1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan niệm về *** trong văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khongvua, 13/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongvua

    khongvua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Quan niệm về *** trong văn học

    Gần đây có một số tác phẩm đề cập về *** một cách trực tiếp, gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.Xin ví dụ:
    I am đàn bà, Rừng Nauy,Hat cơ bản...
    Các bạn suy nghĩ thế nào /
  2. minhdongxuan

    minhdongxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    ******** chỉ là một nhu cầu của cuộc sống,một nhu cầu tất yếu.Vậy tại sao ta ko chấp nhận nó trong văn học,khi mà văn học phản ánh cuộc sống
  3. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bạn trước nhé.
    Ỉa chỉ là một nhu cầu của cuộc sống,một nhu cầu tất yếu.Vậy tại sao ta ko chấp nhận nó trong văn học,khi mà văn học phản ánh cuộc sống.
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có cái dư luận dở hơi biết bơi quê ta mới đi tranh cãi những vấn đề thế này. *** trong văn học, cũng như ô tô trong văn học, chó mèo trong văn học... đều là những đối tượng hết sức thông thường được bọn nhà văn sử dụng để biểu đạt những cái nhìn những ý niệm con cà con kê của bọn chúng. Nói vậy, không có nghĩa là vấn đề *** không đặc biệt hơn một chút. Ngoài việc nó là một đề tài cấm kỵ theo văn hoá truyền thống (đang teo và đã teo), còn một lý do khác. Đó là sự gây tò mò háo hức. Đại đa số những người chỉ trích những hình ảnh *** trong văn học, hoặc là mấy cô bé con đang còn ngượng nghịu hoặc là những người quan tâm đến *** một cách hơi đáng ngờ và đọc những trang đó một cách hết sức chăm chú. Số ít còn lại, là những nhà mô phạm giáo điều. (Với em, em chả thấy Bóng đè hay I am đàn bà có gì là *** trực tiếp quá đáng, em thấy đâu có gì đâu!!)
    Văn học nói nhiều về con người với những nhu cầu trong cuộc sống và cách xử lý những nhu cầu ấy. Những nhu cầu như tiền bạc, danh vọng, quyền lực... thì đọc cuốn nào cũng thấy có chả có gì lạ. Giờ thấy nói nhiều nhiều đến *** thì thấy lạ lẫm hơn cũng là phải.
    Các bác để ý xem, viết về *** rất khó, thiếu thì thành ra ước lệ tượng trưng kiểu cổ, mà thừa thì thành ra khiêu dâm. Gần giống như ta đi chụp ảnh truổng cời nghệ thuật, khéo thì thành ra nghệ mà thô thì thành ra ảnh sếch. Bọn nghệ sĩ ảnh truổng cời bất tài thường lấp liếm rằng "có một ranh giới rất mong manh giữa nghệ thuật và thô tục" để che đi cái bất tài. Nếu là ảnh sếch xịn, thì nhìn theo cách nào vẫn thấy từng tứng tưng. Nếu là ảnh nghệ thuật xịn, muốn cảm thấy tứng từng tưng em e là cũng hơi khó. Nói thế để thấy rằng, viết về *** chả sai cũng chả đúng, căn bản là viết có hay hay không.
    Đúng ra thì văn học nói đến *** không phải để miêu tả *** , mà qua sự miêu tả ấy nói lên cái gì đó. Ví như nói về bản năng của con người, sự áp chế bản năng, hay là tình yêu tình báo vân vân... Nếu đọc đoạn văn tả *** mà thấy có mỗi *** không, thì hoặc là tác giả viết kém hoặc là độc giả chưa được đọc nhiều truyện khiêu dâm xịn.
    Có cái này em đố các bác! Tại sao có một nhu cầu khác của con người, cũng cực kỳ thiết yếu, vai trò to lớn cho sự sống không khác gì *** thế mà không được văn học quan tâm đúng mức. Miêu tả thì sơ sài (toàn dùng mỗi một hoặc hai từ là tả xong) mà chẳng được sử dụng trong các thủ pháp văn học để khơi gợi các hình tượng triết lý. Đó là nhu cầu đi toa lét. Em đố các bác tại sao văn học lại bất công với nhu cầu lành mạnh này của con người đến vậy.
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    ặ post xong thơ thỏƠy có ông 200tuỏằ.i 'ỏằ' trặỏằ>c rỏằ"i.
  6. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Oài,cái tư tưởng định kiến của người Á Đông nó thế!
    đến Kim Bình Mai,Hồng Lâu mộng ngày trước còn bị liệt vào hàng dâm thư,bây giờ mấy cụ nho già đôi khi nhắc đến chuyện này khéo mặt lại đỏ rần lên.
    ...Còn với những người hiện đại hơn,đặc biệt là lớp trẻ,được hưởng nền giáo dục khác,tiếp xúc với nền văn hoá khác thì chuyện đó cũng không có gì to tát(trừ khi cố tình đề cao nó).
    ...Nhân nhắc đến điều này mới xin hỏi là "Trăm năm cô đơn" của Marquez nhắc đến ******** còn sỗ sàng hơn những tác phẩm các bạn nhắc đến rất nhiều thế nhưng chả ai dị nghị gì phải chăng bởi vì nó đoạt giải Nobel và được đón nhận rộng rãi,tương tự là "Đèn không hắt bóng"???Còn Rừng Na uy chỉ vì thấy người ta nhắc đến nhiều nhưng khi đọc các bạn thấy thất vọng nên quay sang đổ lỗi cho ***.
    ...cỏ phải rằng những người quen với VH lãng mạn,hoặc hiện thực của Pháp,Anh,Nga... thì sẽ không thích nhiều đến các tác phẩm có đề cập đến ***???
    ...Nói như một bạn nào nói,*** trong tác phẩm văn học(dĩ nhiên có giá trị),chỉ làm bẩn những cái đầu hỏng!
    ...Nhưng nói đi cũng phải nói lại,ngày càng nhiều các tác phẩm chèn *** vào như một kiểu trào lưu và để câu khách.Không biết các bạn trong đây thì thế nào,còn phần tôi,tôi sinh năm 82,đọc sách từ rất sớm,và cũng có thể nói là rất nhiều,nhưng trong những tác phẩm tôi đọc trước đây vấn đề *** nếu có chỉ là thoáng qua,và nó chỉ tô điểm cho tác phẩm,nhưng trong một số tác phẩm tôi đọc gần đây(có chút tiếng tăm) thì vấn đề *** trở nên thường xuyên hơn,dĩ nhiên nếu là một tác phẩm hay thì chuyện đấy chả có ý nghĩa gì,còn với các tác phẩm dạng làng nhàng thì sao???
    ...Có một mẩu chuyện cười về VH tôi đọc cũng tương đối lâu cũng không nhớ chính xác,đại ý là các tác phẩm VH cổ điển ,đến gần chương cuối mới thấy nhân vật nam chính hôn tay nhân vật nữ chính,còn bây giờ mới sang đến chương 2 đã thấy có con ngoài giá thú .
    ...Nói tóm lại một câu,*** trong văn học là bình thường nếu đó là một tác phẩm hay,còn không nó chỉ là một thứ câu khách rẻ tiền!Và về vấn đề này tôi thấy Rừng Na Uy cũng được,nó không thật xuất sắc như người ta lăng xê,nhưng cũng có thể gọi là hay.
  7. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    em o biết. Anh Teq đã đố vậy chắc anh biết, xin mời anh trả lời.
    Nhưng em băn khoăn là bà Vệ Tuệ đã khơi gợi hình tượng Sếch trong Toa lét , tại sao bà ấy dùng thủ pháp văn học để miêu tả 2 nhu cầu cầu lành mạnh ấy đồng thời, nói sơ sài thì gã zai 2 lần lành mạnh, ả gái 1 lần lành mạnh và 1 lần o được lành mạnh, gã được đáp ứng 2 nhu cầu và ả thì 1 có 1 o, đấy cũng xem như chưa được đáp ứng nhu cầu lành mạnh.
    Và nếu là nhu cầu lành mạnh thì sao o là gã 1 ả 1 ?
  8. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    He he he.
    lam vai bia di
  9. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Tớ nghĩ quan điểm về *** fụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người viết và cảm nhận chủ quan của người đọc.
    Đành rằng *** là 1 nhu cầu của cuộc sống nhưng với nhiều tác fẩm của nhiều tác giả VN, cách đề cập tới *** (theo tớ) THÔ, từ đó dẫn tới việc người đọc thấy fản cảm với những nội dung khác. Tớ chả quan tâm tới việc ai đó bảo tớ sính ngoại, nhưng tớ thích cách viết về ******** của phương Tây hơn (ờ, thì cũng người Việt mình dịch, nhưng rõ ràng nó hấp zẫn hơn rất nhiều)
  10. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này lôi ra tranh cái có nhiều cái buồn cười , buồn cười ở chỗ 2/3 tác phẩm đưa ra mà tôi biết lại là những tác phẩm có cách đưa *** vào như một cách khắc hoạ độc đáo làm nên tính cách và đời sống nội tâm của nhân vật và xuyên suốt tác phẩm. I''m đàn bà (ko rõ viết tên thế đúng chưa? ) tôi chưa đọc, nhưng Rừng nauy và Hạt cơ bản thì thiết nghĩ chẳng nên bàn đến *** ở đây.
    Có rất nhiều bạn sau khi đọc Rừng nauy, Cô đơn trên mạng xong thì than ầm lên là chán, là lắm *** mà chẳng cần biết vì sao nó là một tác phẩm hay dù người ta khen ngợi nó đầy ra. Chỉ biết đọc xong ko cảm nhận được gì nên chê nó chán và thêm chữ nhiều *** cho nó tầm thường chăng?
    Bạn khongvua buông ra một câu hỏi vô thưởng vô phạt, nhạt xong thì cũng chẳng bình luận gì, làm tôi nhớ mãi không ra tiêu đề "Hạt cơ bản" ở đâu để hỏi bạn một câu, bạn đã đọc hết tác phẩm hay chưa? Nếu đọc hết rồi thì chắc bạn đã đọc nguyên tác tiếng Pháp, còn nếu không thì xin lỗi bạn bạn cũng như tôi chỉ đọc được 11 chương đã dịch ra tiếng Việt. Mà nếu thế thì cũng phí 11 chương ấy đi.

Chia sẻ trang này