1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cũng đúng, dựa dẫm quá nhiều vào các công cụ, phần mềm trên máy tính cũng có cái bất tiện.
    Thực ra thì để có đc khả năng định vị chòm sao, ngôi sao, hành tinh, kể cả tinh vân... trên bầu trời đêm một cách thành thạo cũng ko phải là điều gì quá khó. Tôi tin là chỉ cần tìm hiểu, rèn luyện cộng với một trí nhớ ko quá tồi là chúng ta có thể làm đc điều đó. Và chắc chắn là đã có nhiều người làm đc rồiphải ko ah.
    Phần mềm chỉ nên hỗ trợ thêm thôi
  2. surplus_mc

    surplus_mc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ngắm trăng đêm và tự hỏi, tại sao có luc phần bị khuất của mặt trăng lại là hình lưỡi liềm, khó hiểu lắm thay
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    La bàn chế thì cũng dễ, tất nhiên là ở dạng đơn giản là chỉ dùng để xác định hướng bắc nam. Dùng một cây kim đã được nhiễm từ ( Lấy nam châm chà xát theo một chiều cố định) để lên một miếng giấy bóng đặt trên chậu nước.
    La bàn bé bé dạng móc khoá chỉ hơn 10k một cái thôi tớ đang có một cái lâu lâu ngồi chơi dùng định hướng cũng hay.
    Chương trình Stellarium. có một file dùng để lưu tên các chòm sao. nếu bạn nào thích có thể vào sửa lại thành tiếng Việt không dấu. Để dấu thì nó ko hiểu vì nó dùng mã ASCII
    Stellarium phải nói là đẹp nhưng máy yếu chác chạy không nổi. máy tớ P4 nhưng RAM có 256 chạy vẫn chưa ưng ý lắm.
  4. surplus_mc

    surplus_mc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra còn có các file ảnh của các chòm sao, tinh vân trong danh sách Messier, và ảnh intro trong thư mục cài đặt của nó, nếu thích nghịch thì các bạn có thể thay đổi những hình ảnh này
    VD : chòm Andromeda thì thay ảnh Brit vào chẳng hạn
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    [Đây là bài viết về bầu trời trong tháng 2 của anh Fairydream từ forum Olympia
    Bầu trời tháng 2.
    Các tháng mùa xuân là thời gian chúng ta có thể quan sát được rất nhiều sao sáng trên bầu trời. Không biết các bạn ở miền bắc thì sao? chứ ở miền nam thì đây là một trong những thời điểm ngắm sao tuyệt nhất.
    Về thời điểm ngắm sao có lẽ 8h->9h tối là thích hợp nhất ,sau giờ cơm cũng như không quá khuya. Tôi sẽ chọn thời điểm vào 8h tối trong bài viết này. Các bạn nên nhớ nguyên tắc các chòm sao không ở nguyên vị trí mà từ từ dịch chuyển về phía Tây so với vị trí lúc 8h.
    Thông thường khi ngắm sao chúng ta thường chọn những chòm sao sáng mà chúng ta biết rõ để từ đó xác định ra các chòm sao còn lại. Vào thời điểm này thì không có gì nổi bật bằng chòm Orion ?" tráng sĩ.
    [​IMG]
    ORION:
    - ORION lúc này chừng 8h tối đang ở đỉnh đầu, theo đúng nghĩa ?ongửa mặt lên trời? thì các bạn sẽ xác định được bằng 3 ngôi sao thẳng hàng đặc trưng của chòm-đây là thắt lưng của tráng sĩ. 3 đốm sáng mờ hơn tạo thành thanh kiếm của orion, đốm sáng nằm ở giữa chính là cụm tinh vân M42, M43 nổi tiếng. 4 sao sáng của chòm tạo thành dạng một hình chữ nhật-> hình ảnh tưởng tượng đơn giản nhất của Orion là hình một chiếc nơ.
    [​IMG]
    Các bạn có biết Orion còn là một chòm sao quan trọng trong việc xác định phương hướng. đường thẳng nối thanh kiếm của chòm chỉ gần đúng hướng bắc nam.
    Sao Rigel và Sao Betelguese (có màu cam) theo thứ tự là các sao sáng thứ 7 và thứ 9 trên bầu trời.
    Sau khi xác định được Orion các bạn có thể dùng nó làm chìa khóa để xác định ra các chòm sao còn lại.
    Hãy hướng mắt về phía đông lúc này là một vùng trời đầy sao sáng.
    [​IMG]
    SIRIUS-CHÒM ĐẠI KHUYỂN. PROCYON-TIỂU KHUYỂN.
    Sao sáng nhất bầu trời chính là SIRIUS các bạn sẽ bị cuốn hút bởi cái ánh sáng xanh lành lạnh của nó. So về độ sáng của các sao các bạn có thể nhận ra Sirius nhưng còn dễ xác định hơn nữa nếu bạn biết cái gọi là tam giác mùa đông.
    Tam giác mùa đông: Sirius-chòm đại khuyển + Procyon-chòm tiểu khuyển + Betelguese-chòm Orion. 3 ngôi sao sáng tạo thành 3 đỉnh của một tam giác đều. các bạn cũng nên biết Procyon là ngôi sao có độ sáng thứ 8 trên bầu trời.
    CHÒM SONG TỬ.
    Sau khi tìm được Procyon, với cùng độ cao hãy đua tầm mắt về phía bên trái một chút, các bạn sẽ thấy hai ngôi sao sáng nằm cạnh nhau đó là Pollux và Castor của chòm song tử. hãy sử dụng bản đồ để quan sát các sao còn lại trong chòm các bạn sẽ hình dung ra được hai anh em đang sát cánh bên nhau.
    SAO THỔ.
    Ngay bên dưới chòm tiểu khuyển và 2 sao sáng của song tử, một ngôi sao sáng lẻ loi màu vàng cam. Khá to nhưng dường như không nhấp nháy so với các sao khác- sự ít nhấp nháy của các hành tinh chính là yếu tố giúp chúng ta nhận biết chúng trên bầu trời.
    Sao thổ lúc này đang nằm trong chòm con cua, một chòm sao quá mờ, khó nhận biết bằng mắt thường.
    Phía chân trời đông lúc này còn có 2 sao sáng là Regulus của chòm Sư tử và Alphard của chòm Hydra chúng ta sẽ nhận thấy rõ các chòm này khi càng về khuya.
    Rời xa các chòm sao huớng đông. Hãy quay mặt về hướng Tây Bắc nếu bạn muốn tìm thấy sao hỏa.
    đưa tầm mắt chừng hơn 45 độ chúng ta có thể thấy một ngôi sao sáng nằm cạnh đám sao mờ mờ . Ngôi sao sáng đó chính là Hỏa tinh, các bạn có thể nhận ra độ sáng của nó giảm hẳn đi so với hồi tháng 10. Đám sao mờ Tua rua-hay thất nữ. nếu các bạn nhìn qua ống nhòm sẽ rất ấn tượng với thật nhiều sao nhỏ.
    [​IMG]
    Đưa mắt từ chòm tua rua và sao Hỏa lên cao về thiên đỉnh các bạn sẽ thấy một ngôi sao sáng màu vàng nhạt là một đỉnh của một cụm sao có dạng chử V hay chiếc ná. Đó là sao Alderbaran của chòm kim ngưu.
    Từ Tua rua chiếu ngang tầm mắt về hướng bắc. nếu trời trong các bạn sẽ thấy 5 ngôi sao có hình ngũ giác của chòm Ngự Phu, với ngôi sao sáng nhất ở vị trí thấp hơn là Capella sao sáng thứ 6 trên bầu trời.
    Vùng phía Tây bắc còn có các chòm như Anh Tiên, Con Dê, Thiên Hậu. Các bạn có thể xác định trên bản đồ dự vào chòm Ngự Phu và tua rua.
    Hướng Nam lúc này cũng là vùng trời đáng quan sát với rất nhiều sao khá sáng.
    Nhưng do vấn đề vĩ độ có lẽ trong Nam sẽ thuận lợi hơn các bạn ngoài bắc. Các chòm sao phía Nam có lẽ cũng khó cho người mới quan sát vì nếu trời trong có rất nhiều sao. Các bạn phải dùng bản đồ cho những lần quan sát đầu tiên.
    Lúc ngày là thời điểm ngự trị của các chòm thuộc về con tàu Argo huyền thoại. Các bạn có thấy một ngôi sao rực sáng ở phía nam không. Nó chỉ kém Sirius thôi đó là sao Canopus sáng thứ 2 bầu trời đấy !
    Có một điểm khá thú vị, tôi cũng bị nhầm trong một thời gian dài khi mới quan sát bầu trời mà không có bản đồ sao. Một nhóm sao của Thân tàu và Cánh Buồm tạo nên một hình chữ thập khá sáng. Gây nên sự lầm tưởng đây là chòm thập tự phương nam. Các bạn thử quan sát mà xem.
    [​IMG]
    Hi vọng với bài huớng dẫn này các bạn có thể quan sát được các chòm sao sáng cơ bản dùng để làm mốc tìm các chòm sao mà các bạn muốn thấy. Tôi đã chỉ ra các sao sáng trong chòm nhưng nếu muốn quan sát được hình dạng của chòm thì các bạn phải sử dụng bản đồ. Nên nhớ là đây là bài viết với thời điểm 8h tối giữa tháng 2. Các chòm sao sẽ dần dần dịch chuyển về phía Tây nếu xét cùng 8h tối với các ngày tiếp theo, và các giờ tiếp theo của cùng 1 đêm.
    Về các hành tinh ngoài sao Hỏa và sao Thổ tôi đã hướng dẫn thì các bạn có thể quan sát đuợc sao Mộc vào gần sáng ở hướng Động trong chòm Lybra- Cái cân
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Tìm tinh vân M44 trên bầu trời
    Vào thời gian này (cuối tháng 2/2006) bạn có thể dễ dàng định vị được tinh vân M44, một cụm sao mở (Open Cluster) nằm trong chòm Con Cua (Cancer) nhờ vào vị trí khá đặt biệt của sao Thổ và 2 sao Asellus Borealis và Asellus Australis thuộc chòm Con Cua. Tinh vân M44 đã được Galileo quan sát chi tiết đầu tiên bằng chiếc kính thiên văn của ông và khẳng định rằng nó là ?omột tập họp hơn 40 sao nhỏ? chứ không phải chỉ một ngôi sao mờ duy nhất như trước kia người ta vẫn lầm tưởng.
    [​IMG]
    Bình thường không có sự hiện diện của sao Thổ, việc xác định được M44 để quan sát nó bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn rất khó khăn, ít nhất ta phải xác định được chòm Con Cua trước nhưng các sao trong chòm đều rất mờ (cấp 4 trở lên) và M44 mang cấp 6,3. Nhưng hiện nay sao Thổ đang nằm ngay chính giữa chòm Con Cua, sao Thổ rất sáng và nằm ngay cạnh M44, chỉ cần xác định được sao Thổ chắc chắn bạn sẽ thấy được M44 bằng chỉ một ống nhòm nhỏ.
    [​IMG]
    Tốt nhất ta nên bắt đầu quan sát lúc 8h tối, lúc này M44 cùng sao Thổ đang ở độ cao khoảng 60 độ so với chân trời đông (tham khảo thêm bài viết trên của anh Fairydream cuối trang trước) . Sau khi xác định được sao Thổ bạn hãy hướng ống nhòm của mình lên và quan sát nó, chú ý nhìn về phía đông sao Thổ trong phạm vi quan sát của ống nhòm bạn sẽ thấy được 2 sao Asellus Borealis và Asellus Australis rất mờ thuộc chòm Con Cua. Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy 2 sao trên cùng sao Thổ tạo thành một tam giác khá đều. Tiếp theo bạn hãy quan sát thật chăm chú phần ngay chính giữa tam giác này, bạn có thấy cái gì đó lấp lánh không ? Tinh vân M44 đấy! Hãy nhìn kĩ hơn nữa bạn sẽ thấy đó đúng là một cụm gồm nhiều sao gộp lại trông rất đẹp. Nếu có kính thiên văn bạn cũng định vị như trên, dùng bội giác nhỏ thôi (khoảng 30x là vừa) chắc chắn bạn sẽ bất ngờ khi quan sát M44 đấy.
    [​IMG]
    Lưu ý: Bài viết này tương đối chính xác trong khoảng thời gian từ cuối tháng 2/2006 đến hết tháng 3/2006. Lý do vì sao Thổ mỗi ngày sẽ di chuyển một ít trên quỹ đạo của nó.
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 26/02/2006
  7. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hãy quan sát Pojmanski - Một sao chổi bất ngờ cuối tháng 2
    Sao chổi Pojmanski bắt đầu được theo dõi từ tháng 2/2006 bởi Grzegorz Pojmanski tại trường đại học thiên văn Warsaw - Ba Lan. Cho đến cuối tháng 2 này (25/2/06) sao chổi Pojmanski bất ngờ sáng hơn và lên đến cấp 5.9, ở cấp sao này ta có thể quan sát được nó bằng một ống nhòm loại tốt.
    [​IMG]
    Để quan sát được sao chổi này bạn phải chịu khó dậy sớm vào buổi sáng, hiện tại sao chổi đang nằm khá gần sao Kim (Venus) rực sáng phía chân trời Đông vào lúc trước khi mặt trời mọc khoảng hơn 1h, từ lúc này (25/2) kéo dài cho đến 11/3 sao chổi sẽ di chuyển khá nhanh trên quỹ đạo của nó về phía bên trái sao Kim, lướt qua ngay phía dưới chòm Aquila. Độ sáng của sao chổi này sẽ giảm dần cho đến 11/3 là cấp 6.2 và tiếp tục +0.1 trong mỗi ngày tiếp sau.
    [​IMG]
    Vì vậy nếu bạn nào có hứng thú và sở hữu một chiếc ống nhòm kha khá hoặc kính thiên văn hãy dậy sớm (4h - 4h30 sáng) các ngày từ hôm nay cho đến 11/3, nhìn về hướng đông phía gần chân trời, dùng 2 sao sáng là sao Kim và sao Altair của chòm Aquila để định vị, với chút may mắn có thể bạn sẽ bắt gặp được sao chổi này đấy!
    Lưu ý theo kinh nghiệm của mình lần trước quan sát sao chổi Machholz nếu may mắn nhìn được sao chổi này bằng ống nhòm thì nó trông không hoành tráng gì đâu, có thể chỉ như một ngôi sao mờ bình thường, xung quanh nó có một vần rất mờ trắng đục.

  8. Red_pencil

    Red_pencil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Red_Fanta , cái soft của chú hay lắm
    Hè hè + cái kính của chú nữa coi như anh cũng đổi đời
  9. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đây là một số hình ảnh chụp hôm 3/3/06. Tối hôm đó trời ở Bình Dương rất trong, các chòm sao đều thấy rõ. Mình lấy chân máy ra sân, tắt hết đèn để không bị chói và chụp tinh vân M44. Định vị tinh vân rất dễ nhờ sao Thổ sáng rực. Tinh vân M44 là cụm sao nằm ngay giữa 3 sao tạo thành tam giác:
    Đây là hình chụp ở ISO 200, mình đã chú thích vào hình:
    [​IMG]
    Đây là ở nhạy sáng ISO 400, nhìn rõ hơn một chút nhưng hình bị nhiễu nhiều hơn thấy rõ:
    [​IMG]
    Cũng mất hết 30 phút với tinh vân M44, trước khi đi vào, còn hơi luyến tiếp bầu trời đêm nay mình đã quay máy sang ghi hình chòm Đại khuyển (Canis Marjor)lúc này đã chếch về phía tây nam:
    [​IMG]
  10. 1905

    1905 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Với cái thời tiết này thì chả dám mơ màng j đến chuyện nhìn với chả ngắm , bất công thật đấy, thất nghiệp 3 -4 tháng rồi , ngồi mãi chán quá. Ở trong Nam vậy lại hay
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này