1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    hình như là cuối tháng 3 này sẽ có Nhật Thực toàn phần phải không nhỉ
  2. meteor_pnt

    meteor_pnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    3.210
    Đã được thích:
    0
    chính xác ko anh?
    mà dù sao vẫn mong cuối tháng 3 này trời quang mây tạnh, để còn đi Cúc Phương ngắm sao , ko hỉu sao trong rừng khác sao ở nhà thế nào nhểy
  3. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Mới tìm đc cách lắp hội tụ và phân kì để cho ảnh ảo xuôi chiều, thoe nguyên lí của ống dòm đơn giản.
    Hơn nữa còn có thể chụp ảnh TV bằng máy số thông thường nếu điều chỉnh khoảng cách giữa 2 kính cho phù hợp, em đã thử .. duới đất và kết quả khá khả quan, gần bằng lắp ống tele lun. Nay mai sẽ post ảnh anh em chiêm ngưỡng
    [​IMG]
    M7 - Pyolemy Cluster
    [​IMG]
    M6: The Butterfly Cluster
    Đây cũng là hai tinh vấn khá sáng trong chòm Scorpius. Chú Đôn bào giờ chụp anh em ngắm phát, ok
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    hix
    Thời tiết ngoài bắc dạo này chán quá, toàn mưa là mưa, ko biết có cơ hội đc theo dõi nhật thực toàn phần ko nữa
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 10/03/2006
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    BẦU TRỜI THÁNG 3
    Thời điểm tháng 3 là cuối mùa xuân, các chòm sao mùa xuân cũng dần dần dịch chuyển về phía trời Tây một ít mỗi đem nhường chỗ cho các chòm mùa hạ. Thời tiết lúc này vẫn rất tốt cho việc quan sát của những bạn sống trong miền Nam (Vn), còn miền Bắc rất hiếm khi có được một đêm quang đãng.
    Theo thói quen mình sẽ chọn thời điểm quan sát trong bài viết này vào lúc 9h tối, lúc này các chòm mùa hạ đã lên ở bầu trời đông. Nếu các bạn quan sát khuya hơn hoặc sớm hơn hãy nhớ nguyên tắc bầu trời sẽ chầm chậm dịch chuyển về phía Tây khi càng về khuya, và mỗi ngày nó cũng sẽ dịch về Tây so với ngày trước đó khi quan sát cùng thời điểm. (Tôi viết bài viết này vào 11/3).
    Hãy ra khỏi nhà lúc khoảng 9h, nhớ đem theo những dụng cụ cần thiết như bản đồ sao, ống nhòm hay kính thiên văn (nếu có) nhé. Trước tiên ta hãy hướng về phía Tây, từ độ cao khoảng 30 độ so với chân trời (10 độ bằng chiều rộng một nắm tay nếu bạn duỗi thẳng cánh tay trước mặt) trãi dài cho đến tân thiên đỉnh là một vùng sao rất sáng và rõ, đây chính là vùng sao đã được nhắc đến trong bài viết của anh fairydream gồm Orion, Đại khuyển (Canis Major), tiểu khuyển (Canis Minor), Song tử (Gemini), Ngự phu (Auriga), Dũng sĩ Perseus, Kim ngưu (Taurus). Một tam giác đều lấp lánh gồm 3 sao Sirius, Procyon, Betelgeuse hợp thành giúp ta dễ định vị các chòm hơn. Nếu bạn từng ngắm vùng sao này trong những ngày đầu tháng 2 chắc chắc sẽ khá bất ngờ khi quan sát chúng thời đểm này, tất cả chúng đã bị ?ođảo lộn? nhìn rất lạ lẫm do chúng ta đang quan sát ở hướng Tây, trái ngược hướng Đông. Đừng lo, hãy tham khảo hình và xem lại cách xác định các chòm này trong bài của anh fairydream phía trên dần dần bạn sẽ quen mắt thôi. Đó là nhưng chòm đã quen thuộc tháng rồi, bạn hãy hướng về hướng khác để tìm những chòm mới hơn nhé.
    [​IMG]
    - ĐẠI HÙNG ( URSA MAJOR)
    Khỏi phải nói nhiều thì chắc mọi người cũng biết đây là một chòm quá nổi tiếng, ngay cả những người chưa làm quen với thiên văn học cũng biết được trên bầu trời có chòm sao Bắc đẩu, đấy chính là chòm Đại Hùng hay Gấu lớn đấy, rất gần gũi với dân Việt Nam ta. Chòm nay gồm 7 ngôi sao chính hợp thành hình một cái gáo úp ngược. Trong thiên văn học cổ Trung quốc người ta còn gọi 7 ngôi sao này là ?obắc đẩu thất tinh?, ngôi sao chính giữa mờ nhất nhưng được cho là quan trong nhật gọi là Thiên Huyền. Để tìm chòm sao này ta hãy nhìn về hướng Đông bắc, 7 ngôi sao trong chòm nằm trãi dài từ 10 độ đến 35 độ, rất dễ xác định ?ocái gáo? này vì 7 ngôi sao nằm khá đơn độc, không lẫn vào nhiều sao sáng khác. Độ sáng của các sao nói chung là tương đương nhau, duy chỉ có sao Megrez ?" Thiên Huyền chính giữa khá mờ. Ngoài ra chòm còn có một sao đôi nổi tiếng là do Mizar và Alcor hợp lại, nó nằm thứ 3 trên đuôi của Đại hùng từ trong đếm ra, nếu bạn có thể thấy được ngôi sao đồng hành Alcor thì thị lực của bạn còn tốt lắm đấy! Chòm Đại Hùng có thể coi là chòm chìa khóa của bầu trời tháng 3 này, từ nó ta có thể ?osuy? ra các chòm khác.
    [​IMG]
    - CHÒM XỬ NỮ (VIRGO)
    Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo, tuy thời đểm này nó nằm khá thấp so với chân trời nhưng theo lí thuyết ta có thể quan sát được (Ít nhất là sao Alpha của chòm ?" sao Spica) nếu chổ ở của bạn có vị trí tốt, chân trời Đông không bị che chắn., từ Sao Spica bạn có thể xác định sao Beta của chòm, sao Porrima nằm cao hơn (tham khảo thêm hình).
    [​IMG]
    - CHÒM SƯ TỬ (LEO)
    Đây là thời đểm thích hợp để quan sát chòm Sư tử, một món quà tuyệt vời cho nhưng bạn có cung hoàng đạo Leo được cơ hội nhìn thấy chòm sao hộ mệnh của mình. Ta cũng lại bắt đầu từ chòm Đại Hùng, hãy vẽ một đường tưởng tượng từ 2 sao Megez va Pechda một đoạn thẳng hướng lên phía trên dài khoang 8 lần khoảng cách giữa 2 sao đó sẽ dẫn bạn đến ngôi sao Regulus, ngôi sao sáng Alpha của chòm sư tử và có thể xem như sáng nhất bầu trời phía Đông lúc này. Từ sao Regulus, bạn hãy xem bản đồ sao và lần ra thân, chân, bờm, đâu của chú sử tử, thật là vì chú sư tử đang ?odụng đứng? lên trời .
    [​IMG]
    Nổi bật ở phía Đông chỉ có 2 chòm trên, ngoài ra còn các chòm mờ khác như Cái ly (Crater), con quạ (Corvus)? nằm khá thấp nên sẽ hướng dẫn trong tháng sau. Tiếp theo ta hãy chia tay hướng Đông để sang các chòm sao hướng Nam.
    - Chiếm lĩnh phía NAM lúc này vẫn là SAO CANOPUS:
    Đây là ngôi sao mang độ sáng ?"0.72, chỉ kém độ sáng của Sirius,lúc này nó đã chếch về phía Tây nam so với tháng trước. Ngôi sao nằm trong chòm tàu Argo, một chòm sao rất lớn phía Nam mà ta chỉ có thể thấy được từng phần của nó. Vị trí Canopus nằm ở những con sóng dưới thân chiếc tàu. Nếu kẻ một đường dài từ sao Sirius (phía Tây) sang Canopus và thẳng xuống chân trời, ta sẽ xác định được hướng Nam, một ?ola bàn? rất tốt cho những ai bị mất phương hướng.
    [​IMG]
    - CHÒM NAM THẬP (CRUX):
    Lúc này vẫn chưa là thời điểm tốt để quan sát chòm này, nó đã mọc nhưng nằm cực kì sát chân trời Nam. Nếu muốn quan sát nó bạn hãy chịu khó thức khuya chút, khoảng từ 11h trở đi bạn có thể quan sát được Nam thập rất rõ. Nhưng chú ý coi chừng nhầm lẫn ?oNam thập giã? do chòm Centaurus tạo nên (Tham khảo bài viết tháng 2 của fairydream). Lân cận chòm Crux còn rất nhiều chòm sao đẹp, nhưng mọc khá khuya nên ta hãy giành nó cho tháng sau.
    Còn thiếu thiếu cái gì ấy nhỉ? À, còn các hành tinh nữa chứ, thật thiếu sót nếu ta ngắm sao mà quên mất các hành tinh phải không nào, nhất là những bạn sở hữu kính thiên văn.
    - SAO THỔ (SATURN)
    Cực kì dễ xác định, là một ?osao? màu vàng mang độ sáng cấp 0 nằm ngay giữa thiên đỉnh, và rất trùng hợp khi nó cũng đang nằm ngay giữa chòm CON CUA (CANCER). Một ?ocông cụ? rất tuyệt để xác định tinh vân M44 ngay bên cạnh (Hãy tham khảo thêm bài viết về tinh vân M44). Với kính thiên văn, bạn có thể thấy được cái vòng (ring) xung quanh sao Thổ từ bội giác khoảng 30x trở đi. Nếu kính của bạn tốt, bạn có thể thấy được vệ tinh lớn Titan của nó là một chấm nhỏ nằm gần đó.
    [​IMG]
    - SAO HỎA (MARS):
    Sao Hỏa lúc này đang nằm ở vùng trời Tây, mang độ sáng cấp 0.9, nằm ngay cạnh sao Aldebaran thuộc chòm Kim Ngưu, điều này làm ta rất dễ lầm lẫn giữa 2 sao cùng mang màu đỏ cam này. Nếu để ý kĩ lưỡng ta sẽ nhận thấy sao Hỏa kém sáng hơn Aldebaran một ít và không lấp lánh như Aldebaran.
    - SAO MỘC (JUPITER)
    Sao Mộc đang nằm trong chòm CÁI CÂN (LIBRA) .Ta chỉ có thể nhìn thấy chàng khổng lổ Mộc tinh này nếu thức thật khuya, từ 12h đêm trở đi, sao Mộc sẽ xuất hiện ở hướng Đông, rất dẽ xác định nhờ vào độ sáng ?"2.3 của nó, sáng nhất bầu trời cho đến khoảng 4h sáng thì bị chiếm vị trí về độ sáng bởi sự xuất hiện của Thần vệ nữ - Kim tinh.
    - SAO KIM (VENUS)
    Sao Kim lúc này mọc lúc gần sáng nên được dân ta gọi là sao Mai, ta có thể quan sát nó từ lúc 4h sáng trở đi ở hướng Đông. Lúc này sao Kim đang vào thời kì rực sáng, với cấp ?"4.5 và một bầu trời quang đãng buổi sáng thì ta không thấy được nó mới là điều là ! Với Kính thiên văn bạn có thể thấy được pha khuyết của hành tinh sáng rực này.
    - SAO THỦY (MERCURY) VÀ SAO THIÊN VƯƠNG (URANUS) Lúc này đang nằm rất gần mặt trời nên chúng ta không thể thấy được.
    - SAO DIÊM VƯƠNG (PLUTO) hiệng đang mang cấp sao 14 nằm trong chòm Ophiuchus mọc lúc khoảng 3h sáng.
    MẶT TRĂNG
    - Trăng rằm vào ngày 14-3 trong vùng thuộc chòm Sư tử. Mọc lúc khoảng 5h40 chiều và đến khoảng 6h30 có thể nhìn thấy rõ.
    - Trăng Hạ huyền (trăng ½ cuối tháng) vào ngày 23-3 trong vùng chòm Nhân Mã ?" Sagitarius. Ta có thể quan sát trăng hạ huyển từ lúc khoảng 2h sáng cho đến sáng. Lúc mặt trời vừa mọc thì trăng hạ huyền ở vị trí cao nhất.
    - Trăng tối hoàn toàn và đi ngang mặt trời vào ngày 29-3.
    CÁC SỰ KIỆN THÁNG 3
    - SAO CHỔI POJMANSKI: Sao chổi bất ngờ Pojmanski được quan sát từ đầu tháng 3 đến 11-3. Tham khảo thêm bài về sao chổi Pojmanski.
    [​IMG]
    - NGUYỆT THỰC:
    Xảy ra vào cuối tháng 3, chính xác là 29-3, nhưng chỉ có châu Phi, châu Âu và một số nơi ở Tây Á có thể quan sát được. Việt Nam nguyệt thực xảy ra lúc trời đang tối nên ta không thể quan sát được lần nguyệt thực này.
    [​IMG]
    E***ed by - ORION.DON on 11/03/2006 22:43:53
  6. linh87_commie

    linh87_commie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Nguyệt hay nhật chú
    Mà chú chịu khó dây sớm, chụp M6,M7 cho anh em thưởng thức đi. Cả M31, M45 nữa,, mặt giăng mặt giời máy chú chụp đc ko, hay là chụp rồi ???
  7. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Ack, cho em đính chính lại là NHẬT THỰC nhé, nhầm nhọt nhầm nhọt ... Vâng em sẽ cố gắng ghi hình mấy tinh vân đó, thứ 7 này sẽ cố dậy sớm
  8. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    thời tiết này ngắm sao Tuyệt quá, mình phải gấp rút sửa lại cái kính của mình mới được
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bầu trời sao tháng 4
     
    Những ngày đầu tháng 4 này trời khá trong ở cả hai miền bắc và nam. Do ngày âm lịch gần với ngày dương lịch trong tuần đầu tháng chúng ta đã quan sát được trăng lưỡi liềm vào chập tối ở hướng tây khá đẹp. Nhưng đến thời điểm tuần giữa tháng, ánh trăng sáng sẽ khiến cho việc ngắm và nhận diện các chòm sao rất khó khăn. (Ai có kính thiên văn thì chuyển sang ngắm trăng đi bà con !)
    Trăng rằm vào khoảng ngày 14 trăng mọc chừng 6:30, để ý rằng ngày hôm sau trăng mọc trễ chừng hơn 45 phút so với ngày trước đó, thì đến tuần cuối tháng: Bầu trời sao lại là của chúng ta !( Sao mà tớ ghét trăng đến thế.)
    Thời gian tôi nói là chừng 9h tối thuận tiện cho đa số chúng ta, còn đối với những ai hay thức khuya dậy sớm thì không thành vấn đề.
     
    Thời điểm ngắm sao chừng 9h tối:
    Hướng Tây:
    -Tháng 4 này chòm Orion một trong những chòm sao chìa khóa quan trọng đã thấp dần về phía tây và sẽ khó quan sát được vào cuối tháng.
    -Sao Hỏa ngày càng mờ đang di chuyển dần về phía chòm Song tử (gemini). Sao Hỏa cũng dễ nhận biết qua màu đỏ đặc trưng của nó, ít nhấp nháy vì là một hành tinh,ở  phía tây của Orion gần ngũ giác Auriga (Ngự Phu).
    -Sao Thổ: rất dễ nhận biết vì nằm trên đường thẳng nối dài 1 cạnh của tam giác đều mùa đông ( Sirius->Procyon ->Betelguese)
    [​IMG]
    Hướng bắc:
     
    [​IMG]
    Thời điểm này chúng ta quan sát được chòm sao đặc biệt nhất của bầu trời- chòm Đại Hùng tinh, hay chòm sao Bắc Đẩu trong thơ ca.
    Chòm sao này quả là có nhiều điều để nói. (xem phần nói về chòm Đại hùng).
    Ở ngoài bắc có vĩ độ cao việc xác định sao bắc đẩu khá dễ dàng vì có thể thấy được chòm Tiểu hùng tinh. Nhưng trong miền nam chòm Tiểu hùng cực kì khó xác định do quá sát chân trời. Vì thế nhìn thấy sao bắc cực là niềm mơ ước của nhiều người.Nhưng nhờ vào  chòm Đại hùng chúng ta có xác định ra sao Bắc cực. ( Mãi gần đây với sự quyết tâm treo lên mái nhà cùng với sự trợ giúp của ống nhòm cuối cùng thì tớ cũng đã nhìn thấy chòm tiểu hùng.) .
    Chòm Đại hùng ngoài 7 ngôi sao như cái gàu còn có nhiều sao khác các bạn thử tìm hết để hình dung ra con gấu như thế nào, đặc biệt là các ?ochân gấu? giống như các tam giác nhọn đồng dạng.
    -Phía Đông của Đại Hùng lần theo đuôi gấu là chòm Bootes(Mục Phu) có dạng như cái diều ,sao Arcturus của chòm là sao rất sáng có màu hơi vàng-( Sao Sáng thứ 3 trên bầu trời) và vào lúc này nó sáng nhất ở phía Đông Bắc chỉ  kém sao Mộc đang mọc ở chân trời đông.
    Thiên đỉnh:
    -Từ cái xoong úp ngược của Gấu lớn đưa mắt về phía đỉnh đầu các bạn hãy thử xác định chòm Leo- Sư tử một chòm sao trong cung hoàng đạo. Chòm Leo khá rộng có thể khó hình dung ra nếu lần đầu quan sát. Phần rất dễ nhận thấy của chòm là phần cong cong ở đầu và sao Regulus-trái tim của sư tử khá sáng. Leo còn có thể tìm ra theo thứ tự từ tây sang đông của các chòm hoàng đạo.từ Sao thổ các bạn đã xác định được đang trong chòm Cancer( con cua) dịch về phía đông sẽ đến phần đầu có dạng cong cong của chòm Leo.
     
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Phía Đông.
    [​IMG]
    Sao Môc có rực sáng và ít nhấp nháy. Nếu có kính TV hãy nhìn xem các vạch màu của nó và 4 vệ tinh. Sao Arcturus hơi vàng ở phía Đông Bắc, còn cao hơn sao Mộc lệch về phía nam một chút là sao Spica trắng sáng. Sao Spica là sao của chòm Virgo( trinh nữ) các bạn thử nhìn các sao còn lại của chòm này, theo đường hoàng đạo thì Virgo ở phía đông của Leo.
    -Sao Mộc đang nằm trong chòm Libra (cái cân) một chòm hoàng đạo ngay bên duới Vigo. Chòm này khá mờ có thể hình dung có dạng hình thang.
    Lúc này các bạn có thể hình dung ra được vị trí của các chòm hoàng đạo ?"một con đường trên bầu trời  nối tiếp nhau từ tây sang đông. Từ Song Tử-> Con cua (có sao Thổ)-> Sư Tử-> Trinh Nữ-> Cái cân(Sao Mộc).
    -Từ chòm Virgo sang phía nam một chút là nhóm các chòm Corvus(Con quạ) Crater(Cái Ly), Hydra ( Rắn Biển).
    [​IMG]
    Chòm Con quạ rất dễ nhận biết do có dạng hình thang. Còn cái ly thì đúng thật là ?ocái ly? các bạn thử nhìn xem.
    Riêng chòm Rắn biển rất dài và khá mờ chỉ có sao Alphard là sao cấp một, nhưng phần đầu rắn là một cụm sao mờ mà nhìn qua ống nhòm sẽ rất thú vị.
     
    Phía Nam:
     
    Sát chân trời nam là một quang cảnh chi chít sao. Nhưng có lẽ ở ngoài bắc khó có thể quan sát vào lúc 9h tối mà phải đợi khuya hơn khi các sao cao dần.
    -Lúc này có thể thấy được cả 2 thập tự. Thập tự phương nam và thập tự ?ogiả? của các sao tàu Argo
    [​IMG]
    Sao Canopus sao sáng thứ 2 trên bầu trời ở phía tây nam, cao hơn về phía Tây là sao Sirius.
    Hai chòm thập tự gần như song song với nhau là điều rất đặt biệt ở huớng nam lúc này.
    Các bạn chú ý chòm Centaurus ( Nhân mã) gần chòm thập tự-càng về khuya, cũng như các ngày sau nó sẽ cao dần lên.
    [​IMG]
    Sao Rigil Kentaurus là sao sáng thứ 4 và Hadar là sao sáng thứ 11. 2 sao này rất dễ nhận biết ở phía nam vì độ sáng của nó. Đặc biệt là khi nhìn bằng ống nhòm hoặc kính TV thì thấy Kigil là 2 sao chứ không phải 1.
     
    Qua đây tôi đã giới thiệu sơ qua các chòm sao chính của tháng 4. Các bạn có thể dùng bản đồ để tìm ra các chòm sao còn lại. Các hình vẽ lấy từ chương trình  Starry Night với thời gian là 9 PM ngày 15-4-2006. Tùy thời gian các bạn quan sát mà có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nên nhớ một nguyên tác chính là các chòm sao sẽ từ từ dịch chuyển về phía Tây theo giờ và theo ngày (giờ quan sát giống nhau).


    Các hành tinh có thể quan sát trong tháng này:
    Sao Hỏa, Sao Thổ ở hướng Tây, Sao Mộc ở huớng đông (9pm).
    Sao Kim ở huớng Đông (gần sáng).
    Đặc biệt các bạn có thể thấy một phần khác của bầu trời có dãy Ngân Hà vào sáng sớm.
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này