1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhanh thật mới nhờ em buổi trưa mà tối đã viết xong rồi.
    Có lưu ý chút Đôn nhầm giữa tam giác mùa đông và tam giác mùa xuân (đã chỉnh lại) sở dĩ có nhầm này chắc là đang nghĩ em ơi mùa xuân đến rồi đó
    Các tên gọi Winter Triangle - Tam Giác Mùa Đông hay Spring Triangle - Tam giác mùa xuân là theo các gọi của phương tây mùa của họ hơi khác mình. Mùa đông từ đông chí đến xuân phân, còn theo âm lịch thì đông chí là giữa đông và mùa xuân của chúng ta từ Lập xuân đến Lập Hạ, Xuân Phân là giữa mùa xuân (phân ~ 1/2 ).
    Lập xuân khoảng 5/12 (lưu ý chữ khoảng) gần giữa đoạn từ Đông chí đến Xuân Phân. Tết của ta là thường vào những ngày đầu xuân của ta còn bọn Tây vẫn là mùa đông. xem thêm tại
    Chủ đề lịch
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/Lich-1-bo-mon-quan-trong-cua-Thien-van-hoc/969246/trang-3.ttvn
    Thiên văn phương đông
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/Vu-Tru-Thien-Van-hoc-Phuong-Dong/54934/trang-18.ttvn
    Trở lại với tam giác mùa xuân nó là 1 tam giác sao khác là 3 sao : Spica trong chòm Virgo (Trinh Nữ) , Regulus- Leo (Sư Tử), Arcturus - Bootes(Mục Phu) tam giác sao này xem rõ ở hướng đông vào các tối cuối xuân và đầu hạ.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quang cảnh kỳ diệu của bầu trời: "Hai viên kim cương" kề cạnh nhau vào cuối tuần này
    [​IMG]
    Cuối tuần này những người yêu bầu trời sẽ có dịp chiêm ngưỡng một cảnh đẹp ít thấy của bầu trời, hai hành tinh Sao Kim và Sao Mộc sẽ kề cạnh nhau ở hướng đông, quan sát được khoảng một tiếng trước khi trước khi Mặt Trời ló dạng.
    Vào các sáng thứ 6 - 1/2 và ngày thứ 7 - 2/2 khoảng cách giữa hai hành tinh này chỉ là khoảng 0.6 độ lớn hơn đường kính của trăng tròn (0.5 độ) một chút. Hãy thức dậy sớm khoảng 5 giờ và nhìn về phía đông, nếu bạn không muốn bỏ lỡ quang cảnh tuyệt đẹp này.
    Sao Kim là hành tinh sáng nhất có độ sáng biểu kiến lúc này là -3.98, là vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời chỉ sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Sao Mộc kém sáng hơn một chút với độ sáng -1.86 chỉ đứng sau Sao Kim một bậc. Hai hành tinh kề cần nhau như hai viên kim cương rực sáng và thậm chí chúng vẫn còn được quan sát rõ khi phía đông đã sáng hẳn.
    Rạng sáng ngày 1/2, Sao Kim trong thời điểm này chúng ta còn gọi là Sao Mai ở phía bên trái và cao hơn Sao Mộc một chút. Sang ngày 2/2 khoảng các của hai hành tinh còn gần hơn và Sao Kim đã di chuyển xuống dưới thấp hơn. Vào các ngày sau vị trí của Sao Kim ngày càng thấp dần và rời xa Sao Mộc.
    Đây là lần hội ngộ đầu tiên trong năm nay, đến đầu tháng 12 chúng ta lại sẽ thấy Sao Kim và Sao Mộc ở gần nhau nhưng lúc này sẽ diễn ra vào lúc hoàng hôn khi trời vừa tối. Sau đó đến mãi 3 năm sau, tháng 5/2011 sự hội ngộ này mới lặp lại.
    Nhưng nhớ đừng quên quan sát kẻ thứ 3 trong lần hội ngộ này. Trăng lưỡi liềm cuối tháng đang ở cao hơn một chút so với hai hành tinh. Đến ngày 4/2, ba đối tượng sáng nhất của bầu trời đêm sẽ gặp nhau : 2 viên kim cương và vệt trăng vàng mỏng như lá lúa sát cạnh nhau, sẽ cực kì ấn tượng và khó quên đối với những người yêu bầu trời.
    Vào những ngày đầu xuân này, hãy luôn quan sát nhé !
    Mộng Tiên - HAAC (www.vietastro.org)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 31/01/2008
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vừa test thử cái máy mới mua Canon S5 IS. Quá tuyệt, ra ngay đường chụp chòm orion mặc dù bị đèn sáng loa nhưng với ISO 400 độ phơi sáng 2 s, chòm Orion hiện lên rất rõ và thấy được ánh hơi đỏ của M42.
    Sáng mai phải dậy sớm chạy ra đường làm 1 loạt ảnh về 2 em Sao Kim và Sao Mộc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khoe đồ chút
  4. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    máy a mua mấy triệu vậy, e cũng đang chuẩn bị sắm một con đây
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    6,5 tr (~400 USD) thẻ nhớ kèm theo 1G,
    nếu mua thêm pin sạc, chân đế, thêm thẻ nhớ thì khoảng 1 tr nữa.
  6. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    vậy là 7,5t, cũng hơi gay go với e đấy, e sẽ cố gắng.từ h đến cuối năm sẽ cố mua 1 con
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tối mùng 4, một số thành viên tại TP.HCM đã có buổi quan sát tại khu Nam Sài Gòn. Trời không trong lắm nhưng cũng quan sát được các chòm sao hơi hơi rõ
    Cùng với việc ngắm sao qua ống nhòm là việc thử chụp ảnh các chòm sao qua máy ảnh số. Ảnh thu được chất lượng chưa cao lắm vì chưa biết chọn các thông số thích hợp nhưng cũng chẳng đến nỗi nào
    [​IMG]
    Ánh trăng bên nhà thờ (chẳng thấy nhà thờ đâu ) với chế độ chụp đêm tự động ISO =250.
    [​IMG]
    Orion và Canis Major (Đại Khuyển) . Theo thắt lưng của orion kẻ 1 đường về phía trái là sao Sirius của Canis Major
    [​IMG]
    Tam giác mùa đông trong mây ! hãy tìm trong ảnh cái nào là Tam Giác Đều Mùa Đông !? và tên của các đỉnh tam giác . Có khó khăn ? Hãy hỏi 1080
    Hai ảnh trên chụp với chế độ Manual , phơi sáng 10s, ISO =200
    [​IMG]
    Ảnh này khá tệ về kỹ thuật, sai focus. ISO 80 (?) phơi sáng 15s.
    Đốm đỏ ở trên đó là Sao Hỏa. Còn ngũ giác sao là chòm sao nào ?!
    Auriga (Ngự Phu) đó với sao Capella là đốm sáng nhất ở dưới.
    [​IMG]
    Chó lớn (Canis Major) nguyên con !
    [​IMG]
    Orion cận cảnh ! phơi sáng 13 s vẫn là ISO 80 (???) có lẽ tăng ISO lên nữa thì sẽ thu được nhiều sao hơn.
    [​IMG]
    Đầu Sư Tử (Leo) đã lên. Đốm sáng ở trên là Regulus trái tim mãnh sư, thấp dưới gần cây là Sao Thổ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một chiếc máy bay tình cờ bay qua !
    Vẫn là ISO 80 !!!
    --
    Buổi offline đầu năm thật thú vị !
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ẹc ! chụp được ảnh đẹp đã khó khâu "hậu kì" cùng quan trong không kém. Ảnh sau khi nén lại có chất lượng cực kỳ thảm hại .
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    web http://www.vietastro.org vừa add thêm mục lịch thiên văn ở cột bên trái. Mục đích nhằm cung cấp đến những người yêu bầu trời các hiện tượng thiên văn trong tháng, trong năm để có thể đón xem, ví dụ: nhật thực, nguyệt thực, sự hội ngộ giữa các hành tinh, trăng và các sao sáng ...Mưa Sao Băng !
    Các sự kiện đều được xác định theo giờ quan sát ở Việt Nam dựa trên các nguồn:
    SKYCAL của NASA http://sunearth.gsfc.nasa.gov/eclipse/SKYCAL/SKYCAL.html
    Và đầu mỗi tháng, mỗi tuần đều có cập nhật chi tiết hơn qua các bài giới thiệu về sự kiện thiên văn của các trang www.skymaps.com và www.skytonight.com
    Hiện nay chỉ mới có dữ kiện của tháng 2 và giao diện còn một số lỗi. Mong sự góp ý của các anh em.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 11/02/2008
  10. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát cụm sao M44 ?" Beehive
    Đêm 11-02-2008 ?
    Hôm nay là ngày mùng 5 Tết rồi, theo thông lệ Việt Nam mình là ngày cuối cùng mà đa số mọi người còn được nghỉ ngơi. Sao nhanh quá, mới ngày nào cập rập chuẩn bị đón Giao thừa, đón Tết với bao kế hoạch mà giờ đã trôi qua hết rồi, thấy thoáng buồn một chút. Mấy ngày Tết bận rộn nên kế hoạch ghi hình tinh vân M44 giờ mới thực hiện được, phải làm gấp vì sắp tới, ôi, còn một kì thi nữa phải vượt qua.
    Bây giờ đã là đúng 23:00, cũng khá trễ rồi, phải cố gắng thực hiện kế hoạch nhanh nhanh trước 0:00 (vừa nhận một tin nhắn đe dọa thức khuya là mai biết tay ^^). Nhanh tay nào ! các dụng cụ cần thiết cũng không cần gì nhiều: máy ảnh, pin, giá KTV, ống nhòm và .. mắt kính. Chỉ 10 phút sau mọi thứ đã sẵn sàng trên sân thượng. Việc chuẩn trục cực của KTV với sao Polaris chính xác mất của mình thêm 5 phút nữa, việc này phải làm thật cẩn thận vì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các bức ảnh mình sắp ghi. Vẫn áp dụng sáng kiến cũ, mình lợi dụng chuyển động của motor KTV để triệt tiêu nhật động giúp camera bắt hình trong một khoảng thời gian dài mà các thiên thể không bị kéo thành ?ovệt?.
    Khi máy ảnh đã sẵn sàng, thêm vài giây để chỉnh thông số, đối tượng đầu tiên mà mình mở màn cho buối tối nay được chọn là sao Sirius đang sáng rực và chếch về trời Tây. Vua của các vì sao này là đối tượng ghi hình khá dễ vì độ sáng và sự rõ ràng của nó. Chỉ mất ít phút để ghi được bức hình đầu tiên, từ từ mình tiến đến zoom 12x của máy ảnh và kết quả rất là tốt. Mình ghi 2 bức ảnh ở ISO 400 và 1 ở ISO 200. Sau khi kết hợp 3 bức ảnh lại với nhau mình có được bức ảnh này, sáng như đèn vậy :)
    Ảnh Cropsize 100%:
    [​IMG]
    Tiếp theo, nhìn về hướng Tây lúc này nổi bật và quen thuộc vẫn là chòm Orion của mình, vẫn thói quen, mình hướng máy về Orion để ghi hình nó, mặc dù đây không biết là lần thứ bao nhiều mình ghi hình Orion nhưng cảm giác khi nhìn nó vẫn như ngày nào, vẫn như cái lần cách đây thật lâu mình ngước nhìn lên bầu trời và tìm được cho mình chòm sao đầu tiên của mình ấy. Ghi hình Orion đã như một sự gì đó thật quen tay, rất dễ dàng chọn đúng độ zoom và định vị đúng nó. Đây là kết quả sự kết hợp 2 bức ảnh ISO 200 ?" 400:
    [​IMG]
    Xem ảnh Fullsize: http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/orion_021108.jpg
    Ảnh chú thích:
    [​IMG]
    Nhìn lại đồng hồ đã 23:20 rồi, mình có một cái nhìn bao quát khắp vùng trời Tây, trời rất đẹp nhưng tiếc rằng sự ?oô nhiễm ánh sáng? khá nặng vì hướng này là hướng đường Quốc lộ 13, ánh sáng hực lên từ chân trời làm những vùng càng xuống thấp càng có một màu đỏ sẫm, cộng với ảnh hướng của ánh điện neol mạnh từ bảng quảng cáo của khách sạn bên cạnh (vị trí này hoàn toàn đủ tầm ném của mình ^^). Các bức ảnh ghi được trở nên khó khăn khi định vị và không khéo sẽ có một bầu trời sáng rực và ít ánh sao. Mình định ghi hình cùng lúc 2 chòm sao Orion ?" Gemini cạnh nhau, thật may mắn cho việc định vị chỉ cần vài phút, 2 chòm sao dễ thương và nhiều ý nghĩa của mình đã nằm trọn trong trường ống kính máy. Đây cũng là sự kết hợp của 2 ảnh ISO 200 ?" 400 giúp mình giảm được nhiễu mà các ánh sao vẫn sáng rõ:
    [​IMG]
    Xem ảnh Fullsize: http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/Ori_Gemi_021108.jpg
    Ảnh Chú thích:
    [​IMG]
    Thế là đúng 23:30 mình bắt tay vào công việc chính đêm nay là ghi cho được bức ảnh rõ nét về tinh vân ?" cụm sao Beehive M44 nằm trong chòm Cancer (Cự Giải). Mình dự đoán đây sẽ là một công việc khá khó khăn và đòi hỏi phải có kiên nhẫn nên mình đã để nhiều thời gian cho nó, mình còn 30 phút nữa ? Trước hết mình cần xác định vị trí M44 hiện đang nằm chính xác ở đâu, lúc này ống nhòm sẽ phát huy tác dụng. Nhớ rằng cụm M44 này nằm ngay giữa chòm Cancer, mình hướng ống nhòm lên gần thiên đỉnh, vị trí phía ?otrên? của chòm Leo lúc này đã mọc khá cao với sao Thổ màu vàng cạnh Regulus. Sau một lúc lùng sục khoảng trời này tuyệt nhiên mình vẫn không thể tìm ra dấu vết của người bạn M44 xưa kia (mình đã từng ghi hình M44 lúc trước cách đây gần 2 năm). Mỏi cổ vì sức nặng của ống nhòm và việc ngước gần 90 độ trong thời gian lâu, mình quyết định nhờ vào sự trợ giúp của phần mềm thiên văn. Lựa chọn nhanh gọn lúc này là trình Picosky trong điện thoại, theo Picosky mình sẽ tập trung vào hai sao sáng, một của chòm Auriga (Ngự Phu), một là Sao Hỏa. Hai vì sao này sẽ là ?osao dẫn đường? cho mình tìm đến chính xác vị trí của M44 cách đó không xa. Thế là quay lại với ống nhòm và rất nhanh chóng, mình đã định vị được M44 là một cụm lờ mờ nhưng lấp lánh ánh sao rất đẹp và cùng 2 vì sao Asellus nằm giữa chòm Cancer . Định vị qua ống nhòm là một việc, ghi hình nó bằng máy ảnh với zoom tối đa lại là một việc khác?
    Gần 23:40 rồi, phải nhanh lên thôi! Mình hướng hệ máy ảnh đến ?ohai vì sao dẫn đường? đã chọn và ghi một bức ảnh để định vị chúng. Ở đây mình xin nói thêm về việc ghi hình bằng máy ảnh số với một đối tượng mờ (đặc biệt khó nhìn thấy bằng mắt thường) và xung quanh đối tượng ấy không có thiên thể nào đặc biệt là một việc rất khó khăn với lý do việc định vị này sẽ phải hoàn toàn dựa vào phán đoán. Hãy tưởng tượng ta phải ghi hình một đối tượng mà ta không nhìn thấy được, chỉ biết hướng của nó, những gì hiện trên màn hình LCD của máy ảnh chỉ là một màu đen ? vậy làm sao để xác định đúng hướng ? Ta dùng một cách tuy chậm nhưng chắc, đó là cách ghi liên tiếp các bức ảnh chụp bỏ mà mình gọi là các bức ?oảnh định vị?, trước hết với góc rộng nhất để các vì sao dẫn đường nằm gọn trong ảnh. Từ đó ta sẽ ước lượng để cố gắng xoay máy ảnh hướng sao cho đối tượng cần ghi hình nằm ngay giữa của ảnh định vị, việc này nói thì dễ nhưng thực hiện rất lâu và cần kiên nhẫn nhất. Sau khi đối tượng đã chính xác ngay giữa, ta mới thực hiện zoom vào, mỗi bước nhích zoom cần phải kiểm tra bằng một bức ảnh xem đối tượng có lệch hay không, nếu lệch cần nhanh chóng chỉnh lại rồi mới tiến gần thêm, tránh hấp tấp có thể làm tiêu tan công sức từ đầu. Khi đến được zoom lớn nhất (ví dụ ở đây là 12x) bạn có thể thở phào nhẹ nhõm một cái rồi phải nhanh nhanh tiến hành ghi hình với các thông số tốt. Việc bấm máy ghi hình cần thật cận thận, chỉ làm lệch vị trí hiện tại của máy một chút là xem như ta phải làm lại từ đầu, bạn đừng mong sẽ định vị lại được đối tượng khi ở độ zoom cao.
    Việc ghi hình M44 mất của mình hơn 30 phút với gần 30 bức ảnh phải bấm để rồi chỉ giữ lại 3 bức ảnh cuối cùng tốt nhất. Đây là kết quả thực sự đổ mồ hôi vì hệ kính và máy khá nặng, các nút tinh chỉnh không dùng được vì đang dùng motor, mỗi khi di chuyển một tí là phải nới lỏng vít cố định ra và xoay thật chậm cả hệ kính nặng, lúc kết thúc công việc thì bàn tay trái của mình đã đỏ và mỏi nhừ với việc xoay vít cố định. Đáng lẽ việc này không cần đến ống kính thiên văn, tháo nó đi sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng tháo nó rồi phải tháo cả đối trọng, cũng lười? thôi đành cố gắng vậy. Nhìn lại đồng hồ lần nữa đã là 0:10 rồi, mình mau chóng thu dọn các thứ rồi đi ngủ gấp, không thì sẽ bị ai đó đánh đòn mất :P
    Khâu hậu kì xử lí những bức ảnh ghi được cũng khá gian nan, cốt làm sao để tăng chất lượng ảnh mà vẫn giữ được sự nguyên thủy nhất của nó. Tất cả các bức ảnh trên mình đều kết hợp 2-3 ảnh với các ISO khác nhau để tăng độ chi tiết các vì sao mờ. Với bức ảnh M44 này mình cũng kết hợp 2 ảnh ISO 400 và một với ISO 200 . Ảnh được giảm nhiễu bằng PS nhưng sử dụng một kĩ thuật mới để vẫn giữ nguyên trạng màu quang phổ của các vì sao có thể tạm gọi là kĩ thuật lọc nhiễu bằng nhiều lớp player, đây là thành quả của một buổi miệt mài :
    [​IMG]
    Xem ảnh Fullsize: http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/M44.jpg
    Ảnh chú thích:
    [​IMG]
    Ảnh Crop 100%:
    [​IMG]
    Chúc mọi người một năm mới an lành
    www.vietastro.org


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này