1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Mỹ bước vào thời kỳ mới?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi novemberrain0274, 28/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Và dẫn chứng thêm cho chú em thấy thêm néc'''' Vô địch '''' của CS về chính sách ngu dân đánh phá triệt tiêu trí thức ...., các nử Hồng vệ binh đang ôm quyển Mao tuyển trong tay trong chiến dịch được mệnh danh là '''' Cách Mạng Văn Hoá '''' , quyển sách nhỏ này có năng lực mạnh hơn bất kỳ cuốn kinh Phật hay Thánh kinh nào. Nó đã được hàng triệu Hồng vệ binh học thuộc lòng và dùng nó để sát hại hàng chục triệu người Trung Quốc
    Chắc vì thế họ mới có tầu Hồn kỳ (không phải để ca ngợi Trung Quốc đâu nhé, tớ đã tham gia đánh Tầu đấy).
    Còn CS Việt Nam thực hiện chính sách ngu dân vô địch của mình bằng phong trào "bình dân học vụ: người biết nhiều dạy người biết ít, người biết rồi dậy người chưa bíêt", kêu gọi chí sỹ... tham gia xây dựng tổ quốc. Chính những người bị CS "ngu dân" mà người Pháp khinh thường là dân bản xứ ấy đã làm Đại tá Piroth, chỉ huy pháo binh tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tự sát ngay đêm đầu tiên ĐBP bị tấn công đấy!
    Nếu nói về sai lầm của những người CS thì cũng có thể kể ra nhiều, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Họ sẽ còn tiếp tục phải thay đổi nhiều trong cách điều hành để KT đất nước có thể tiếp tục đi lên được. Hãy sang bên phía Đông nước Đức hỏi những người dân đã sống ở 2 chế độ hỏi họ xedm họ nhận xét thế nào-> đấy lại là một cái sai lầm, có khi cơ bản làm cho cả một hệ thống phải sụp đổ: quá sốt ruột xây dựng một xã hội thật công bằng. Công bằng quá thành ra không công bằng, không thể chia đều khi co người làm ra nhiều hơn và ít hơn. Mọi người sinh ra, đi học và sau đó đều có một chỗ làm, 1 thu nhập chắc chắn.... Nó làm cho không ai cần cố gắng nữa. Lúc ban đầu, mọi người đều thấy như vậy là công bằng, và đều có gắng (sự ptriển rất nhanh của nền KT Liên Xô giai đoạn đầu), nhưng sau đó mọi người đều thấy không cần phấn đấu làm gì. Nhưng nếu thống kê lại (xem tài liệu của CHLB-không cần xem của CHDCĐ cũ làm gì-đầy trên mạng) sẽ thấy trình độ văn hóa của dân phía phần Đông Đức cao hơn phần phía Tây rất nhiều, cái link này cũng là 1 NC hiện tại của CHLBĐ http://64.233.179.104/search?q=cache:0paK5KLfPGUJ:opus.zbw-kiel.de/volltexte/2005/2907/pdf/dp0517.pdf+education+level+comparison+between+West+and+East+germany&hl=vi&start=1. Những cái vụ nghiên cứu này (cũng phần lớn là do các viên NC của CHLBĐ ) đã nói lên là CS họ làm thật trong chính sách bình đẳng, nâng cao dân trí chứ không chỉ là khẩu hiệu đâu! Nhưng tớ sẽ không bình luận dạy nhiều, học nhiều nhưng có áp dụng hơn người ta được không lại là chuyện khác. Tại vì ở đây có người nói năm 1945 VN chưa có nổi 5% dân số biết chữ (chắc tại người VN không chịu học, chứ thực dân Pháp họ tốt lắm, họ djưng cho bao nhiêu trường học), nhưng Chính phủ ***** tổ chức "Bình dân học vụ", kể cả lúc kháng chiến đang rất quyết liệt, gian khổ, hồi chiến tranh chống Mỹ ở Miền Bắc chính quyền còn đến phạt những gia đình không cho con đi học vì muốn "ngu dân" vì họ chủ trương cho học nhiều vào đầu óc nó mụ đi và dân hóa điên để thựuc hiện chính sách ngu dân của họ!.
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ thế. Chủ nghĩa thực dân dù sao đi nữa vẫn còn hơn chủ nghĩa cộng sản một bậc về mức độ nhân bản.
    Ấy, bác viết thêm đi ạ. Tui cũng đang muốn tìm hiểu về chính sách diệt trí thức của chủ nghĩa cộng sản và của khmer đỏ lắm đây !!!!
  3. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bác viser. Tớ nói là những chính sách không hợp lý đó làm ?ođình trệ sản xuất? chứ không phải ?ođình trệ kinh tế?. 2 cái đó khác nhau. Những chính sách kia làm ?ođình trệ sản xuất? ở một số mặt của nền kinh tế nhưng vì nhiều lý do khác như: đã có hòa bình, viện trợ? nên kinh tế vẫn phát triển ở một số mặt khác nhưng chắc chắn là với những chính sách như thế thì kinh tế không thể nào tăng trưởng lâu dài được (dù không có chiến tranh). Kinh nghiệm có thể thấy ở các nước XHCN ngoài Liên Xô và Đông Âu.
    Bác tlv86. Nếu bác có hứng thú về vấn đề này, mời sang:
    http://www.diendankinhte.info/forum/index.php?showtopic=324&st=0
    tớ đang post một seri bài về lạm phát ở đó. Nhưng đọc hơi nhức đầu đấy. Về chính sách chống lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn đó thì có rất nhiều: tăng thu, giảm chi ngân sách; tăng cao lãi suất thực dương; hạn chế cung tiền? Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát thời 85-89 là do thâm hụt ngân sách quá lớn (vì tăng lương, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh, viện trợ giảm?). Chẳng hạn: năm 1985 thâm hụt 12,0%GDP, 1986: 6,2?; 1990: 5,8%. Thâm hụt ngân sách này được đa số các chuyên gia coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra lạm phát ở Việt Nam lúc đó vì nó thỏa mãn 2 điều kiện: (i) thâm hụt dai dẳng và kéo dài; (ii) thâm hụt được tài trợ bằng in tiền chứ không phải bằng vay mượn trong dân chúng.
    Cũng rất may mắn là lúc này Việt Nam bắt đầu có nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu. Năm 88: 218 triệu USD; 89: 176,8 triệu USD; 90: 469,3 triệu USD. Đây là nguồn bổ sung cực kỳ quí giá, đặc biệt là sau năm 90 khi viện trợ của Liên Xô gần như không còn. Chính nhờ nguồn xuất khẩu dầu thô này mà Việt Nam có điều kiện giảm thâm hụt ngân sách, qua đó chặn đứng được siêu lạm phát (tất nhiên cũng phải kể đến một loạt chính sách chống lạm phát như thế đã kể trên nhưng nếu không có nguồn thu này thì chỉ có thể giảm chi chứ không tăng được thu và kết quả sẽ không tốt được như đã có).
  4. nguyensaigon7

    nguyensaigon7 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nếu đi xâu vào chính sách '' Ngu dân '' và '' Đồng hoá '' , mà chỉ một vài trang giấy thôi tớ e rằng không thể diễn tả hết được . Ngay trong bài viết đầu tớ đã nói , Pháp không chú trọng , nên phải hiểu là Pháp có chính sách đó nhưng so với kẻ khác thì nhiều hay là ít (Chấm hết ) và tớ cũng so sánh với CS thì Pháp dù sao cũng hơn CS một bậc về sự cấp tiến trong chính sách đó . Nó cấp tiến ở chổ là có áp dụng nhưng không triệt để theo kiểu CS thuận ta thì sống chống ta thì chết và nếu triệt để thì trường dạy chữ Nho cũng bị dẹp luôn và thay vào đó bằng Tiếng Nga hay tiếng gì đó ... được chứ ?(chổ nầy nói ít hiểu nhiều nhé ), ...chẵng hạn thực dân Pháp nó cũng Kiểm duyệt báo chí nhưng , nó vẫn cho tư nhân được quyền xuất bản .Còn CS thì sao , những văn hoá phẩm khác với ý của họ thì họ ra sức triệt tiêu bằng mọi giá bắt phải theo '' Tư tưởng '' của họ , những gì không theo đúng chủ trương của họ đều liệt kê vào văn hoá phẩm '' Đồi trụy '' văn hoá '' ********* '' ...., Vậy thử hỏi việc nầy có được gọi là đồng hoá hay không ? Và tớ cũng cho ví dụ về vụ '' Cách mạng văn hoá '' của CS Tàu , Miên .... rồi , nếu muốn thì anh bạn liên tưởng thêm mấy vụ như vụ Nhân văn giai phẩm bên Việt v.v và v.v ...
  5. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bác qwert nói đúng. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam chưa hề bước sang giai đoạn mới nào cả. Cái đó chỉ là trên bề ngoài thôi. Làm sao anh có thể bước sang một giai đoạn mới với một thằng mà anh luôn coi nó là trùm tư bản quốc tế (tức là đối nghịch với CNXH), kẻ thù chiến lược (cái này có tài liệu chính thức của BQP khẳng định đấy), sợ nó dùng ?odiễn biến hòa bình? để hại anh (thế chả nhẽ anh muốn ?odiễn biến chiến tranh? à?). Nói chung, theo tớ nhiều bác leader nhà mình biết là cần Mỹ nhưng lại sợ Mỹ và coi thường nó nữa (đúng là coi thường đấy) một phần vì cứ tưởng nó cần mình lắm, hỡi ôi.
  6. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    "Nếu đi xâu vào chính sách '''' Ngu dân '''' và '''' Đồng hoá '''' " (trích bài nguyensaigon)
    Hậu quả của chính sách "ngu dân" đây mà
  7. nguyensaigon29

    nguyensaigon29 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Vi phạm quy định
  8. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Nè bác hau, không biết bác dẫn 2 trường hợp thằng Ấn và thằng Phi dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức với ý gì thế, chả lẽ bác chê chúng nó kém tinh thần dân tộc à. Nếu thế bác không nên chủ quan, việc so sánh tinh thần dân tộc và cái sự yêu nước xem ai hơn ai khó lắm. Định nghĩa thế nào là tinh thần dân tộc hay yêu nước cũng không dễ gì. Việc bọn Ấn và bọn Phi dùng tiếng Anh là do cả quá trình lịch sử và văn hóa phức tạp, không thể nhìn vào đó để nói rằng tinh thần dân tộc tụi nó kém được. Bác cũng biết mấy nước dùng nhiều tiếng Anh bây giờ đang được coi là lợi thế và một người thuộc dạng có dân tộc tính cao như bác Mahathir, Cựu PM của Malai cũng còn khuyến khích dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ giảng dạy chính thức ở đại học của họ cơ. Cái gì cũng có mặt hay và mặt dở cả. Hôm nay có thể là hay, ngày mai lại là dở. Sự đời biến đổi khôn lường bác ạ.
    Nhưng nếu bác không có ý nói vậy thì cứ post lên nhé.
    Sao bác cứ đi ?oxâu? vào lỗi chính tả của người ta vậy hả? Để thời gian mà tranh luận vào ý mới vui chứ.
  9. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    ======
    Nói đến chính sách của Pháp,xin phép được kể về gia đình tôi.Cụ thân sinh ra ông tôi là quan Tổng đốc một tỉnh miền Bắc. Lương của cụ nuôi đủ 26 người,còn nuôi thêm 6 đứa cháu ăn học tại Hà nội. Ở Hà nội,cụ có 3 cái nhà lớn,1 trong 3 cái đó dang là Toà Đại sứ của một nước ĐNÁ.
    Cuộc sống quá sung sướng. Con đi sang Pháp du học.
    Như thế là Pháp đối xử với gia đình quá tốt rồi đúng không ?
    Nhưng cụ căm ghét Pháp vô cùng. Lũ người xâm lược đó chỉ
    chiều chuộng với số ít người ,còn thì chúng bóc lột tàn bạo dân lành. Cụ bảo nó lấy tiền dân mình,nuôi một số ít ,xây dựng một ít,còn đâu đưa về chính quốc. Người bản xứ bị chúng khinh bỉ vô cùng. Bọn con Tây mới 17 tuổi,bắt dân gọi là quan lớn. Bà có bầu bị chúng đạp vào lưng ,ra toà cứ người Âu châu là thắng. Một số người nhập làng Tây mà da vàng cũng chẵng đuợc tôn trọng gì.
    Nguy hiểm nhất là chính sách thuế,nó là chính sách giết dân. Mỗi đàn ông,từ 18 tuổi trở lên,phải đóng 1 đồng bạc thuế thân một năm. Lúc bấy giờ có 1 xu/1 bát phở thôi. Nếu tính ra thóc lúc đó thì 1 xu= 3 kgs thóc tốt . Một năm riêng tiền thuế mất 3 tạ thóc rồi. Mà người dân miền Bắc,đặc biệt nghèo đói nhất là miền Trung, làm không đủ ăn,quanh năm đói,lấy đâu ra tiền. Lúc đó là tương đương với 24 quan Pháp. Cụ tôi bảo cứ đến mùa thuế thì thương lắm. Hàng đoàn người thiếu thuế bị lý trưởng bắt trói,lý trưởng vừa trói người ta vừa khóc. Các quan đi kiểm tra cũng chảy nước mắt.
    Sau đó,thuế lên tại Nam bộ tới 3 đồng bạc. !
    Cụ tôi tính bằng ấy năm nó chiếm nước mình, riêng tiền thuế thôi,đủ xây gấp 3 lần 37 thành phố thị xã, và tất cả hệ thống đường xá. Ấy là chưa kể Pháp nó khai thác than đưa về chính quốc. Rồi mỏ vàng Bồng Miêu,bạc Ngân sơn...Nó đưa máy vào lấy sạch.
    Học hành thì tỉnh Vĩnh long cả tỉnh trên 25 vạn người mà mỗi năm Pháp nó cho đậu 20 người Sép-ti-phi-ca ,tức bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở bây giờ. Cả tỉnh lúc ấy chỉ được có vài người đậu tú tài. Trường làng,xã bậc tiểu học dưới thì có,nhưng Trung học cơ sở trở lên thì cả Huyện may ra có 1 trường với chỉ 50 người ! Chúng nó không cho mở trường lớn
    Bậc Đại học thực sự về sau có 2 truờng,mỗi trường vài trăm sinh viên cho cả Đông duơng !
    Rồi còn bao nhiêu cái khổ không kể xiết cho bọn người nô lệ ..
    Chính cái khổ như vậy,nên tầng lớp trên có suy nghĩ cũng chẳng sung sướng gì.
    Kháng chiến bùng nổ,cụ động viên tất cả con trai đi Kháng chiến. Cụ viết thư gọi con ở Pháp về giữ độc lập.
    Ngay cụ Ngô Đình Diệm cũng rất ghét Pháp. Khi lập chính phủ,TT không muốn dùng người được Pháp đào tạo,thì ông Thơ nói :''Trình cụ,không sử dụng bọn họ thì lấy ai làm việc bây giờ'' .
    Sau này,tiếp xúc với các sinh viên Angieri bên này,nghe họ kể đời nô lệ của dân Béc-be da trắng ở đó mới thấy Pháp nó đối với mình còn tệ hơn,vì là mọi da vàng
    . Từ 1951 người Angieri đã đứng dậy đánh Pháp. Pháp vào ta vài chục vạn,nhưng Pháp vào đó trên 1 triệu lính. Dân họ hy sinh trên 1 triệu người mà dân có 20 triệu. Họ đánh đến thắng lợi sau bảy năm nữa,tới khi Pháp phải rút lui toàn bộ.
    Angiẻi gần Pháp,mà còn bị khổ sở như thế, thì ta khổ thế nào.
    Tất cả các thuộc địa Pháp cũ,chẳng có nơi nào phát triển kinh tế cả.
  10. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    ======
    Nói đến chính sách của Pháp,xin phép được kể về gia đình tôi.Cụ thân sinh ra ông tôi là quan Tổng đốc một tỉnh miền Bắc. Lương của cụ nuôi đủ 26 người,còn nuôi thêm 6 đứa cháu ăn học tại Hà nội. Ở Hà nội,cụ có 3 cái nhà lớn,1 trong 3 cái đó dang là Toà Đại sứ của một nước ĐNÁ.
    Cuộc sống quá sung sướng. Con đi sang Pháp du học.
    Như thế là Pháp đối xử với gia đình quá tốt rồi đúng không ?
    Nhưng cụ căm ghét Pháp vô cùng. Lũ người xâm lược đó chỉ
    chiều chuộng với số ít người ,còn thì chúng bóc lột tàn bạo dân lành. Cụ bảo nó lấy tiền dân mình,nuôi một số ít ,xây dựng một ít,còn đâu đưa về chính quốc. Người bản xứ bị chúng khinh bỉ vô cùng. Bọn con Tây mới 17 tuổi,bắt dân gọi là quan lớn. Bà có bầu bị chúng đạp vào lưng ,ra toà cứ người Âu châu là thắng. Một số người nhập làng Tây mà da vàng cũng chẵng đuợc tôn trọng gì.
    Nguy hiểm nhất là chính sách thuế,nó là chính sách giết dân. Mỗi đàn ông,từ 18 tuổi trở lên,phải đóng 1 đồng bạc thuế thân một năm. Lúc bấy giờ có 1 xu/1 bát phở thôi. Nếu tính ra thóc lúc đó thì 1 xu= 3 kgs thóc tốt . Một năm riêng tiền thuế mất 3 tạ thóc rồi. Mà người dân miền Bắc,đặc biệt nghèo đói nhất là miền Trung, làm không đủ ăn,quanh năm đói,lấy đâu ra tiền. Lúc đó là tương đương với 24 quan Pháp. Cụ tôi bảo cứ đến mùa thuế thì thương lắm. Hàng đoàn người thiếu thuế bị lý trưởng bắt trói,lý trưởng vừa trói người ta vừa khóc. Các quan đi kiểm tra cũng chảy nước mắt.
    Sau đó,thuế lên tại Nam bộ tới 3 đồng bạc. !
    Cụ tôi tính bằng ấy năm nó chiếm nước mình, riêng tiền thuế thôi,đủ xây gấp 3 lần 37 thành phố thị xã, và tất cả hệ thống đường xá. Ấy là chưa kể Pháp nó khai thác than đưa về chính quốc. Rồi mỏ vàng Bồng Miêu,bạc Ngân sơn...Nó đưa máy vào lấy sạch.
    Học hành thì tỉnh Vĩnh long cả tỉnh trên 25 vạn người mà mỗi năm Pháp nó cho đậu 20 người Sép-ti-phi-ca ,tức bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở bây giờ. Cả tỉnh lúc ấy chỉ được có vài người đậu tú tài. Trường làng,xã bậc tiểu học dưới thì có,nhưng Trung học cơ sở trở lên thì cả Huyện may ra có 1 trường với chỉ 50 người ! Chúng nó không cho mở trường lớn
    Bậc Đại học thực sự về sau có 2 truờng,mỗi trường vài trăm sinh viên cho cả Đông duơng !
    Huyện nào cũng được xây nhà lao quy củ,huống chi thị xã. Cả Hà nội được vài trường Trung học.Còn huyện thì phần nhiều không có.
    Nhà tù chúng xây nhiều hơn trường học.
    Rồi còn bao nhiêu cái khổ không kể xiết cho bọn người nô lệ ..
    Chính cái khổ như vậy,nên tầng lớp trên có suy nghĩ cũng chẳng sung sướng gì.
    Kháng chiến bùng nổ,cụ động viên tất cả con trai đi Kháng chiến. Cụ viết thư gọi con ở Pháp về giữ độc lập.
    Ngay cụ Ngô Đình Diệm cũng rất ghét Pháp. Khi lập chính phủ,TT không muốn dùng người được Pháp đào tạo,thì ông Thơ nói :''Trình cụ,không sử dụng bọn họ thì lấy ai làm việc bây giờ'' .
    Sau này,tiếp xúc với các sinh viên Angieri bên này,nghe họ kể đời nô lệ của dân Béc-be da trắng ở đó mới thấy Pháp nó đối với mình còn tệ hơn,vì là mọi da vàng
    . Từ 1951 người Angieri đã đứng dậy đánh Pháp. Pháp vào ta vài chục vạn,nhưng Pháp vào đó trên 1 triệu lính. Dân họ hy sinh trên 1 triệu người mà dân có 20 triệu. Họ đánh đến thắng lợi sau bảy năm nữa,tới khi Pháp phải rút lui toàn bộ.
    Angiẻi gần Pháp,mà còn bị khổ sở như thế, thì ta khổ thế nào.
    Tất cả các thuộc địa Pháp cũ,chẳng có nơi nào phát triển kinh tế cả.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này