1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Thanks anh Thory :D
    Như vậy là mọi người đều có thể xem được ^^
  2. nhoemtcvan

    nhoemtcvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn các anh chị và các bạn, vào đây em được mở mang rất nhiều.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy nhưng xem đựơc nhật thực một phần ở HCM là khá khó, bạn phải tìm được một địa điểm để có thể nhìn rõ Mặt trời lúc đang lặn sát đường chân trời. Ta nên kiếm một toà nhà cao tầng để tăm chỗ. Vết ''cắn'' sẽ xuất hiện phía bên phải (khoảng vị trí 3h-3h30).
    Tôi có tra thời gian đĩa Mặt trời bắt đầu chạm đường chân trời ngày 1/8 để chúng ta tham khảo:
    HN: 18h33
    HCM: 18h15
    Sau 2 phút thì Mặt trời lặn hoàn toàn dưới đường chân trời, và đến khi đó kể cả có nhật thực toàn phần thì cũng đành bỏ phí.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ngày thứ 6 này, khả năng theo dõi được nhật thực 1 phần ở Việt nam là khá khó. Ngoài việc nhật thực xẩy ra rất sát thời điểm Mặt trời lặn, nhất là trong miền Nam, tình hình thời tiết cũng không mấy sáng sủa. Suốt 1 tuần qua, tôi luôn quan sát thời điểm Mặt trời lặn (từ tầng 15 của một toà nhà) nhưng luôn luôn bị những đám mây ngáng đường. Nhưng biết đâu, tới hôm đó, thời tiết ủng hộ và nhiều người lại được ngắm nhật thực một phần. Một chi tiết chúng ta không nên bỏ qua là giữ an toàn cho đôi mắt khi theo dõi nhật thực. Dưới đây là một bài tổng hợp về vấn đề này.

    GIỮ AN TOÀN ĐÔI MẮT KHI THEO DÕI NHẬT THỰC
    Nhật thực toàn phần chắc chắn là một sự kiện mà hầu hết chúng ta đều mong ước được chiêm ngưỡng, có rất nhiều người chưa từng đựơc gặp nhật thực toàn phần một lần trong đời. Đó là bởi vì nhật thực toàn phần xẩy ra khá hiếm, và xác suất nhật thực toàn phần quay lại một vị trí lại càng cực kỳ hiếm. Tính trung bình phải sau 375 năm nhật thực toàn phần mới quay lại một địa điểm bất kỳ trên Trái đất. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều người, kể cả dân amateur và dân chuyên nghiệp, luôn mong muốn thực hiện các chuyến đi dài hòng theo dõi đươc nhật thực toàn phần sẽ xẩy ra tại một địa điểm nào đó, để quan sát, chụp ảnh, nghiên cứu v.v..
    Lần nhật thực mồng 1/8 này, 2 đích tới của những người yêu thích ngắm nhật thực toàn phần là thành phố Novosimbia của Nga và thành phố Tây An của Trung Quốc.
    Tuy nhiên nhìn trực tiếp vào Mặt trời trong khi nhật thực có thể rất nguy hiểm cho đôi mắt, nếu chúng ta không áp dụng đúng các nguyên tác an toàn. Các tia bức xạ từ Mặt trời tới được bề mặt Trái đất bao gồm các tia tử ngoại (có bước sóng từ 290 nm) , các bước sóng khả kiến, hồng ngoại và sóng radio với bước sóng khoảng vài mét. Nhãn cầu mắt người chuyển các bước sóng trong khoảng 380nm - 1400nm đến các tế bào võng mạc
    Ta đã biết, các tia tử ngoại nếu nhìn trực tiếp sẽ làm tăng quá trình lão hóa các tế bào nhãn cầu và do vậy có khả năng gây ra bệnh đục nhân mắt. Ngoài ra, việc nhìn trực tiếp các tia bức xạ có cường độ mạnh trong khoảng ánh sáng nhìn thấy cũng có thể gây ra bệnh ?omù nhật thực? hay đó chính là sự hủy hoại các tế bào võng mạc
    Sự ?ophơi sáng? của mắt người với ánh sáng nhìn thấy có cường độ mạnh có thể làm hại các tế bào nhậy cảm ánh sáng hình que và hình côn, thậm chí có thể làm chết hẳn các tế bào này. Do đó sự mất thị lực của mắt sau khi bị ?onhìn? như vậy có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thời gian phơi nhiễm. Khi một người nhìn liên tục vào Mặt trời mà không có thiét bị bảo vệ, các tế bào võng mạc có thể bị bỏng theo đúng nghĩa của từ này. Hậu quả là mắt sẽ bị mù cục bộ. Sự việc nguy hiểm ở chỗ, khi các tế bào võng mạc bị ?obỏng?, chúng ta không nhận thấy bị đau do ở võng mạc không có các dây thần kinh nhận biết cảm giác này. Sự mất thị giác cũng không xuất hiện ngay lập tức mà thường xẩy ra sau vài ba giờ các tế bào võng mạc bị ?ophơi sáng?.
    Thời điểm duy nhất mà ta có thể nhìn vào Mặt trời một cách an toàn chính là khi nhật thực toàn phần xẩy ra, Mặt trời bị che khuất hoàn toàn. Tất cả các trường hợp nhìn vào Mặt trời trong khi Mặt trời không bị che khuất hoàn toàn đều rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhật thực xẩy ra vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn thì mức độ nguy hiểm có giảm đi do phần lớn các bức xạ Mặt trời đã bị bầu khí quyển cùng bụi, hơi nước hấp thu phần lớn. Mặc dầu vậy, phụ thuộc vào điều kiện bầu khí quyển, độ suy giảm của tia nắng Mặt trời vào lúc bình minh và hoàng hôn là không ổn định, đôi khi các tia nắng hoàng hôn vẫn có thể làm hại mắt bạn.
    Để theo dõi nhật thực gián tiếp, ta có thể áp dụng các phương pháp như dùng máy ảnh lỗ, gương chiếu, hoặc sử dụng các ống nhòm, kính thiên văn và cho rọi ảnh lên một tấm bìa trắng. Phuơng pháp này cực kỳ an toàn bởi vì chúng ta không hề nhìn vào Mặt trời. Tuy nhiên cảm giác xem một hiình chiếu có lẽ cũng không hoàn toàn làm chúng ta thấy thỏa mãn như được nhìn trực tiếp..
    Chúng ta chỉ có thể nhìn thẳng vào Mặt trời nếu được trang bị các phim lọc đúng quy cách. Các phim lọc này thuờng phải được tráng các lớp hợp kim nhôm hoặc crôm để có thể hấp thụ hầu hết các tia bức xạ mạnh của cả khoảng sóng khả kiến và sóng hồng ngoại gần. Một kính lọc tốt phải có độ truyền qua nhỏ hơn 0,003% các tia sóng nhìn thấy và không lớn hơn 0,5% các tia NIR.
    Một trong những kính lọc an toàn nhất là kính hàn số 14 mà chúng ta có thể tìm mua tại các cửa hàng kim khí. Các kính lọc chuyên dụng cho mục đich này thường làm từ các tấm phim polyester có tráng nhôm.
    Nhiều tay chuyên nghiệp hay sử dụng 2 lớp phim chụp ảnh đen- trắng bị lộ sáng hoàn toàn (và vẫn tráng phim như bình thuờng). Các hạt bạc kim loại có tác dụng bảo vệ rất cao. Những loại phim không sử dụng bạc hoàn toàn không an toàn.
    Dùng phần ruột của đĩa mềm floppy cũng có thể xem một cách an toàn, nhưng hình ảnh tạo bởi loại màng này có chất lượng không đựơc tốt.như polyeste hay kính hàn.
    Ở Việt nam, lần nhật thực tới đây (1/8) xẩy ra khi Mặt trời đã sắp lặn, các tia bức xạ đã bớt dữ dội, do vậy chúng ta có thể sử dụng các kính râm loại đen để theo dõi cũng đảm bảo độ an toàn cho mắt.
    Các loại phim lọc không an toàn có thể liệt kê ra bao gồm : phim đen-trắng không chứa bạc kim loại, các phim âm bản (như phim chụp X-quang), kính râm, các kính lọc quang học thông thường hay kính phân cực. Các loại phim lọc trên có độ truyền qua cao đối với tia hồng ngoại không thể nhìn thấy được (mặc dù chúng thường trông tối sẫm), nên vẫn có thể làm ?obỏng? các tế bào võng mạc mắt. Thực tế với những kính lọc kiểu như trên, chúng ta nhìn thấy Mặt trời bị mờ hẳn và cảm thấy dễ chịu nhưng không có gì đảm bảo cho các tế bào võng mạc của mắt không bị ?~bỏng?T bởi các tia hồng ngoại gần. Ngay cả với những tấm lọc Mặt trời được gắn trong các thị kính ở các ống kính thiên văn rẻ tiền cũng không đáng tin cậy !.
    Thường thì tới sát thời điểm nhật thực từ vài tuần tới vài ngày, các phương tiện thông tin đại chúng có nhắc nhở tới việc nhìn Mặt trời sao cho an toàn. Nhưng đôi khi nhiều bạn trẻ , học sinh sinh viên lại không thèm để ý tới cảnh báo này. Họ thấy sự cảnh báo có vẻ như doạ nạt, phóng đại , nói vậy mà không phải vậy. ?oỒ, tôi biết mấy anh bạn cứ ngẩng mặt xem thoải mái đấy thôi, có hề hấn gì đâu !?. Nhiều cảnh trong các video clip về theo dõi nhật thực các năm trước cũng thể hiện chi tiết này, và thế là sự cảnh báo lại không có tác dụng. Hy vọng rằng sau khi đọc bài này, nhiều bạn sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt trong lúc theo dõi nhật thực, hoặc khi phải nhìn vào các nguồn sáng mạnh nói chung..
    Dù sao đi chăng nữa, khi nhật thực toàn phần xẩy ra, thời khắc mà Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, đựơc nhìn thẳng vào vầng nhật hoa kỳ ảo, một sự sắp đặt chính xác đến tuyệt vời của thiên nhiên, thật là một sự sung sướng khôn tả và tới lúc đó, những người may mắn có mặt chắc chắn không thể không bỏ hết kính lọc đi để được xem trực tiếp bằng mắt mới thỏa. Và thực là may, ở thời điểm đó, đôi mắt của chúng ta lại được bảo vệ hoàn hảo bởi một kính lọc của thiên nhiên... đó là Mặt trăng.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 29/07/2008
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhật thực 1 năm trước 19/3/2007
    -----------------------------
    Kết quả quan sát nhật thực một phần tại Tp Hồ Chí Minh
    - 20/3/2007 0h:40
    Sáng nay (19/03) vào lúc 8h20 nhật thực một phần đã diễn ra đúng như những gì thông tin trên các trang web thiên văn và một số trang web Việt Nam đăng tải.
    Trời trong không một gợn mây đã tạo ra một điều kiện qua sát hiện tượng này một cách lý tưởng, khác hẳn với miền Trung và miền Bắc. Mặt trời đã bị mặt trăng che 4% bề mặt (hình dưới). Một số thành viên của HAC (Hochiminhcity Astronomy Club) đã không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này để quan sát và ghi lại.
    Dưới đây là một số ảnh chụp lúc 8h20am tại Tp Hồ Chí Minh bằng máy quay Sony Handycam DCR-HC43E với một tấm lọc đặt trước ống kính máy quay, và máy chụp hình Cannon PoweShot A540 chụp qua kính thiên văn với các thị kính khác nhau được gắn kính lọc mặt trời, do thành viên của HAC thực hiện.
    Vì mặt trời lần này chỉ bị che 4% nên ánh sáng đã gần như không thay đổi và thời gian diễn ra nhật thực rất nhanh. Tuy nhiên, với những ai đam mê Thiên Văn Học thì đây cũng đã là một ?osự kiện? không thể bỏ qua và họ đã hoàn toàn ?othoả mãn? với những gì quan sát được vào sáng hôm nay.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Câu lạc bộ Thiên văn học Tp HCM.
    Một số hình ảnh chụp hiện tượng nhật thực diễn ra sáng nay tại Tp Hồ Chí Minh do thành viên CLB Thiên văn học thực hiện.
    Tác giả: Duy Linh - Mintaka
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngoại trừ báo vnn có đang thời gian diễn ra nhật thực cụ thể còn hầu như các báo khác đều đăng tin như thế này
    Ông Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ VN) cho biết, nhật thực bắt đầu xảy ra lúc 15: 04'': 06'''' (giờ Hà Nội) khi Mặt trăng đi vào đĩa Mặt trời và kết thúc lúc 19: 38'': 37'''' (giờ Hà Nội) khi Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi đĩa Mặt trời. Trong đó, nhật thực toàn phần xảy ra từ 16:11'': 07'''' (giờ Hà Nội) và kết thúc lúc 18: 21'': 28'''' (giờ Hà Nội). Thời gian nhật thực toàn phần đạt cực đại là 17: 21'': 08'''' (giờ Hà Nội).
    Sáng nay thấy mình mang "đồ nghề" vào chỗ làm, các bạn đồng nghiệp lại hỏi chiều nay chắc xin về sớm để xem nhật thực hả?
    Giật mình thật vì ai cũng ngỡ là xem nhật thực từ lúc khoảng 4 h chiều. Lúc đó thì nhật thực còn ở bên tây
    Cam đoan là chiều nay cả vạn người cùng sẽ ngửa mắt lên trời vào tầm 4,5h. Không thấy gì mà chắc còn sẽ hại mắt.
    Đây là một hiểu lầm trên báo kenh14
    Vũ Lê Anh (18 tuổi, Ba Đình, Hà Nội): ?oQuá hay chứ sao! Mưa sao băng hôm trước xem chẳng ?ođã mắt?, lần này được ?othưởng thức? cảnh mặt trăng che lấp mặt trời tới tận mấy tiếng đồng hồ thì quá tuyệt ý! Lần này chắc chắn tớ phải chuẩn bị camera thật kỹ lưỡng, không thể bỏ lỡ những khoảnh khắc hay ho như thế này được?.
    Thời gian diễn ra nhật thực ở các vùng theo bảng sau:
    [​IMG]
    Bảng chi tiết đầy đủ các thành phố ở VN
    http://www.vietastro.org/forum/attachment.php?attachmentid=81&d=1213850977
  7. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Dù sao đi chăng nữa thì hôm nay thời tiết cũng xấu
    Tình hình là hôm nay sẽ là 1 ngày nói dối nữa ở VN
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Nhật thực toàn phần vừa kết thúc ở Nga.
    Ảnh trên là ngay lúc kết thúc pha toàn phần 1 góc lộ sáng rất đẹp
    Xem online tại TQ đang chỉ khoảng 30%.
    http://www.astron.sh.cn/live/2008eclipse/
    Xem bằng IE
  9. nhockid91

    nhockid91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi là 3h36 - 4h10 - 5:45 là sáng đó hả :(
  10. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    uhm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này