1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Thế là hơn 1 tháng (từ rằm tháng giêng), trời miền Bắc mới có một đêm trong như thế. .
    Sau khi xem xong 2 trận cầu đinh của giải ngoại hạng, 2 đội mình cổ vũ đều thất trận ... mình leo lên trần cho đỡ buồn. Trăng 16 tròn và rất sáng và trời rất nhiều sao..... MÌnh quyết định vác quả kính cùng đồ nghề của mình ra và...ngắm trăng sao. Với quyết tâm phải chụp lại bằng được một vài tấm hình qua Webcam, mình đã phải hì hục khá lâu. Không có máy tính xách tay, mình phải kéo một sợi cáp USB dài 5m từ máy tính của mình ra đến chỗ đặt kính. Đối tượng đầu tiên là Sao thổ, Sao thổ đã ngả về phái Tây, cùng với việc hướng Tây nhà mình bị khuất bởi cái bếp nên cũng chỉ quan sát được một lúc.
    Và đây là kết quả...
    [​IMG]
    HÌnh này được ghi lại bằng WC ColorVis, mình để nguyên gốc kích thước cũng như màu sắc và hình dạng.
    Sau khi "mất" Sao thổ mình chuyển sang "Chị Hằng". Mặc dù vậy, Trăng 16 rất sáng, khi ghi hình không thấy rõ được các "núi lửa" nên không ấn tượng lắm và mình cũng không chọn được bức hình nào ưng ý nên không post lên.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn đã từng bao giờ thấy Ánh Sáng Hoàng Đạo ?
    Nếu bạn chưa từng thì hãy nghe câu chuyện của nhà thiên văn nghiệp dư Tony Flanders, trên tạp chí Bầu trời và Kính thiên văn (Sky and Telescope).
    Đây là lần đầu tiên tôi thấy Ánh Sáng Hoàng Đạo (Zodiacal Light), không thể tin được nó thật sáng và thật sự tôi chưa từng thấy nó trước đây.
    Thời gian đó tôi đang ở Chile, bên kia thung lũng nơi có các đài quan sát thiên văn. Vào buổi tối khi Mặt Trời vừa lặn, tôi nhìn bầu trời và phàn nàn với chủ nhà, Daniel Verschatse một nhà nhiếp ảnh thiên văn xuất sắc, "Không thể tin được sự ô nhiễm ánh sáng từ thành phố La Serena lại nghiêm trọng đến thế". Phía tây là một vùng sáng bạc giống như ánh sáng của dãi Ngân Hà, nhưng Ngân Hà lúc này đã ở cao phía trên rồi.
    "Xem kĩ lại đi", Verschatse cười nói. "Không phải là ánh sáng ô nhiễm đâu bạn ơi, nó là ánh sáng hoàng đạo đó ! Hãy nhìn nó cao lên từ chân trời theo hình chóp tam giác và nghiêng theo đường hoàng đạo".
    [​IMG]
    Ánh sáng hoàng đạo có hình chóp tam giác vươn theo đường hoàng đạo
    Vậy ra tôi đã biết mình đã quan sát được cái gì rồi. Và thế là từ đó tôi vẫn thường quan sát nó với các bạn trong câu lạc bộ thiên văn học ở vùng ngoại ô thành phố Boston. Nhưng thật là lý tưởng nếu bạn tránh xa ánh đèn thành phố. Hãy làm một chuyến về vùng quê chẳng hạn.
    Ánh sáng hoàng đạo sáng nhất và trải rộng nhất khi càng gần Mặt Trời. Nhưng phần sáng nhất lại không thể nhìn thấy được từ Trái Đất vì nó đã bị ánh sáng Mặt Trời lấn át. Vì thế thời điểm tốt nhất để quan sát ánh sáng này là ngay trước lúc bình minh hay vào lúc trời vừa tối hẳn. Bạn sẽ nhìn thấy sáng sáng hoàng đạo ngay sát chân trời, đó là vùng khá gần Mặt Trời và lúc này những tia sáng của Mặt Trời vừa bị Trái Đất của chúng ta che mất.
    Và bởi vì ánh sáng hoàng đạo sẽ trải dài theo đường hoàng đạo - đường di chuyển của Mặt Trời trên bầu trời, nên dễ dàng nhận thấy nó ở chân trời vào lúc chạng vạng tối và cao lên phía trên. Hãy nhìn về phía Tây ngay khi Mặt Trời lặn trong một đêm không trăng bạn có thể nhận ra ánh sáng hoàng đạo ngay lúc trời vừa sẫm tối. Và cũng tương tự như vậy nếu bạn nhìn về phía đông trước khi bình minh ló dạng.
    Thời gian quan sát tốt nhất vào chiều tối ở bán cầu bắc là từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4, và nếu quan sát vào lúc rạng sáng là từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10. Ở bán cầu nam thì ngược lại, đó là lý do tôi có thể thấy được rõ ánh sáng hoàng đạo vào buổi tối ở Chile vào tháng 10.
    Thật ra bạn đã nhìn thấy cái gì ?
    Ánh sáng hoàng đạo là tạo thành bởi sự phản xạ ánh sáng Mặt Trời của các hạt bụi rất nhỏ của sao chổi và các mảnh vỡ của thiên thạch quay xung quanh Mặt Trời. Giống như trong một căn phòng đầy bụi, các hạt bụi rất nhỏ nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bề mặt khá lớn có thể phản xạ một lượng lớn ánh sáng Mặt Trời. Giả sử ánh sáng hoàng đạo có thể co lại thành một điểm, thì ta sẽ thấy nó còn sáng hơn bất kỳ hành tinh nào, thậm chí kể cả Sao Kim hành tinh sáng nhất.
    [​IMG]
    Thêm một thông tin bên lề thú vị về ánh sáng hoàng đạo. Bạn có biết Brian May thành viên sáng lập của ban nhạc Queen, một ban nhạc rock nổi tiếng vào thập kỉ 70 của thế kỷ trước và được xem như là một trong những ban nhạc rock nổi tiếng mọi thời đại, với những bài tiêu biểu như "We will rock you", "We are the champions" ... Được biết đến như là một rocker nổi tiếng nhưng Brian May còn là một nhà thiên văn học, và ông vừa bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ thiên văn vật lý với vấn đề nghiên cứu là ánh sáng hoàng đạo vào năm 2007 vừa qua.
    (Tony Flanders, S&T)
    Vì sao ánh sáng hoàng đạo thấy rõ nhất vào mùa xuân và mùa thu nếu bạn ở bắc bán cầu ?
    Nếu bạn muốn quan sát ánh sáng hoàng đạo vào lúc chập tối thì thời gian tốt nhất là vào khoảng giữa mùa xuân từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4 vì khi đó trời sẽ tối nhanh, thời gian chạng vạng tối sẽ không kéo dài do đó ta sẽ quan sát được vùng sáng hoàng đạo ở gần Mặt Trời hơn vốn là vùng sáng nhất. Một đặc điểm nữa là vào thời điểm này góc của đường hoàng đạo nơi xuất hiện vệt ánh sáng hoàng đạo sẽ tạo góc cao nhất so với chân trời phía tây vì thế đây là thời điểm bạn sẽ xem được vệt sáng này rõ nhất khi nó không bị che hay ảnh hưởng nhiều bởi các ánh sáng nhiễu từ chân trời. Hãy nhìn về phía tây ngay khi trời tối hẳn với các điều kiện quan sát và thời tiết thuận lợi bạn sẽ thấy vệt sáng hoàng đạo có dạng hình tam giác với đỉnh nhọn vươn cao lên theo đường hoàng đạo.
    Nếu bạn dự tính quan sát ánh sáng hoàng đạo vào sáng sớm thì thời gian tốt nhất để quan sát là vào giữa mùa thu từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10 do lúc này thời gian chạng vạng sẽ rất ngắn và góc của đường hoàng đạo tạo với chân trời đông vào rạng sáng là cao nhất.
    Đối với các nước nam bán cầu thì thời gian quan sát thuận tiện sẽ ngược lại.
    Riêng với các nước gần xích đạo như Việt Nam có góc của đường hoàng đạo khá cao suốt cả năm vì thế hầu như lúc nào chúng ta cũng có thể quan sát rõ ánh sáng hoàng đạo, chỉ cần chúng ra rời xa khỏi ánh sáng đèn của thành phố và có một thời tiết thuận lợi cho buổi quan sát. Ngay lúc này là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát ánh sáng hoàng đạo vào chập tối, nếu bạn đang sống ở miền quê thì hãy luôn thử quan sát nhé !
    Nguyễn Tuấn
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 30/03/2008
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    To Liêm. Ảnh sao Thổ của em tuyệt lắm ! Chúc mừng em đã thành công .
    Ảnh hơi bị loá nhẹ, có lẽ bị coma. Em thử chuẩn trực lại lần nữa bằng star test để đưa đúng tiêu điểm gương vào giữa thị trường ảnh sẽ nét hơn nữa !
  4. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    04/04/2008
    Cũng đã khá lâu rồi, chưa bao giờ bầu trời đẹp như hôm nay: không có trăng, chỉ một nền trời đen thẳm với các vì sao lấp lánh.
    Lúc 18h40?T đi học sớm nên dạo một vài vòng ngắm trời trăng mây gió, tôi đã phát hiện một điều thú vị và ngẫm nghĩ sao trên đời lại có những chuyện trùng hợp đến vậy và có lẽ tôi sẽ tin vào số phận.
    Tại số nhà 30/74 đường Thi Sách ?" T.P Đà Nẵng, khoảng 7 giờ kém 5 gì đó, chỉ dăm ba bước chân là đứng ngay tại một cái ngã ba đường bê tông, rẽ phải và đếm: một gốc cây ven đường, hai gốc cây, ba gốc cây?dừng lại ở ngay dưới tán cây thứ 3, nhìn thẳng về phía bức tường (hướng Tây), bước tới 3 bước chân và thế là đứng ngay chính giữa 3 ngôi nhà: 2 cao và 1 thấp ở giữa; tất cả tạo nên một khung hình chữ nhật tự nhiên đến hoàn mỹ. Một đường dây cáp chạy qua cái hình chữ nhật 3 cạnh ấy tạo thành một hình chữ nhật vừa vẹn để đóng khung cho chòm sao Orion ?" sao chiến sĩ -, nó đẹp và tự nhiên như có một ai đó vẽ chòm sao rồi đóng khung ảnh cho nó vậy. Và cũng tại cái vị trí này, vào giờ đó (+/- 19h00) ngước mặt nhìn thẳng lên trời: sao Procyon sáng chói đập ngay vào mắt, hạ cằm xuống một tí là Sirious ?" ngôi sao sáng nhất bầu trời với ánh sáng xanh huyền dịu ?" và Betelgeuse đỏ chói trong chòm Orions ở trong cái khung hình chữ nhật ấy; 3 ngôi sao sáng này chính là Tam Giác mùa hè nỗi tiếng trong thi ca và hội hoạ mà ta vẫn thường thấy trong mấy tấm ảnh đồ hoạ của Nhật bản.
    Ngẫm nghĩ chổ đó cũng thật thú vị và trùng hợp đến lạ lùng: một cái ngã 3, đứng tại gốc cây ven đường thứ 3 và bước tới 3 bước chân, 3 ngôi nhà tạo nên khung hình, chòm sao Chiến sĩ nằm vừa vẹn và đối xứng trong cái khung hình ấy với cái thắt lung của Chiến sĩ là 3 ngôi sao, ngước mặt nhìn lên là Tam giác mùa hè nổi tiếng cùng 3 ngôi sao?.
    Và theo tính toán của tôi thì cái vị trí Vàng này sẽ tồn tại cho đến hết tháng 4 này, có nghĩa là trong tháng này (nhưng càng về cuối tháng thì nhìn sẽ bị lệch một tí, chỉ một tí thôi, nếu muốn chính xác thì đến sớm hơn 19h00 một tí), khoảng tầm 19h chỉ việc đứng ngay tại dưới tán cây đó, nhìn qua 3 ngôi nhà là thấy nguyên chòm Orion được đóng khung vừa vẹn trong khung hình, ngước mặt nhìn lên là Tam giác mùa hè nổi tiếng (và nó cũng là Tam giác mùa xuân), rồi chòm sao Rắn Biển và Con cua nữa?..
    Cũng sắp hết tháng tư rồi, tạm biệt chòm Bảo Bình, Thất nữ, Bò Tót, Ngự Phu nhé?.chỉ còn vài ngày nữa là ta sẽ được tha hồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chòm Nữ Đồng Trinh ( Xử Nữ, Virgo), Đại hùng và Tiểu hùng, tóc bà Berenices?tất cả đều hiện trên nền trời đen thẳm của những ngày hè oi bức. Và tôi cũng tin vào Orion, đường như giữa tôi và nó có một chút gì đó hữu duyên, tôi trân trọng và sẽ lấy tên nó đặt tên cho đội tuyển ?oSinh viên với CNTT? của khoa QTKD, cái ngày mà chúng tôi thi thì cũng là những ngày sắp phải tạm biệt nó: đội Orion sẽ gặp nhiều may mắn?
    ------------------------------------------------------------------------
    Trong thần thoại Hy Lạp kể lại thì xưa kia, có một chàng Chiến sĩ tên là Orion, đã có thù riêng với thần Zeus (chúa tể các Vị Thần). Vị thần này đã phái nhiều thuộc hạ đến để khử chàng, nhưng không làm sao chống được chàng. Cuối cùng, ông đã dùng kế độc để lừa lúc Chiến Sĩ Orion dẫn Chó (sao Procyon và Sirius) đi săn Thỏ (chòm sao con Thỏ nằm gấn chòm Chiến Sĩ), ông đã biệt phái một con Bò Cạp (còn gọi là chòm Hổ Cáp) có nọc độc cắn cực mạnh vào gót chân chàng. Orion đã chết một cách đau đớn vì chất nọc giết người của con vật này. Nhưng vong hồn của vị Chiến Sĩ Orion bất tử này đã không chịu khuất phục Tử thần để đi xuống âm phủ, mà phiêu bạc đây đó để tìm cách trả thù con Bò Cạp đã cướp đoạt mạng sống của mình.Thấy vậy, Zeus liền đưa cả hai lên bầu trời, làm những vì sao chiếu sáng ban đêm, và cũng là để luôn nhắc nhở người đời không quên câu chuyện truyền thuyết này
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi, hôm qua bầu trời miền Bắc mới trong như thế và đặc biệt là vào ngày 09/3 nên mình mới có điều kiện thực hiện một vài clip quay Mặt trăng qua cái Kính phản xạ mới làm. Mặc dù là Trăng mùng 09 nhưng do trời trong nên rất sáng, với có lẽ kính chuẩn trực chưa tốt cộng với màn nhận sáng của Webcam có bụi nên hình ảnh không được tốt lắm. Nhưng dù sao cũng khá vui vì đã thực hiện được mong muốn. Sau đây là thành quả của mình:
    Đây là 2 bức ảnh chụp Mặt trăng qua WC Colorvis với kính phản xạ của mình.
    [
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn dưới đây là đoạn clip mình ghi lại được bằng chương trình Movie Maker của Windows XP và đã up lên Clip.vn:
    http://clip.vn/watch/YqG,vn,Mat-Trang-qua-Webcam
  6. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    hờ, mấy cái hình của Bác vnnsmile hơi bị rõ đó nghè. Mà mấy bác nè, hơi tiếc là chúng ta chẳng bao giờ thấy nữa bên kia của mặt trăng nó như thế nào nhỉ vì nó chỉ luôn quay một mặt về phía trái đất...
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tháng 5 đầy ắp các sự kiện
    Tháng 5, miền Nam, những đêm trời trong đã không còn nhiều nữa thay vào đó là những cơn mưa đầu mùa dai dẳng, bầu trời đầy sao cho người quan sát có lẽ là điều hiếm hoi trong nhưng đêm đầu mùa mưa này. Thế nhưng những ngày đầu tháng 5 lại đầy ắp các sự kiện thiên văn, mà hẳn bạn và tôi nhưng người quan sát thiên văn sẽ không bao giờ bỏ qua.
    - Rạng sáng 6/5 ?" Cực điểm mưa sao băng η-Aquariids.
    - Tối 10/5 ?" Mặt Trăng che Sao Hỏa.
    - Chiều 14/5 ?" Sao Thủy ở góc li giác cực đại với Mặt Trời. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua các hiện tượng thiên văn này nhé.
    Mưa sao băng Eta Aquarids (η-Aquarids) - Cực điểm rạng sáng 6/5
    Hằng năm vào cuối tháng 4 và tháng 5(19/4-28/5), rạng sáng thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình) đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.
    Nguồn gốc
    Thỉnh thoảng khi nhìn trời các bạn vẫn thấy một đốm sáng nhỏ lóe lên trong vài giây kéo dài thành vệt sáng, đó là sao băng hay còn gọi là ?osao đổi ngôi?. Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
    Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.
    Mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng ?" Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này.Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoa?ng 30 sao/giơ? khi cực điểm, nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 70 sao/giơ? trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm.
    Quan sát
    Phần lớn các sao băng Eta Aquarids sẽ xuất phát từ chòm Aquarius (Bảo Bình)- một chòm sao Hoàng Đạo, do đó thời điểm quan sát thuận lợi là khi chòm sao Aquarius đã cao lên từ chân trời Đông ?" Đông Nam khoảng sau 2h sáng. Năm nay theo dự báo, thời gian diễn ra cực điểm của sao băng là vào rạng sáng ngày 6/5 vì thế đây là đêm cần quan tâm nhất. Tuy nhiên các đêm lân cận ngày cực điểm cũng sẽ có thể có nhiều sao băng quan sát được.
    [​IMG]
    Quan sát như thế nào? Điều bạn cần là một đêm trời quang đãng và chỉ cần với đôi mắt thường là bạn có thể nhìn thấy nhiều sao băng rồi. Nhưng hãy luôn nhớ ?omưa sao băng? không phải là mưa nhé, các sao băng xuất hiện rất bất chợt, trong vài phút có khi bạn không thấy cái nào có khi lại hàng loạt cùng lóe lên. Thuận lợi nhất cho chúng ta là vào ngày diễn ra cực điểm mưa sao băng Eta Aquarids là ngày đầu tháng âm lịch do đó sẽ không có ánh trăng ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng.
    Rạng sáng ngày 6/5 là thời gian đáng lưu tâm nhất, hãy nhìn về phía Đông ?" Đông Nam từ 2 giờ sáng để quan sát các sao băng Eta Aquarids. Các ngày lân cận ngày diễn ra cực điểm từ 4->7/5 cũng là các ngày mà bạn có thể quan sát được nhiều sao băng.
    Nếu như mỗi ngôi sao băng nhìn thấy được ta sẽ có một điều ước, thì trong những ngày đầu tháng 5 này (đặc biệt là ngày 6/5) hi vọng chúng ta những người yêu bầu trời sẽ có rất rất nhiều điều ước cho riêng mình.
    Mặt Trăng che Sao Hỏa
    Tối 10/5 khi trời vừa tối ta sẽ thấy trăng lưỡi liềm đầu tháng nằm sát ngay bên cạnh Sao Hỏa. Khoảng cách này càng được thu hẹp dần khi Mặt Trăng thấp xuống ở phía tây, Sao Hỏa sẽ ở sát ngay cạnh rìa của Mặt Trăng.
    Đặc biệt từ khu vực miền Trung trở vào sẽ thấy được hiện tượng Trăng che Sao Hỏa. Bắt đầu từ khoảng 10h Sao Hỏa sẽ chơi trò chơi trốn tìm phía sau Mặt Trăng. Đây là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp diễn ra vài năm một lần. Với hiện tượng Mặt Trăng che các sao và hành tinh ta có thể quan sát và rút ra kết luận Mặt Trăng không có bầu khí quyển bởi vì khi các sao và hành tinh khi đến sát rìa đĩa Mặt Trăng sẽ không thay đổi độ sáng và màu sắc, điều này không thể xảy ra nếu như ánh sáng từ các sao phải đi qua bầu khí quyển của Mặt Trăng (nếu có).
    Tối 10/5 sẽ không khó khăn cho bạn để xác định Sao Hỏa, một hành tinh như một ngôi sao sáng màu đỏ ngay bên cạnh Mặt Trăng, do là hành tinh nên Sao Hỏa sẽ hầu như không nhấp nháy nếu so sánh với các ngôi sao xung quanh đó. Chỉ cần với mắt thường thế là đủ, bạn đã có thể quan sát được cuộc hội ngộ của Trăng và Sao Hỏa. Với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ lại càng thấy rõ hơn, khi đó Mặt Trăng và Sao Hỏa xuất hiện trọn trong ống kính của bạn, và ngay thời điểm che khuất hẳn là sẽ để lại cảm giác rất khó quên cho người quan sát.
    [​IMG]
    Điều bất lợi bên cạnh thời tiết có thể xấu là thời điểm Trăng che khuất Sao Hỏa diễn ra khi trăng sắp lặn đã ở gần sát chân trời Tây. Vào thời điểm che khuất lúc 10h Trăng ở độ cao khoảng 15 độ có thể bị che khuất bởi cây cối và nhà cửa. Nếu thời tiết tốt và bạn có một không gian lý tưởng thì còn chờ gì nữa, hãy đánh dấu đỏ tối ngày 10/5 trong lịch sinh hoạt hằng ngày của bạn.
    Giữa tháng 5 Sao Thủy cách xa Mặt Trời nhất.
    Bạn đã từng nhìn thấy Sao Thủy ? Không khó khăn mà cũng chẳng dễ dàng, có những người cả đời chưa bao giờ nhìn thấy Sao Thủy, vì hành tinh này luôn ?othoắt ẩn thoắt hiện?. Do có quỹ đạo gần Mặt Trời nhất nên hành tinh này luôn xuất hiện ở gần Mặt Trời và thời gian quan sát được khá ngắn chỉ vài chục phút trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, vì thế để dễ dàng quan sát và biết chính xác được thiên thể mình quan sát được là Sao Thủy bạn cần biết trước được thời điểm xuất hiện của hành tinh này.Vào giữa tháng 5 này (14/5) Sao Thủy ở vị trí có khoảng cách góc nhìn cách xa nhất về phía đông của Mặt Trời, lúc này Sao Thủy sẽ ở cao nhất từ chân trời Tây khi Mặt Trời vừa lặn và có thời gian quan sát được lâu nhất. Nếu bạn có ý định quan sát Sao Thủy thì còn chờ gì nữa, giữa tháng 5, ngay khi trời vừa mờ tối hãy nhìn về phía chân trời Tây để tìm ra ?ongôi sao? sáng và hầu như không nhấp nháy này.(Các bạn hafy luôn nhớ ră?ng đặc tính cu?a một ha?nh tinh la? có a?nh sáng ô?n định ít nhấp nháy so với các sao).
    [​IMG]
    Nguyễn Tuấn
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quan sát sao chổi Sao chổi C/2007 W1
    Sao chổi C/2007 W1 (Boattini) đã đủ sáng để có thể nhìn bằng ống nhòm, và nếu may mắn bạn có thể thấy nó bằng mắt thường. Hãy quan sát ngay nhé nếu bạn không muốn bỏ qua cơ hội này.
    Sao chổi C/2007 W1 (Boattini) càng lúc càng sáng nhanh hơn dự đoán, và bây giờ nó đã đạt cấp sao biểu kiến 6. Nó sáng tới mức bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường mà không cần sự hỗ trợ của thiết bị quang học nào nếu điều kiện thời tiết thật tốt, nhưng sẽ dễ quan sát hơn với một chiếc ống nhòm. Sao chổi này sẽ hiện ở phía chân trời Tây Nam sau khi màn đêm buông xuống, nhưng nó sẽ không nằm ở đó lâu.
    Sao chổi C/2007 W1 (Boattini) hiện giờ đang xuất hiện ở phía nam chòm sao Pyxis-chiếc La Bàn của con tàu Argo, cũng độ cao so với sao Procyon trong chòm Canis Minor, và có khoảng cách khoảng 40 độ về phía bắc từ sao Procyon. Sao Procyon sáng hơn sao chổi này gấp 100 lần. Với độ sáng yếu như thế, bạn không thể thấy sao chổi khi ánh hoàng hôn chưa tắt hẳn, hoặc trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng của thành phố. Nhưng nếu bạn có một vùng trời quang đãng ở phía Tây Nam, thì hãy dùng mắt thường hoặc bổ trợ bằng một chiếc ống nhòm để tìm ra sao chổi theo quĩ đạo di chuyển của nó giữa các chòm sao.
    [​IMG]
    Quĩ đạo di chuyển của sao chổi giữa các chòm sao
    Sao chổi đang băng qua chòm sao Pyxis (La bàn) để hướng về chòm sao Canis Major(Đại Khuyển)trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Sau đó do sự dịch chuyển của bầu trời đến cuối tháng 6 chúng ta sẽ không còn thấy được nữa do nó bị ánh hoàng hôn lấn át, trước khi sao chổi xuất hiện trở lại vào đầu tháng 7 vào lúc sáng sớm trước bình minh. Sẽ khó có hi vọng có một đợt bùng phát về kích thước và độ sáng ngoạn mục như sao chổi Holmes vào cuối năm vừa qua, sao chổi này cũng là một sao chổi nhỏ khó có thể nhận thấy bằng mắt thường, nhưng tin chắc rằng với những người yêu bầu trời thì đây là một dịp quan sát sao chổi không thể bỏ qua.
    Nhà thiên văn học Andrea Boattini đã phát hiện ra sao chổi này vào 20/11/2007 một phần trong cuộc khảo sát Mt. Lemmon- một chương trình xác định vị trí các tiểu hành tinh gần trái đất.
    Download bản đồ quĩ đạo di chuyển của sao chổi vào cuối tháng 5 đầu tháng 6:
    http://media.skyandtelescope.com/documents/Comet_boattini.pdf
    Anakin323 (vietastro)
    Theo Skytonight, Astronomỹ
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:37 ngày 22/05/2008
  9. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Sáng chủ nhật hôm nay đã làm được một việc là tổ chức và dạy một buổi học về thiên văn cho mấy em nhỏ ở nhà tình thường số 2 Đà Nẵng. Các em rất thích thú với thiên văn học, mà đặc biệt mà việc dùng kính thiên văn và ống nhòm, tháo cả vật kính ra để đốt giấy dưới nắng mặt trời chơi nữa. Tụi nhỏ rất hồn nhiên và đáng yêu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www10.ttvnol.com/uploaded2/lamdba/img0497a.jpg
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Một việc làm hết sức có ý nghĩa đó Lâm !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này