1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát Sao Thổ gần vị trí xung đối
    Đêm 24 ?" 2 ?" 2008 ?
    Hôm nay là Chủ nhật, mình được về nhà sau nữa kì thi học kì. Còn nữa chặng đường nữa phải vượt qua. Chợt nhớ đến thông tin 24 ?" 2 là ngày mà Sao Thổ - Saturn sẽ ở vị trí xung đối chính xác nhất mình có ý định ghi hình nó qua kính thiên văn nhưng bài vở còn nhiều quá, tâm trạng không được tốt lắm cho một buổi ngắm sao đạt kết quả?mình quyết định đi ngủ sớm một bữa để lấy lại tinh thần hoàn thành kì thi cho tốt đã. Hẹn lại Sao Thổ vào cuối tuần sau nhất định mình sẽ ghi những bức ảnh tốt với những cách thức mới về nó. Cho đến nay mình chỉ mới ghi hình Sao Thổ một lần vào tháng 5 ?" 2006, thấm thoát đã gần 2 năm trôi qua rồi, nhanh thật .
    Đêm 29 rạng 1 ?" 3 ?" 2008 ?
    Một ngày thứ sáu cuối tuần lại đến nhưng lần này khác những tuần trước nhiều, hôm nay mình thi xong, kết thúc một học kì, thực sự hôm nay mình không còn bận tâm gì đến bài vở nữa. Mình cần thư giãn sau một kì thi, còn gì bằng một buổi ngắm sao trong đêm khuya và nghĩ về những dự định tốt sắp tới. Sau khi onl, có một điều gì đã khiến mình thất vọng, phìu, cảm thấy không còn hứng thú nữa ? nhưng thôi đành cố lên vậy. À, thế là mình phải tranh thủ bắt lấy Sao Thổ thật nhanh như quan sát cụm M44 lần trước vậy vì đã hứa ai đó ngủ sớm rồi :P . Không hiểu sao mình vẫn có thói quen ngắm sao vào lúc giữa đêm chuyển sang ngày mới, lúc ấy cảm thấy thanh bình lắm. Trong những bài viết hướng dẫn quan sát mình vẫn khuyên mọi người ngắm sao lúc 8-9 giờ tối là tốt nhất, nhưng mình lại thế này :?>
    Bây giờ là 23:30, việc chuẩn bị các thứ mất của mình thêm 15 phút nữa. Đầu tiên quan trọng nhất là cái KTV, vác nó ra trước đồng thời tiến hành chuẩn trục cực nó luôn để sử dụng motor cho ngon lành, qua kính định vị, mình có thể thấy được sao Polaris ?" người dẫn đường lờ mờ phía chân trời Bắc. Tiếp theo là hộp ?ođồ nghề?, các thứ linh tinh phụ kiện, motor kính, máy tính?ôi thôi, quên mất một thứ quan trong nữa, cái CCD ! :) . Kết nối mọi thứ lại thật nhanh rồi quay kính thẳng lên thiên đỉnh, Sao Thổ vàng cùng chòm Leo hiện lên rất rõ trên nền trời trong vắt. Lúc này một vài người ở khách sạn bên cạnh thập thò bên tấm màn cửa sổ quan sát mình, hihi, không biết họ đang nghĩ gì về việc mình đang làm, nhìn lén họ hay là tìm cách bắn máy bay đây. Đúng là việc quan sát thiên văn rất dễ gây chú ý với mọi người, nhìn những cặp mắt tò mò bên khách sạn đối diện kia mình thấy vui vui. Mình tắt luôn ánh đèn vàng mờ mờ để không gây chú ý nữa rồi bắt đầu công việc.
    Nhìn qua đồng hồ đã 0:00 rồi, thời khắc chuyển giao không khí thật tĩnh mịt, phải nhanh tay thôi. Trước tiên mình định vị Sao Thổ qua thị kính 25mm, bội giác chỉ 36x rất dễ dàng, canh cho đối tượng nằm ngay giữa thị trường rồi bật cho motor chạy để ?okhóa? nó lại. Thay thị kính 10mm ?" 91x rồi tiếp tục tiến hành tinh chỉnh cho Sao Thổ vào giữa thị trường. Sau đó mình thêm Barlow vào. Bước này quan trọng và cần phải làm cận thận và nhẹ nhàng vì nếu lỡ tay làm đối tượng lệch đi sẽ phải tiến hành lại tự đầu. May mắn khi nhìn qua bội giác 182x sao Thổ vẫn còn nằm trong trường nhìn, chỉ phải tinh chỉnh lại tí xíu. Thế là Sao Thổ đã hiện lên qua thị kính, cảm nhận đầu tiên của mình là nó có gì đó thay đổi sau 2 năm nhìn lại nhưng mình vẫn chưa nhận ra nét khác biệt. Trong thị trường có thể nhìn thấy 2 vệ tinh mờ, có lẽ một là Titan và một cái nữa mình không nhớ tên. Sau khi hoàn tất việc định vị mình có thể yên tâm nhẹ nhàng gắn CCD vào và tự tin rằng nhìn ảnh mờ mờ của Sao Thổ sẽ hiện lên màn hình vi tính.
    0:10 mình bắt đầu việc cân chỉnh nét (focus) cùng các thông số trên phần mềm của CCD, một bước quyết định thành quả cho bức ảnh thành phẩm. Việc lấy nét ở độ bội giác này rất khó khăn vì phải dựa vào cảm giác của đôi mắt, càng nhạy càng tốt, chỉ nhích một tí ở núm vặn focus là hình ảnh sẽ khác, không có một chuẩn nào để biết được focus như thế đã thực sự chính xác hay chưa. Tay vặn từng chút một và cặp mắt thì dán vào màn hình để chọn thế nào là rõ nhất. Mình ghi nhiều bức ảnh, thỉnh thoảng focus lại một lần giống như việc lấy sai số trong các thí nghiệm. Cứ một chút phải tinh chỉnh lại cho Sao Thổ nằm vào giữa khung hình vì tuy đã chuẩn trục cực nhưng vẫn có độ lệch nhỏ. Đến 0:30 mọi việc đã hoàn tất. Hi vọng với những ảnh này ngày mai mình sẽ cân chỉnh và kết hợp chúng để cho ra một hình ảnh rõ hơn về Sao Thổ. Ngủ thôi ngủ thôi ?
    Sáng 1-3, mình tiếp tục công việc với khâu hậu kì, việc trước tiên là chọn ra những bức ảnh đẹp và rõ nhất đại diện cho những thông số khác nhau trong hàng chục ảnh đã ghi, việc này cần nhìn tỉ mĩ vì nhìn thoáng qua trông ảnh nào cũng như ảnh nào. Sau khi chọn xong là bắt đầu công việc cân chỉnh màu sắc và kết hợp với PS.
    Đây là bức ảnh mình chụp với thông số cũ như năm 2006, điều dỡ nhất là để các thông số contrast và iso là auto, phần mềm làm việc không được chính xác và kết quả là xuất hiện nhiễu rất nhiều:
    [​IMG]
    Chuyển 2 thông số về manual rồi chỉnh từng bước một, ở bức ảnh này nhiều đã giảm nhiều nhưng Sao Thổ có cái màu là lạ ^^! :
    [​IMG]
    Tiếp theo là hai bức ảnh rất ưng ý vì không còn thấy nhiễu xuất hiện xung quanh nữa, có lẽ nhờ độ sáng Sao Thổ khá mạnh nên điều này có thể làm được mà hình ảnh vẫn không bị thiếu chi tiết, tuy nhiên vẫn bị mờ hơn bức ảnh bên trên:
    [​IMG]
    Thực hiện lấy focus lại:
    [​IMG]
    Với PS, mình tiếp tục dùng ?ochiêu? cũ là kết hợp 2 bức ảnh làm một và cân chỉnh màu một chút, sự kém về độ sáng đã được cải thiện tốt, và đây cũng là thành quả mong đợi của một đêm quan sát:
    [​IMG]
    Lục lại kho ảnh của mình, nhìn lại bức ảnh Sao Thổ mình chụp vào hồi tháng 5-2006 thì thấy thật sung sướng vì sự tiến bộ:
    -So hai bức ảnh về kĩ thuật chụp và xử lí bạn có thấy chúng khác nhau ?omột trời một vực? không :)
    -So về sự khác biệt mà mình đã nhận ra khi tối qua nhìn Sao Thổ, đĩa Sao Thổ ở gần vị trí xung đối đúng là có khác, to hơn đôi chút. Đặc biệt nhất là cái vành, hình 2006 ta thấy Sao Thổ ?onghiêng? nhiều hơn với bây giờ.
    [​IMG]
    PS: Đến hôm nay lấy máy tính ra bấm lại thì mới thấy mình đã tính toán sai bội giác cực đại các bức ảnh mình đã chụp. CCD tương đương với thị kính 6mm. Vậy thì G=(910mm/6mm) x 2 (barlow) ~ 300x. Ra là mình đã ghi các bức ảnh tận ~300x chứ không phải ~200x như mình nhầm tưởng!
    Nguyễn Đình Đôn ?" HAAC
    www.vietastro.org
  2. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    anh orion_constellation Pro quá.
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ảnh của Đôn là hạng "pro" nhé, còn đây là hạng amateur anh vừa chụp và xử lý tối qua 2/3/08 lúc 11h.
    Kính Cassegrain Herschel 235mm, gương tráng bạc đã 4 tháng, bắt đầu xuống cấp, gương thứ cấp hơi bị thấp biên phải che còn 40mm, trên giá German cố định mới lắp 2 ngày qua.
    Thời tiết không tốt lắm, 45o từ chân trời tòn mây mù, chòm orion chỉ thấy mờ nhạt.
    Ghi ảnh bằng webcam Logitech pro4000.
    [​IMG]
    Sau khi ghi hình thử một file avi vài giây khoảng gần 100 frame và xử lý bằng chương trình Registax chỉ với các thông số gần như mặc định của CT vì mìh cũng chỉ đang mò mẫm cách dùng.
    Và choáng ngợp với kết quả cuối cùng :
    [​IMG]
    Mình thật sự bất ngờ trước khả năng xử lý tuyệt vời này.
    Điều kiện đầu tiên phải có là giá kính phải xoay được theo nhật động để ghi được một đoạn phim ngắn.
    CT sẽ cắt nó thành từng frame, lọc lựa lắp ghép để loại bỏ những nhiễu động của khí quyển và tăng độ nét cho ảnh tổng hợp cuối cùng. Ảnh thu được thật sự vượt hơn mức xem trực tiếp qua thị kính loại tốt, có thể nhận ra khoảng chia Cassini dù độ nghiêng vành rất bé.
    Anh sẽ chuyển file avi này cho Tuấn để anh em xử lý thử bằng Registax (CT free)
    Chưa bao giờ anh em amateur mình có được "món đồ chơi" sáng giá như vậy.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Choáng thiệt
    Không ngờ kết quả tốt vậy.
  5. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0

    Hôm nay chia sẻ những gì em nhìn thấy 2 năm trước(lười chả post)
    Vào 1buổi chiều mùa hè ,như bình thường em lại lôi cái kính thiên văn (dài phải đến hơn 2m) ra để ngắm trăng, sao.Khi hướng ống kính vào Mộc Tinh và quan sát thấy 1 vệ tinh của nó(lúc đó cũng thấy hạnh phúc lắm).
    Lại một sự kiện bất ngờ xảy ra,khi đang ngắm vệ tinh sướng thì bỗng xuất hiện 1 diểm sáng nnhỏ xuất hiện với độ sáng chỉ tương đương với ánh sáng mà vệ tinh của Mộc Tinh phát ra(kích thước gần tương đương),sau đó từ từ di chuyển trên nền trời đầy sao.Nó di chuyển khá chậm nên em có thời gian chỉnh kính nhìn đuổi theo nó,sau đó em dừng lại thì thấy rõ là nó đang di chuyển(chứng tỏ mình chẳng hoa mắt tí nào)rồi biến mất
    Lúc đó em tưởng là một sao chổi cơ.Nhưng nghĩ lại thì khả năng nó là một bộ phận của một vệ tinh nhân tạo phản chiếu ánh sáng mặt trời thì thuyết phục hơn.
    Cho là hiện tương hiếm gặp nên em post bâi này lên,không biết có ai đã gặp hiện tượng tương tự thế này chưa.Hi vọng các bác cho ý kiến
    Quên chưa nói kính có độ bội giác là 200/7
  6. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Bờm ơi
    ..........C...........G............Am........C7
    Người ơi, anh hát riêng bài ca
    ......... F.........G..................C.........C7
    Tặng em cô gái anh thầm yêu?
    ..............F................................F
    Lúc em cười mùa xuân trong anh,
    ..............G..............................C
    Lúc em buồn mùa đông vây quanh
    .............F.............................F...... ................G......G7
    Em có hiểu lòng anh muốn nói? suốt đời yêu em?
    Rồi mai anh phải đi học xa
    Người ơi, anh chỉ yêu mình em
    Lúc một mình nhìn về nơi xa
    Ngước lên trời nhìn vì sao đêm
    Anh tin rằng ở nơi xa kia? em chờ anh mãi?
    .C..........................G...................Am ..........C7
    Có những lúc nhớ em anh khóc thầm
    .....F...........................G................ ....C........C7
    Vì có những lúc nhớ em lòng đắng cay
    ..........F................G
    Người ơi em ở nơi xa
    ..........E7................Am
    Mình anh trong cô đơn
    F..............................F..............G
    Lòng ngập thương nhớ? dâng đầy...
    (repeat)
    END:
    .............F.............................G...... ........ ....C..........C7
    Em có hiểu lòng anh muốn nói? Anh nhớ em nhiều?!
    .............F..............................G7.... .......................F.........G.........C
    Em có hiểu lòng anh muốn nói? Anh nhớ em nhiều?!
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài của bạn anhhoctoan
    ----------------------------------------------------------
    Sau một tuần học hành mệt nhọc , niềm vui ngày cuối tuần của tôi là ngồi ngắm sao vào buổi tối.Để không dài dòng ngay bây giờ tôi quan sát được gì thì sẽ chia sẻ cùng các bạn
    18h45ph ngày 7/8/2007 , ở phía nam ta thấy một ngôi sao rất sáng , đó chính là mộc tinh, hành tinh to nhất trong hệ mặt trời . Dưới mộc tinh cũng nằm ở hướng đó là hướng tây nam là chòm sao thần nông . Thần nông đang nằm ngang theo tầm mắt. Ơ phía trên đầu thần nông một chút là chòm sao thiên bình , còn gọi là chòm cái cân. Nằm hơi gần đường chân trời ở phía tây là chòm trinh nữ.Nhưng bây giờ chỉ nhìn thấy có một số sao thôi .Dải ngân hà bây giờ đi qua đuôi của chòm thần nông , qua đầu của chòm nhân mã , qua chòm sao thien ưng , qua chòm sao thiên nga , đi sát chòm sao thiên vương và thiên hậu. Nằm ở phía trên đuôi của thần nông là chòm nhân mã, đang chúc xuống dưới . Đi dọc theo ngân hà lên phía đỉnh đầu là chòm thiên ưng.Chòm thiên ưng có một ngôi sao rất sáng đó là sao ngưu lang . Từ sao ngưu lang đi qua ngân hà về hướng tây bắc ta sẽ thấy được chòm sao thiên cầm với ngôi sao sáng là sao chức nữ .Nếu bây giờ có một đôi tình nhân ngồi ngắm ngưu lang và chức nữ thì tôi tin chắc là họ rất hạnh phúc . Còn tôi mong có một người bạn tri âm ngồi ngắm sao cùng. Từ thiên ưng dọc theo ngân hà lên một chút là gặp chòm thiên nga, dọc thiên hà một chút nữa là gặp thiên vương , từ đó sang hướng đông bắc một chútlà chòm thiên hậu.Nhìn về hướng chính bắc ta sẽ thấy sao bắc cực. Sao bắc cực thuộc chòm sao bắc đẩu nhỏ.Bắc đẩu nhỏ nằm ngang bầu trời hơi lệch về phía tây.Bắc đẩu lớn theo quan sát chỉ thấy được 2 sao ở phía đuôi
    Nằm ở phía tây hơi lệch bắc một chút là chòm bắc miện với phần lồi quay về hướng tây nam . Từ chòm bắc miện đưa mắt sang hướng đông một chút ta thấy chòm vũ tiên , từ chòm vũ tiên hơi nhích lên phía trên một chút đi về hướng tây nam ta sẽ thấy chòm hơi giống chòm vũ tiên , đó là chòm ngự phu
    Ở phía tây bắc ta sẽ thấy được chòm tiên nữ ở phía sau của chòm thiên hậu hơi nhích trên một chút .Phía dưới của chòm tiên nữ là chòm anh tiên , anh tiên ở sát đường chân trời .Phía trên đầu của chòm tiên nữ là chòm phi mã .Ơ hướng chính đông là chòm song ngư (19h35ph)
    chúc các bạn zdui dẻ kghi ngắm sao
  8. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 14/03/2008
  9. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Vậy là đã tới tháng 3, đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất ở miền bắc,thời tiết lúc nào cũng ẩm thấp,mưa nhiều.Thật khó có thể kiếm đựơc một hôm trời đẹp để quan sát bầu trời!hì,thật may mắn là mùa mưa năm nay ở miền bắc lại đến muộn hơn mọi khi,cụ thể là ở chỗ em,bây giờ đã gần giữa tháng 3 rồi mà trời vẫn còn rất tốt!(nhất là những ngày đầu tháng 3,thời tiết trong xanh cực kì luôn :D ).Sẵn có chiếc mày ảnh của ông anh,em đã ghi chếp và chụp một số bức ảnh trong buổi quan sát đầu tháng. :D
    Tháng 3, đây là khoảng thời gian mà vào chập tối,các chòm sao mùa đông đang hiện diện ở khu vực thiên đỉnh.Em xin đựơc nói lại tại sao lại có sự thay đổi thời gian xuất hiện của chòm sao qua các tháng: các ngôi sao mỗi đêm đều xuất hiện sớm hơn 4 phút so với đêm hôm trước, đó là do thời gian để trái đất quay 1 vòng của nó là 23h56 phút à dư đến 4 phút à như vậy,nhân với mỗi ngày là 4 phút thì sau 1 tháng = 4x30 =120 phút = 2 giờ. Đó là nguyên nhân tại sao các chòm sao luôn mọc sớm hơn sau mỗi tháng. Trở lại với bầu trời mùa đông,từ khi trời tối ta có thể nhìn thấy được 2 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời là SIRIUS và CANOPUS ,một cách xác định hướng nam rất dễ dàng là ta chỉ việc kẻ đường thẳng giữa 2 ngôi sao này kéo dài thì sẽ đến hướng nam,mời mọi người xem hình
    [​IMG]
    Tiếp đó là tam giác đều mùa đông cũng rất nổi bật trên bầu trời!mỗi đỉnh của tam giác đều là các ngôi sao sáng cấp I là Sirius,Betelgeuse và Pocyon
    [​IMG]
    Nhân tiện đây nói về các hành tinh,hiện nay chúng ta đều có thể nhìn thấy cả 5 hành tinh,nếu thời tiết tốt,cụ thể là:
    + Sao Kim (venus) độ sáng là -3.7
    +sao Thuỷ (mercury) độ sáng0.0
    +sao Hoả (mars) độ sáng +0.4,hiện đang nằm trong chòm song sinh.
    +sao Thổ (saturn) độ sáng là +0.2: hiện đang nằm trong chòm sư tử
    +sao Mộc(jupiter) độ sáng là -2.0: hiện đang nằm trong chòm cung thủ nhân mã (saggitarius)
    Khoảng thời gian này diễn ra một hiện tượng khá hay là sao thuỷ rất gần với sao Kim, đây là 1 cách rất hay để nhận biết ra sao thuỷ vì quỹ đạo của sao thuỷ rất gần với mặt trời nên thời gian xuất hiện trên bầu trời là không nhiều và nếu có thì cũng rất khó xác định,nhưng nay nhờ sao kim với độ sáng rất cao(-3.7)nên ra có thể lần ra sao thuỷ một cách dễ dàng.Em đã chụp 1 bức ảnh về sao Thuỷ và sao Kim,mời mọi người chiêm ngưỡng :D (trong hình sao thuỷ ở phía trên sao kim và không sáng cho lắm!!:|
    [​IMG]
    Sáng hôm 3/3:mặt trăng khá gần sao Mộc,trăng cuối tháng thật đẹp,ta có thể nhìn rõ phần khuyết của Mặt trăng do ánh sáng phản xạ từ trái đất lên:
    [​IMG]
    Từ tháng 3 trở đi nếu mọi người thức dậy vào sáng sớm đều có thể chiêm ngưỡng được gần hết các chòm sao mùa hè,như:Bọ cạp (scorpion),cung thủ nhân mã,nhân mã (centaurus),tam giác mùa hè (gồm 3 chòm sao thiên ưng,thiên cầm và thiên nga) vv? hôm 3/3 em có chụp được bức ảnh mặt trăng và sao mộc cùng với chòm sao bọ cạp.
    [​IMG]
    Nhanh thật,mới năm trước sao Mộc còn ở rất gần sao Antares khổng lồ của chòm sao này mà giờ đã xa lắc xa lơ! @-)
    Bầu trời lúc chiều tối và sáng sớm đã đựơc nói đến,giờ chỉ còn lúc nửa đêm.Em xin lấy mốc thời gian vào khoảng 12 giờ đêm:lúc này chòm sao sư tử đã lên gần tới thiên đỉnh.Còn phía đông thì 2 chòm sao khá lớn là Mục phu và trinh nữ đang dần nhô lên,ngôi sao Arturus của chòm Mục phu cũng rất sángngôi sao này có độ sang đứng thứ 4 trong 20 ngôi sao sáng trên bầu trời! và nó là ngôi sao sang nhất trên thiên cầu bắc :D hi hi. Ngôi sao gần kinh vĩ với Arturus là Spica của chòm Trinh nữ,nó cũng sáng không kém với ánh sáng màu xanh , độ sang là :+1.21
    Thiên cầu nam lúc này cũng có những chòm sao rất nổi tiếng đang mọc, như chòm sao nam thập,nhân mã vv?đối với những người ở miền nam nứơc ta,việc quan sát chòm sao này rất dễ dàng vào thời điểm này,nhưng bù lại đối với miền bắc,từ đêm trở đi là sương rơi xuống rất nhiều, đặc biệt sương mù luôn dày đặc ở chân trời cộng thêm vĩ độ cao nữa ! :( và ngoài nam thập còn chòm sao nhân mã khá sáng !trong chòm này có 2 ngôi sao sáng cấp I,trong đó có ngôi sao alpha centaurus sáng thứ 3 trên bầu trời!ngoài ra còn có chòm có nam thập giả,nó cũng khá hay đấy!mọi ngừơi lưu ý cho! Hì :D

    Bài viết của em xin đựơc tạm dừng tại đây,có lẽ sau bài viết này là một thời gian dài ở miền bắc không quan sát được bầu trời do mùa ẩm ướt và mưa nhiều!chúc mọi người ở miền nam có những đêm quan sát bầu trời thật thú vị và vui vẻ! ;)
    -link của mấy bức hình em chụp thêm:
    http://i149.photobucket.com/albums/s41/quanconan1991/bocap.jpg

    http://i149.photobucket.com/albums/s41/quanconan1991/huongdong.jpg
    P/S:Do một số trục trặc kĩ thuật nên mãi đến tận ngày hôm nay em mới post bài lên được,vì vậy mà thời gian so với trong bài là khá xa,vì thế mọi người có thể sùng stellarium hoặc cybersky để đối chiếu nhé!mọi người nếu muốn xem ảnh gốc thì hãy click vào ảnh trong bài nhé! thanks :)
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 14/03/2008
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 14/03/2008
  10. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0

    Bài viết hay lém + ảnh rất đẹp
    ( tiện thể hỏi máy ảnh của cậu là loại gì thế )
    À quên , cái chữ kí cũng được đấy nhờ ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này