1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Ha, một ngôi sao thì ít ra bạn phải nói giờ giấc, vị trí chứ thế thì ai biết được. Vì có thể ở chỗ bạn chỉ thấy 1 sao, nhưng người khác sẽ thâynhiều hơn, đâu phải bạn thấy nó thì tất cả những người còn lại đều chỉ thấy nó. Tôi thấy Rag đã trả lời bạn rồi, bạn nên đọc lại câu trả lời.
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đây là ghi nhận buổi ngắm trăng ... một mình tối 19/8 vừa qua, tường thuật sơ lại cho mọi người . Do không có máy ảnh số nên không ghi hình đc, những bức ảnh trong bài viết là mượn một bức ảnh mặt trăng thật , chỉnh sửa lại đúng theo những gì mình thấy đc, cũng tạm tạm.
    Tối 19/8/2005 : Vào buổi chiều trời nhiều mây, nhưng lúc bắt đầu sụp tối, mây bỗng tan rất nhanh để lộ một bầu trời xanh tím rất đẹp . Trời tối dần, vẫn trong ... hôm nay là 16, sau rằm một ngày, hi vọng lát nữa được ngắm trăng thật đẹp .
    20:00 mặt trăng đã ló dạng ở phía chân trời Đông, do mới mọc nên có một màu vàng đậm, không chói và rất rõ chứng tỏ trời rất trong, thấy rất rõ "chú cuội với cây đa"^^
    21:00 trăng đã lên cao hơn khá nhiều, sáng hơn lúc nảy . Bắt đầu vào nhà vác cái kính ra , sau một hồi cân chỉnh, gắn thêm vài thứ vào ... mất khoảng 10 phút thì ảnh mặt trăng đã hiện ra rất rõ, lại chạy vào nhà lấy cái ghế ra ngồi cho khỏe .
    21:10 mình bắt đầu quan sát mặt trăng qua kính với bội giác 36x (thị kính 25mm) , rất rất rõ và sáng rực chói cả mắt, nhìn một lúc thì phải che bớt vật kính lại để ánh sáng dịu hơn . Các miệng núi, những chỗ cao thấp hiện lên rất ấn tượng, ở bội giác này thứ đầu tiên đập vào mắt là miệng núi Tycho với những vệt trắng rất dài mở rộng ra xung quanh (tâm chữ thập trắng trong ảnh) . Miệng núi này làm mình có cảm giác như chính nó là đỉnh của măt trăng vậy .
    [​IMG]
    21:20 đổi sang thị kính 10mm, lúc này bội giác là 91x, mặt trăng to hơn lúc nảy khá nhiều, không nhìn tòan cảnh đc, chỉ có thể quan sát được một góc thôi , mình chỉnh kính vào vùng có hai miệng núi nổi tiếng để quan sát . Miệng núi Tycho tuy ấn tượng bởi những vệt trắng kéo dài nhưng kích thước có vẻ không bằng Coparnicus vĩ đại cũng khá gần đó (đã có chú thích trong bức hình)
    [​IMG]
    21:40 , mình tăng độ bội giác lên hết cỡ bằng cách gắn thêm vào thị kính 10mm một ống phóng (Barlow), lúc này khỏang 200x . Mặt trăng lúc này đã to quá cỡ, cũng còn sắc nét tuy nhiên đã hơi bị "bập bồng" do nhiễu không khí . Khi tăng đến bội giác này thì ảnh hơi tối nên phải bỏ miếng che vật kính ra để nhìn rõ hơn, tuy nhiên bỏ ra rồi thành ra rất chói nên không giám nhìn lâu, cỡ năm phút là phải dừng vì rất mỏi mắt . Lúc này mình quan sát chủ yếu miệng núi Tycho, nhìn sát như đang bay trên quỹ đạo mặt trăng ^^
    [​IMG]
    Đến 22:00, trời bắt đầu có mây trở lại, phải bắt đầu thu dọn "đồ nghề" . Tuy hơi tiếc vì không ngắm đc sao nhưng như vậy cũng rất thỏa mãn rồi, bù cho gần 2 tháng không quan sát đc gì hết vì thời tiết .
  3. 1905

    1905 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Phải rồi , đúng hôm rằm vừa rồi, khoảng 1 h đêm em lên ngắm nghía thì thấy mặt trăng sáng rõ , nhưng đặc biệt là 1 cái vầng tròn rộng , Nếu tính tâm là mặt trăng thì bán kính chính là 1 gang tay của em ( em đo khi để tay thẳng ) ,trông nó như 1 cái nhẫn trời ấy fải nói là 1 hình ảnh rất đẹp , và đặc biệt , nổi bật trên troèi , trông rất huyền bí
  4. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Chiều 23/8/2005 buồn quá không có việc gì làm nên ra ngòai sân ngồi hóng mát một tí , vẫn cái thói quen ngước nhìn bầu trời mỏi khi ra ngòai , mình nhận ra trời buổi chiều nay trong không một gợn mây. Đến khoảng 18:00 , mình chợt nhớ ra là vào thời gian này sao Kim (Venus) ở rất cao sau khi mặt trời xuống, mình liền chạy ra với hi vọng bắt kịp đc nó trước khi nó khuất sau cái khách sạn to đùng ở hướng Tây . Và đã như mong đợi, sao kim đã hiện ra rất rõ dưới nên trời xanh tím chưa tối hẳn , thế là mình liền chạy vào nhà vác cái kính ra mặc dù trước đó ko hề có dự định ngắm bằng kính . Sau một lúc cân chỉnh khá lâu, vã cả mồ hôi vì thời tiết nóng, ảnh sao Kim đã hiện ra ở độ bội giác 36x của thị kính 25mm , nó rất sáng với màu trắng vàng , ánh sáng mạnh tạo ra các tia xung quanh . Một lúc sau mình đổi sang thị kính 10mm , ở bội giác 91x này đã có thể nhận ra phần khuyết đi một ít của sao Kim (lúc này chỉ 70% đĩa sao KIm đc chiếu sáng bởi mặt trời) .
    Nhìn một lúc ở 91x, vẫn chưa hài lòng lắm về kích thước, mình gắn thêm vào cái ống phóng, lúc này đã xấp xỉ 200x , phải chỉnh lại một chúng vì khi gắn vào kính bị lệch , sau một lúc đổ mồ hôi nữa mình đã thấy đc sao Kim rất ấn tượng, sáng rực, một đĩa tròn hơi bị khuyết giống giống mặt trăng . Ước gì có cái máy ảnh số ! Nhưng mình vẫn cố gắng thể hiện lại hình ảnh mình đã thấy đc qua kính bằng cách vẽ lại . Trong hình này mình vẽ lại luôn những màu đỏ và xanh do hiện tượng quang sai tạo ra cho thực hơn, hình rất giống đấy :
    [​IMG]
    19:00 :Nhìn sao Kim cho đến lúc nó khuất sau khách sạn, mình chợt nhận ra là phía trên cao hơn sao Kim một tí là sao Mộc (Jupiter) cũng khá sáng, quay kính sang , ở 200x, nó rất lớn nhưng hơi mờ, mình đổi sang 91x, ảnh hiện lên rõ cực kì và không hề bị nhiễu ko khí . Mình kíp ghi nhận lại vị trí của bốn mặt trăng sao Mộc lúc này (Ganymede, Callisto, Europa, Io) , lúc này tất cả chúng như nằm qua một phía rất ngộ , ở xa nhật là Calisto . Nhìn cái khỏang cách ấn tượng từ Callisto đến sao Mộc mới thấy đc lực hấp dẫn mãnh liệt của nó . Các vân sáng tối do khí quyển sao Mộc cũng rất rõ, rõ nhất là 2 vân ở giữa :
    [​IMG]
  5. bollnes

    bollnes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cac anh chi lam on chi cho em cach ngam sao hieu qua nhat dc ko vay?vi moi lan em ngam la cu gap may va trang can tro,ko nhin ro~ gi` het,cho den khi sao bang xuat hien thi` mat het hy vong ngam roi.Mong qui anh chi chi giup em,thanh that biet on qui anh chi.
    ah` nay chuyen ve cac vi` sao va cac hanh tinh nua~,co phai chi co moi minh tai dat la co su song ko?con sao hoa thi` moi bat dau nhung nghi van,hay nhung gi` ma` cac anh chi da~ biet.>..............mong su chi dan hop ly cua anh chi,thank you!

  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Mọi người cho tôi biết để có thể nhìn được ít nhất là sao kim, sao hoả, sao mộc...............thì kính thiên văn phải có cấu tạo như thế nào thì thích hợp, về tiêu cự của 2 thấu kính như thế nào.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Với một kính Thiên văn cỡ 40x bạn đã có thể nhìn thấy các hành tinh này ở mức độ ... nhìn cho vui. Nhưng tất nhiên quan trọng là chất lượng cuả thị kính, vật kính và cả các yếu tố kĩ thuật của chiếc kính. (độ phóng đại thì bằng tỷ lệ tiêu cử của vật kính / thị kính).
    Sự thật với đẳng cấp amateur thì chỉ có thể thấy nó to hơn cho ... vui, còn nếu để thấy được chi tiết các hành tinh này thì ... nếu dễ dàng người ta đã không cần phóng tàu lên tận nơi
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng mới bắt đầu làm kính thiên văn nên ban đầu chưa tốt lắm.
    Tất nhiên là chưa thể nhìn chi tiết được rồi, chỉ cần có thể phân biệt được đâu là sao Hoả ( thấy được màu đỏ của nó thì càng hay ), sao Kim hay sao mộc, tôi thấy mọi người có thể phân biệt được chúng, mà 40x nghĩa là sao vậy, bạn có thể gợi ý cho tôi biết về giá trị của vật kính và thị kính là bao nhiêu không, tôi biết độ phóng đại = f1/f2 (thực ra là độ bội giác), tôi chỉ mới làm thử một chiếc với f1=1.33m, f2=0.10m (xấp xỉ), chỉ nhìn được mặt trăng tạm tạm thôi.Vậy để nhìn được các ngôi sao khác thì phải chọn f1,f2 khoảng thế nào, vì chỗ tôi khó kiêm lắm
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thật ra với kính tự làm thì không hi vọng thấy rõ các hành tinh, nhưng nếu chỉh cẩn thận thì thấy được rõ màu sắc cũng không khó lắm, kể cả cái vành đai của sao Thổ cũng có thể thấy mờ mờ được.
    40x đơn giản là phóng đại độ dài của nó là 40 lần (f1/f2 = 40)
    Bạn nên làm kính có thị kính khoảng 1-2cm và vật kính khoảng 40-100 cm là vừa phải nhất.
    Các thị kính bạn có thể mua ở chợ trời, còn vật kính mà mua ở chợ trời thì giởi lắm chỉ tìm được cái f1=40cm thôi, cái 100cm thì phải mua ở hàng kính mắt, mua một cái kính viễn số 1. Nói chung càng chịu khó mua loại ... đắt tiền thì càng tốt (nói chung mua cái vật kính ở hàng kính mắt thì nó sẽ có loại rẻ nhất là 10k, mua cái khoảng 20-25k là khá lắm rồi)
    Thị kính nếu bí quá thì có thể mua ở cửa hàng kính lúp, chọn cái kính có tiêu cự khoảng 3-4cm mà mua rồi vè bẻ toàn bộ phần rìa của nó ra, chỉ cần 1 cái kìm là xong.
    Chúc may mắn!
  10. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Vào 2 chiều 1/9 và 2/9 sắp tới tuần này , nếu trời không mây bạn có thể thấy sao Kim (Venus)sao Mộc (Jupiter) tiến lại khá gần nhau trên bầu trời . Chúng cách nhau chỉ khỏang 1,2 độ . Bạn có thể quan sát chúng lúc trời vừa mới sụp tối , khỏang 18h20 . Hướng Tây tây nam , ở độ cao khoảng 25 độ rất thuận tiện quan sát . Hai thiên thể này rất dễ nhận ra nhờ rất sáng, lại nằm sát nhau . Một cảnh tượng khá đẹp không nên bỏ qua .
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này