1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nga: ngoại giao, kinh tế - thương mại...

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi meongoansister, 23/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Một giờ với Đại sứ Nga
    Thạch Anh (thực hiện)
    [​IMG]
    Nhân dịp Ngày Quốc khánh Liên bang Nga và 10 năm ngày ký Hiệp ước các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phóng viên báo Quốc Tế đã có một buổi nói chuyện dài với Đại sứ Andrey Tatarinov về quan hệ Việt-Nga, tình hình Chechnya và chiến tranh Iraq. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
    Về quan hệ Việt - Nga
    PV. Sắp tới chúng ta sẽ kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp ước về các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Xin Đại sứ cho biết đánh giá chung nhất của ông về quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.
    Đại sứ Tatarinov: Có thể nói quan hệ Việt-Nga trong mười năm qua là khá năng động và hiệu quả, đặc biệt sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin tháng 3/2001. Bốn năm qua, đối thoại chính trị giữa hai nước được thực hiện thường xuyên ở cấp cao nhất. Sau chuyến thăm của Tổng thống Putin, Chủ tịch Chính phủ Nga Kasyanov thăm Việt Nam vào tháng 3/2002; Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh thăm Nga tháng 10/2002, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Nga tháng 1/2003; và gần đây nhất ************* Trần Đức Lương đã thăm Nga. Còn có rất nhiều các chuyến thăm và gặp gỡ khác nữa ở Mátxcơva, Hà Nội hay tại một nước thứ ba.

    Vậy Nga đánh giá vị trí Việt Nam như thế nào trong chính sách đối ngoại của mình?
    Việt Nam là nước bạn của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay ở châu Á-Thái Bình Dương. Hai nước đã thiết lập quan hệ gần 55 năm. Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày Liên Xô mở sứ quán tại Việt Nam, tháng 10/1954, ngay sau khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Liên Xô luôn coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam, ủng hộ mạnh mẽ chính sách đối ngoại hoà bình của Việt Nam. Chính sách này được nước Nga khẳng định lại khi Liên Xô tan rã và Liên bang Nga ra đời. Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đã được xác định rõ trong Tuyên bố chung Nga-Việt ký khi Tổng thống Putin thăm Việt Nam tháng 3/2001.

    Trong khung cảnh đó, lĩnh vực hợp tác nào sẽ là ưu tiên trong quan hệ Việt-Nga trong những năm tới đây?
    Dầu khí và năng lượng điện sẽ là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi mong muốn xí nghiệp VietsovPetro sẽ được mở rộng hoạt động không những ở Việt Nam mà còn ở các nước thứ ba. Chúng tôi cũng coi trọng hoạt động của Công ty liên doanh Vietgasprom thăm dò khai thác khí đốt ở Việt Nam. Trữ lượng dầu khí ở miền Trung rất lớn. Việt Nam đang phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá, dầu khí càng trở nên có ý nghĩa quan trọng.

    Tôi nghe nói nếu thuỷ điện Sông Đà là biểu tượng của quan hệ Việt-Xô thì thuỷ điện Sơn La sẽ là biểu tượng của quan hệ Việt-Nga?
    Đúng như vậy. Vấn đề đã được đề cập đến trong chuyến thăm Nga vừa qua của ************* Trần Đức Lương. Chủ tịch mong muốn Nga giúp Việt Nam phát triển năng lượng điện nói chung và dự án thuỷ điện Sơn La nói riêng. Nga cam kết sẽ giúp Việt Nam thiết kế, làm luận chứng kỹ thuật, và cung cấp máy móc thiết bị. Tổng thống Putin và Chủ tịch Trần Đức Lương đã giao cho các công ty của hai nước đàm phán cụ thể về dự án này.

    Thế còn lĩnh vực đào tạo? Liên Xô đã từng là cường quốc đào tạo cho Việt Nam.
    Hàng năm, Nga cấp cho Việt Nam hơn 150 học bổng, chưa kể các suất học bổng ký giữa hai bộ giáo dục của hai nước và số học bổng thực hiện theo phương thức trả nợ. Năm ngoái, hai nước đã đạt được thoả thuận dùng một phần kinh phí Việt Nam trả nợ Nga vào mục đích đào tạo cán bộ cho Việt Nam.

    Nghe nói vệ tinh nhân tạo là lĩnh vực hợp tác mới giữa hai nước?
    Nga đang tham gia đấu thầu hệ thống vệ tinh liên lạc của Việt Nam gọi tắt là VINASAT. Đấu thầu chưa kết thúc. Đại diện của Nga đang đàm phán với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam về vấn đề này.
    Quan hệ giữa các địa phương cũng là một lĩnh vực mới trong quan hệ giữa hai nước. Có nhiều địa phương của Nga quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam. Tỉnh Iaroslav đã cử hai đoàn sang Đà Nẵng vào tháng Giêng và tháng Chín năm ngoái. Thống đốc tỉnh này cũng đã thăm Việt Nam. Dự kiến sắp tới đoàn lãnh đạo Đà Nẵng cũng sẽ thăm tỉnh Iaroslav; Tháng 1/2005 "Những ngày văn hoá Iaroslav" sẽ được tổ chức ở Đà Nẵng. Cũng tương tự Mátxcơva cũng có nhiều hoạt động trao đổi với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Về chiến tranh Iraq
    Chính phủ Nga có quan điểm thế nào về bản dự thảo Nghị quyết mới đây của Mỹ?
    Dự thảo Nghị quyết của Mỹ-Anh đã được đưa ra thảo luận rộng rãi. Nga, Đức, Pháp và Trung Quốc đã góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo. Hôm nay (8/6) HĐBA LHQ sẽ bỏ phiếu để thông qua. Chúng tôi rất mong dự thảo sẽ được thông qua. Quan niệm trước sau như một của Nga là để người Iraq tự giải quyết vấn đề Iraq; Phải khôi phục lại nhà nước, nền kinh tế và xã hội Iraq. Chính phủ lâm thời phải được thiết lập trên cơ sở rộng rãi, được cộng đồng quốc tế công nhận. Nga chủ trương LHQ đóng vai trò then chốt trong vấn đề này. Ngay từ đầu chúng tôi đã đánh giá hành động vũ trang của Mỹ là một sai lầm rất lớn. Chúng tôi chủ trương sớm giải quyết xung đột Iraq, tìm ra giải pháp cho khu vực Trung Đông.

    Có lẽ tất cả bạn đọc Việt Nam đều đồng ý với ông đấy là sai lầm của Mỹ. Thế sao người Mỹ lại mắc một sai lầm mà ai cũng thấy trước đó là sai lầm?
    Đại sứ Tatarinov (nhún vai cười rất tươi): Tôi không phải là người Mỹ, cũng không phải là Tổng thống Mỹ nên không biết tại sao. Nhưng ngay từ đầu Nga đã làm hết sức mình để ngăn cho cuộc chiến không xảy ra. Chúng tôi khẳng định khi chưa có bằng chứng về vũ khí huỷ diệt của Iraq phải để cho các thanh sát viên LHQ tiếp tục làm việc. Nhưng Mỹ và một số nước vẫn thông qua quyết định sai lầm này. Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách của Nga.
    Về tình hình Chechnya
    Tình hình Chechnya luôn là mối quan tâm của bạn đọc Việt Nam, ông có thể cho biết sơ lược về tình hình ở nước cộng hoà này.
    Bốn năm qua Chính phủ Nga đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị hoà bình, và đã đạt được nhiều kết quả. Năm ngoái đã tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp và bầu cử tổng thống. Đa số những người tị nạn đã trở về Chechnya, xây dựng lại đất nước. Liên bang Nga đã dành một chi phí khá lớn giúp Chechnya khôi phục lại nền kinh tế. Trong những năm 2000-2003 chúng tôi đã chi hơn 2 tỉ đô la. Năm nay sẽ chi khoảng 1 tỉ đô la. Nhưng một số thế lực ********* ở nước ngoài tài trợ cho phiến quân. Vụ ám sát Tổng thống Kadyrov ngày 9/5 vừa qua là một ví dụ, và bị cộng đồng quốc tế cực lực lên án. Nhưng vụ ám sát này không làm thay đổi chính sách của Nga. Bầu cử tổng thống bất thường sẽ được tổ chức vào tháng Tám tới. Bầu cử Quốc hội sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.

    Ông có thể nói rõ hơn thế lực nước ngoài nào đứng đằng sau phiến quân Chechnya?
    Trước hết đó là các tổ chức Hồi giáo ********* Trung Đông. Chúng tuyển quân ở nước ngoài. Có cả lính đánh thuê quốc tịch Anh, Đức, Algeria. Báo cáo về khủng bố quốc tế gần đây của Mỹ cũng thừa nhận thực tế này.

    Theo tôi được biết sau vụ 11/9, Chính phủ Mỹ có thay đổi quan điểm về vấn đề Chechnya?
    Hiểu biết của Mỹ về vấn đề Chechnya tăng lên rõ rệt. Mỹ lắng nghe lời giải thích của Nga và hiểu rõ hơn tình hình ở nước cộng hoà này. Bản báo cáo tôi vừa nêu cũng thừa nhận Chechnya là một trong những mối đe doạ khủng bố quốc tế lớn nhất. Sự hiểu biết cũng tăng lên ở châu Âu. Tuy nhiên, một số nước vẫn khăng khăng đầu cơ trên vấn đề "nhân quyền" tố cáo Nga vi phạm nhân quyền ở đây. Vừa qua tại Geneva có một số nước vẫn đưa ra dự thảo về nhân quyền ở Chechnya can thiệp vào công việc nội bộ của Nga. Nhưng nghị quyết đó đã bị đa số bác bỏ.

    Nhìn ngược lại lịch sử thì dường như vấn đề Chechnya bắt đầu từ sự thiếu cẩn trọng của chính phủ Tổng thống Yeltsin?
    Vấn đề bắt đầu vào đầu những năm 1990. Khi đó tình hình rất lộn xộn. Không thể nói là sai lầm, nhưng có một số việc làm của chính phủ có thể coi là không đúng. Thông tin là không chính xác và đôi khi bị coi thường. Điều này dẫn tới các thế lực ly khai ngóc đầu dậy. Chính sách của chính phủ liên bang đôi khi không nhất quán. Một số biện pháp thực hiện mang tính nửa vời, không giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó, quân ly khai không những không hạ vũ khí vào năm 1996 khi một hiệp định đã đạt được cho phép Chechnya có thể độc lập vào năm 2001. Không những không hạ vũ khí lực lượng ly khai còn hành động một cách cuồng tín hòng thành lập một nhà nước Hồi giáo rộng lớn từ biển Caspia đến biển Đen. Sự phát triển tình hình đòi hỏi chính phủ phải kiên quyết. Tháng 8/1999 Putin trở thành Thủ tướng nước Nga. Chính sách Chechnya được ông thực hiện nhất quán cho đến ngày nay.
    Về Tây Nguyên
    Đầu tư của Nga vào Chechnya làm tôi liên tưởng tới tình hình Tây Nguyên ở Việt Nam nơi chúng tôi cũng dành rất nhiều ưu tiên cho phát triển. Liệu ở Nga người ta có thấy chính phủ đầu tư quá nhiều vào mảnh đất đòi ly khai, trong khi đó những vùng khác không được chú ý.
    Đây không phải là đầu tư mà là chi ngân sách. 1 tỉ cho năm nay là tổng chi phí ngân sách liên bang và ngân sách của nước cộng hoà Chechnya. Mọi người đều biết kinh tế Chechnya bị tàn phá cần phải được xây dựng lại. Tôi tin là chi phí sẽ giảm vì Chechnya là mảnh đất giầu có, đặc biệt là có dầu mỏ. Chechnya sẽ có quyền tự trị rất lớn về kinh tế.

    Đại sứ ở Việt Nam ông có nhận xét gì về tình hình Tây Nguyên?
    Trong những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam đã làm rất nhiều cho Tây Nguyên một vùng đất vốn còn kém phát triển. Nhưng các lực lượng ********* ở nước ngoài lại kích động nhân dân nổi dậy. Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trình độ văn hoá thấp, rất tốt bụng nhưng nhẹ dạ bị bọn ********* lợi dụng. Qua báo chí và nói chuyện tôi không nghi ngờ gì Chính phủ Việt Nam rất coi trọng phát triển Tây Nguyên. Không thể một ngày một tháng giải quyết được khó khăn kinh tế, mà cần có thời gian.
    Vừa rồi Chính phủ Việt Nam cho phép đoàn đại diện các sứ quán, các tổ chức quốc tế lên Tây Nguyên là việc làm rất đúng đắn. Họ lên đó tận mắt nhìn thấy tình hình, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và địa phương. Chúng tôi cũng hoan nghênh các quan sát viên nước ngoài đến Chechnya. Vừa rồi đại diện 30 tổ chức nhân đạo quốc tế và hơn 200 nhà báo thăm Chechnya, nhưng phái đoàn Tổ chức An ninh châu Âu (OSCE) từ chối tham gia. Vấn đề Chechnya và Tây Nguyên đòi hỏi chúng ta phải cởi mở, không có gì để giấu giếm. Những người đến thăm có thể sẽ trở về vận động giúp đỡ phát triển kinh tế xã hội. ít nhất họ cũng đã tận mắt chứng kiến sự thật.
  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, ngày 16-6-2004, ************* Trần Đức Lương và Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin đã trao đổi thư chúc mừng.

    Trong thư chúc mừng của ************* Trần Đức Lương gửi Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin có đoạn viết: ?oTôi rất vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga trong 10 năm qua kể từ ngày hai nước ký Hiệp ước. Quan hệ chính trị tin cậy không ngừng được củng cố và tăng cường, thể hiện qua các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao thường xuyên của Lãnh đạo hai nước. Quan hệ kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-giáo dục... được phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển ở mỗi nước. Tôi tin tưởng rằng, những thành quả hợp tác 10 năm qua giữa hai nước sẽ là động lực to lớn thúc đẩy việc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược trong thế kỷ 21, đáp ứng nguyện vọng và mong mỏi của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên toàn thế giới?.
    Trong thư gửi ************* Trần Đức Lương, Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin khẳng định: ?oViệt Nam đã và đang là đối tác tin cậy của Nga trên trường quốc tế. Việc phối hợp hành động với Việt Nam luôn luôn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước chúng ta đã có tính chất đối tác chiến lược. Minh chứng cho điều này là chuyến thăm Nga mới đây của Ngài, khẳng định đường lối ra sức phát triển quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân văn. Tôi tin tưởng rằng, với nỗ lực chung, chúng ta sẽ tận dụng được đầy đủ hơn nữa tiềm năng hợp tác phong phú giữa Nga và Việt Nam vì lợi ích của hai dân tộc, nhằm củng cố hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?.
    Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga M.Phờ-rát-cốp đã trao đổi điện mừng. Điện của Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: ?oCơ chế tiếp xúc đối thoại thường xuyên ở cấp cao của lãnh đạo hai nước đã tạo cơ sở chính trị tin cậy để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại. Trong vòng 10 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng khoảng 45%, sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi nước?.
    Điện của Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga M.Phờ-rát-cốp bày tỏ tin tưởng rằng: ?oTrong những năm qua, mức độ và quy mô của quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác nhau đã gia tăng rõ rệt. Bằng nỗ lực chung của Chính phủ Nga và Việt Nam, quan hệ hợp tác cùng có lợi sẽ được nâng lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước chúng ta?.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, ngày 16-6-2004, ************* Trần Đức Lương và Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin đã trao đổi thư chúc mừng.

    Trong thư chúc mừng của ************* Trần Đức Lương gửi Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin có đoạn viết: ?oTôi rất vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga trong 10 năm qua kể từ ngày hai nước ký Hiệp ước. Quan hệ chính trị tin cậy không ngừng được củng cố và tăng cường, thể hiện qua các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao thường xuyên của Lãnh đạo hai nước. Quan hệ kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-giáo dục... được phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển ở mỗi nước. Tôi tin tưởng rằng, những thành quả hợp tác 10 năm qua giữa hai nước sẽ là động lực to lớn thúc đẩy việc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược trong thế kỷ 21, đáp ứng nguyện vọng và mong mỏi của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên toàn thế giới?.
    Trong thư gửi ************* Trần Đức Lương, Tổng thống Liên bang Nga V.Pu-tin khẳng định: ?oViệt Nam đã và đang là đối tác tin cậy của Nga trên trường quốc tế. Việc phối hợp hành động với Việt Nam luôn luôn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước chúng ta đã có tính chất đối tác chiến lược. Minh chứng cho điều này là chuyến thăm Nga mới đây của Ngài, khẳng định đường lối ra sức phát triển quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân văn. Tôi tin tưởng rằng, với nỗ lực chung, chúng ta sẽ tận dụng được đầy đủ hơn nữa tiềm năng hợp tác phong phú giữa Nga và Việt Nam vì lợi ích của hai dân tộc, nhằm củng cố hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?.
    Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga M.Phờ-rát-cốp đã trao đổi điện mừng. Điện của Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: ?oCơ chế tiếp xúc đối thoại thường xuyên ở cấp cao của lãnh đạo hai nước đã tạo cơ sở chính trị tin cậy để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại. Trong vòng 10 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng khoảng 45%, sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi nước?.
    Điện của Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga M.Phờ-rát-cốp bày tỏ tin tưởng rằng: ?oTrong những năm qua, mức độ và quy mô của quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác nhau đã gia tăng rõ rệt. Bằng nỗ lực chung của Chính phủ Nga và Việt Nam, quan hệ hợp tác cùng có lợi sẽ được nâng lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước chúng ta?.

  4. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông Okpysh Vsevolod: Hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga là yếu tố chủ đạo
    Chiều ngày 11/6, Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 14 năm Quốc khánh Liên bang Nga (12/6/1990 ?" 12/6/2004). Đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã đến dự và chúc mừng.
    Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông Okpysh Vsevolod sau khi giới thiệu những thay đổi và thành tựu rực rỡ của nước Nga trong 14 năm qua, đã khẳng định trong mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, sự hợp tác trực tiếp giữa các địa phương thuộc hai nước mà cụ thể là giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga chính là yếu tố chủ đạo để thắt chặt và bảo đảm tính bền vững. Thay mặt lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, bà Nông Thị Ngọc Minh bày tỏ sự vui mừng về những thành công của nước Nga trong những năm gần đây trên trường quốc tế; đồng thời khẳng định tuy cách xa về mặt địa lý nhưng giữa các địa phương hai nước có những mối tương đồng và những mối quan tâm chung. Với những kết quả đã đạt được trong mối quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga nhiều năm qua, một giai đoạn phát triển với những cơ hội hợp tác mới chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi với sự hỗ trợ đắc lực của cơ quan Tổng Lãnh sự Nga.
    (Theo Báo Đà Nẵng ngày 14/6/2004)
    Được ngan_cach sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 23/06/2004
  5. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông Okpysh Vsevolod: Hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga là yếu tố chủ đạo
    Chiều ngày 11/6, Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 14 năm Quốc khánh Liên bang Nga (12/6/1990 ?" 12/6/2004). Đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã đến dự và chúc mừng.
    Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông Okpysh Vsevolod sau khi giới thiệu những thay đổi và thành tựu rực rỡ của nước Nga trong 14 năm qua, đã khẳng định trong mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, sự hợp tác trực tiếp giữa các địa phương thuộc hai nước mà cụ thể là giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga chính là yếu tố chủ đạo để thắt chặt và bảo đảm tính bền vững. Thay mặt lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, bà Nông Thị Ngọc Minh bày tỏ sự vui mừng về những thành công của nước Nga trong những năm gần đây trên trường quốc tế; đồng thời khẳng định tuy cách xa về mặt địa lý nhưng giữa các địa phương hai nước có những mối tương đồng và những mối quan tâm chung. Với những kết quả đã đạt được trong mối quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nga nhiều năm qua, một giai đoạn phát triển với những cơ hội hợp tác mới chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi với sự hỗ trợ đắc lực của cơ quan Tổng Lãnh sự Nga.
    (Theo Báo Đà Nẵng ngày 14/6/2004)
    Được ngan_cach sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 23/06/2004
  6. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Quốc hội Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác
    (08:19:00 24-06-04)
    Matxcơva (TTXVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga từ 20 đến 26/6, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, do ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, dẫn đầu đã có cuộc gặp gỡ với ông Valentin Cupxốp, Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga tại Mátxcơva ngày 22/6.
    Tại cuộc gặp, ông Cupxốp nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Hạ viện Nga thời gian qua chủ yếu tích cực hướng tới phương Đông, trong đó việc tăng cường hợp tác với Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
    ?~?~Chúng tôi ủng hộ phát triển quan hệ chiến lược giữa Nga và Việt Nam trên mọi lĩnh vực,?T?~ ông Cupxốp nói, ?~?~Chúng tôi luôn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân Việt Nam và rất vui mừng nhận thấy các bạn đã gặt hái được những thành công đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước?T?~.
    Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia cho rằng sau chuyến thăm Việt Nam năm 2001 của Tổng thống Vladimir Putin và sau những thỏa thuận cấp cao được ký kết, giữa hai nước đã hình thành cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác.
    Tuy nhiên, ông Cupxốp cho rằng những gì đạt được trong quá trình hợp tác vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng của Nga và Việt Nam - hai nước có mối quan hệ gắn bó truyền thống lâu đời. ?~?~Quan hệ giữa chúng ta là quan hệ giữa những người bạn và mối quan hệ đó vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng mới,?T?~ ông Cupxôp khẳng định.
    Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng mục đích chuyến thăm của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam là nhằm củng cố và phát triển hợp tác giữa Quốc hội hai nước và cụ thể là hợp tác giữa Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Việt Nam với các Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ủy ban Ngân sách và Thuế của Đuma Quốc gia.
    Ngoài ra, theo ông Kiên, chuyến thăm này còn nhằm mục đích để các đại biểu Quốc hội Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm của Quốc hội Nga trong việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với những yêu cầu trong thời kỳ phát triển mới và trong thời hỳ hội nhập kinh tế.
    Ông Kiên cho rằng các đại biểu Đuma Quốc gia đã giành cho đoàn Việt Nam những tình cảm tốt đẹp trên cơ sở quan hệ hợp tác truyền thống trong nhiều thập kỷ qua với mong muốn Quốc hội hai nước sẽ góp phần thực hiện hiệu quả định hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
    Nguồn: Vnanet
  7. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Quốc hội Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác
    (08:19:00 24-06-04)
    Matxcơva (TTXVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga từ 20 đến 26/6, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, do ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, dẫn đầu đã có cuộc gặp gỡ với ông Valentin Cupxốp, Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga tại Mátxcơva ngày 22/6.
    Tại cuộc gặp, ông Cupxốp nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Hạ viện Nga thời gian qua chủ yếu tích cực hướng tới phương Đông, trong đó việc tăng cường hợp tác với Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
    ?~?~Chúng tôi ủng hộ phát triển quan hệ chiến lược giữa Nga và Việt Nam trên mọi lĩnh vực,?T?~ ông Cupxốp nói, ?~?~Chúng tôi luôn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân Việt Nam và rất vui mừng nhận thấy các bạn đã gặt hái được những thành công đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước?T?~.
    Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia cho rằng sau chuyến thăm Việt Nam năm 2001 của Tổng thống Vladimir Putin và sau những thỏa thuận cấp cao được ký kết, giữa hai nước đã hình thành cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác.
    Tuy nhiên, ông Cupxốp cho rằng những gì đạt được trong quá trình hợp tác vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng của Nga và Việt Nam - hai nước có mối quan hệ gắn bó truyền thống lâu đời. ?~?~Quan hệ giữa chúng ta là quan hệ giữa những người bạn và mối quan hệ đó vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng mới,?T?~ ông Cupxôp khẳng định.
    Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng mục đích chuyến thăm của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam là nhằm củng cố và phát triển hợp tác giữa Quốc hội hai nước và cụ thể là hợp tác giữa Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Việt Nam với các Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ủy ban Ngân sách và Thuế của Đuma Quốc gia.
    Ngoài ra, theo ông Kiên, chuyến thăm này còn nhằm mục đích để các đại biểu Quốc hội Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm của Quốc hội Nga trong việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với những yêu cầu trong thời kỳ phát triển mới và trong thời hỳ hội nhập kinh tế.
    Ông Kiên cho rằng các đại biểu Đuma Quốc gia đã giành cho đoàn Việt Nam những tình cảm tốt đẹp trên cơ sở quan hệ hợp tác truyền thống trong nhiều thập kỷ qua với mong muốn Quốc hội hai nước sẽ góp phần thực hiện hiệu quả định hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
    Nguồn: Vnanet
  8. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đoạt 6 huy chương vàng Olympic tiếng Nga​
    Cả 7 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, trong đó 6 em giành huy chương vàng. Đây là thành tích xuất sắc của đoàn học sinh Việt Nam tại cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga 11, kết thúc hôm qua tại Học viện tiếng Nga Quốc gia A.S. Puskin (Mátxcơva).
    Trong số 6 em đoạt huy chương vàng có 5 học sinh THPT Hà Nội - Amsterdam là Trần Thị Thanh Nga (98 điểm), Nguyễn Việt Dũng (97 điểm), Khuất Anh Việt (97 điểm) và Nguyễn Thu Thủy (95 điểm), Cồ Mạnh Quân (96 điểm) và em Nguyễn Phúc Diệu Hiền, lớp 11 THPT Lê Hồng Phong, TP HCM (96 điểm). Huy chương bạc của đoàn Việt Nam thuộc về em Bùi Thị Vân Anh, THPT Hà Nội - Amsterdam.
    Đặc biệt, thí sinh Khuất Anh Việt được chọn đứng đầu trong danh sách thí sinh có bài luận hay nhất về Puskin và nước Nga.
    Kỳ thi Olympic quốc tế về tiếng Nga lần thứ 11 diễn ra 21-26/6, với sự tham gia của gần 240 học sinh từ 36 quốc gia. Thí sinh được chia thành 2 nhóm: dưới 14 tuổi và trên 14 tuổi. Tất cả thí sinh đều phải trải qua 3 môn thi về vấn đáp, luận văn và môn "Đất nước và văn hóa Nga".
  9. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đoạt 6 huy chương vàng Olympic tiếng Nga​
    Cả 7 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, trong đó 6 em giành huy chương vàng. Đây là thành tích xuất sắc của đoàn học sinh Việt Nam tại cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga 11, kết thúc hôm qua tại Học viện tiếng Nga Quốc gia A.S. Puskin (Mátxcơva).
    Trong số 6 em đoạt huy chương vàng có 5 học sinh THPT Hà Nội - Amsterdam là Trần Thị Thanh Nga (98 điểm), Nguyễn Việt Dũng (97 điểm), Khuất Anh Việt (97 điểm) và Nguyễn Thu Thủy (95 điểm), Cồ Mạnh Quân (96 điểm) và em Nguyễn Phúc Diệu Hiền, lớp 11 THPT Lê Hồng Phong, TP HCM (96 điểm). Huy chương bạc của đoàn Việt Nam thuộc về em Bùi Thị Vân Anh, THPT Hà Nội - Amsterdam.
    Đặc biệt, thí sinh Khuất Anh Việt được chọn đứng đầu trong danh sách thí sinh có bài luận hay nhất về Puskin và nước Nga.
    Kỳ thi Olympic quốc tế về tiếng Nga lần thứ 11 diễn ra 21-26/6, với sự tham gia của gần 240 học sinh từ 36 quốc gia. Thí sinh được chia thành 2 nhóm: dưới 14 tuổi và trên 14 tuổi. Tất cả thí sinh đều phải trải qua 3 môn thi về vấn đáp, luận văn và môn "Đất nước và văn hóa Nga".
  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    DN Nga khảo sát thị trường chè Việt Nam

    15:03'' 30/06/2004 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Chủ tịch Hiệp hội Chè và Cà phê Liên bang Nga, ông Shteyman Ustim Ghenrikhovich, cùng chuyên gia Bộ Nông nghiệp Nga và đoàn DN nước này ngày 3/7 sẽ sang thăm và làm việc với Hiệp hội Chè Việt Nam, một số chi hội chè địa phương và DN sản xuất, kinh doanh chè thuộc Hiệp hội.

    [​IMG]


    Hiện Việt Nam mới xuất vào Nga 13.000-15.000 tấn chè/năm.
    Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, chuyến đi của đoàn nhằm trao đổi kinh nghiệm xây dựng, duy trì và phát triển ngành hàng, về nông nghiệp và thương mại chè, thống nhất hành động trong việc xúc tiến thương mại giữa hai nước. Trong chuyến đi, đoàn sẽ ký văn bản hợp tác và phát triển, về đầu tư sản xuất, xuất - nhập khẩu, phân phối chè?
    Dự kiến, đoàn Nga sẽ tham quan, khảo sát những vùng chè có tiếng của nước ta như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An, Lâm Đồng. Đoàn cũng sẽ làm việc với nhiều DN sản xuất, kinh doanh hàng đầu của Việt Nam.
    Theo Hiệp hội Chè, Nga hiện là thị trường tiềm năng của Việt Nam từ những năm 90. Hàng năm, chúng ta xuất khẩu vào Nga khoảng 13.000-15.000 tấn. Sau một thời gian bị gián đoạn, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đang kỳ vọng và muốn thâm nhập vào thị trường vốn dễ tính này. Hiện nay, sức tiêu thụ chè tại Nga khoảng 147.000-162.000 tấn/năm, trong khi sản xuất chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu. Các nước xuất khẩu chè lớn nhất vào Nga là Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Indonesia, đều nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi (75% mức thuế nhập khẩu, 20% mức thuế GTGT), và một số nước như Lào, Campuchia, Bangladesh được miễn thuế nhập khẩu. Thị trường này hiện đang tăng lượng tiêu thụ chè gói. Hiệp hội Chè và Cà phê Nga dự tính, lượng chè gói tiêu thụ trong 3-5 năm tới sẽ chiếm 30-35% trong tổng lượng chè tiêu thụ hàng năm tại Nga, hiện con số này mới là 10-12%.

Chia sẻ trang này