1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quản lý dịch vụ Internet: 'Bức tường lửa' đã bị chọc thủng cả trong lẫn ngoài

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 27/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Quản lý dịch vụ Internet: 'Bức tường lửa' đã bị chọc thủng cả trong lẫn ngoài

    TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) và có gần 2.000 đại lý dịch vụ Internet. Trong xu hướng phát triển công nghệ thông tin, hầu hết mọi thành phần trong xã hội đều tiến đến gần hơn với Internet. Ðó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những người khai thác mạng Internet với mục đích lành mạnh, cũng còn một số người sử dụng Internet để truy cập những thông tin xấu, vượt ngoài sự kiểm soát của hệ thống quản lý mạng quốc gia.

    Truy cập website đồi trụy - chuyện không khó!


    Tại điểm dịch vụ trên đường Võ Thị Sáu (quận 1 TPHCM), một thanh niên còn rất trẻ ngồi bó gối, rít thuốc lá liên tục và dán mắt vào những hình ảnh không lành mạnh mà cậu ta đã lôi được từ một website nào đó, không cần để ý rằng mọi người xung quanh đang nhìn mình với ánh mắt khó chịu. Thấy khách đang vào những địa chỉ không lành mạnh nhưng anh nhân viên phòng máy cũng làm ngơ. Chúng tôi hỏi: "Làm sao tìm được những trò đó vậy?". Anh ta đáp : "Ðịa chỉ đó hả, có cả ngàn cái. Chỉ cần search một chữ cái là có ngay thôi". Ðiểm dịch vụ Internet số 204 Trần Quang Khải, phường Tân Ðịnh, quận 1 cũng là một nơi khá lý tưởng cho khách muốn vào các trang web... đen. Với 60 máy được chia ra làm hai, một nửa đặt dưới nhà, một nửa trên lầu, điểm dịch vụ này hoạt động có vẻ rất... kín đáo. Ở lầu trên, các máy được xếp đối diện nhau và ngăn cách độc lập để khách nếu có vào các địa chỉ đồi trụy, khiêu dâm đỡ phần... mắc cỡ vì khỏi phải sợ người khác dòm ngó. Ðiểm dịch vụ này còn cài sẵn các địa chỉ ***, khách muốn in, muốn chép cứ việc... thoải mái. Lúc chúng tôi đến , đã hơn hai giờ sáng nhưng cửa hàng vẫn còn rất đông khách.


    Tại một dịch vụ Internet trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), khi chúng tôi vừa làm động tác nhích chuột màn hình đã hiện ra hàng loạt hình ***. Anh nhân viên điều hành biện bạch: "Ồ, hình của khách lúc nãy chưa xóa". Vậy đó, người ta đã coi việc vào dịch vụ Internet để truy cập những website đồi trụy như thế là chuyện quá bình thường.



    Hiệu quả ngược?


    Dịch vụ Internet Thế Giới - số 75- Trần Quang Khải, quận 1 là một điểm mà nhiều dân ghiền bật mí "thoải mái vào ***". Anh S. (sinh viên năm 3 khoa Văn - ÐHKHXHNV) một người thường xuyên đến đây để chat cho biết: "Những người đến truy cập internet thường là các bạn trẻ, trong đó nhiều nhất vẫn là các em học sinh. Các em vào mạng chủ yếu là để email, chat, chơi game, nhưng vẫn không ít em tò mò vào các địa chỉ có nội dung xấu". Ðể minh chứng cho điều mình nói, anh S. liếc mắt tỏ ý bảo tôi nhìn sang hai cậu bé ngồi cách anh một máy. Những hình ảnh các cô gái khỏa thân, những cô gái mặc đồ bikini và cả những hình ảnh ******** mà hai cậu bé đang chăm chú nhìn làm tôi nóng cả mặt. Anh Sơn còn cho biết, những địa chỉ này tải trên mạng, các dịch vụ lưu lại, cài sẵn vào máy. Khách vào, chỉ cần bật máy lên là các địa chỉ đó xuất hiện với những hàng chữ, hình ảnh mời gọi hấp dẫn. Chỉ cần nhấp chuột vào là nội dung của địa chỉ đó sẽ xuất hiện.


    Chị L. (quận 3) - phụ huynh của cháu B.N (học sinh lớp 11) - than thở: "Ngoài giờ đi học ra, hầu hết thời gian còn lại nó xin tôi ngồi phòng máy. Thấy con ham học tôi cũng mừng. Nhưng một lần tôi thử đến phòng máy trên đường Trần Quang Khải để xem cho biết thì mới tá hỏa: Toàn là thanh niên, học sinh tụ tập vào chat (tán gẫu trên mạng) và tìm xem những hình ảnh khiêu dâm. Kiểu này, ngồi vào Internet nhiều thì đầu óc... mụ mẫm ra chớ tiến bộ nỗi gì". Cũng như nhiều phụ huynh có con em thường ngồi lì ở dịch vụ Internet, anh Nguyễn Văn H. (quận 1) - thắc mắc: Tại sao các nhà cung cấp dịch vụ Internet không ngăn chặn những website xấu từ mạng chính và các dịch vụ Internet không ngăn cấm người sử dụng, nhất là các cháu học sinh... truy cập?


    Quản lý - bấp cập và... thả nổi


    Anh Huy, chủ dịch vụ Internet số 182-Trần Quang Khải, phường Tân Ðịnh, quận 1, phân trần: "Cấm khách vào các địa chỉ khiêu dâm, đồi trụy cũng không được. Mình làm dịch vụ, không phục vụ tận tình, khách bỏ đi thì còn làm ăn gì...". Tuy nhiên, anh cũng đề xuất: "Ðã làm thì làm cho đồng đều. Thành phố cần qui định người quản lý phòng máy chịu trách nhiệm nhắc nhở, ngăn chặn không cho khách vào các trang web đó". Còn bà chủ dịch vụ Internet số 78- Trần Quang Khải-phường Tân Ðịnh-quận 1 thì cho rằng rất khó ngăn chặn khách hàng vào các trang web đồi trụy. Nếu có thể thì không phải chỉ có các dịch vụ chặn là được, mà phải từ các ISP, họ phải thiết lập firewall (bức tường lửa) thật nghiêm ngặt thì mới có khả năng hạn chế được các địa chỉ có nội dung xấu tải về.
    Theo ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Công ty Internet & Software (VNN) - Thực chất công việc kiểm duyệt cổng truy cập, quản lý mạng lưới an ninh mạng là do Công ty Ðiện toán và Truyền số liệu khu vực 2 (VDC2) đảm trách, thế nhưng ngăn chặn tất cả mọi thông tin xấu trên Internet thì thật khó. Mỗi giờ có hàng ngàn địa chỉ thay đổi tên thì làm sao ngăn chặn. Công ty vẫn tạo firewall nhưng thực chất đó chỉ là một công nghệ sử dụng bảo vệ mạng nội bộ. Hơn nữa, danh sách cấm quá nhiều, tốc độ truy cập sẽ chậm, như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, ở mỗi một đại lý, chúng tôi đều có hợp đồng qui định rõ về quản lý Internet và chịu trách nhiệm khi truy cập những website cấm. Cũng đồng ý kiến đó, ông Nguyễn Huy Cường - Trung tâm dịch vụ Internet FPT -thì, ngoài những list có firewall do VDC2 tạo, FPT cũng có gateway (cổng) riêng nhưng do tất cả những địa chỉ trên mạng đều "động" nên không thể chặn được. Tuy nhiên, nếu có chính sách và định hướng rõ ràng, cụ thể như mọi ISP đều thường xuyên rà soát gateway của mình để tìm những website xấu bị thủng, và đặt "rule" chặn ngay, hoặc phải có biện pháp xử lý thật nghiêm đối với các đại lý thả nổi việc truy cập. Có như vậy, may ra...


    Nghị định 55/2001/NÐ-CP (ngày 23-8-2001) của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet (trích):


    Ðiều 41: Các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về Internet được quy định như sau:


    °Phạt tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
    a. Sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép
    b. Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép


    °Phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với các vi phạm
    a. Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hóa và giải mã thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet
    b. Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet


    °Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a. Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
    b. Ðưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, hoặc những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
    c. Ðánh cắp mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng


    °Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.


    Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thông tin TPHCM, ông Nguyễn Thanh Tòng: Công an phường phải thường xuyên kiểm tra các điểm dịch vụ


    Theo thống kê, trong các lần kiểm tra tại các dịch vụ Internet, tất cả các dịch vụ đều vi phạm. Mỗi lần kiểm tra, chúng tôi đều xử lý vi phạm và cảnh cáo các chủ dịch vụ. Tuy nhiên, với số lượng đại lý Internet nhiều như hiện nay, việc thường xuyên kiểm tra là điều khó khăn. Vì thế, tốt nhất là các lực lượng phường, xã đều phải vào cuộc. Dịch vụ đóng trên địa bàn nào thì địa phương đó phải thường xuyên tổ chức kiểm tra.


    Ngoài ra, các hội đoàn nên thiết lập câu lạc bộ Internet để các đoàn viên, thanh niên... có một địa điểm đến truy cập thông tin hay, bổ ích cho cuộc sống.


    Ông Ðỗ Bảo Minh Văn, Trưởng đài Khai thác mạng của CT Ðiện toán và truyền số liệu khu vực phía Nam (VDC2): Hệ thống firewall cần được trang bị công cụ tự động


    VDC2 là cơ quan cài đặt hệ thống Firewall quốc gia (bức tường lửa). Trong thời gian qua, VDC2 đã đặt hệ thống bảo vệ mạng, những thông tin vào đều được lọc và được kiểm tra. Nghị định 55/2001/NÐ-CP đã cho phép người sử dụng được sử dụng tất cả các dịch vụ Internet. Hiện nay, hệ thống Firewall có thể nhận biết được dấu vết mạng truy xuất nhưng không có khả năng phân tích luồng thông tin ngay. Vì thế, việc vượt rào để truy cập những website không lành mạnh từ bên ngoài (hay còn gọi là bẻ khóa) vẫn còn. Nếu trang bị được hệ thống truy xuất tự động, phát hiện, phân tích và ngăn chặn tự động, hệ thống mạng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.


    Thạc sĩ Lê Hoài Nghĩa, cán bộ Trung tâm Phát triển CNTT thuộc ÐH Quốc gia TPHCM:

    Có thể kiểm tra các logfile tại các dịch vụ INTERNET


    Ðể quản lý hệ thống mạng, tránh những trường hợp có thể truy cập vào những website cấm (không lành mạnh, khiêu dâm...) các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các dịch vụ Internet. Qua đó, kiểm tra tất cả các logfile (những file đã được truy cập) để phát hiện những địa chỉ không cho phép, tạo lệnh chặn tức thời. Mặt khác, khuyến cáo các chủ dịch vụ phải ý thức trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Không nên dung túng với những khách hàng vào dịch vụ chỉ để truy cập những thông tin đồi trụy.



    (Báo SGGP)


    Roma@
  2. Gorillaz

    Gorillaz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2001
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    em còn nhớ lúc ở SG...hùi dzìa đi ra nét chek meo ...trong cái adres bar đó có mí cái gì đâu mà s** gì đó ...tất nhiên là ko click vào rồi..nhưng mà ý em ở đây là...hầu như hềt chỗ nào cũng có mí cái đó hết á...hì...
    Thế ko biết firewall ở đây là sao rõ hơn nhỉ? Thế em cứ tuởng có firewall thì VN mình dâu có voice wa YM dc nhỉ? Bi giờ hết rồi thì voice dc..vậy chứ nếu gắt hơn thì có ảnh huởng gì đến cái này ko?
    When I fall in love, it will be forever.
    Or i'll never.. never fall in love
  3. dunghoitaisao

    dunghoitaisao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.321
    Đã được thích:
    0
    hic , ảnh hưởng đến voice thì hơi bị buồn ấy , mà lúc trước voice không được nhưng có firewall được bi nhiêu đâu a?

    Nhi.

Chia sẻ trang này