1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nga: ngoại giao, kinh tế - thương mại...

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi meongoansister, 23/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt Câu lạc bộ Nga tại Hà Nội ​
    Hà Nội (TTXVN) - Câu lạc bộ Nga, đã chính thức khai trương tại Trung tâm Văn hóa Khoa học Nga, Hà Nội, nhân ngày Văn hóa và chữ viết hệ Slavơ.
    Tiền thân của Câu lạc bộ Nga là Câu lạc bộ Những người yêu thích tiếng Nga, thành lập năm 1990 và hoạt động sôi nổi nhất vào khoảng năm 1996-1997.
    Câu lạc bộ Nga, kết nạp mọi thành viên quan tâm và mong muốn tìm hiểu nền văn hóa Nga, bao gồm nhiều câu lạc bộ thành phần như Câu lạc bộ Làm quen với nước Nga, Nhạc cổ điển Nga, Tìm hiểu nền điện ảnh Nga và Ẩm thực Nga.
    Từ tháng 6, Câu lạc bộ sẽ tổ chức các cuộc nói chuyện theo chủ đề về nước Nga./.

  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt Câu lạc bộ Nga tại Hà Nội ​
    Hà Nội (TTXVN) - Câu lạc bộ Nga, đã chính thức khai trương tại Trung tâm Văn hóa Khoa học Nga, Hà Nội, nhân ngày Văn hóa và chữ viết hệ Slavơ.
    Tiền thân của Câu lạc bộ Nga là Câu lạc bộ Những người yêu thích tiếng Nga, thành lập năm 1990 và hoạt động sôi nổi nhất vào khoảng năm 1996-1997.
    Câu lạc bộ Nga, kết nạp mọi thành viên quan tâm và mong muốn tìm hiểu nền văn hóa Nga, bao gồm nhiều câu lạc bộ thành phần như Câu lạc bộ Làm quen với nước Nga, Nhạc cổ điển Nga, Tìm hiểu nền điện ảnh Nga và Ẩm thực Nga.
    Từ tháng 6, Câu lạc bộ sẽ tổ chức các cuộc nói chuyện theo chủ đề về nước Nga./.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo về du lịch Việt Nam tại Mát-xcơ-va
    Vừa qua, tại Mát-xcơ-va, công ty du lịch "Prof-Real" đã tổ chức hội thảo về du lịch Việt Nam với sự tham dự của hơn 50 công ty du lịch của Nga. Tại cuộc hội thảo, nhiều danh lam thắng cảnh cũng như địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, các dạng du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh-điều dưỡng, du lịch biển-hải đảo, du lịch xuyên Việt... đã được giới thiệu.
    Giám đốc phụ trách du lịch của công ty "Prof-Real" đã kể về những ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc về đất nước, con người và thiên nhiên Việt Nam, về điều kiện lý tưởng đối với khách du lịch nước ngoài ở đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Việt Nam mới đây. Các đại diện đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các chuyến du lịch-lữ hành tới Việt Nam.
    Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đã được xem phim về phong cảnh, con người, văn hoá và các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, đồng thời thưởng thức một số món ăn đặc sản của Việt Nam do nhà hàng "Sông Lam" chế biến.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo về du lịch Việt Nam tại Mát-xcơ-va
    Vừa qua, tại Mát-xcơ-va, công ty du lịch "Prof-Real" đã tổ chức hội thảo về du lịch Việt Nam với sự tham dự của hơn 50 công ty du lịch của Nga. Tại cuộc hội thảo, nhiều danh lam thắng cảnh cũng như địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, các dạng du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh-điều dưỡng, du lịch biển-hải đảo, du lịch xuyên Việt... đã được giới thiệu.
    Giám đốc phụ trách du lịch của công ty "Prof-Real" đã kể về những ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc về đất nước, con người và thiên nhiên Việt Nam, về điều kiện lý tưởng đối với khách du lịch nước ngoài ở đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Việt Nam mới đây. Các đại diện đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các chuyến du lịch-lữ hành tới Việt Nam.
    Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đã được xem phim về phong cảnh, con người, văn hoá và các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, đồng thời thưởng thức một số món ăn đặc sản của Việt Nam do nhà hàng "Sông Lam" chế biến.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    DN Việt Nam tại Nga chưa tính chuyện làm ăn lâu dài

    15:10'' 25/05/2004 (GMT+7)


    (VietNamNet) - DN Việt Nam tại Nga hiện chủ yếu kinh doanh kiểu ''''đánh nhanh rút nhanh'''', thuận lợi thì làm, khó khăn thì bỏ, thiếu một chiến lược kinh doanh dài hơi, nên ít có bạn hàng ổn định... Đây là nhận định của Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga Nguyễn Chí Tâm trong báo cáo tổng kết về thị trường Nga năm 2003 gửi cho Bộ Thương mại.

    [​IMG]


    Người tiêu dùng Nga vẫn chưa có khái niệm về thương hiệu hàng Việt Nam.
    Thiếu tầm nhìn

    Theo nhận định của ông Tâm, hàng chục năm qua, các DN Việt Nam không triển khai hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường Nga.Số DN Việt Nam ở Nga khá đông, nhưng tiềm lực mỏng, làm ăn manh mún, đoàn kết và phối hợp yếu, lại chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thanh toán... nên khả năng hỗ trợ cho xuất khẩu trong nước thấp.
    Điểm yếu cơ bản là các DN chưa đặt ra chiến lược kinh doanh lâu dài tại thị trường này. Thực tế chứng minh, có những mặt hàng như dứa hộp, chuối sấy... DN ta thấy thị trường khác có lãi hơn và dễ làm hơn, đã bỏ thị trường Nga; đến lúc gặp khó khăn, quay lại thì thị trường này đã mất. Hàng dệt may cũng vậy: khi các DN trong nước bắt tay vào thực hiện Hiệp định Dệt may với Hoa Kỳ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Liên bang Nga 9 tháng đầu năm 2003 đã giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2002 (từ 43 triệu USD xuống còn 23 triệu USD).
    Về thực lực, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nga sức cạnh tranh yếu. Giá thành vận tải của Việt Nam cao hơn đáng kể so với hàng Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á. Người tiêu dùng Nga lại chưa có khái niệm về thương hiệu hàng Việt Nam. Trong tiềm thức của họ, hàng Việt Nam đồng nghĩa với chất lượng thấp.
    Phải đột phá trong tiếp cận thị trường
    Nga là một trong những nước có lượng hàng giả, hàng sản xuất ngầm rất lớn. Theo con số của Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Nga, mỗi năm ở Nga có 28,8 triệu đôi giày dép, 30 triệu sản phẩm dệt may sản xuất bất hợp pháp.
    Điều đáng nói là ngay cả loại hàng bất hợp pháp này cũng không thể cạnh được với hàng Trung Quốc, hàng Thổ Nhĩ Kỳ nhập theo đường tiểu ngạch. Lượng hàng nhập này cao hơn số lượng sản xuất trong nước của Nga từ 3,5 đến 4 lần. Trong khi đó, các DN làm hàng dệt may, giày dép của Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các đối tác Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, chưa quan tâm đúng mức đến việc thiết kế, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường Nga. Vì vậy, theo nhận xét của ông Tâm, nếu không có bước đột phá trong phương thức tiếp cận thị trường, thì ''''cả hai ngành xuất khẩu được coi là chủ lực của Việt Nam là dệt may và giày dép sang Nga đều gặp khó khăn''''.
    Hiện, hàng Việt Nam xuất sang Nga phải chịu mức thuế suất (75% mức thuế suất cơ sở) tương đương với hàng Trung Quốc, Singapore, Malaysia... là các nước có trình độ phát triển cao hơn ta, nhưng có danh mục hàng xuất khẩu tương đồng với ta, làm cho hàng của ta càng bất lợi hơn trong cạnh tranh trên thị trường Nga.
    Nga vẫn là thị trường mở
    Mặc dù thị trường Nga còn đặt ra cho DN nhiều thách thức, nhưng đây là một thị trường mở, cơ chế thương mại tương đối thông thoáng, có sức tiêu thụ rất lớn và thuận lợi về mạng lưới phân phối, do số lượng kiều bào ta ở đây khá đông. Tháng 6/2003, với sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Thương mại, lần đầu tiên kể từ khi nước Nga mới ra đời, Việt Nam đã tổ chức được một triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Matxcơva. Về cơ bản, triển lãm đã thành công dưới góc độ xúc tiến thương mại, ký kết được một vài hợp đồng trị giá trên 5 triệu USD.
    Số lượng các đoàn trong nước (ở các cấp khác nhau) sang Nga và từ Nga đi tiếp các nước khác trong SNG hay châu Âu, để tìm kiếm cơ hội làm ăn và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn rất lớn. Năm 2003, có khoảng 100 đoàn của các địa phương, DN.
    Đặc biệt là với những kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm Nga ngày 17-19/5 vừa qua của ************* Trần Đức Lương, kim ngạch thương mại Việt - Nga dự kiến có thể đạt tới con số 3-5 tỷ USD/năm trong vòng 5-7 năm tới.
  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    DN Việt Nam tại Nga chưa tính chuyện làm ăn lâu dài

    15:10'' 25/05/2004 (GMT+7)


    (VietNamNet) - DN Việt Nam tại Nga hiện chủ yếu kinh doanh kiểu ''''đánh nhanh rút nhanh'''', thuận lợi thì làm, khó khăn thì bỏ, thiếu một chiến lược kinh doanh dài hơi, nên ít có bạn hàng ổn định... Đây là nhận định của Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga Nguyễn Chí Tâm trong báo cáo tổng kết về thị trường Nga năm 2003 gửi cho Bộ Thương mại.

    [​IMG]


    Người tiêu dùng Nga vẫn chưa có khái niệm về thương hiệu hàng Việt Nam.
    Thiếu tầm nhìn

    Theo nhận định của ông Tâm, hàng chục năm qua, các DN Việt Nam không triển khai hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường Nga.Số DN Việt Nam ở Nga khá đông, nhưng tiềm lực mỏng, làm ăn manh mún, đoàn kết và phối hợp yếu, lại chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thanh toán... nên khả năng hỗ trợ cho xuất khẩu trong nước thấp.
    Điểm yếu cơ bản là các DN chưa đặt ra chiến lược kinh doanh lâu dài tại thị trường này. Thực tế chứng minh, có những mặt hàng như dứa hộp, chuối sấy... DN ta thấy thị trường khác có lãi hơn và dễ làm hơn, đã bỏ thị trường Nga; đến lúc gặp khó khăn, quay lại thì thị trường này đã mất. Hàng dệt may cũng vậy: khi các DN trong nước bắt tay vào thực hiện Hiệp định Dệt may với Hoa Kỳ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Liên bang Nga 9 tháng đầu năm 2003 đã giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2002 (từ 43 triệu USD xuống còn 23 triệu USD).
    Về thực lực, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nga sức cạnh tranh yếu. Giá thành vận tải của Việt Nam cao hơn đáng kể so với hàng Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á. Người tiêu dùng Nga lại chưa có khái niệm về thương hiệu hàng Việt Nam. Trong tiềm thức của họ, hàng Việt Nam đồng nghĩa với chất lượng thấp.
    Phải đột phá trong tiếp cận thị trường
    Nga là một trong những nước có lượng hàng giả, hàng sản xuất ngầm rất lớn. Theo con số của Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Nga, mỗi năm ở Nga có 28,8 triệu đôi giày dép, 30 triệu sản phẩm dệt may sản xuất bất hợp pháp.
    Điều đáng nói là ngay cả loại hàng bất hợp pháp này cũng không thể cạnh được với hàng Trung Quốc, hàng Thổ Nhĩ Kỳ nhập theo đường tiểu ngạch. Lượng hàng nhập này cao hơn số lượng sản xuất trong nước của Nga từ 3,5 đến 4 lần. Trong khi đó, các DN làm hàng dệt may, giày dép của Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các đối tác Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, chưa quan tâm đúng mức đến việc thiết kế, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường Nga. Vì vậy, theo nhận xét của ông Tâm, nếu không có bước đột phá trong phương thức tiếp cận thị trường, thì ''''cả hai ngành xuất khẩu được coi là chủ lực của Việt Nam là dệt may và giày dép sang Nga đều gặp khó khăn''''.
    Hiện, hàng Việt Nam xuất sang Nga phải chịu mức thuế suất (75% mức thuế suất cơ sở) tương đương với hàng Trung Quốc, Singapore, Malaysia... là các nước có trình độ phát triển cao hơn ta, nhưng có danh mục hàng xuất khẩu tương đồng với ta, làm cho hàng của ta càng bất lợi hơn trong cạnh tranh trên thị trường Nga.
    Nga vẫn là thị trường mở
    Mặc dù thị trường Nga còn đặt ra cho DN nhiều thách thức, nhưng đây là một thị trường mở, cơ chế thương mại tương đối thông thoáng, có sức tiêu thụ rất lớn và thuận lợi về mạng lưới phân phối, do số lượng kiều bào ta ở đây khá đông. Tháng 6/2003, với sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Thương mại, lần đầu tiên kể từ khi nước Nga mới ra đời, Việt Nam đã tổ chức được một triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Matxcơva. Về cơ bản, triển lãm đã thành công dưới góc độ xúc tiến thương mại, ký kết được một vài hợp đồng trị giá trên 5 triệu USD.
    Số lượng các đoàn trong nước (ở các cấp khác nhau) sang Nga và từ Nga đi tiếp các nước khác trong SNG hay châu Âu, để tìm kiếm cơ hội làm ăn và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn rất lớn. Năm 2003, có khoảng 100 đoàn của các địa phương, DN.
    Đặc biệt là với những kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm Nga ngày 17-19/5 vừa qua của ************* Trần Đức Lương, kim ngạch thương mại Việt - Nga dự kiến có thể đạt tới con số 3-5 tỷ USD/năm trong vòng 5-7 năm tới.
  7. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Chè Việt Nam chinh phục thị trường Nga
    Chè VN chinh phục thị trường Nga.
    Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) cho biết, đã quyết định đầu tư cho Công ty Ba Đình, một đơn vị thuộc Vinatea, số tiền gần 200.000 USD để tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu chè Rồng phương Đông tại thị trường Nga.
    Mục đích mà Vinatea đặt ra là trong vòng 5 năm tới, chè Việt Nam sẽ chiếm khoảng 10% lượng chè tiêu thụ trên thị trường Nga và thương hiệu chè Rồng Phương Đông sẽ có một vị trí xứng đáng trên thị trường Nga.
    Hiện nay, chè Việt Nam đang được xuất khẩu sang thị trường 50 nước trên thế giới, riêng sản phẩm của Vinatea đã có mặt ở 22 thị trường khác nhau. Trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường Nga đứng vị trí thứ 3 sau Pakistan và Đài Loan về số lượng chè nhập khẩu từ Việt Nam.
    Ông Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc Công ty chè Ba Đình, cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Vinatea đã xác định Nga là thị trường nhiều tiềm năng và đã có chiến lược khai thác và tăng cường bán sản phẩm sang thị trường này.
    Tháng 7/2001, Công ty chè Ba Đình đã chính thức được thành lập tại Nga nhằm mục đích mở kho hàng trên lãnh thổ Nga, chế biến, đóng gói sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ ổn định trải rộng từ Matxcova tới các thành phố và địa phương của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, quảng bá cho sản phẩm chè mang nhãn hiệu Rồng phương Đông.
    Tuy nhiên, theo ông Hiển, hiện nay thương hiệu chè Việt Nam nói chung và chè Vinatea nói riêng chưa được người tiêu dùng Nga biết đến, bởi từ trước tới nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga chè nguyên liệu với giá thấp. Từ năm 2000 đến nay, Vinatea xuất sang Nga khoảng 4.000 tấn chè mỗi năm, trị giá 4 đến 5 triệu USD.
    Chè là một loại đồ uống được người dân Nga rất ưa chuộng. Theo con số thống kê, có khoảng 98% số người Nga dùng chè thường xuyên và mỗi năm thị trường Nga tiêu thụ khoảng 160.000 tấn chè, trong đó 99% là chè nhập khẩu. Về sản lượng chè tiêu thụ, Nga đứng thứ hai trên thế giới sau Anh.
    (Theo TTXVN)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 14/10/2004
  8. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Chè Việt Nam chinh phục thị trường Nga
    Chè VN chinh phục thị trường Nga.
    Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) cho biết, đã quyết định đầu tư cho Công ty Ba Đình, một đơn vị thuộc Vinatea, số tiền gần 200.000 USD để tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu chè Rồng phương Đông tại thị trường Nga.
    Mục đích mà Vinatea đặt ra là trong vòng 5 năm tới, chè Việt Nam sẽ chiếm khoảng 10% lượng chè tiêu thụ trên thị trường Nga và thương hiệu chè Rồng Phương Đông sẽ có một vị trí xứng đáng trên thị trường Nga.
    Hiện nay, chè Việt Nam đang được xuất khẩu sang thị trường 50 nước trên thế giới, riêng sản phẩm của Vinatea đã có mặt ở 22 thị trường khác nhau. Trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường Nga đứng vị trí thứ 3 sau Pakistan và Đài Loan về số lượng chè nhập khẩu từ Việt Nam.
    Ông Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc Công ty chè Ba Đình, cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Vinatea đã xác định Nga là thị trường nhiều tiềm năng và đã có chiến lược khai thác và tăng cường bán sản phẩm sang thị trường này.
    Tháng 7/2001, Công ty chè Ba Đình đã chính thức được thành lập tại Nga nhằm mục đích mở kho hàng trên lãnh thổ Nga, chế biến, đóng gói sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ ổn định trải rộng từ Matxcova tới các thành phố và địa phương của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, quảng bá cho sản phẩm chè mang nhãn hiệu Rồng phương Đông.
    Tuy nhiên, theo ông Hiển, hiện nay thương hiệu chè Việt Nam nói chung và chè Vinatea nói riêng chưa được người tiêu dùng Nga biết đến, bởi từ trước tới nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga chè nguyên liệu với giá thấp. Từ năm 2000 đến nay, Vinatea xuất sang Nga khoảng 4.000 tấn chè mỗi năm, trị giá 4 đến 5 triệu USD.
    Chè là một loại đồ uống được người dân Nga rất ưa chuộng. Theo con số thống kê, có khoảng 98% số người Nga dùng chè thường xuyên và mỗi năm thị trường Nga tiêu thụ khoảng 160.000 tấn chè, trong đó 99% là chè nhập khẩu. Về sản lượng chè tiêu thụ, Nga đứng thứ hai trên thế giới sau Anh.
    (Theo TTXVN)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 14/10/2004
  9. volodia

    volodia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Việt Nga: ngoại giao, kinh tế - thương mại...

    Phỏng vấn của Vietnamnet


    TBT Nguyễn Anh Tuấn: Kính thưa quý vị, hôm nay, nhân kỷ niệm Quốc khánh Liên bang Nga, chúng tôi tổ chức bàn tròn trực tuyến với các vị khách mời là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Tatarinov Andrei Alexeevich, và TS Đỗ Sơn Hải, Chủ nhiệm Khoa Chính trị quốc tế và ngoại giao Việt Nam thuộc Học viện quan hệ quốc tế.

    Thưa các quý vị, đối với người Việt Nam, khi nhắc đến nước Nga, trong tâm trí mỗi người vẫn luôn có một tình cảm mà theo chúng tôi đánh giá là đặc biệt, một rung động nào đó, mặc dù qua thời gian, qua thử thách, có những lúc quan hệ giữa hai nước phải trải qua những thăng trầm theo hoàn cảnh lịch sử nhưng vẫn thuỷ chung bền chặt, như nữ thi sĩ Nga Olga Bergols đã viết: Năm tháng đắng cay hơn, Năm tháng ngọt ngào hơn.

    Đến ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều vui mừng khi thấy quan hệ giữa hai nước ngày càng nồng ấm, và có những bước phát triển mới. Chúng ta sẽ nhìn về phía trước trong buổi thảo luận ngày hôm nay. Vấn đề là, với những giá trị truyền thống tốt đẹp như vậy trong quá khứ, trong lịch sử, cùng với tình cảm của nhân dân hai nước, trong bối cảnh hiện nay chúng ta sẽ làm gì để mối quan hệ này phát triển tốt hơn, và đặc biệt trong mối quan tâm chính của mọi quốc gia hiện nay là phát triển kinh tế, làm sao để hai quốc gia phát huy tiềm năng của mình, trở thành những người bạn lớn, những đối tác tin cậy, không chỉ về lĩnh vực chính trị xã hội, mà trong cả kinh tế.

    Nhân một sự kiện quan trọng gần đây trong quan hệ hai nước là chuyến thăm của ************* Trần Đức Lương tới Liên bang Nga, chúng tôi xin hỏi Đại sứ, phía Nga đánh giá như thế nào về chuyến thăm này?

    - Đại sứ A. Tatarinov: Cảm ơn đồng chí. Trước hết, tôi xin cảm ơn các đồng chí đã mời tôi dự cuộc bàn tròn này. Nhân dịp quốc khánh Liên bang Nga, nhân đây tôi cũng xin nhắc lại rằng năm nay quốc khánh LB Nga cũng trùng với kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa VN và LB Nga.

    Tôi đặc biệt vui mừng cách đây chưa đầy 1 tháng Chủ tịch Trần Đức Lương sang thăm chính thức LB Nga theo lời mời của tổng thống Putin. Chúng tôi đánh giá rất cao kết quả của chuyến đi này vì chuyến đi được tiến hành vài hôm sau khi tổng thống Putin nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 của mình. Chủ tịch Trần Đức Lương là nguyên thủ quốc gia đầu tiên sang thăm chính thức LB Nga nhân dịp tổng thống nhậm chức.

    Sắp tới, 2 nước chúng ta sẽ kỷ niệm một số sự kiện ngoài 10 năm ký kết Hiệp ước như tôi vừa nói, vào tháng 10 năm nay chúng tôi kỷ niệm 50 năm của ĐSQ nước chúng tôi tại Hà Nội; tháng 1/2005 kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Liên Xô - VN, năm 2005 kỷ niệm 50 năm hợp tác kinh tế thương mại giữa 2 nước.

    ************* Trần Đức Lương sang LB Nga hội đàm với Tổng thống Putin, Chủ tịch Chính phủ Fradkov, Chủ tịch Viện Duma quốc gia đã bàn bạc phương hướng cơ bản về quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam vào những năm trứoc mắt, ít ra vào nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Putin. Điều hết sức quan trọng là hai bên đã khẳng định lại quyết tâm phát triển quan hệ đối tác chiến lược 2 nước, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa, du lịch, thể thao và dựa vào phác hoạ đạt được tại cuộc hội đàm Moscow vào tháng 5, các bộ ngành liên quan của VN và Nga sẽ tiếp tục vạch ra kế hoạch cụ thể, những dự thảo, văn kiện mà Nga đã thực hiện tại Việt Nam và VN sẽ thực hiện tại Nga.


    - TBT Nguyễn Anh Tuấn: Kết quả thì mang tính chất nguyên tắc chung, nhưng theo cảm nhận riêng của Đại sứ thì có bước đột phá nào đặc biệt không, nếu nói rằng nó mở ra một trang mới, bước phát triển mới đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nga?

    - Đại sứ Tatarinov: Hai bên đã khẳng định lại rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển, vạch ra những kế hoạch hợp tác mới. Một điều quan trọng là hai bên đã thoả thuận nỗ lực để tăng nhanh tăng mạnh kim ngạch buôn bán giữ hai nước, bởi những năm vừa rồi buôn bán giữa Nga và Việt Nam đã tăng khá, nhưng về con số tuyệt đối kim ngạch vẫn thấp cho nên cả Tổng thống Putin và ************* Trần Đức Lương đã thoả thuận trước mắt là tăng kim ngạch lên 1 tỷ USD còn sau đó tiến lên tới 3-5 tỷ USD. Mức độ kim ngạch buôn bán hàng tỷ đô la sẽ là sẽ là một kết quả rất quan trọng và đem lại chất lượng mới trong quan hệ buôn bán giữa hai nước. Nhân đây tôi muốn nhấn mạnh một điều nữa mà cũng có thể coi đây là một bước đột phá là thoả thuận giữa hai vị lãnh đạo để Liên bang Nga sẽ hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La với quy mô lớn nhất, không những ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á.

    - TBT Nguyễn Anh Tuấn: Dấu ấn công trình thuỷ điện của nước Nga đối với Việt Nam rất đặc biệt như thuỷ điện Hoà Bình, bây giờ là thuỷ điện Sơn La.

    - Đại sứ Tatarinov: Tôi luôn nhấn mạnh rằng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một biểu tượng cho tình hữu nghị Nga - Việt trong thế kỷ 20, còn nhà máy thuỷ điện Sơn La sẽ là một biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước ở thế kỷ 21.

    - TBT Nguyễn Anh Tuấn: Rất cám ơn Đại sứ về những phát biểu cũng như đánh giá tốt đẹp của Đại sứ. Anh Hải có ý kiến gì không?

    - TS Đỗ Sơn Hải: Rất cám ơn lời mời của VietNamNet. Tôi tham gia buổi nói chuyện hôm nay trước hết với tư cách một người có khoảng thời gian không dài thì cũng ngắn cũng từng học tại Nga. Tôi may mắn khi về nước được tiếp tục làm đúng nghề đã học. Mong muốn rất lớn của tôi là nhân buổi trao đổi thế này chúng ta nhìn vấn đề dưói góc nhìn học giả hơn một chút, chúng ta nhìn sự vật tỉnh táo hơn một chút nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước.

    Bởi vì như vừa rồi Đại sứ có nói, theo tôi được biết, nếu xét tổng thể quan hệ Việt - Nga từ 12/6/1990 đến nay, rõ ràng quan hệ thương mại Việt - Nga tăng rất nhiều. Tôi nhớ, năm 1993 lúc đó tôi làm việc phụ giúp cho Bộ Kinh tế đối ngoại của Nga, tôi thấy kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa 2 nước luôn ở mức khoảng 230-290 triệu USD, chưa bao giờ vượt quá con số 300 triệu USD. Thế mà con số năm 2003 đã là 650 triệu. Vừa rồi, Đại sứ cho biết, Tổng thống Putin và Chủ tịch Trần Đức Lương đạt quyết tâm đẩy con số lên 1 tỷ.

    Nhưng theo tôi được biết năm 1999, Chủ tịch Trần Đức Lương trong chuyến đi thăm hồi đó, đã mong ước trong thời gian ngắn nhất đẩy con số này lên 2 tỷ. Bản thân tôi là người đã học tập, làm việc ở Nga, bây giờ về lại được nghiên cứu tiếp về Nga, tôi thấy con số này rất khiêm tốn so với các nước khác, nhưng nhìn vào quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay, đây là con số cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ hai phía. Tôi cho rằng con số 1 tỷ thôi cũng cực kỳ khó khăn.

    Về phía Nga tôi xin nhường lời cho đại sứ. Về phía VN, theo tôi được biết, tất nhiên là tôi cũng thông qua các tài liệu, vì tôi không trực tiếp làm xuất nhập khẩu, nhưng tôi biết VN là bạn hàng nhập khẩu thứ 20 vào LB Nga. Tôi nghĩ rằng, hiện nay có 192 thành viên Liên hợp quốc, mà VN đứng thứ 20 không phải là thấp. Thế nhưng, hãy nhìn vào danh mục hàng hóa xuất của VN sang Nga, thì thấy con số 1 tỷ cũng khó, vì VN xuất sang Nga hầu hết là hàng nhu yếu phẩm, nông phẩm, hàng may mặc... mà những mặt hàng này rõ ràng dù có xuất nhiều đi nữa thì nó cũng chỉ đại diện cho nền kinh tế gọi là hậu nông nghiệp một chút mà chưa đến công nghiệp hay nói cách khác giá thành nhập vào không lớn.

    Một trong những ngành mũi nhọn, phát triển rất nhanh hiện nay ở VN là công nghệ thông tin. Có lẽ cần sự quan tâm nhất định để tăng cường đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực này. Tôi trăn trở mãi: các em học sinh VN thi Tin học quốc tế đoạt giải về nước cũng có khả năng làm việc nhất định. Nếu họ được hợp tác với Nga rất tốt vì ở Nga lĩnh vực phần mềm là một trong những mặt hàng kinh doanh có giá trị và đang rất cần chuyên gia phần mềm. Tất nhiên tôi không phải là doanh nghiệp nên cái nhìn của tôi có thể có hạn chế nhất định.

    - Đại sứ Tatarinov: Tôi hoàn toàn nhất trí với anh Hải là để tăng buôn bán lên 1 tỷ đô la là rất khó, nhưng tôi vẫn cho rằng con số này là thực tế, bởi vì cả Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều hàng hoá mà đói tác quan tâm. Vấn đề là làm sao để khai thác tiềm năng đó và tôi cũng cho rằng một vấn đề rất quan trọng là tăng cường quan hệ trực tiếp giữa các công ty của Việt Nam và Liên bang Nga, tức là các chủ thể kinh doanh của hai nước, mà cho đến bây giờ vẫn có rất it thông tin về nhu cầu cũng như về mặt hàng của hai bên.

    Tôi cho rằng, Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức tại Maxcova tháng 5 vừa rồi dưới sự bảo trợ của Phòng công nghiệp thương mại của Liên bang Nga và Việt Nam sẽ làm cho các doanh nghiệp giữa hai nước xích lại gần nhau. Theo tôi được biết, hai bên đã đạt được một số thoả thuận rồi và đang chuẩn bị một số hợp đồng buôn bán giữa hai nước.

    Nhưng vấn đề rất lớn là không những tăng mạnh, tăng nhanh mà còn làm cho kim ngạch buôn bán căn bản hơn bởi vì bây giờ khoảng 3/4 của buôn bán là xuất khẩu của Nga, còn xuất khẩu của Việt Nam khá khiêm tốn và đến bây giờ chúng ta vẫn chưa khắc phục xu thế này. Lấy con số của quý I năm nay, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng khoảng 29%, nhưng xuất khẩu của Nga tăng 40%, còn xuất khẩu của Việt Nam không những không tăng mà còn giảm 5%. Cho nên vấn đề này có hai mặt, một mặt là tăng kim ngạch, một mặt là cân bằng kim ngạch.

    Nói về tăng kim ngạch thì có nhiều khả năng vì năm ngoái Công ty thiết bị năng lượng điện của Nga đã ký kết một số hợp đồng với Việt Nam cung cấp tua bin cho nhà máy thuỷ điện ***an 3, nhà máy thuỷ điện Pleiku, cũng như nhà máy nhiệt điện Uông Bí để cải tiến và nâng cấp thiết bị, có giá trị khoảng 200 triệu, nhưng đó vẫn là xuất khẩu của Nga còn xuất khẩu của Việt Nam thì vẫn còn hạn chế. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá hàng hoá Việt Nam tại Liên bang Nga. Năm ngoái phía Việt Nam đã tham gia tích cực hơn một số hội chợ, triển lãm quốc tế tại Liên bang Nga, và có tiến bộ trong một số lĩnh vực.

    Theo tôi được biết việc Tổng công ty chè Việt Nam tham gia vào Liên hoan Chè quốc tế tại Maxcova năm ngoái đã đưa đến sự tăng mấy lần xuất khẩu chè Việt Nam sang Liên Bang Nga. Nhưng đó chỉ là một bước rất nhỏ, chúng tôi hiểu rằng chè Việt Nam rất là tốt nhưng giá chè trên thị trường quốc tế vẫn thấp và nó không mang lại một giá trị lớn cho kim ngạch giữa hai bên. Còn về phần mềm, tôi đồng ý với anh Hải. Phần mềm là một hàng hoá rất quý giá của Việt Nam và chất lượng cao, nhưng trên thị trường Liên bang Nga có một sự cạnh tranh rất gay gắt, nên muốn bán phần mềm của Việt Nam thì phải thăm dò thị trường để hiểu rõ nhu cầu cụ thể.

    Tức là qua công tác tiếp thị thì mới biết được nhu cầu của thị trường của Nga và khả năng của các công ty sản xuất Việt Nam đáp ứng các nhu cầu đó.

    (Còn tiếp)
  10. volodia

    volodia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    - TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đại sứ đánh giá về mức độ nào trong quan hệ VN - Nga trong bối cảnh chung của khu vực như Đông Nam Á, Thái Lan, Malaysia, Châu Á? Đại sứ thấy kim ngạch buôn bán, ngoại giao, các mối quan hệ tổng thể giữa 2 nước chúng ta đang ở mức độ nào?
    - Đại sứ A. Tatarinov: Những năm vừa qua, LB Nga đã tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trước hết là với Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong 3 năm vừa qua, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Malaysia đã sang thăm LB Nga. Năm ngoái, Tổng thống Putin sang thăm Thái Lan và Malaysia. Về mặt chính trị, quan hệ Nga với các nước đó khá tốt. Năm 1997, chúng tôi đã kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao với Thái Lan. Thực tế, sau Cách mạng tháng 10, quan hệ này bị gián đoạn cho tới đầu những năm 50. Những năm 50, 60, 70 phát triển chậm vì chế độ ở Thái Lan lúc đó thân Mỹ, chống cộng, nên thực ra quan hệ chỉ bắt đầu phát triển từ đầu những năm 90 sau khi Liên Xô cũ tan rã và LB Nga như một Nhà nước mới đã ra đời. Quan hệ kinh tế Nga - Thái Lan cũng phát triển và kim ngạch buôn bán so với VN cao hơn không nhiều (năm ngoái khoảng 500 triệu USD) nhưng nó rất chênh lệch: khoảng 90% là xuất khẩu của Nga, trước hết là thép cán. Còn với Indonesia, quan hệ đã phát triển khá vào những năm 50, sau đó gián đoạn và những năm 90 khôi phục lại dần dần, tuy nhiên kim ngạch buôn bán rất khiêm tốn chưa đầy 200 triệu đô la. Điều đó hoàn toàn khác với các nước lớn ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Với TQ là 15 tỷ USD, Nhật khoảng 5 tỷ USD, Hàn Quốc 4 tỷ USD, thấp nhất với Ấn Độ cũng tới 2,5 tỷ USD nên không thể so sánh với VN được.
    Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh quan hệ với VN đối với chúng tôi có giá trị rất đặc biệt vì chúng ta gắn bó với nhau chặt chẽ từ truớc khi quan hệ ngoại giao được thiết lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang LB Nga vào đầu những năm 20, có thể nói là người VN đầu tiên đặt chân trên đất nước Xô viết lúc đó. Đó là mối quan hệ lâu dài với biết bao thế hệ nhà cách mạng VN qua Trường Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Chúng tôi được biết, năm 1941 có chiến sĩ VN hy sinh bảo vệ thủ đô Moscow, còn đầu năm 50, khi nhân dân VN kháng chiến chống Pháp, chuẩn bị trận đánh Điện Biên Phủ thì Liên Xô luôn luôn giúp đỡ không những chỉ bằng việc cung cấp thiết bị dân sự và quân sự mà còn trên cơ sở những tình cảm trong sáng. Cho nên, vấn đề là làm sao biến những tình cảm sâu sắc giữa nhân dân 2 nước vốn có thành một cơ sở kinh tế vững chắc trong giai đoạn mới, giai đoạn hai nước phát triển nền kinh tế thị trường. Đây là một khó khăn nhưng tôi tin tưởng chúng ta có khả năng cùng nhau tập trung nỗ lực để vượt qua.
    - TBT Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi cũng đánh giá là tình cảm của nhân dân hai nước rất đặc biệt, qua một thời gian lịch sử lâu dài tình cảm đó rất thuỷ chung trong sáng có thể nói là không hề vụ lợi nên nó đã rất bền chặt và cho đến ngày hôm nay qua thời gian đã qua nhưng trong tình cảm của người Việt Nam khi nói đến nước Nga vẫn có một cái gì đó thân thương. Tôi có thể ví dụ như hoạt động đơn giản như trong thể theo, khi Đội tuyển bóng đá Nga thi đấu thì bao giờ cũng nhận được sự cổ vũ rất cao của người Việt Nam, hay văn hoá Nga ở Việt Nam luôn được đón nhận, từ những người con gái Nga, cánh đồng, những dòng sông ở Nga... đã đi sâu vào lòng người Việt Nam. Đúng là thách thức của chúng ta là phải phát huy tình cảm bền chặt đó trở thành một sức mạnh trong mối quan hệ kinh tế của chúng ta hiện nay. Theo anh Hải, có những gì để thúc đẩy từ phía vi mô để các doanh nghiệp Việt Nam gắn bó được với các doanh nghiệp Nga, con người Việt Nam gắn bó với con người Nga hơn nữa. Trước đây chúng tôi đã thấy rằng hai nước đã nhấn mạnh việc trao đổi hợp tác buôn bán giữa vùng Viễn Đông của Nga và Việt Nam, chúng ta đã thấy nó gần gũi và có thể nói có những điểm tương đồng để hợp tác được, nhưng đã có những lý do nào đó mà chúng ta chưa thành công, theo anh Hải, anh thấy có gì để chúng ta thành công trong chuyện này không?

    Chụp ảnh lưu niệm.
    TS Nguyễn Sơn Hải: Tôi hết sức nhất trí với ý Đại sứ vừa nói là nên trao quyền lớn hơn cho các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp). Tôi nghĩ rằng nếu mà nói về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga thì phải cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao nó chững lại, hoặc không phát triển lên được. Tôi chỉ nhìn thấy có một nghịch lý là ví dụ như quan hệ giữa các nước phát triển có hạ tầng thấp hơn quan hệ với các nước có hạ tầng cao hơn thì thường những nước phát triển phải nhập siêu, ít khi xuất siêu. Nhưng trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga thì, như Đại sứ vừa nói, lại ngược lại, đó là điều không logic. Tôi mạn phép Đại sứ có nhìn nhận như thế này là quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga. Chúng ta, ở Việt Nam cũng như ở Nga vẫn hay nói: quan hệ chính trị thì được rồi nhưng phải nâng quan hệ kinh tế lên cho xứng với tầm vóc. Tôi cho rằng nói thế rất hình thức. Tại sao? Vì như Lê-nin đã nói: quan hệ chính trị là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ kinh tế, thế mà "chính trị tốt rồi nhưng kinh tế lại nói là chưa tốt" thì điều đó là vô lý. Trước đây, khi ở Nga, tôi cũng để ý xem các doanh nghiệp ở Nga cũng như các doanh nghiệp Việt Nam ở Nga làm thế nào, một lần nữa rất tán thành ý kiến của Đại sứ là nên giao quyền lớn hơn cho doanh nghiệp. Thế nhưng thực tế doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nga còn hiểu biết về nhau rất ít. Điều này, theo tôi có hai lý do cơ bản: Một là, khoảng cách địa lý. Theo tôi được biết, nếu hàng hoá Việt Nam đi theo đường hàng hải cũ (vào cảng Odesa) thì sẽ bị đánh thuế lần thứ hai (vì qua Ucraina) mà nếu đi cảng Vladivostoc thì chúng ta sẽ phải vận chuyển bằng máy bay hoặc bằng tàu hoả qua Xiberi. Hàng của Việt Nam phần lớn lại là những hàng nhu yếu phẩm, việc đảm bảo thời gian vận chuyển là cả một vấn đề. Nếu đi từ Việt Nam đến Viễn Đông thì cũng mất ít nhất là 1 tuần (nếu đi từ cảng Hải Phòng). Trước đây tàu còn chạy chậm, bây giờ có lẽ là đi nhanh hơn nhưng đó vẫn là cả một vấn đề. Nên tôi cho rằng vẫn phải tính đến cách vận chuyển như thế nào. Hiện nay nếu phải thuê một hãng vận chuyển trung gian (của Đan Mạch, Hà Han...) thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam không muốn xuất hàng sang Nga, và ngược lại doanh nghiệp Nga cũng tìm đến một địa điểm gần hơn ví dụ như Hàn Quốc. Nên, nếu muốn khắc phục về đặc điểm địa lý thì phải có một chính sách đặc biệt, ưu ái lẫn nhau đói với hàng vận chuyển bằng tàu biển của Nga và của Việt Nam. Và điều thứ hai tôi muốn nói là tâm lý người tiêu dùng ở Nga và người sản xuất tiêu dùng ở Việt Nam. Hai bên cũng ít hiểu về nhau. Sở dĩ tôi nói là hiểu biết nhau rất thấp là vì từ xưa đến nay (nhất là thời kỳ còn Liên Xô) thì nhà nước hoàn toàn bao cấp nên Việt Nam cứ sản xuất, Liên Xô chắc chắn nhận và ngược lại Liên Xô cứ xuất sang, Việt Nam chắc chắn nhận. Vì thế nếu các doanh nghiệp phải tự lo liệu hoàn toàn như vậy thì liệu doanh nghiệp có bơi được không. Ở đây, tôi không nói là tôi không tin tưởng là doanh nghiệp của hai nước, nhưng trong giai đoạn đầu cần có một sự bảo trợ về giao thông vận tải. Kết hợp với ý thứ hai này tôi cho rằng, Nhà nước vẫn phải có vai trò điều tiết nhất định, trong một giai đoạn nhất định nếu thực sự chúng ta muốn kích quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga lên. Từ năm 1991 đến nay, thực tế là chúng ta để doanh nghiệp tự tìm đến nhau, như Đại sứ cho biết về chuyện Giám đốc chè tham gia hội chợ tại Liên bang Nga. Nhưng theo tôi được biết, ít nhất từ năm 1994 Liên bang Nga năm nào cũng tổ chức hội chợ thương mại, mà không phải tổ chức nhỏ, có những nước ở Châu Phi họ cũng đến, vậy tại sao vừa rồi ông Giám đốc chè của Việt Nam mới đến. Tôi hoàn toàn thông cảm với các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp luôn phải tính lỗ lãi. Ví dụ, tôi chuyển sang làm doanh nghiệp thì việc đầu tiên tôi phải tính lỗ lãi, và nếu tôi bán hàng trên thị trường là 10 đồng thì tôi bán cho người Nga chỉ 8 đồng, tức là tôi có giảm đi một chút nhưng không thể giảm đến mức mà tôi bị lỗ. Nhưng thực tế nếu nhà nước có một sự tài trợ nhất định, một định hướng nhất đinh (chúng ta quen gọi là điều tiết) thì tránh được cái hụt hẫng là đang từ nhà nước bao cấp hết cả cung, cả tiêu còn bây giờ doanh nghiệp tự mày mò tìm đến nhau. Theo tôi biết thì kim ngạch khoảng hơn 600 triệu thì trong đó tiểu ngạch là nhiều. Nếu như ở Việt Nam hiện nay, Liên bang Nga chỉ cần trang thiết bị lại các hầm mỏ cũng đã vượt xa rất nhiều lượng hàng Việt Nam xuất sang, nên chuyện xuất siêu sang Việt Nam là chuyện dễ hiểu. Tất nhiên việc đầu tiên chúng ta phải làm là khắc phục khó khăn về mặt địa lý, tôi cho rằng đây là một khó khăn không thể coi thường.

Chia sẻ trang này