sẽ viện trợ.
    Cần phải thấy rằng, đề xuất cung cấp máy bay tiêm kích J-10B cho Pakistan của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Pakistan và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi.
    Trước đó, Pakistan đã mua của Trung Quốc 36 máy bay tiêm kích với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Hợp đồng này được ký vào tháng 11/2009. Sau đó, có thông tin cho rằng, Không quân Pakistan dự định tăng số lượng máy bay tiêm kích J-10 đưa vào biên chế lên đến 150 chiếc.
    Ngoài máy bay J-10, Pakistan cũng muốn mua máy bay tiêm kích JF-17 Thunder (JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC).
    Cuối tháng 5/2011, Không quân Pakistan đã mua 50 máy bay tiêm kích JF-17, trong đó 36 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trong tương lai, số lượng máy bay này trong biên chế của không quân Pakistan sẽ tăng trong khoảng 200-250 chiếc.


    [​IMG] Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc

    Vài nét về "tiêm kích con cưng"

    Tháng 2/2009, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-10B được sản xuất trên cơ sở J-10. J-10 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. J-10 được Viện thiết kế máy bay Thành Đô hợp tác với Công ty sản xuất máy bay Thành Đô chế tạo. J-10 chính thức được đưa vào biên chế cho Không quân Trung Quốc từ năm 2004.

    J-10 được trang bị pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát/phút, có khả năng sử dụng các loại đạn cháy, xuyên giáp và vạch đường.

    Ngoài ra, máy bay này còn có 11 điểm treo vũ khí (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng trọng lượng tải tác chiến lên đến 4.500 kg.

    Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm gần, J-10 được trang bị 4 tên lửa tầm trung “không đối không” PL-11 hoặc PL-12, 2 tên lửa tầm ngắn “không đối không” PL-8 và một thùng nhiên liệu bổ sung 800l.

    Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm xa, J-10 được trang bị 2 tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng nhiên liệu bổ sung 1.600l và một thùng nhiên liệu 800l.

    Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, J-10 được trang bị 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg hoặc 2 quả loại 500 kg, thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser…


    ----------


    Khựa lôi kéo được Pakistan khỏi Mẽo, từ đó vây Ấn che đc sườn là sẽ mò xuống dưới Việt nam bằng đòn mạnh
  3. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.382
    Đã được thích:
    13.410
    Nhật Bản bắt giữ 2 thuyền trưởng Trung Quốc
    Cập nhật lúc :1:29 AM, 06/08/2011
    Nhật Bản vừa bắt giữ 2 thuyền trưởng Trung Quốc vì cho tàu hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, gần bờ biển tỉnh Ishikawa của nước này.

    Theo nguồn tin của tờ Bloomberg, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đang kiểm tra các con tàu tham gia vụ hoạt động trái phép trên. Ngoài ra, lực lượng này từ chối cho biết thêm chi tiết.

    Hãng thông tấn Reuters cho biết 2 thuyền trưởng Trung Quốc, thủy thủ đoàn và tàu của họ sẽ được đưa tới Nhật Bản vào tối 6/8.

    Những hoạt động của tàu Trung Quốc đã làm bùng lên căng thẳng giữa nước này với các nước láng giềng trong thời gian vừa qua.

    Hồi tháng 9/2010, Nhật cũng bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc ở biển Hoa Đông sau khi tàu này đâm vào một tàu chở dầu của Nhật Bản gần khu vực quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) 2 bên tranh chấp.

    Vụ việc này gây ra những căng thẳng chính trị giữa 2 nước. Sự căng thẳng này khiến cho Nhật phải thay đổi chiến lược quốc phòng.

    Nhật đã thay đổi trọng tâm quốc phòng từ Nga sang Trung Quốc. Quốc gia Đông Á này thông báo về khả năng chuyển binh lính và xe tăng từ khu vực phía Bắc sang các đảo phía Tây Nam của nước này.
  4. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
  5. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
  6. KAMAZTANK

    KAMAZTANK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    2
    Các bác cho em hỏi phát:
    Tại sao các bác nhà mình cứ khoái đàm phán đa phương thế nhỉ? Nói chung tất cả các nước đều có lợi ích riêng của chúng nó. Bây giờ cos thể Mỹ, Nhật, Ấn nó ủng hộ bằng miệng đối với chúng ta. Nhưng nhỡ thằng cẩu trung quốc nó nhả ra một vài quyền lợi cho các nước này thì sự ủng hộ ấy liệu có còn không? Hay chúng nó chẳng quay ngoắt 180 độ ấy chứ!
    Bài học cay đắng mang tên Giơ-nè-vơ cò sờ sờ ra đó.
    Ta hay nói nhờ người không bằng nhờ chính bản thân. Mình cứ đàm phán song phương với nó, nhưng chả đàm điếc gì cả, cứ cù cưa, lây nhây giữ nguyên hiện trạng, tăng cường quốc phòng vì chắc chắn thế nào rồi thì ta với nó cũng phải tẩn nhau một trận mới ra ngô, ra khoai được. Chứ đến chiến thật thì chẳng có thằng ngu nào nhào vô giúp một bên hết trừ khi thấy được cục diện đã an bày, mà thằng Mỹ là thằng mất dạy nhất về khoản này. hai thằng CS đập nhau nó còn mừng húm ấy chứ.
  7. HoaBatTu123

    HoaBatTu123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đàm phán đa phương không phải là bỏ phiếu cứ được nhiều phiếu là thắng đâu. Chẳng qua là phơi bày thêm lợi ích cho nhiều thằng muốn nhăm nhe trong khi bản thân mình đã có chủ kiến vững chắc về vấn đề ấy rồi.
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
  9. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Anh vote phiếu cho thuê Cam Rành, có tiền, có bảo vệ, có quan hệ quân sự mật thiết. Và quan trọng nhất là VN có thêm thời gian chơi trò kéo co với khựa để mua thật nhiều tên lửa dàn thế trận châu chấu đánh xe. Cho dù hiện nay, khựa dây vào VN là không ăn nổi, nếu chắc ăn, khựa nó fang rồi. VN không đi theo hướng phụ thuộc quân sự, nên theo kinh nghiệm lịch sử, CPVN phải chú ý tới 1 điểm quan trọng nhất, là nếu có xung đột thực sự, bao giờ cả đội bảo vệ nó cũng đứng yên xem đánh nhau, bàn bạc rồi mới tính toán cách phẫu thuật :))

    Khó của VN hiện nay ở biển Đông, là không có sức để khai thác mạnh hơn nữa, và không có sức để bảo vệ khai thác mạnh hơn nữa.

    Khựa làm, trộm cắp, build nhiều đồ dọa nạt hoành tráng đắt tiền; VN cứ chơi cách tàu nát gắn đầu đạn mạnh, linh hoạt giữ cao điểm bộ binh là khựa phải há mồm gãy răng thôi nếu mon men cắn trộm.

    Nói đến cao điểm phòng thủ phía bắc, gần đây anh nghe một số bài báo nói VN bỏ trống, bỏ hoang một số cao điểm, viết thật là ngu! Giữ với khựa, nghệ thuật của VN hiện nay là phải biết ém quân ngay trên đất nhà mình, khi cần là có quân giữ, khi không cần không thấy quân, giờ là đời nào mà còn chơi trò thủ tụm 5 tụm 3 làm mồi cho đầu đạn khựa nó xơi, cứ khi nào bộ binh khựa vào, sẽ biết. Như 1979, như khựa thống kê, mỗi ngày khựa die và gãy chân cỡ 8000.

    Ngay gần đây khựa âm thầm cho tập trận Quảng tây Vân nam dọc biên giới phía bắc VN, rồi mới công bố sau như động tác hăm dọa muốn đánh VN lúc nào cũng được. Anh thấy nó đang triển khai đòn mức căng hơn rồi đây, mục đích dọa bắc để lấn đánh đông.

    Khựa, "đồng chí tốt" theo kiểu tao cấm mày chơi với thằng này thằng kia, cấm mày nói năng kiểu đó, nhà mày mua đồ này đồ kia là không được, và cuối cùng đất nhà mày tao bảo của tao thì mày phải im mồm, cấm cãi ...vv Sao loài người lại có cái loại tộc mà bản tính tham lam nó ngập óc đến mức vậy chứ, xin lỗi anh em: *** bọn khựa.

    Anh tiếc xưa anh không đi TQ học, để anh làm điều anh nói cho sướng :))
  10. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam

    http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/1847-1847
    Thứ sáu, 22 Tháng 7 2011 11:14 hangngan_tp

    Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.

    Uy lực tinh thần của các quốc gia này đối với các quốc gia khác chỉ có được bằng chiến thắng trong chiến tranh. Coi thường khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân, Trung Quốc đã cho quân đội vượt sông Áp Lục trong tháng 10/1950 và hầu như đã đánh quỵ các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Triều Tiên. Trung Quốc cũng cho Ấn Độ “nếm đòn” trong chiến tranh năm 1972 và trong năm 1969 xung đột quân sự với Liên Xô tại khu vực sông Ussuri. Ở châu Á còn có Việt Nam, bé nhỏ hơn nhiều, song thực sự có sức mạnh quân sự với các kỷ lục không thể so sánh về các cuộc kháng chiến đánh bại những lực lượng xâm lược và can thiệp. Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải đổ máu mỗi lần Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược xuống phía Nam trong 2.000 năm lịch sử. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã kết liễu tham vọng đế quốc của thực dân Pháp tại cuộc chiến Điện Biên Phủ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước này, và năm 1979 thậm chí khi các sư đoàn chủ lực của Việt Nam còn chưa được sử dụng lực lượng dân quân, bộ đội địa phương và dân chúng các làng được vũ trang ở các tỉnh biên giới đã đương đầu hiệu quả với lực lượng xâm lược của Trung Quốc gồm hơn 100.000 quân mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho họ phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, rất giống như Mao Trạch Đông đã phát động “Cuộc phản công tự vệ” chống Ấn Độ năm 1962.
    Thế nhưng, chính Trung Quốc đã nhận được bài học đau đớn về một cuộc kháng chiến du kích tự vệ và nếm mùi thất bại mà họ không thể nào quên. Đòn giáng trả mà Trung Quốc nhận được từ Việt Nam cách đây 32 năm thì Ấn Độ chỉ có thể thấy trong giấc mơ. Tương tự vậy, trong cuộc va chạm gần đây ở Biển Đông về quần đảo Trường Sa có tranh chấp, sau khi tàu ngư chính Trung Quốc cát cáp của một tàu thăm dò của Việt Nam, Việt Nam đã phản ứng bằng những lời lẽ mạnh mẽ được hỗ trợ bằng một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Lo ngại tình hình có thể dẫn tới tình trạng bị mất mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng yêu cầu đối thoại.
    Tuy nhiên, Việt Nam không phải là kẻ tham chiến hung hăng sẵn sàng thách đấu với kẻ hay bắt nạt một cách ngu ngốc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của mình, Việt Nam lưu tâm tới yếu điểm quân sự của nước này, một trong số đó là vùng sườn duyên hải đối diện với đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á cho hạm đội Nam Hải, hạm đội đa năng nhất trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc. Trong cuộc xung đột năm 1979, Việt Nam phải đương đầu với cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía hải quân Trung Quốc, song Bắc Kinh bị răn đe bởi Liên Xô khi đó đang đối đầu với Trung Quốc đã phái 4 tàu chiến tới Biển Đông. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã coi sự có mặt có ý nghĩa của một cường quốc hải quân thân thiện ở ngoài khơi như một sự bảo đảm ngăn chặn mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc. Nước Nga ngày nay đã bị suy yếu nhiều nên không đủ khả năng đóng một vai trò như vậy và nước Mỹ thì không đáng tin cậy. Các hy vọng của Hà Nội, bởi vậy được đặt lên Chính phủ Ấn Độ đang tập trung ý chí chiến lược để lấp khoảng trống đó. Một đoàn đại biểu của Hải quân Việt Nam do Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây đã thăm dò các biện pháp phát triển sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Khởi đầu, họ tìm kiếm khả năng Ấn Độ huấn luyện cho các thuỷ thủ đoàn đã được Nga huấn luyện trước đây, (song rõ ràng đã không làm hải quân Việt Nam hài lòng) trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua từ Nga. Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường phản ứng, lực lượng tàu ngầm mạnh của Việt Nam sẽ là đối trọng có ý nghĩa đối với các tàu chiến Trung Quốc đang biểu dương lực lượng một cách gai mắt ở xung quanh quần đảo Trường Sa.

    Điều có ý nghĩa hơn là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đề xuất cho hải quân Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang. Nha Trang ở cùng kinh tuyến với căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , song ở vĩ tuyến khác, cách vài vĩ độ về phía Nam . Một hải đội Ấn Độ hoạt động thường xuyên giữa quần đảo Adaman và Nha Trang, và việc có được căn cứ và các thoả thuận hậu cần ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam sẽ làm tăng sự có mặt gần như liên tục của Ấn Độ tại Biển Đông, báo hiệu ý định và vị thế tương lai của Niu Đêli, điều có thể gây bối rối cho hải quân và các tính toán chiến lược của Trung Quốc và đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhất thời phải lùi bước. Ít nhất, nó cũng sẽ có tác động tương đương như sự có mặt với quy mô đáng kể của cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại khu vực Gilgit và Baltistan thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông vốn đang bị khuấy động bởi hạm đội Mỹ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền liên quan tới Việt Nam , Trung Quốc, Philíppin, Malaixia và Brunây. Tuy nhiên, thói thường vẫn có sự lệch hướng. Ngay cả khi Thủ t.ướng Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia Shiv Shankar Menon được cho là ủng hộ sự có mặt của Ấn Độ tại vùng biển Việt Nam và muốn Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam, cho đến nay Thứ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar vẫn “hãm phanh” tiến trình này. Kích động tính quá thận trọng bẩm sinh của Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony, ông Kumar cho rằng lập trường như vậy sẽ “chọc giận” Trung Quốc một cách không cần thiết và nên tránh điều đó. Đặc điểm khác thường trong chính quyền Ấn Độ là bất chấp ý kiến của Thủ t.ướng và Cố vấn an ninh quốc gia, giới công chức trong Bộ Quốc phòng vẫn có thể dễ dàng ngăn cản kế hoạch hành động như vậy. Hy vọng rằng ông Kumar sẽ được thay thế bởi nhân vật nào đó để thúc “quả bóng chuyển động”.
    Ăn miếng trả miếng là thứ Bắc Kinh đánh giá cao hơn là cách nói “thấy ân hận vì đã không làm gì cả” trong các tuyên bố thường có từ Bộ Ngoại giao và các quan chức dân sự trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ về Trung Quốc. Lẽ ra Chính phủ Ấn Độ phải phản ứng trước việc Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho Pakixtan bằng cách cung cấp cho Việt Nam tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos như tôi từng đề xuất cách đây 15 năm. Việc Chính phủ Ấn Độ đã không làm như vậy, và trên thực tế không dành ưu tiên cao để tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam bằng mọi cách có thể, là dấu hiệu về sự nhu nhược trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng Pakixtan để kiềm chế và ngăn chặn Ấn Độ ở tiểu lục địa này. Đã tới lúc Ấn Độ cần đáp lại là hợp tác với Việt
    Nam , nước không lùi bước trước mỗi cuộc chiến, để kiềm chế Bắc Kinh ở các vùng biển gần Trung Quốc. Cùng với các biện pháp khác, hành động trên cơ sở coi Việt Nam là một bộ phận cấu thành tuyến phòng thủ đầu tiên của Ấn Độ sẽ khiến lực lượng chủ yếu của hải quân Trung Quốc bị giam chân tại khu vực phía Đông eo biển Malắcca./.

    -----

    Nghe thì như chả liên quan gì, nhưng thực tế Mẽo (C.I.A) luôn có cái vòi bạch tuộc của nó trên khắp cái thế giới này, một chính phủ làm hay không làm gì hay không làm được gì luôn là một bí mật :-w

Chia sẻ trang này