1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    ĐÚng ! , mọi việc làm đều có ý nghĩa
    Cả nhà cố gắng nào
    Sắp được 100 tầng rồi
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sáng nay ở TP.HCM thấy được quầng của mặt trời.
    Có một số ảnh các bạn chụp được
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 13/06/2008
  3. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hic, quầng Mặt Trời em xem nhiều lắm rồi, hơn 5 lần gì đó. Còn quầng Mặt Trăng thì chỉ có 2 lần.
  4. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0

    Trời đẹp ,trời đe.......ee.......ẹ....p . Lâu lắm mới thấy trời đẹp đến thế.Sau cơn mưa trời lại sáng (hix hix, 2 tuần đợi dài cổ )
    Được ngắm trăng, sao thật là sướng không gì bằng [:D .Giờ là lúc mà Mộc Tinh và Mặt trăng ở khá gần nhau(Mộc tinh ở cao hơn một chút so với Mặt trăng),bác nào chưa nhìn thấy Mộc tinh bao giờ thì đây là cơ hội tốt để nhìn thấy nó,nó khá sáng so với các sao ở xung quanh (không dám múa rìu qua mắt thợ )
    Hmn.Trăng sáng quá lấn át hết cả, chả nhìn thấy cái vệ tinh nào của Mộc Tinh, dù sao vẫn nhìn được mấy cái miệng hố thiên thạch.....chòm bọ cạp.....hihi vẫn sướng.....Giá mà có cái kính thiên văn xịn ngắm sao thì còn sướng hơn.
    Đúng là không hổ danh ngày Hạ Chí ( khoảng 20-22/6 ).Hi vọng tối nay có thiên thạch rơi vào nhà,trúng KTV càng tốt được thể thay cái mới và còn có khi còn dc đem đi triển lãm cũng nên,mình lại dc hưởng sái
    Chúc các bác ngắm sao vui vẻ.Nhà có gì đem hết ra ngoài ăn vạ Ông trời
  5. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    chà! đúng là mấy ngày gần đây, trời về khuya trong thật. sao mộc đang ở gần dải thiên hà trên bầu trời và sáng quá đi mất, bây giờ trăng không còn ảnh hưởng gì nữa, nên mầy ngôi sao ít thấy thì bây giờ cũng lộ diện. sao băng thì cũng thi thoảng nhưng mà rất sáng.
    chủ yếu là bực mình vì một tên mod đã xóa mất ảnh đại diện, lại còn rảnh đến mức đi tìm từng bài của tôi trong box để mà xóa luôn cái ảnh ở phần chữ kí của tôi nữa mới bực cơ chứ.
    thế bài này hok phải là spam rồi.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao Hoả và Sao Thổ đồng hành cùng nhau
    Hai hành tinh kề cận nhau trên bầu trời đêm của chúng ta trong suốt những tuần đầu tháng 7 này. Chúng là Sao Hoả và Sao Thổ; Sao Hoả sáng chói trong suốt mùa Nô-en của năm 2007 để rồi sau đó độ sáng đã suy giảm đáng kể cho đến nay. Còn Sao Thổ xuất hiện trên bầu trời của chúng ta kể từ giữa mùa đông.
    Khi màn đêm buông xuống, chúng ta sẽ thấy hai thiên thể này kề cận nhau ở độ cao khoảng 1/3 từ chân trời phía Tây lên đỉnh đầu. Xen vào cuộc hội ngộ giữa 2 hành tinh này là ngôi sao sáng Regulus, trong chòm sao Sư Tử(Leo). Sao Thổ màu vàng-trắng, ánh sáng dịu với độ sáng là +0,4, nó nằm ở phía trên cùng. Sao Hoả xuất hiện ngay cạnh bên dưới và dưới cùng là Regulus ngôi sao có màu phớt xanh. Với độ sáng +1,6, Sao Hoả chỉ còn sáng như một ngôi sao cấp 2 và bằng khoảng một nửa độ sáng Sao Thổ. Regulus có độ sáng hơn Sao Hỏa lúc này khoảng +1.35
    Theo thang đo độ phát sáng, con số nhỏ hơn sẽ thể hiện cho thiên thể có độ sáng lớn hơn.
    Nếu bạn theo dõi bầu trời trong các tuần tới, bạn sẽ nhận thấy tới sự thay đổi vị trí của 2 hành tinh này với những ngôi sao gần chúng.
    Sự ảnh tương quan giữa Sao Thổ ?" Sao Hoả.
    Sao Thổ cách xa mặt trời 1 khoảng 886.2 triệu dặm (1.4 nghìn km) và mất 29.46 năm để chuyển động 1 vòng xung quanh mặt trời. Sao Hoả cách mặt trời khoảng 141.6 triệu dặm(227.9 triệu km), và phải mất 1.88 năm trái đất để hoàn thành cuộc hành trình xung quanh mặt trời. Và kết quả là sự di chuyển về phía đông thông thuờng của Sao Hoả trên nền sao nhanh hơn so với Sao Thổ. Từ vị trí quan sát trên Trái đất, Sao Hoả dường như sẽ vượt qua Sao Thổ một cách định kì trên bầu trời.
    Trong suốt đêm 9 đến 11 tháng 7, ta sẽ nhìn thấy Sao Hoả chuyển động nhanh hơn tương phản với sự chuyển động chậm hơn của Sao Thổ trên nền sao. Mặc dù có độ sáng khác nhau nhưng chúng tạo thành một cặp "bắt mắt" ở phía tây ngay sau khi trời vừa tối.
    Vào đêm 9, Sao Hoả ở phía dưới cách Sao Thổ khoảng 1 độ. Vào ngày 10, chúng lại gần nhau hơn, chỉ còn khoảng 0.7 độ; Sao Hoả xuất hiện ở phía dưới và hướng về phía bên trái của Sao Thổ. Vào ngày 11, Sao Hoả sẽ chuyển động lướt qua phía trái của Sao Thổ.
    [​IMG]
    Sao Hỏa và Sao Thổ cùng với sao Regulus trong chòm Sư Tử vào đêm ngày 5/7
    Điều thú vị là khi chúng ta kết hợp sự chuyển động của Trái Đất, Sao Hoả và Sao Thổ, chúng ta tìm thấy khoảng thời gian giao hội giữa Sao Hoả và Sao Thổ trung bình khoảng cứ 2 năm và 20 ngày. Thời gian cuối Sao Hoả và Sao Thổ gặp nhau là ngày 17 tháng 6 năm 2006. Thời gian tới của chúng gặp nhau là ngày 30 tháng 7 năm 2010.
    Quỳnh Hoa (vietastro.org)
    Theo Space
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1


    Tối nay một số thành viên của CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM đã tổ chức quan sát để chứng kiến thời điểm Sao Hỏa và Sao Thổ giao hội.
    Thế nhưng mục tiêu chính của buổi quan sát đã không thực hiện được vì Sao Hỏa và Sao Thổ chìm trong màn mây ở chân trời Tây.
    Bù lại đó Trăng quan sát được khá tốt và Sao Mộc với 4 mặt trăng xung quanh như một chuỗi ngọc.
    Điều đặc biệt nhất của đêm quan sát là CLB đã sử dụng các đèn laser xanh để định vị sao cho kính thiên văn và hướng dẫn cho các thành viên quan sát bầu trời. Đèn laser xanh quả là 1 công cụ đắc lực trong hướng dẫn quan sát thiên văn giúp cho người hướng dẫn dễ dàng chỉ cho nhưng người mới nhìn ngay ra các chòm sao và có thể dùng thay cho kính ngắm của KTV.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đây là cảnh thường thấy trong các web của nước ngoài, giờ đã có ở Việt Nam. Great !!!
    @ Bạn nào biết ở VN chỗ nào bán đèn laser xanh có giá dưới 600 ngàn thì chỉ dùm nhe. Loại này tuy khá đắt như cực kì hữu dụng để hướng dẫn quan sát rất cần cho các CLB, giá mua ở Mỹ thì cũng không rẻ hơn bao nhiêu so với mua ở VN có chỗ bán 600k. Ở TQ thì chắc rẻ, mình tra trên mạng thì khoảng ~ 20 USD.


    được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 10/07/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tối thứ 7 vừa qua mình cùng một số bạn yêu bầu trời đã tổ chức quan sát trên nóc nhà Thuận Kiều Plaza 33 tầng một trong những tòa nhà cao nhất của Việt Nam. Đây là nơi quan sát tốt nhất trong trung tâm TP mà mình từng quan sát, trời trong các chòm sao hiện ra rất rõ thế nhưng ánh đèn rực sáng 4 phía chân trời khiến cho việc tìm kiếm các vật thể tối cũng khá khó khăn.
    Một số M như M7, M6 đã được quan sát, riêng với thiên hà Andromeda không tài nào bắt được qua kính thiên văn vì quá mờ nhạt với ánh đèn TP.
    Một số ảnh chụp trong đêm quan sát.
    [​IMG]
    Sài Gòn về đêm
    [​IMG]
    Chòm sao Đại Bàng và Cá Heo
    [​IMG]
    Sao Mộc và cái Ấm Trà của chòm Cung Thủ Nhân mã.
    [​IMG]
    Thiên Nga và Thiên Cầm
    [​IMG]
    Tiên hậu, Tiên Vương
    [​IMG]
    Anh Tiên và Đám Sao Tua Rua bên phải
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tháng 8 - Tháng quan sát thiên văn
    Nhật thực 1/8
    1/8 Nhật thực vào chiều lúc mặt trời sắp lặn. Ở các tỉnh phía Bắc mặt trời khi bắt đầu diễn ra vẫn còn đủ cao để quan sát như ở HN là 10 độ. Khó khăn và hầu như khó có thể quan sát ở các tỉnh miên trung và miền nam khi diễn ra nhật thực mặt trời đã ở quá sát chân trời tây.
    Bảng thờ gian diễn ra nhật thực tại các địa phương ở VN
    http://vietastro.org/forum/attachment.php?attachmentid=81&d=1213850977
    Sao băng 12/8
    Đêm 12/8 rạng 13/8 đêm cực điểm sao băng Perseids , quan sát từ sau nửa đêm khi chòm Perseus mọc lên từ phía Đông Bắc.
    Nguyệt thực 17/8
    Rạng sáng 17/8 chúng ta sẽ quan sát được Nguyệt Thực 1 phần.
    Thời gian diễn ra theo giờ Việt Nam là : bắt đầu lúc 3h36 - cực điểm 4h10 - ra khỏi vùng tối 5:45
    [​IMG]
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1


    Như 2 hình trên thì có vẻ như nhật thực có thể xem được cả ở miền Nam, nhưng với điều kiện là các bạn phải chọn được nơi theo dõi được hoàng hôn một cách đủ, và cả điều kiện thời tiết nữa
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:13 ngày 26/07/2008
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 29/07/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này