1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    à wên, nick YM của tớ là huulamtk, nếu không thích thì các bác cứ nhắn tin thẳng vào số này của tớ 0955123040 để tớ biết trước thì dễ liên lạc hơn! Cố gắng các bác nhé!
  2. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    các bác ơi! Mấy dạo này trời miền bắc cũng như miền Nam cũng tương đối đẹp đấy chứ, vậy mà sao không thấy bác nào chụp hình và bình luận mục này hết vậy.
    Trong chuyến đi của mình ra Hà Nội có quan sát bầu trời tại các nơi đã đi qua, tình hình nói chung là trời tương đối đẹp
    + Lúc khởi hành tại ĐN 2h, 2 ngày hôm đó bầu trời cực kỳ trong và nhìn sao trông rất sướng mắt, không trăng, bầu trời tối thui, rõ nhất vẫn là Mars, Orion, Sirius, Procyon, Capella....
    + Đến ga Huế (mình đi tàu Hoả chứ không phải là máy bay) trời chưa thắn, đường chân trời màu hoàng hôn nhìn qua cửa kính trông rất tuyệt, đôi lúc trên đường ngắm còn bắt gặp được mây "ngủ sắc"
    + Chặng đường dừng chân tiếp theo là gas Quảng Bình, lúc 8hkém 10, trời Quảng Bình trong vắt, nhìn thấy hầu hết các chòm sao của mùa này chẳng kém gì ĐN
    + Lúc 11h20, tàu vào gas Vinh, dừng chân 5 phút,tranh thủ nhìn bầu trời, bị khuất khá nhiều, chỉ nhìn được sirus
    Sáng hôm sau, 4h30 đến HN, suốt chặng đường đó tàu không dừng. Trời HN mấy dạo này khá đẹp, không lạnh mà đôi khi còn nóng nữa...Mấy hôm nay cứ đến tối là có mây, không thấy được sao nào.
    Bây giờ vẫn còn đang ở HN, dự kiến ngày mai sẽ về và trên đường sẽ quan trắc bầu trời tỷ mỷ hơn...Hì, thêm một vấn đề nhỏ và khá thú vị, lúc sag (13/1)được gặp trực tiếp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ giáo dục, Nguyễn Thiện Nhân tại ĐHQG HN, được bắt tay và chụp hình lưu niệm...Cảm nhận về bộ trưởng là khá thân thiện và nhiệt tình, dư hội nghị đến nơi đến chốn và nói chuyện có sức lôi cuốn chứ không "buồn ngủ" như mình nghỉ, hầu hết các v quan chức cấp cao thường báo cáo rất chi buồn ngủ và lê thê, lần này thì khác...trong bài phát biểu của mình bộ trưởng có nhấn mạnh đến việc nghiên cứu các vấn đề mới, mủi nhọn và nóng hổi hiện nay và mình nghĩthiên văn học cũng nằm trong số đó, trong thời gian tiếp đến TVH sẽ được đầu tư một cách thích đáng và có vị trí nhất địnhtrong các lĩnh vực hiện nay tại VN. Mình tin là như vậy!
  3. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0

    Thỏ anh gỏãp bỏằT trặỏằYng bỏằT giĂo dỏằƠc Nguyỏằ.n Thiỏằ?n NhÂn à
    Vỏưy anh có xin nich yahoo cỏằĐa ông ỏƠy ko, cho em mỏằ>i.Ui, bỏằn em có nhiỏằu 'iỏằu muỏằ'n nói vỏằ>i ông ẵ lỏm
  4. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Trặỏằ>c 'Ây mơnh câng không mỏãn mà gơ vỏằ>i nhỏằng quan chỏằâc cỏƠp cao nhặ vỏưy, hỏằ 'ỏằc diỏằ.n vfn, bĂo cĂo nghe rỏƠt buỏằ"n ngỏằĐ và dài lê thê và còn "kiêu" nỏằa, hay bỏưn, tham gia cĂi gơ mỏằTt tư rỏằ"i 'i ngay nhặ kiỏằfu chỏĂy sô ỏƠy và không mỏƠy thÂn thiỏằ?n ...lỏĐn này thơ khĂc, trông bỏằT trặỏằYng rỏƠt phông 'ỏằT, hay cặỏằi và vui tưnh, mỏãc dạ ưt tham gia chặặĂng trơnh nhặng tham dỏằ cĂi gơ là 'ỏn nặĂi 'ỏn chỏằ'n và 'ỏằf lỏĂi ỏƠn tặỏằÊng tỏằ't...không giỏằ'ng nhặ nhỏằng vỏằi mơnh nhặ thỏ là quư hoĂ quĂ rỏằ"i...có lỏẵ thỏĐy lỏằ>n rỏằ"i không thưch chĂt chưt hay phne lung tung 'ỏằf tĂm..hok dĂm xin nick 'Âu em à, có chi cỏĐn nói vỏằ>i thỏĐy NhÂn thơ em viỏt thặ 'i vỏưy!
    Anh thưch cĂch phĂt biỏằfu mang tưnh thỏằi sỏằ và nhơn ngặỏằi nghe cỏằĐa thỏĐy...mà quan trỏằng là thỏĐy khuyỏn khưch viỏằ?c nghiên cỏằâu, tơm hiỏằfu cĂc vỏƠn 'ỏằ mỏằ>i trên thỏ giỏằ>i...thỏĐy nói nhiỏằu nhặng lỏĂi không có nhỏc 'ỏn TVHỏằc, xem nhỏằng ngành khĂc là mỏằĐi nhỏằn nhặ công nghỏằ? nano, 'óng tàu, ngành tin hỏằc...'' khi phĂt biỏằfu thơ có chút gơ nghe có vỏằ vui tưnh. Nỏu 'oĂn không nhỏ** thơ lúc bâ có lỏẵ thỏĐy NhÂn câng thưch thiên vfn lỏm nhặng khi nhiỏằu viỏằ?c quĂ bỏưn nên không 'ỏĐu tặ nỏằa, thơ cỏằâu 'oĂn vỏưy thôi- nên khi phĂt biỏằfu quên mỏƠt TVHỏằc, mà 'iỏằu quan trỏằng là khuyỏn khưch chúng ta tơm hiỏằfu cĂc vỏƠn 'ỏằ, lânh vỏằc mỏằ>i 'ỏằf nặỏằ>c ta không bỏằc mơnh lỏĂc hỏưu quĂ và chặa 'ặỏằÊc 'ỏĐu tặ thưch 'Ăng - trong khi 'ó nhiỏằu nặỏằ>c lỏĂi ho rỏng 'Ây là ngành công nghiỏằ?p mâi nhỏằn trong thỏằi gian 'ỏn. CĂc bỏĂn trỏằ chúng ta sỏẵ làm 'iỏằu 'ó và hÊy chỏằâng minh 'ỏằf mỏằi ngặỏằi thỏƠy TVH có tỏ** quan trỏằng nhặ thỏ nào trong tặặĂng lai và không thỏằf thỏằ ặĂ vỏằ>i nó 'ặỏằÊc...nỏu nhà nhà, ngặỏằi ngặỏằi 'ỏằu thưch thiên vfn - nỏu VN có thêm mỏằTt vài TRỏằc khĂc trong thỏưp kỏằã 'ỏn và 'ỏằâng vỏằc và tặỏằYng tặỏằÊng không tỏằ'n tiỏằn nên chúng ta cỏằâ mặĂ ặỏằ>c thoỏÊi mĂi. Có nhỏằng ặỏằ>c mặĂ vỏôn chỏằ? là ặỏằ>c mặĂ và ta biỏt nó sỏẵ không trỏằY thành sỏằ thỏưt nhặng nhỏằ có nó mà chúng ta mỏĂnh mỏẵ hặĂn, tin và tặặĂng lai nhiỏằu hặĂn và làm 'ặỏằÊc nhiỏằu viỏằ?c hặĂn. Cỏằâ tin là nhặ vỏưy và chúng ta nỏằ. lỏằc nhiỏằu, yêu 'ỏƠt nặỏằ>c, nỏằ. lỏằc vơ sỏằ khao khĂt tri thỏằâc và vơ tỏằ. quỏằ'c...nhỏƠt 'ỏằ<nh là nhặ vỏưy rỏằ"i. CĂc anh em yêu thiên vfn...chúng ta không chỏằ? dỏằông lỏĂi ỏằY sỏằY thưch là ngỏm sao 'ỏằf giỏÊi trư, mà ai 'ó có 'iỏằu kiỏằ?n thơ hÊy 'ào sÂu nghiên cỏằâu 'ỏằf tỏĂo ra nhỏằng công trơnh thiên vfn cỏằĐa ngặỏằi viỏằ?t chúng ta...!
    Hơ, tÂm sỏằ vỏưy thôi, cĂc bĂc 'ỏằông có cặỏằi và nghâ tôi nhiỏằu chuyỏằ?n nhâ! CHúc cĂc bĂc ngày mai 'ỏĐu tuỏĐn vui vỏằ và may mỏn cỏÊ tuỏĐn!
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát tinh vân M45 ?" Pleiades
    Đêm 24 - 1 ?" 2008 ?
    Hôm nay mình vừa từ Thủ Đức về Bình Dương, thế là được nghỉ tết sau một kì thi căng thẳng . Ăn cơm tối xong như thói quen thường lệ mình hay đi ra sân hóng mát một tí, và dĩ nhiên là nơi mình nhìn nhiều nhất là bầu trời. Chợt nhận thấy trời hôm nay trong vắt, các ánh sao mùa Xuân đang tỏa ánh sáng lung linh, dù đèn nhà hắt ra mạnh nhưng vẫn không át đi ánh sáng mạnh của Tam Giác mùa Xuân quen thuộc (Sirius ?" Procyon ?" Betelgeuse). Nhìn lại đồng hồ là 20:00, mình định bụng sẽ làm một buổi quan sát ngắn và sớm hơn mọi khi (hì, lát còn hẹn gặp một người online nữa :P ). Mục tiêu chính của buổi quan sát hôm nay sẽ là tinh vân M45 ?" Pleiades, một trong những tinh vân nổi tiếng trong cụm sao sáng mùa Xuân này.
    Vào nhà chuẩn bị máy ảnh và pin, thoáng nhìn qua khe cửa thì ánh trăng 17 đã thấp thoáng sau những nhánh cây của mảnh đất cạnh nhà tỏa một ánh sáng vàng cam dịu báo hiệu trời rất trong (thời tiết tốt ta mới có thể nhìn thấy trăng từ gần chân trời khi mới mọc hoặc sắp lặn, trong trường hợp này là khoảng 10 độ - 1 nắm tay dang thẳng từ mắt đất). Loay hoay một lúc đã 20:30, chạy ra kiểm tra một lần nữa trước khi hành động thì ? ôi thôi, bất ngờ ghê, trời đang có những cụm mây rất to, quan trọng là nó che như gần hết chổ M45, ngay cả trăng cũng mờ mờ ảo ảo. Diễn biến của bầu trời miền Nam thời gian này có đặc điểm thất thường và hay thay đổi nhanh chóng. Không từ bỏ kế hoạch vội, thế là sau 30 phút các cụm mây đột ngột tan đi cũng nhanh như lúc nó xuất hiện phô ra vẻ đẹp trời sao và ánh trăng sáng rực rỡ vì đã lên khá cao.
    Việc chuẩn bị hôm nay rất nhanh vì mục tiêu chỉ là ghi hình M45 nên chỉ cần : Máy ảnh, giá kình thiên văn kèm motor triệu tiêu nhật động, đến 21:10 mình đã sẵn sàng ghi bức ảnh đầu tiên. Mình mở motor và rồi một rắc rối nhỏ xảy ra ? hết pin :P . Mình đã ngờ ngợ điều này trước vì 4 cục pin đã dùng quá lâu rồi. Thế là mình chạy như bay sang tiệm tạp hóa gần nhà để mua 4 cục pin đại hiệu ? Con Ó vàng. Hi, kể cũng buồn cười, motor của KTV lúc đem về kèm 4 cục pin in mác Orion trông rất pro, giờ đây về Việt Nam buộc nó phải ?ogậm? đỡ pin Con Ó Pinaco, vẫn chạy tốt thôi. Và thế là motor hoạt động, mình hướng hệ KTV-MAS về Pleiades, lấy tiêu cự vô cực cũng như chỉnh một vài thông số, lúc 21:30 mình đã có bức ảnh đầu tiên ở zoom tối đa 12x khá hoàn hảo. Ánh sáng đèn từ khách sạn đối diện hắt qua mạnh ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả ảnh, chính vì thế đa số mình đều quan sát vào đêm khuya lúc mọi ánh đèn đã tắt. Mình ghi một loạt ảnh rồi sau đó lựa chọn ra 3 bức ảnh đẹp nhất. Hai ảnh ở ISO 400 và một ở ISO 200. Công việc kết thúc lúc 22:30.
    Với 3 bức ảnh thô, mình sử dụng PS để hòa trộn chúng làm một và lọc nhiễu nhưng dùng kĩ thuật để quang phổ các ngôi sao ít biến đổi nhất. Độ sáng của anh kết hợp tăng lên đáng kể so với ảnh gốc. Và đây là kết quả:
    [​IMG]
    Ảnh Fullsize : http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/M45.jpg
    Giới thiệu sơ qua về tinh vân Pleiades . Mang số hiệu 45 trong bảng 110 tinh vân Messier và thuộc chòm Kim Ngưu ?" Taurus , Pleiades thực ra là một cụm mở với rất nhiều các ngôi sao trẻ đang được sinh ra từ một khối tinh vân. Cụm sao này càng dày đặc khi được nhìn qua thiết bị hỗ trợ quan sát tốt. Nếu nhìn bằng mắt thường các bạn sẽ thấy Pleiades thật sự dễ gây chú ý với một cụm sao mờ ảo rất đẹp, nhìn thật kĩ bạn sẽ thấy được 7 ngôi sao chính của nó (mắt phải thật tinh vì các sao có độ sáng yếu từ cấp 3-4). Theo truyền thuyết phương Tây mọi người quen gọi Pleiades với cái tên khác là Seven Sister hay Bảy chị em (Thất Nữ). Riêng ở Việt Nam thì M45 được gọi bằng nhiều tên như: Tua Rua, sao Mạ ? và lúc nhỏ mình được mẹ mình chỉ đó là sao Vua.
    Về nguồn gốc các tên này mình không rõ lắm. Gọi là Tua Rua (hay sao Rua) vì nó có hình dáng giống cái tua rua (có ai biết chính xác cái tua rua là cái gì không?) . Gọi là sao Mạ (thường tên gọi này ở miền bắc) vì cụm sao xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Còn tên gọi sao Vua ở vùng quê Bình Dương mình người ta thường gọi, không biết ở các nơi khác ở miền Nam thế nào. Có vài câu ca dao tục ngữ liên quan đến sao Rua như:
    ?oBao giờ cho đến tháng ba,
    Tua Rua xế quặt thì thôi cấy cày?
    ?oTrên trời có ông sao Rua,
    Ở dưới hạ giới có vua Ba Vành?
    ?oSao Vua chín cái nằm kề
    Thương em từ thuở mẹ về với cha.
    Sao Cày ba cái nằm ngang,
    Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng.
    Sao Vua chín cái nằm chồng,
    Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay.
    Sao cày ba cái nằm xoay,
    Thương em từ thuở em hay khóc nhè." :?&gt;

    * Sao cày trong bài ca dao chính là 3 sao thắt lưng của chòm Orion.
    * ?oSao Vua chín cái? theo mình người dân đã lấy thêm 2 sao sáng nữa cộng với 7 sao sáng mà ta biết. Nhưng thực ra 2 sao đó là sao nào mình vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

    Đây là ảnh mình ghi chú thích 7 ngôi sao chính của cụm sao này:
    [​IMG]
    Học về Thiên Văn học là học về Thơ, về Triết lý, Ý nghĩa của cuộc sống, trong đó không gian đã hòa nhập với thời gian, con người đã hòa nhập với vũ trụ.
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 25/01/2008
  6. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    thankx chú Đôn đã cho anh em những bức ảnh thiên văn rất tuyệt
    ...đây cũng là đối tượng thiên văn đầu tiên mình quan sát qua kính thiên văn, chú Đôn nhân đà này săn thêm mấy cái M nữa nhé, ngoài này trời đất buồn quá, hix....
  7. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Anh chụp cho em hình mặt trăng đi xem nào
    Mấy tháng nay không thấy rùi --nhớ quá
  8. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hi, uhm, anh sẽ cố gắng
  9. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bầu trời mùa Xuân 2-2008
    Thế là một mùa Xuân mới lại về, tuy rằng thời điểm mình viết bài viết này chỉ mới là 19 âm lịch thôi nhưng không khí rộn rã của mùa Xuân đã bắt đầu xuất hiện khắp nơi, từ lúc sáng sớm với bầu không khí se lạnh đôi chút, cảnh nhộn nhịp của chợ Thủ quê mình với người bán kẻ mua tấp nập chuẩn bị đón xuân. Lòng mình lại thấy nhẹ nhàng thảnh thơi sau những công việc dồn dập trong năm ? và rồi mỗi chiều, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, lúc mọi nhà thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp thì cũng là lúc ngoài kia trên bầu trời sâu thẳm và trong vắt màn trình diễn hùng vĩ của bầu trời sao mùa Xuân bắt đầu, rực rỡ và lung linh cũng như chính mùa xuân vậy.
    Còn gì thú vị hơn là sau buổi cơm tối bạn bước ra sân nhà hít thở lấy không khí trong lành của đất trời rồi ngước nhìn lên bầu trời kia, tâm hồn sẽ thấy thật nhẹ nhàng khi thoang thoảng đâu đó trong gió là tiếng hát ?oCánh mai thắm tươi xuân nồng, ấm đôi má em thêm hồng ?? của bài Dịu dàng sắc xuân. Hãy tạo cho mình một buổi quan sát như thế bạn nhé ! Bài viết lần này mình sẽ hướng dẫn các bạn định vị những chòm sao cơ bản cùng những nét đặc biệt của bầu trời sao mùa xuân này. Trước khi bắt đầu các bạn hãy nhớ lại những quy luật cơ bản của chuyển động bầu trời :
    - Trong đêm các chòm sao từ từ dịch chuyển từ Đông sang Tây quay quanh sao Bắc Cực - Polaris.
    - Cùng một thời điểm nhưng ngày hôm sau các chòm sao sẽ dịch chuyển về phía tây so với vị trí của nó vào ngày hôm trước một ít (quanh sao Bắc cực).

    Trong bài này mình viết chuẩn cho một ngày vào giữa tháng hai vào lúc 20:00. Các bạn hãy áp dụng quy luật chuyển động trên để điều chỉnh lại cho phù hợp theo thời điểm quan sát của mình. Nào, chúng ta cùng bắt đầu nhé !
    Hướng nhìn đầu tiên: Thiên đỉnh
    Thời điểm này thiên đỉnh sẽ là nới tập trung cụm sao sáng và dễ nhận biết nhất. Bạn sẽ có thể bắt gặp lại Lục Giác Mùa Đông cùng Tam Giác Đều nổi tiếng trên bầu trời . Chòm sao chìa khóa của kì này vẫn là chòm Thợ săn ?" Orion quen thuộc.
    - ORION: Việc định vị cực kì dễ dàng, nếu ai đã xác định được Orion rồi thì sẽ không thể nào quên được với hình dáng đặc thù 3 sao thắt lưng thẳng hàng (Orion?Ts Belt) cùng 4 sao xung quanh tạo thành một hình thang bao xung quanh. Nếu bạn chưa từng biết Orion hay đây là lần ngắm sao đầu tiên của bạn, đừng lo, việc nhận ra 3 sao thẳng hàng mình nhắc trên dường như là một quán tính với người quan sát vì chúng trông rất đặc biệt, hãy ngước nhìn thẳng lên đỉnh trời chắn chắn bạn sẽ bắt gặp chúng. Xác định được rồi thì việc tìm ra các sao xung quanh để tạo thành chòm sao hoàn chỉnh chỉ là vấn để nhanh hay chậm mà thôi. Khi đã xác định được Orion, nó sẽ là ?ochìa khóa vạn năng? để bạn lần ra các chòm sao khác.
    Hãy nhớ câu sau đây để xác định hướng ?oOrion, đầu Bắc chân Nam, trái Đông phải Tây?. Một chòm sao dùng hướng đạo rất tốt. Ngoài ra nếu ta nối một đường thẳng dọc theo Thanh kiếm Orion đến chân trời thì đó sẽ chỉ hướng chính Nam, tựa như một ?oKim chỉ nam? vậy.
    Hãy chú ý đến vai trái của Orion được đánh dấu bằng sao Betelgeuse có sắc đỏ cam rất đẹp, nó là một ngôi sao đặc biết thuộc loại Siêu sao khổng lồ đỏ (Red supergiant star) với khối lượng gấp khoảng 15 lần Mặt trời chúng ta và nếu thế nó vào vị trí Mặt trời thì đường kính của nó đủ để bao cả quỹ đạo Sao Hỏa . Hãy ghi nhớ sao Betelgeuse, lát nữa mình sẽ chỉ các bạn Tam Giác Mùa Đông nằm ở đâu.
    [​IMG]
    Chòm ORION
    - CANIS MAJOR: Mang tên tiếng Việt là chòm Đại Khuyển hay Chó Lớn, chòm sao này cũng nổi tiếng không kém vì sở hữu ngôi sao sáng nhất bầu trời, ngôi sao Sirius với cấp -1,46. Tìm sao Sirius rất dễ dàng bằng cách sau : bạn hãy kéo một đường thẳng tưởng tượng từ 3 sao thẳng hàng Orion về bên trái của chàng một đoạn sẽ bắt gặp ngôi sao Sirius rất sáng có ánh trắng xanh lấp lánh (Không nằm chính xác tuyệt đối trên đường thẳng mà hơi lệch qua phải một chút). Ánh sáng mạnh của sao Sirius tỏa ra từ ngôi sao Sirius A trong một hệ sao đôi A-B. Nó cách chúng ta 8,6 năm ánh sáng, một khoảng cách khá gần trong thiên văn. Nếu có dịp nhìn Sirius qua ống nhòm hoặc kính thiên văn bạn sẽ bị chinh phục bởi thứ ánh sáng trắng xanh lạnh và nó phát ra. Từ Sirius hãy lần ra các sao còn lại của chòm. Trong các bản vẽ xưa thì Sirius đánh dấu mũi của chú chó săn này.
    - CANIS MINOR: Đồng hành cùng Đại Khuyển chúng ta có chòm Tiểu Khuyển tức Chó Nhỏ. Đại Khuyển và Tiểu Khuyển là hai chú chó săn trung thành luôn theo sát Thợ săn Orion. Ngôi sao Procyon sáng nhất chòm nằm gần đối xứng với sao Rigel của Orion qua đường nối tưởng tượng Betelgeuse ?" Sirius. Bạn sẽ thấy Procyon cũng là một sao rất sáng màu trắng vàng. Chòm Tiểu khuyển là một chòm đơn giản chỉ gồm 2 sao, từ Procyon bạn dễ dàng xác định ngôi sao còn lại. Vậy đến đây ta đã có được Tam Giác Đều Mùa Đông rồi đấy. Đó là tam giác tưởng tượng nối giữa ba sao : Betelgeuse (Orion) ?" Sirius (C.Major) ?" Procyon (C.Minor). Bạn có thấy nó thực sự rất đều không nào ?
    - SAO HỎA ?" Mars: Vị trí hiện tại của Sao Hỏa đang thuộc chòm Kim Ngưu ?" Taurus, noel vừa rồi Sao Hỏa tiến đến khoảng cách gần Trái Đất chúng ta, độ sáng của nó đã tăng đến cực đại và thời gian này nó đang trong giai đoạn ra xa và mờ dần. Tuy nhiên Sao Hỏa còn rất sáng và là một đối tượng đáng chú ý trong vùng sao này. Để tìm Sao Hỏa bạn hãy thực hiện động tác quen thuộc là vẽ một đường tưởng tượng qua cạnh đáy nhỏ của ?ohình thang Orion? tạo bởi hai sao Rigel ?" Bellatrix thêm một khoảng như vậy nữa sẽ đến Sao Hỏa. Ta sẽ dễ dàng nhận ra Sao Hỏa có màu đỏ sẫm hơn Betelgeuse, và nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy hành tinh này sẽ không ?onhấp nháy? như các vì sao xung quanh. Hiện Sao Hỏa có độ sáng nhỉnh hơn cả Betelgeuse, người mới quan sát có thể bị nhầm lẫn giữa hai thiên thể này.
    - AURIGA: Chòm sao Ngự Phu với sao sáng nhất (sao Alpha) là Capella. Ta tìm Capella bằng cách lợi dụng Sao Hỏa vừa xác định được. Kẻ một đường thẳng từ sao Betelgeuse qua Sao Hỏa thêm một đoạn bằng khoảng cách hai thiên thể này nữa sẽ dẫn bạn đến sao Capella màu vàng cam. Trong như Sao Hỏa đang ở trung điểm của Betelgeuse ?" Capella vậy. Từ vì sao này, hãy lần lượt định vị ra 4 vì sao còn lại trong bộ phận chính của chòm Ngự Phu, trông như một hình ngũ giác bị lệch.
    - TAURUS ?" Kim Ngưu, một trong 12 chòm sao Hoàng Đạo với sao Aldebaran nằm phía phải của chòm Orion. Nếu trong kĩ bạn sẽ thấy Kim Ngưu có hình dáng như một chiếc ná hay một chữ V với phần đỉnh hướng về hướng Tây. Các sao ở vùng này rất dày đặc và thật đẹp nếu được nhìn qua ống nhòm. Nằm gần chòm Taurus là một cụm nhỏ chi chít các sao mờ ảo rất dễ nhận, bạn hãy tự tin rằng đó chính là tinh vân M45 - Pleiades. (Tham khảo thêm bài quan sát trên của mình)
    - GEMINI - Song Tử cũng là một trong 12 chòm Hoàng Đạo với 2 ngôi sao chính là Castor và Pollux đánh dấu hai vị trí chân của hai anh em sinh đôi được các vị thần ban cho sức mạnh trong thần thoại Hy Lạp. Sao Pollux là đỉnh của một tam giác khá cân với đáy là 2 sao Betelgeuse ?" Capella mà bạn vừa tìm ra.
    [​IMG]
    Vùng trời Thiên Đỉnh
    Hướng Tây và hướng Bắc:
    Khi hướng về vùng trời này các ngôi sao có vắng vẻ hơn nhưng bạn đừng bỏ qua, vẫn có điều thú vị dành cho bạn đấy.
    - CASSIOPEIA ?" Thiên Hậu: Có hình dáng như một chữ W đang úp ngược và bị kéo giãn ra, việc xác định chòm Thiên Hậu cũng gần như một quán tính cho người quan sát vì hình dáng đặc biệt, nhưng bạn chú ý rằng phải nhìn kĩ và không được bỏ cuộc vội vì các sao trong chòm hơi mờ và có độ sáng xấp xỉ nhau.
    - PERSEUS ?" Dũng sĩ Perseus nằm ngay bên trên Thiên Hậu với hai sao sáng và dễ nhận nhất là Mirfar và Algol. Sao Algol tuy không sáng nhưng được các nhà thiên văn chú ý đặc biệt vì là một sao biến quang dạng che khuất với chu kì vài ngày và có thể nhận biết độ sáng biến đổi của nó bằng mắt thường.
    - ANDROMEDA ?" Công Chúa Andromeda là chòm nằm cạnh Thiên Hậu nhưng có lẽ hơn khó quan sát vì nằm gần chân trời và ít có sao đặc biệt. Trong chòm này có tinh vân M31 nổi tiếng là một thiên hà gần thiên hà chúng ta nhất (2 triệu năm ánh sáng) cũng mang tên Thiên Hà Adromeda.
    - POLARIS ?" Sao Bắc Cực nổi tiếng : Xác định ngôi sao này bằng cách sử dụng chòm Auriga như hình chú thích, đoạn thẳng nối tưởng tượng này dài khoảng 6 lần cạnh hình ngũ giác. Phải thật chú ý vì ngôi sao này rất mờ và độ cao của nó khá thấp (phụ thuộc vào vĩ độ bạn quan sát, người quan sát ở vĩ độ càng cao càng dễ nhìn thấy sao Bắc Cực). Ngôi sao này hiện đang nằm gần như trên trục xoay kéo dài của Trái Đất chúng ta, do đó hàng đêm vì sao này như cố định một chỗ và các vì sao khác khắp bầu trời dường như đang xoay quanh nó. Tuy mờ nhưng thật đặc biệt phải không nào. Nhắc đến sao Polaris mờ ảo và trường tồn mình lại nhớ đến những ánh sao băng, nhớ đến hai câu thơ rằng:
    ?oThà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?

    [​IMG]
    Hướng Bắc và Tây
    Hướng Đông:
    - LEO ?" Sao Thổ cô độc: Vẫn một cảnh vắng vẻ trái ngược với vùng trời nơi thiên đỉnh. Nơi đây chỉ làm bạn phải chú ý với hai ngôi sao nằm gần nhau, một trên một dưới cách chân trời từ 20 ?" 25 độ. Ngôi sao ở trên chính là sao Regulus của chòm Leo - Sư Tử . Các sao khác trong chòm tương đối khó xác định vì còn gần chân trời. Bạn hãy đợi cho Sư Tử lên cao mới nhận thấy hết vẻ uy nghi của nó. Chú Sư Tử như đang phóng thẳng lên khoảng không bao la. Ngay dưới Regulus, ngôi sao màu vàng ấy là Sao Thổ - Saturn.
    - CANCER ?" Con Cua: Một trong 12 chòm Hoàng Đạo và cũng là một trong những chòm sao khó xác định nhất vì các sao của nó có độ sáng ngang nhau và rất mờ (khoảng cấp 4). Con Cua đang nằm ngay trên chòm Sư Tử ở vùng trời cao khoảng 50 độ. Nếu có ống nhòm trong tay hoặc một đôi mắt phải thật tốt bạn hãy thử xác định chòm Con Cua nhé, ngay giữa Con Cua là tinh vân M44, một cụm sao lấp lánh là món quà xứng đánh dành tặng cho bạn đấy.
    [​IMG]
    Hướng Đông
    Chúng ta kết thúc với hướng Nam:
    -TÀU ARGO và sao CANOPUS: Thoạt nhìn hướng nam, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được một anh chàng nổi bật chẳng kém Sirius đang ở tít trên cao, vì sao sáng ấy mang tên Canopus, sáng thứ hai trên bầu trời chỉ kém Sirius mà thôi, nó lấp lánh ánh trắng vàng với cấp -0,72 . Sao Canopus đánh dấu phần Sống Tàu Argo (Carina). Argo là một chòm sao rất lớn được hợp thành từ 4 chòm nhỏ. Dựa vào hình này, các bạn hãy từ từ xác định các phần của chòm Argo vĩ đại, một công việc thú vị đòi hỏi tính kiên nhẫn. Hãy tranh thủ khoảng thời gian này vì đây là lúc ta thấy được chòm Argo đầy đủ và trọn vẹn nhất.
    Một ?okim chỉ nam? khác chính là hai ?ovị thủ lĩnh? của bầu trời. Đường nối Sirius ?" Canopus đến chân trời chỉ gần hướng Nam, rất thuận tiên để sử dụng trong điều kiện ánh sáng đô thị mạnh hoặc trời nhiều sương mù.
    [​IMG]
    Hướng Nam
    Chuyến du hành qua bầu trời sao mùa xuân của chúng ta thật thú vị phải không nào. Trong phạm vi bài viết mình chỉ đưa ra những gì đặc biệt nhất để các bạn làm ?ochìa khóa?, phần còn lại của bầu trời lung linh mùa Xuân đang chờ các bạn khám phá đấy.
    Hãy tự tin với bản đồ sao trong tay và hướng nhìn về bầu trời sâu thẳm kia mỗi đêm. Nắm bắt quy luật chuyển động của thiên cầu cùng sự so sánh khéo léo các mốc khoảng cách trên bầu trời sẽ giúp bạn thành công. Chúc các bạn nhiều đêm đẹp trời và một mùa Xuân an lanh hạnh phúc !
    Các hành tinh quan sát được trong tháng:
    + Sao Hỏa: đang nằm trong chòm Taurus với màu đỏ đặc trưng rất dễ nhận biết vì nằm gần thiên đỉnh từ 20 ?" 21h.
    + Sao Kim: lúc này có tên gọi là Sao Mai, sáng rực ở hướng Đông vào buổi sáng sớm trước lúc mặt trời mọc nhưng khá gần chân trời nên cần một vị trí quan sát tốt.
    + Sao Thổ : Nằm trong chòm Sư Tử với màu vàng khá dễ nhận biết.
    Đặc điểm nhận dạng của Hành Tinh là hầu như không nhấp nháy khi so với các sao xung quanh.
    Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org
    Bản đồ sao dùng cho tháng 9 các bạn có thể download tại
    http://www.skymaps.com/downloads.html
    Chọn phần bán cầu bắc Northern Hemisphere. Bản đồ phù hợp nhất cho các nước có vĩ độ trên 40 độ, đối với Việt Nam có vĩ độ thấp cần chỉnh lại cho phù hợp khi sử dụng quan sát.

    Hoặc sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời online có trên web www.vietastro.org để tự tạo cho mình một bản đồ sao ứng với mọi thời điểm trong đêm.
    Nguyễn Đình Đôn - www.vietastro.org
    Học về Thiên Văn học là học về Thơ, về Triết lý, Ý nghĩa của cuộc sống, trong đó không gian đã hòa nhập với thời gian, con người đã hòa nhập với vũ
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 01:22 ngày 27/01/2008
  10. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Thật tuyệt vời. Chỉ mấy ngày không ghé thăm diễn đàn mà có nhiều bài viết hay và giá trị quá.
    Mây hôm này bầu trời miền Trung thật thất thường, có những lúc trời trong cực kỳ một khoảng rộng giữa các đàm mây. Các chòm sao hiện ra rất rõ, mà cũng lần đâu tiên mình nhìn bằng mắt thường thương Pleadies đến 6 cái!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này