1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nga: ngoại giao, kinh tế - thương mại...

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi meongoansister, 23/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đọc Dòng chảy văn hóa Việt Nam nhớ N.I.Niculin
    Cuốn Dòng chảy văn hóa Việt Nam của GS, VS Niculin là kết quả hơn 50 năm sưu tầm, khảo cứu, thẩm định các sự kiện văn học, văn hóa Việt Nam qua lăng kính của một nhà Việt Nam học.
    Cuốn sách này được hoàn thành do hai nhà khoa học: Hồ Sĩ Vịnh và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu trên cơ sở cuốn: Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế (NXB Giáo dục, 2000) và khoảng mươi bài được đăng trên các tạp chí Trung ương và ở Nga 5 năm gần đây.
    Nội dung cuốn sách gồm bốn phần:
    Phần một: Về văn hóa và văn học dân gian gồm bốn bài, đều là những đề tài lớn, trung tâm của dư luận, với những khám phá mới về ngọn nguồn văn hóa Đông Sơn "Với quan niệm về cây thế giới", "Cây đời", hiện thân của số phận con người, của đất nước trong nhiều trường ca của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; về cơ sở của văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng với các truyền thuyết Ông Đống và Phù Đổng. Về thần thoại Mường mà Đẻ đất đẻ nước là kết tinh của những quan niệm về "Tạo lập thế giới", "Tạo lập trời đất" của người cổ xưa.
    Phần hai: Những chân dung trong bảng mầu văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu được nhà nghiên cứu khảo sát với nhiều phát hiện thú vị nhờ phương pháp luận nghiên cứu văn học cổ điển. Ở đây chúng ta gặp: ngoài những tư liệu mới, những kiến giả thỏa đáng, sự cảm thụ thẩm mỹ tinh tường của người viết, còn lại là sự đóng góp về phương pháp so sánh với các hiện tượng văn học, bản chất, ý nghĩa văn hóa của hiện tượng, của ngôn ngữ văn học.
    Trong phần ba viết về văn học đương đại Việt Nam, ngoài những phác thảo chân dung các nhà văn lớn: Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu..., Niculin đã viết những bài về ý thức lịch sử và cá nhân, vấn đề văn học những năm chiến tranh nhằm mục đích đính chính lại nhầm lẫn của một số người vô tình hay hữu ý hạ thấp vai trò văn học thời chiến tranh. Trong phần này Niculin đã ghi lại một mẩu chuyện hiếm có, cảm động khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tại Phủ Chủ tịch vào tháng 11-1954 lúc mới 23 tuổi và bốn năm sau tại bộ phận lưu trữ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã tìm thấy cuốn Nhật ký chìm tàu của Bác Hồ được in li-tô trên những trang giấy thô nhám...
    Phần cuối cuốn sách chiếm số lượng trang nhiều nhất đề cập đề tài rộng lớn: Văn học, văn hóa Việt Nam và giao lưu quốc tế. Niculin thường vận dụng phương pháp so sánh để khảo cứu những hiện tượng văn hóa giữa hai nước, hai khu vực Đông và Tây: Tác phẩm Pu-skin ở Việt Nam; Vua Hàm Nghi và nữ văn sĩ Nga; Rồng Việt Nam và dòng sông Vôn-ga; Những danh địa của nước Nga trong Vân đài loại ngữ; Những nhà truyền giáo Pháp nói về hề chèo... là những bài viết có phát hiện sáng tạo.
    Trong bài: Mối cảm tình của người Việt Nam ở thế kỷ XVIII đối với nước Nga, Niculin giới thiệu Phi-líp Bỉnh, một linh mục, một người Việt Nam đến Bồ Đào Nha năm 1796 và sống ở Li-xbon hơn 35 năm. Bỉnh còn là nhà văn viết về Vương quốc Anh, châu Ấu, Trung Quốc, Ma-cao bằng chữ quốc ngữ được Bồ Đào Nha hóa, rất có cảm tình với nước Nga và đặc biệt không ưa gì Na-pô-lê-ông vì đội quân xâm lược Pháp đã xâm chiếm Bồ từ năm 1807, bắt Giáo hoàng La Mã làm tù binh. Trái lại linh mục có thiện cảm và khâm phục truyền thống hòa bình giữa hai cường quốc Nga và Đại Minh (Trung Quốc).
    Ngoài ra, ở một số bài viết, Niculin có ý thức sớm đấu tranh chống lại những lời lẽ xuyên tạc, hạ thấp vai trò của tác giả, tác phẩm Xô-viết, khẳng định các tác phẩm chân chính, những giá trị nhân văn của văn học, văn hóa Xô-viết trong hơn 70 năm tồn tại. Những hạn chế do lịch sử để lại là không tránh khỏi và không làm mờ những tính cách Nga, con người Nga, tâm hồn Nga do cuộc sống và cuộc chiến tranh vệ quốc đại thắng mang lại cho nhân dân Nga và nhân loại.
    Những phẩm chất và giá trị Xô-viết hiện nay đang được thế hệ trẻ Nga giữ gìn, sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới.
    GS, VS N.I.Niculin đã qua đời, nhưng tôi lúc nào cũng không quên được những việc mà ông đã cộng tác với Viện Văn học vào những năm 60 của thế kỷ trước trở lại đây, những kỷ niệm về ông đã đọng lại trong tâm trí chúng tôi. Quan hệ giữa Viện Văn học nói chung và với chúng tôi nói riêng là hết sức có hiệu quả, chân thành, hữu nghị. Mỗi lần chúng tôi sang Nga thế nào cũng được Niculin đón tiếp rất nhiệt tình, dẫn chúng tôi đi tham quan nhiều di tích lịch sử - văn hóa ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua; có lần vào năm 1963, ông cũng không hề ngần ngại dẫn giáo sư Đặng Thai Mai và tôi đi nhiều nơi trên đất nước Nga mênh mông, từ bờ biển Ban-tích đến bờ Biển Đen, đến tận Su-khu-mi ở miền nam. Nhờ ông và qua ông mà chúng tôi hiểu thêm nền văn hóa Nga huy hoàng, hiểu thêm Mác-xim Goóc-ki, mà tên tuổi gắn liền với Viện Văn học thế giới mang tên nhà văn lớn. Niculin là tượng trưng cho tình hữu nghị và tinh thần hợp tác khoa học Việt - Nga không bao giờ phai nhạt.
    Tháng 8-2006
    GS, VS HỒ TÔN TRINH
    (Bài đăng báo Nhân dân)
  2. Thang_MADI

    Thang_MADI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    é'éẵéàẹ^ẹ,éắẹ?ééééẵé ẹẹ,ééẵéàẹ, ééàẹ?éẹ<éẳ éẵéàééãéáéẹ,ẹééáéẳ ééẹ?ẹ,éẵéàẹ?éắéẳ éẹOéàẹ,éẵééẳẹééáẹ. éééẵééáẹ?éắé

    ééắẹẹéáẹ éá é'ẹOéàẹ,éẵééẳ ẹéắéãéééẹfẹ, ẹéắééẳéàẹẹ,éẵẹfẹZ éẹ?éàééáẹ,éẵẹfẹZ éắẹ?éééẵéáéãéẹ?éáẹZ, ééắẹ,éắẹ?éẹ ẹẹ,ééẵéàẹ, ééàẹ?éẹ<éẳ ééắ é'ẹOéàẹ,éẵééẳéà éééẵééắéẳ ẹ ẹfẹ?éẹẹ,éáéàéẳ éẵéàééãéáéẹ,ẹééắééắ ééééáẹ,ééằé. éĂéắéắẹ,ééàẹ,ẹẹ,éẹfẹZẹ?éẹ ééắééắééắẹ?éàéẵéẵéắẹẹ,ẹO ééắẹẹ,éáééẵẹfẹ,é é éoéắẹéééà éẵé éẹẹ,ẹ?éàẹ?éà éãééẳééằééẹ< éééẳéáéẵéáẹẹ,ẹ?éẹ?éáéá éẹ?éééáẹ,éàéằẹOẹẹ,éé é'ẹOéàẹ,éẵééẳé ééẹféàéẵé éséắé éƠẹfẹẹ (Nguyen Quoc Huy) éá éãééẳéàẹẹ,éáẹ,éàéằẹ éẹ?éàéẹéàééẹ,éàéằẹ éƯéàéẵẹ,ẹ?éắéééẵéé é'éáéẹ,éắẹ?é éoéàéằẹOéẵéáééắéé 31 éééẹfẹẹ,é. ézé ẹẹ,éắéẳ ẹéắéắéẹ?ééàẹ, éééãéàẹ,é Nhan Dan.
    éĂ ẹ?éắẹẹéáéạẹééắéạ ẹẹ,éắẹ?éắéẵẹ< é éắẹ?éééẵéáéãéẹ?éáẹZ ééắéạééàẹ, é'éẵéàẹ^ẹ,éắẹ?ééééẵé, ééắẹ,éắẹ?éắéẳẹf éẹfééàẹ, éẹ?éáéẵéééằéàéảéẹ,ẹO 49 éẹ?éắẹ?éàéẵẹ,éắé ééẹ?éáéá, ẹ éẹOéàẹ,éẵééẳẹééắéạ - é"éắẹẹfééẹ?ẹẹ,ééàéẵéẵẹ<éạ éééẵé éáéẵééàẹẹ,éáẹ?éáéạ éá ẹ?ééãééáẹ,éáẹ ẹ 51 éẹ?éắẹ?éàéẵẹ,éắéẳ ẹ?éàéẵéẵẹ<ẹ. éẹféẳéé. ézẹ,ééàéằéàéẵéáẹ ẹéắéãéééééàéẳéắééắ éééẵéé ééằééẵéáẹ?ẹféàẹ,ẹẹ éắẹ,éẹ?ẹ<ẹ,ẹO ééắ é'ẹOéàẹ,éẵééẳéà, é ẹ,éééảéà é ẹẹ,ẹ?ééẵéẹ., ééắẹ,éắẹ?ẹ<éà ééàéẹfẹ, ẹ,éắẹ?ééắééằẹZ ééé ẹ éoéắẹéééắéạ, ẹ,éé éá ẹ éƠééẵéắéàéẳ. ééắééẹ éẹ?éàééáẹ,éẵéẹ éắẹ?éééẵéáéãéẹ?éáẹ éẹ?éáéãéééẵé éắééàẹééàẹ?éáẹ,ẹO éẹ<ẹẹ,ẹ?ẹ<éà éá ẹfééắééẵẹ<éà ẹ"éáéẵééẵẹéắéẹ<éà éắééàẹ?éẹ?éáéá éẳéàéảéẹf ééắẹẹéáéàéạ éá é'ẹOéàẹ,éẵééẳéắéẳ.
    é'éẵéàẹ^ẹ,éắẹ?ééééẵé ẹééằẹéàẹ,ẹẹ éẹ?ẹfééẵéàéạẹ^éáéẳ ééắéẳéẳéàẹ?ẹ?éàẹééáéẳ éééẵééắéẳ ẹẹ,ẹ?ééẵẹ<. é.ééắ ẹfẹẹ,éééẵéắéạ ééééáẹ,ééằ ẹéắẹẹ,éééằẹéàẹ, 42,1 éẳéáéằéằéáéẹ?éé ẹ?ẹfééằéàéạ. é' ẹ?éắéằéá ééằéééẵéắééắ ééẹ?éáéắéẵéàẹ?é éẹ?éàééáẹ,éẵéắéạ éắẹ?éééẵéáéãéẹ?éáéá éẹ<ẹẹ,ẹféééàẹ, éẹ?éééáẹ,éàéằẹOẹẹ,ééắ ééắẹẹéáéá. é.éẳẹf éẹ?éáéẵéééằéàéảéáẹ, 99,9 éẹ?éắẹ?éàéẵẹ,é ééẹ?éáéạ éééẵéé. ézẹ,ééàéằéàéẵéáẹ éắẹ?éééẵéáéãéẹ?éáéá ẹ?éẹééắéằéééẹZẹ,ẹẹ é ẹẹ,ẹ?ééẵéẹ. é.éĂ, éĂéé", é ẹ,éééảéà é é~éẵééáéá éá éséáẹ,ééà.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam coi Nga là thị trường tiềm năng phát triển du lịch
    Trong thời gian gần đây, Nga luôn có mặt trong 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

    Tổng cục Thống kê cho biết năm 2005, lượng khách Nga đến Việt Nam tăng đột biến lên 23.800 khách, tăng hơn 94% so với năm 2004 khi có khoảng 12.250 khách du lịch Nga đến Việt Nam.
    Trong 8 tháng đầu năm 2006 gần 19.000 khách Nga đã sang Việt Nam, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Saigontourist, Benthanh Tourist hoặc một số hãng kinh doanh lữ hành đón nhiều đoàn khách Nga với số lượng lớn. Họ cho rằng, tuy khách từ Liên bang Nga đến Việt Nam chưa nhiều bằng các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản nhưng lại sự tăng trưởng từ thì trường này rất đều.

    Tổng cục Thống kê điều tra và thấy rằng bình quân một khách Nga chi tiêu khoảng 1.458 USD ở Việt Nam, trong đó chi tiêu ngoài tour gần 610 USD, cao hơn khoảng 40% mức chi tiêu trung bình của khách du lịch từ các nước khác.

    Chuyên gia du lịch Nga đã nhận xét rằng người Nga đặc biệt thích du lịch biển ở Việt Nam, vì Nga không có nhiều nắng ấm. Hệ thống các khu nghỉ dưỡng dọc vùng biển miền Trung Việt Nam có đầy đủ điều kiện để hấp dẫn khách du lịch Nga.

    Saigontourist cho biết phần lớn khách Nga đến Việt Nam thích nghỉ dài ngày cùng gia đình tại các khu nghỉ mát cao cấp ven biển miền Trung và miền Nam.

    Bên cạnh đó, bề dày lịch sử mối quan hệ giữa Liên Xô trước đây và nay là Liên bang Nga với Việt Nam cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam. Hầu hết những người dân Nga, đặc biệt là tầng lớp cao tuổi đều có tình cảm tốt đối với đất nước và con người Việt Nam.
    Thế hệ trẻ của Nga hiện nay cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thế hệ đi trước và muốn khám phá những điều mới mẻ ở Việt Nam -xứ nhiệt đới, gió mùa.
    Hơn nữa, một số lượng lớn Việt kiều và du học sinh tại Nga cũng là những nhân tố không nhỏ góp phần cho việc quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nơi đây.

    Một số hãng lữ hành của Liên bang Nga đánh giá, sự an toàn và hấp dẫn khách du lịch của Việt Nam đã được xác lập trên thị trường du lịch quốc tế cũng là yếu tố quan trọng đưa du khách Nga đến Việt Nam. Sau những biến cố xảy ra ở một số nước châu Á, nhiều du khách Nga đã và đang chuyển hướng chọn Việt Nam làm điểm đến cho kỳ nghỉ của họ.

    Ngoài ra, một số hãng hàng không Việt Nam và quốc tế đã có đường bay trực tiếp cũng như nối chuyến từ các trung tâm du lịch của Việt Nam đến các thành phố của Liên bang Nga cũng là một thuận lợi nữa cho việc thu hút du khách Nga.

    Để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của lượng du khách đến từ Liên bang Nga, bên cạnh những chương trình xúc tiến, quảng bá chất lượng cao, ngành du lịch Việt Nam cũng có kế hoạch đào tạo một đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ tiếng Nga tốt, trước mắt là tận dụng nguồn nhân lực là những người Việt Nam đã du học và làm việc ở Nga.
    (VNA)


  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga thăm dò thị trường du lịch Việt Nam
    Một đoàn các nhà báo từ Liên bang Nga đã sang làm việc với chính quyền Việt Nam trong chuyến tìm hiểu về đất nước, con người nước sở tại nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh lữ hành.
    Các phóng viên đã làm việc với Sở Du lịch Hà Nội hôm 14 tháng 9, tiếp xúc với một số doanh nghiệp du lịch tại thành phố.
    Tại cuộc gặp mặt, các doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ mong muốn báo chí Nga thúc đẩy hoạt động du lịch giữa hai nước.
    Nga được coi là một trong 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian gần đây.
    Năm 2005, 23.800 khách Nga đã đi du lịch Việt Nam, tăng đột biến hơn 94% so với năm 2004 khi chỉ có khoảng 12.250 khách từ Nga sang Việt Nam.
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thủ tướng Nga nói về sự phát triển ở Việt Nam
    Tại cuộc gặp trong chuyến Nga của Phó ************* Trương Mỹ Hoa chiều 20 tháng 9 tại Mátxcơva, Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov ca ngợi những thành tích Việt Nam thu được trong 20 năm đổi mới và hy vọng ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.
    Bà Trương Mỹ Hoa thông báo với Ông Fradkov về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong năm nay, về những kết quả thu được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
    Bà cho biết Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư từ Nga trong cả lĩnh vực dầu khí và lĩnh vực điện nguyên tử và thủy điện.
    Chuyến thăm và làm việc ở Nga trong các ngày 20-25 tháng 9 của Bà Trương Mỹ Hoa, sau khi Ông Fradkov thăm Việt Nam đầu năm 2006 nằm trong quá trình hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga và chuẩn bị để Tổng thống Nga V. Putin thăm Việt Nam vào tháng 11, dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đầu tư vào Nga nên tránh hình thức liên doanh
    Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga Đỗ Xuân Hoàng khuyến cáo doanh nghiệp nên đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài khi làm ăn tại Nga. Khâu vướng nhất hiện nay là thanh toán, vì vậy nếu liên doanh sẽ không hiệu quả.
    Tại buổi thảo luận về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hội nghị doanh nhân Việt kiều ở Đà Nẵng, ông Hoàng nói để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy cao khi xuất và bán hàng qua Nga, khi thanh toán, các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam nên gắn khâu phân phối với sản xuất chặt chẽ, thậm chí bán cổ phần của doanh nghiệp mình cho nhà phân phối để chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và rủi ro chung.
    Ông Hoàng cũng khẳng định, để làm ăn thành công với Nga, yếu tố thân thiết với chính quyền địa phương là cực kỳ quan trọng. Song song đó, doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố minh bạch trong hoạt động của mình, không nên ỷ lại vào mối quan hệ tốt với chính quyền. Đồng thời tuyệt đối tránh tâm lý kinh doanh tạm bợ, chụp giật, ỷ lại vào đặc thù thị trường có yêu cầu chưa cao để bán hàng chất lượng kém hoặc không ổn định. Ngược lại phải có ý thức xây dựng thương hiệu lâu dài cho sản phẩm.
    Nga đang sắp xếp lại cơ cấu thị trường theo trật tự mới, ổn định hơn nên giới doanh nhân Việt tại Nga vẫn đánh giá đây là mảnh đất tiềm năng cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của VN. Rất nhiều dự án trong nước đã được Bộ Kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh sang Nga. Hiệp hội doanh nghiệp VN tại Nga kỳ vọng nhiều vào dự án xây dựng Trung tâm thương mại TP HCM tại Matxcơva, bởi đây là một trong ít ỏi dự án của VN đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ bất động sản.
    Hiện một doanh nghiệp thủy sản cũng đang đầu tư mở một trung tâm thủy sản Việt tại thủ đô nước Nga với quy mô 36.000 m2, dự kiến mức vốn huy động 16-18 triệu USD. Hàng loạt doanh nhân trong ngành thực phẩm, may mặc, giày dép? cũng đang ngắm nghía thị trường này nên cần nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm của người đi trước.
    Các doanh nghiệp VN tại đất nước này tin rằng, sắp tới, khi Ngân hàng liên doanh Việt - Nga được thành lập sẽ lấp khoảng trống khó khăn vẫn tồn tại nhiều năm nay trong khâu thanh toán và đầu tư giữa hai bên.
    Nâng cao vị thế của doanh nghiệp VN tại Nga
    Số liệu của các cơ quan Nga công bố, hiện có khoảng 100.000 người VN đang sinh sống và làm ăn tại đất nước này (con số mà VN công bố là 80.000 người), hầu hết vẫn mang quốc tịch, hộ chiếu VN, chỉ khoảng 700 người có quy chế Việt kiều tại Nga. 70% sinh sống tại Matxcơva và các thành phố lớn như Saint Petecburg, Volgagrad, Ekaterenburg?
    Đa số người Việt tại Nga là tiểu thương buôn bán nhỏ ở các chợ, ốp, trung tâm thương mại. Một số ít lập công ty kinh doanh thực phẩm, gia công hàng may mặc, giày dép hoặc các ngành dịch vụ như xuất nhập khẩu, vận tải, giấy tờ tùy thân? Có mức độ thành công và quy mô khác nhau, nhiều doanh nghiệp VN đạt mức doanh thu hơn 100 triệu USD mỗi năm. Doanh nghiệp TD Rollton, thành viên của FG Group, đã được tạp chí Forbes đưa vào danh sách 200 công ty lớn nhất tại Nga.
    Song giới đầu tư vẫn cho rằng vị thế doanh nghiệp VN tại Nga vẫn còn rất thấp so với cộng đồng các nước khác, tuy quy mô kinh doanh của kiều bào không nhỏ.
    Ông Nguyễn Bá Anh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp VN tại Nga, cho rằng, phần lớn doanh nghiệp và cộng đồng người Việt tại Nga chưa có khả năng thích ứng cao trong các biến động, thiếu tính pháp lý - pháp nhân, hoạt động vẫn mang tính tự phát, thiếu tính toán dài hạn? Nhiều thách thức đang đặt ra cho thương nhân Việt ở Nga, khi đất nước này cũng trên đường cải tổ và hội nhập kinh tế, một bối cảnh gần giống VN hiện nay.
    Theo ông Anh, những thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt kiều đang phải đón nhận là sự phân chia thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ tại Nga, khiến cạnh tranh gay gắt, các yêu cầu về pháp lý kinh doanh và kiểm soát thuế quan ngày càng chặt chẽ. Vốn đầu tư cho một doanh nghiệp để khởi nghiệp ngày càng cao, vượt quá tầm của nhiều doanh nhân Việt có mức vốn tự có khi kinh doanh buôn bán tại các chợ. Trong khi đó, tại Matxcơva và các thành phố lớn, những hình thức trung tâm thương mại khép kín (chợ) của người Việt đang giảm hiệu quả nhưng lại chưa có cơ cấu chuyển đổi phù hợp?
    Trong bối cảnh này, ông Anh cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp VN tại Nga sẽ phải nhanh chóng lựa chọn những phương thức kinh doanh thích hợp và hội nhập vào nền kinh tế Nga hơn nữa để tồn tại và phát triển. Tại các thành phố lớn, hướng an toàn nhất là chuyển sang kinh doanh các ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn, tư vấn pháp lý, xúc tiến đầu tư, y tế và chăm sóc sức khỏe, xây dựng và kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà ở, đại lý bảo hiểm, thương mại, may thêu mốt, vận tải hàng hóa và hành khách, dịch vụ nội bộ cộng đồng.
    Hướng phát triển ở các tỉnh, ngoại ô thành phố lớn là đầu tư nhỏ và vừa vào sản xuất hàng công nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép, thực phẩm, hàng nhựa, bao bì, đồ gỗ; vào nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản. Đồng thời phải hội nhập kinh tế thế giới bằng cách liên doanh quốc tế để gia công hàng tiêu dùng, khai thác sự dịch chuyển sản xuất Đông - Tây và ngược lại, cũng như đầu tư vào công nghệ cao.
    (Theo VNExpress)
    u?c hastalavista s?a vo 22:48 ngy 10/10/2006
  7. kangchiho12D

    kangchiho12D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Biến đô?i trong quan hệ Việt - Xô

    Vai trò cu?a Liên Xô va? Trung Quốc trong cuộc chiến co?n được ba?n luận.

    Nhưfng ta?i liệu va? nghiên cứu được công bố gâ?n đây cho ngươ?i ta hiê?u một cách tinh tế hơn mối quan hệ cu?a Đa?ng Cộng sa?n Việt Nam với Liên Xô trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
    Khác với nhưfng tuyên truyê?n chính thức trước đây ră?ng quan hệ Việt Xô luôn thắm thiết, nhưfng nghiên cứu mới cho thấy ti?nh thân va? mâu thuâfn đaf la? hai mặt cu?a mối quan hệ, va? thay đô?i theo tư?ng giai đoạn.
    Trong tác phâ?m vư?a xuất ba?n năm 2006, Mari Olsen, chuyên gia vê? chính sách đối ngoại thơ?i Xô viết va? đang la?m ơ? Bộ Quốc pho?ng Na Uy, đaf tri?nh ba?y nhưfng thăng trâ?m trong quan hệ Việt Xô va? vai tro? cu?a Trung Quốc tư? 1949 đến 1964.
    Sư? dụng tư liệu lưu trưf cu?a Nga, tác gia? cho biết giai đoạn tư? 1962 đến 1964, Liên Xô nga?y ca?ng pha?i dựa nhiê?u hơn va?o thông tin cu?a ''''các nước XHCN anh em'''' đê? nắm ti?nh hi?nh ơ? Việt Nam, vi? Việt Nam to? ra miêfn cươfng trong việc chia se? thông tin.
    Sự phụ thuộc thông tin cu?a Liên Xô bắt đâ?u tư? mu?a thu 1962, khi các viên chức ngoại giao Liên Xô ơ? Ha? Nội nga?y ca?ng bị cô lập, va? kéo da?i cho đến mu?a thu 1964, khi sự liên lạc đâ?y đu? giưfa Moscow va? Ha? Nội được nối lại.
    Lạnh nhạt
    Câ?n nhắc lại tư? cuối thập niên 1950, ban lafnh đạo đa?ng Lao Động (tên ma? Đa?ng Cộng sa?n Việt Nam chọn sư? dụng lúc na?y) phân hóa tha?nh hai nhóm: một u?ng hộ chính sách ngoại giao va? thống nhất đất nước trong ho?a bi?nh, va? một nhóm muốn du?ng quân sự đê? thống nhất.
    Đến đâ?u thập niên 1960, sự chia ref chính xa?y ra giưfa cái gọi la? nhóm thân Liên Xô va? nhóm thân Trung Quốc.
    Đến mu?a xuân 1962, trong mắt ngươ?i Nga, Trung Quốc đaf tăng mạnh a?nh hươ?ng ơ? miê?n Bắc Việt Nam. Theo số liệu cu?a Moscow, viện trợ kinh tế cu?a Trung Quốc cho Bắc Việt tư? 1955 đến 1962 cao hơn ca? Liên Xô trong cu?ng thơ?i ky?.

    Việc Khrushchev không đi thăm Ha? Nội năm 1962 thê? hiện mức độ quan tâm Việt Nam lúc na?y cu?a Moscow
    Cufng trong thơ?i điê?m na?y, sự quan tâm cu?a Moscow đến Việt Nam to? ra thụ động. Phân ban Đông Nam Á cu?a Bộ Ngoại giao Liên Xô, tháng Chín 1962, đê? nghị một loạt biện pháp ca?i thiện quan hệ với Bắc Việt.
    Trong đó có đê? xuất ră?ng Tô?ng bí thư Nikta Khrushchev nên đi thăm Ha? Nội. Ban na?y cufng khuyến nghị Moscow nên quan tâm hơn đến vấn đê? thống nhất cu?a Việt Nam.
    Nhưng mặc du? ba?y to? u?ng hộ Bắc Việt, nhưng trong năm 1962, Liên Xô không la?m gi? nhiê?u đê? thuyết phục bạn cu?a mi?nh ră?ng họ có thê? dựa va?o Liên Xô khi khó khăn.
    Việc Khrushchev không thăm Việt Nam va?o 1962 va? ca? 1963 cho thấy sự thiếu quan tâm cu?a Liên Xô đến Đông Dương va?o lúc na?y.
    Có ve? như nhưfng lo lắng đối ngoại khác, như cuộc khu?ng hoa?ng tên lư?a Cuba, va? sự thiếu hiê?u biết thật sự ti?nh hi?nh ơ? Việt Nam khiến Moscow tự ha?i lo?ng với sự chú tâm vư?a pha?i cu?a mi?nh ơ? Đông Dương. Lúc na?y họ không xem a?nh hươ?ng nga?y ca?ng tăng cu?a Trung Quốc ơ? Ha? Nội la? mối đe dọa thực sự cho quan hệ Việt Xô.
    Cô lập
    Tư? giưfa năm 1962, theo Mari Olsen, các đa?ng viên ơ? Ha? Nội nga?y ca?ng to? ra thận trọng vê? mức độ thông tin họ chia se? với các viên chức ngoại giao Liên Xô.
    Kết qua? la? Moscow pha?i dựa nhiê?u hơn va?o thông tin cu?a các đại diện ngoại giao Đông Âu như Ba Lan va? Tiệp Khắc ơ? Ha? Nội.
    Không khí ơ? Ha? Nội lúc na?y thay đô?i khi ngươ?i Việt nga?y ca?ng đặt nhiê?u niê?m tin hơn va?o Trung Quốc. Đê? có thê? cập nhật, Liên Xô pha?i du?ng mọi nguô?n tin có được.
    Tháng Giêng 1963, chu? tịch Tiệp Khắc, Antonin Novotny, thăm Ha? Nội va? đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự cu?ng tô?n tại trong ho?a bi?nh - một quan điê?m được Khrushchev cô? vuf.
    Sứ quán Liên Xô ơ? Ha? Nội xem đây la? sự kiện quan trọng đánh dấu việc Ha? Nội tiến lại gâ?n hơn với Moscow.
    Nhưng chi? một năm sau, sau Hội nghị Trung ương lâ?n thứ Chín tháng 12-1963, ngoại trươ?ng Ung Văn Khiêm bị nhóm thân Trung Quốc loại ra kho?i Bộ Chính trị vi? ông na?y đaf u?ng hộ tuyên bố cu?a Novotny.
    Theo sứ quán Ba Lan ơ? Ha? Nội, thực chất ngay sau khi chuyến thăm cu?a Novotny kết thúc, nhóm thân Trung Quốc đaf bắt đâ?u chiến dịch đê? la?m gia?m nhẹ tâ?m quan trọng chính trị cu?a tuyên bố chung Việt Nam - Tiệp Khắc.
    Điê?u na?y, cu?ng nhiê?u ví dụ khác, cho thấy quan hệ Việt Xô đaf xấu đi giưfa lúc quan hệ Trung Xô cufng trơ? nên tô?i tệ hơn. A?nh hươ?ng tiêu cực cu?a chuyến thăm cu?a Novotny đánh dấu chặng đâ?u tiên khi Bắc Việt nga? sang Bắc Kinh.
    Chuyê?n hướng sang Bắc Kinh
    Hội nghị Trung ương lâ?n thứ Chín năm 1963 la? bước đệm cuối cu?ng, đánh dấu việc Ha? Nội tách hă?n kho?i đươ?ng lối chính sách đối ngoại cu?a Moscow.
    Va?o lúc Hội nghị đang diêfn ra, va?o nga?y 25-12- 1963, ông Hô? Chí Minh mơ?i đại sứ Liên Xô ơ? Ha? Nội, Tovmasyan, đến ăn trưa cu?ng ông, Lê Duâ?n, Phạm Văn Đô?ng va? Xuân Thu?y.
    Theo lơ?i kê? cu?a Tovmasyan ma? được lưu trưf trong văn khố Nga, va?o cuối bưfa ăn, ông Hô? Chí Minh nói ông sef ''''vê? nghi?'''' vi? tuô?i cao.
    Trong buô?i ăn trưa với đại sứ Liên Xô, ông Hô? Chí Minh nói ông sef ''''vê? nghi?''''.
    Ông nói công việc vê? đa?ng tư? nay sef do ông Lê Duâ?n nắm, Phạm Văn Đô?ng phụ trách vấn đê? cu?a chính phu?, Xuân Thu?y vê? đối ngoại va? quốc hội thuộc vê? trách nhiệm cu?a ông Trươ?ng Chinh.
    Vi? sao ông Hô? Chí Minh lại loan báo việc ''''vê? nghi?'''' na?y với đại sứ Liên Xô?
    Có thê? đoán ră?ng đây la? cách ông Hô? ca?nh báo vê? a?nh hươ?ng sút gia?m cu?a ông ơ? Ha? Nội va? vê? kết qua? sắp đưa ra ơ? Hội nghị lâ?n thứ Chín. Sự tiếp tục nhấn mạnh cu?a ông Hô? vê? mối quan hệ gắn bó với Moscow phâ?n na?o đó đưa ông trơ? tha?nh vật chắn cuối cu?ng trước xu hướng thân Trung Quốc.
    Trong nôf lực ti?m kiếm thêm u?ng hộ tư? Liên Xô, Bắc Việt gư?i phái đoa?n do ông Lê Duâ?n dâfn đâ?u đến Moscow tháng Hai 1964.
    Theo cái nhi?n tư? Việt Nam, chuyến đi la? một thất bại. Nếu ý định ban đâ?u la? gia?i thích các quyết định đưa ra ơ? Hội nghị Chín va? nhơ? ngươ?i Nga giúp đơf cuộc đấu tranh vuf trang ơ? miê?n Nam, thi? ông Lê Duâ?n đaf rơ?i Moscow ma? không đạt được điê?u gi?.
    Quan hệ giưfa hai nước đâ?u năm 1964 khá căng thă?ng.
    Nga?y 27-7-1964, Liên Xô ra tuyên bố dọa tư? nhiệm kho?i chức đô?ng chu? tịch hội nghị Geneva vê? La?o. Mặc du? lơ?i đe dọa không được thực hiện, nhưng nó thê? hiện sự lo ngại va? bực bội cu?a Moscow trước việc Bắc Việt quyết tâm theo đuô?i chính sách du?ng vuf trang thống nhất đất nước.
    Tư? lạnh nhạt sang đô?ng chí
    Thế nhưng cufng tư? giưfa năm 1964, quan hệ Việt Xô bắt đâ?u đâ?m ấm trơ? lại.
    Vi? sao có diêfn biến có ve? trái ngược như vậy?
    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng Tám 1964, theo Mari Olsen, đaf la?m biến đô?i cái nhi?n cu?a Liên Xô vê? tâ?m quan trọng cu?a Việt Nam.
    Với viêfn ca?nh Myf trực tiếp đưa quân va?o Việt Nam, Việt Nam nay trơ? tha?nh trung tâm cu?a mâu thuâfn Chiến tranh Lạnh.
    Biến cố vịnh Bắc Bộ khiến Liên Xô thay đô?i thái độ
    Đến cuối năm 1964, Liên Xô đaf trơ? tha?nh nha? cung cấp quân sự va? kinh tế chính cho Bắc Việt, va? bo? hă?n sự nhấn mạnh đến ngoại giao va? thương lượng.
    Trong vo?ng chưa đâ?y một năm, sự dính líu cu?a Moscow tại Việt Nam đaf đô?i tư? lạnh nhạt sang chu? động can dự.
    Mari Olsen dâfn hai lý do chính khiến Bắc Việt nối lại quan hệ đô?ng minh với Liên Xô. Thứ nhất, viêfn ca?nh một cuộc chiến trực diện với Myf khiến Ha? Nội nhận thấy họ pha?i dựa va?o Liên Xô, chứ không pha?i Trung Quốc, đê? có kha? năng quân sự.
    Thứ hai, một sự phụ thuộc duy nhất va?o Bắc Kinh sef khiến Ha? Nội mất đi nhưfng lựa chọn khác trong hoa?n ca?nh chiến tranh. Bắc Kinh luôn tư? chối việc xem xét kha? năng đa?m phán; trong khi Liên Xô nói họ có thê? cân nhắc va? thậm chí góp sức va?o một gia?i pháp thương lượng cho ti?nh hi?nh Việt Nam nếu có thê?.
    Có ít nhất ba lý do khiến Moscow thay đô?i quan điê?m vê? Việt Nam.
    Thứ nhất, Moscow nhận thấy họ la? cươ?ng quốc duy nhất đu? kha? năng hôf trợ Bắc Việt trong cuộc đối đâ?u trực diện với một cuộc xâm lấn cu?a Myf.
    Thứ hai, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc lúc na?y đaf sụp đô? hoa?n toa?n. Nếu Moscow muốn duy tri? sự kiê?m soát ti?nh hi?nh ơ? Việt Nam, họ buộc pha?i dấn sâu nhiê?u hơn.
    Thứ ba, nê?n chính trị ơ? Trung Quốc đaf trơ? nên quá ta? trong hai năm 1963, 1964 va? Moscow lo ngại chiến lược ma? Trung Quốc muốn Bắc Việt thực hiện sef hu?y hoại cơ hội cho một kết qua? ma? Moscow muốn có tại Việt Nam.
    (Tác phâ?m Soviet - Vietnam Relations and the Role of China, 1949-64 cu?a Mari Olsen, do NXB Routledge ấn ha?nh năm 2006).
    (Theo BBC Vietnamese.com)

    u?c hastalavista s?a vo 16:41 ngy 05/10/2006
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Việt Võ Đạo đang phát triển ở Nga
    Ông Yuri Popov, Chủ tịch Liên đoàn Việt võ đạo (Vovinam) toàn Nga, cho biết phong trào tập Việt võ đạo đang phát triển ở LB Nga. Hiện tại 46 khu vực trong tổng số 87 chủ thể của nước Nga đều có các câu lạc bộ dạy và học môn võ cổ truyền này.
    Liên đoàn Việt võ đạo toàn Nga đã thu hút hơn 20.000 hội viên là công dân Nga, những người rất yêu mến văn hóa Việt Nam.
    Ông Popov là một trong những người Nga đầu tiên học Việt võ đạo. Ông nói đến với môn võ này bắt đầu từ sự tò mò, dần dần ông đã say mê môn võ có nhiều thế đẹp, và từ Việt võ đạo ông đã khám phá những giá trị nhân văn cao cả của nền văn hóa Việt Nam.
    Yuri Popov cho biết hơn 20.000 hội viên của ông đều là những người có hiểu biết nhất định về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam. Họ là những "tuyên truyền viên" tích cực về nền văn hóa Việt Nam, để từ đó bản sắc của con cháu Lạc Hồng lan tỏa và để lại ấn tượng tốt đẹp trong xã hội Nga.
    Liên đoàn Việt võ đạo toàn Nga đặt mục tiêu phát triển Việt võ đạo để môn võ này đến được mọi miền nước Nga. Liên đoàn tình nguyện làm "tàu phá băng" đi trước mở đường để các môn phái võ của Việt Nam nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung tiếp cận sâu sắc các tầng lớp dân Nga.
    Trong buổi chia tay đoàn vận động viên Việt võ đạo thành phố Hồ Chí Minh sang Moscow giao lưu và biểu diễn (từ ngày 30-9) tổ chức ở Trung tâm thương mại Emeran, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam Nguyễn Ngọc Bình đã đánh giá cao vai trò của Liên đoàn Việt võ đạo toàn Nga, nhấn mạnh đây là cầu nối văn hóa giữa hai dân tộc Nga - Việt Nam và cảm ơn ông Popov ã đóng góp tích cực trong việc truyền bá võ thuật Việt Nam tại LB Nga.
    (VNA)
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Khách Nga đến TP.HCM tăng 70%
    Sở Du lịch TP.HCM thông báo lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong chín tháng ước đạt 1,67 triệu lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2005.
    Trong đó tăng mạnh và ổn định nhất là khách đến từ Nga, đạt mức tăng khoảng 70%, kế đến là khách Trung Quốc 38%, Singapore 31%, Hàn Quốc 24%, Canada 20%. Du khách Nga chủ yếu đi theo loại hình MICE (du lịch hội họp, tưởng thưởng).
    Trong khi đó Hãng hàng không Singapore Airlines tại VN cho biết các chuyến bay của hãng này từ Nga về VN luôn đạt tỉ lệ có chỗ khá cao.
    Hiện đang vào mùa du lịch của du khách Nga nên lượng khách đặt vé trên các chuyến bay của Singapore Airlines từ Nga sang trong thời gian tới khá đông.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga nhận lỗi trong vụ xử lý máy bay Vietnam năm 2005
    Ngày 13 tháng 10, Tư lệnh không quân Nga, Đại tướng Vladimir Mikhailov đã chính thức thừa nhận những sai sót của phía Nga trong vụ coi chuyến bay chở khách từ Hà Nội đi Mátxcơva của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) hồi năm ngoái là xâm phạm không phận Nga.

    Ngày 12 tháng 7 năm 2005, chiếc máy bay chở khách Boeing 777 của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay từ Hà Nội đi Mátxcơva theo đúng giấy phép đã được cấp, Mikhailov nói.
    Tuy nhiên, "do sự không ăn ý trong hoạt động của các nhà điều vận đường không Nga nên trong một khoảng thời gian nhất định, chiếc máy bay này đã bị coi là máy bay xâm phạm vùng trời Nga mặc dù trên thực tế không phải như vậy".", Đại tướng nói với các nhà báo tại Mockba.
    Phía Nga đã hoàn tất việc điều tra nội bộ đối với vụ việc trên và tuy không công bố mức độ xử phạt cán bộ, Đại tướng Mikhailov khẳng định những sai sót như vậy của các nhà điều vận trong hoạt động kiểm soát đường không là không thể chấp nhận.
    Trong những trường hợp máy bay bị coi là xâm phạm không phận và không đáp lại lệnh từ mặt đất, quân đội có quyền nổ súng nếu nhận thấy an ninh quốc gia bị xâm hại.
    Do lỗi của các tổ chức Nga, chuyến bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Mátxcơva tháng 7 năm 2005 đã không được Tổng trung tâm kế hoạch bay và điều vận của Nga xếp vào lịch bay quốc tế.
    Trước khi giấy phép thực hiện các chuyến bay chở khách từ Hà Nội đi Mátxcơva hết hạn vào ngày 11/7/2005, Vietnam Airlines đã làm đầy đủ các thủ tục gia hạn cần thiết nhưng Bộ Quốc phòng và Tổng trung tâm kế hoạch bay và điều vận của Nga không nhận được những văn bản đó.
    Vì vậy lực lượng phòng không Nga không cấp phép cho chiếc Boeing 777 của Vietnam Airlines bay vào vùng trời Nga và chiếc máy bay này bị coi là máy bay vi phạm, thuộc diện có thể buộc phải hạ cánh tại sân bay gần nhất, hoặc được phép bay đến sân bay cuối cùng trong lịch trình sau khi mọi chuyện đã được xác định rõ.
    Cuối cùng chiếc máy bay này đã đáp xuống sân bay Đômôđeđôvô ở Mátxcơva an toàn theo chương trình đã định.
    (Theo VNA)

Chia sẻ trang này