1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    CHÒM SAO ĐẠI HÙNG
    ********
     
    Là một chòm sao quen thuộc nhất trên bầu trời đêm. Chòm sao này có nhiều chức năng rất đặc biệt. Các nhà thiên văn rất thích thú khi nghiên cứu về nó. Nó còn là người bạn đồng hành thật đắc lực để đưa đường dẫn lối cho những thủy thủ lênh đêng trên đại dương và những lữ hành lạc hướng trong rừng sâu. Có thể nói, chòm Đại Hùng là một cây thước đo chuẩn mực trên bầu trời có tác dụng:
    ·        Kiểm tra thị giác.
    ·        Làm căn cứ tìm các chòm sao khác.
    ·        Xác định phương hướng.
    ·        Tính thời gian.
    ·        Xác định toạ độ.
    Chòm Đại Hùng gồm 7 ngôi sao có hình dạng giống như một cái xoong lớn úp chụp xuống
     
     
    Nếu kéo dài đường thân xoong ngoài cùng (đoạn nối 2 sao β và α) chừng 5 lần thì tới sao Polaris (sao Bắc cực). 
    Ở ngôi sao ξ (Alcor) có một ngôi sao nhỏ rất mờ (độ sáng cấp 4) tên là Mizar nằm sát bên cạnh. Xưa kia các phụ nữ da đỏ Châu Mỹ thường dùng ngôi sao kép này để kiểm ttra thị lực của trẻ con.
    Chòm Đại Hùng thường được dùng để mốc để nhận diện các chòm sao quan trọng khác.
     
    1.      Đến chòm SƯ TỬ: Ta vạch một đường từ cuối cán xoong (sao δ) đến đáy xoong (sao γ) sẽ dẫn đến sao Regulus trong chòm Sư Tử.
    2.      Đến chòm Mục Phu (Bootes): Từ cán xoong, ta vẽ một đường cong ra ngoài, lấy tâm là sao Denebola thuộc chòm Sư Tử. Thì sẽ dẫn đến ngôi sao Arcturus trong chòm Bootes
    3.      Đến chòm Song Tử (Gemini): Nối 2 ngôi sao δ và sao β, ta lại kẻ một vạch dài ra phía trước xoong, đường ấy sẽ dẫn tới sao Castor trong chòm Gemini.
    4.      Đến chòm Hoàng Hậu: Từ ngôi sao ε của chòm Đại Hùng, ta nối thẳng vào sao Bắc Cực và kẻ một đường nối đi suốt luôn sang hướng bên kia thì găp sao γ của chòm Hoàng hậu.
    5.      Đến chòm Ngự Phu (Auriga):Ở cuối cán xoong có 2 ngôi sao là η và ζ. Ta lại nối 2 sao đó và vạch một đường kẻ dài ngang phía trên miệng xoong. Nó sẽ dẫn đến ngôi sao Capella trong chòm Ngự Phu.
     
    Chòm Đại Hùng xuất hiện trên bầu trời phương Bắc vào suốt mùa hè, vào lúc 21g tối ngày 20-4 hàng năm là lúc nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Đối với nước ta  thì lúc này nó ở độ cao khoảng 300 so với góc nhìn từ mặt đất.  
     

     
    Theo "Nhìn Lên Những Chòm Sao"-  Trần Thời
     
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    ...Bầu trời toàn 1 màu đỏ, chả ngắm được cái gì....chán...
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1

    Đúng thế thật chòm đại hùng nhìn khá rõ có lẽ cũng gần 40 độ khi cao nhất.
  5. vudinhthanh

    vudinhthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Như vậy là mọi suy đoán của mình đều...sai bét về các hành tinh! Mấy hôm nay thức khuya dậy sớm ngắm sao và tìm vị trí của các chòm, nhưng mình đã nghĩ rằng sao mọc vào 8h30 tối hướng đông là Mars(nơi đó là chòm sao Libra), sao nằm tại chòm sao Cancer là sao Mộc....Buổi sáng chỉ có sao Kim (Venus) là không nhầm đi đâu, 6h kém 20 sáng nó hoàn toàn biến mất dưới ánh sáng mặt trời!
    Trăng sáng quá! Thật là khó nhìn! Xem nào, 2 hôm rồi...quan sát được: Orion, Gemini, Canis MaJoy, Canis Minor, Leo, Virgo, Libra, Scorpius, Ophiuchus, Bootes, Ursa MaJoy, sao Kim Venus, nhầm lẫn giữa sao Hoả và sao Thổ, sao Mộc và sao Hoả...chán thật!
  6. linh87_commie

    linh87_commie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Bằng con kính với G=100X đã có thể thấy sao mộc ko còn là 1 chấm sáng nhỏ trên bầu trời nữa, với G=200X thì nó hiện lên như một đĩa sáng với 4 vệ tinh xung quanh, quả thật bầu trời trong ko trăng của vùng ĐTH thật lí tưởng, Gallilê dùng con 30X mà có khi còn hơn 200X của mìnhbó tay
  7. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    lâu quá rồi em không tham gia
    moị ngươì ở dây hiểu biết ghê quá em xin bái phục,nhưng em thì mù tịt,chỉ biết giương mắt ếch mà nhìn mà cũng chẳng biết mình đang nhìn gì,tên gọi cuả ngôi sao ấy là gì????
    mấy bác tìm thông tin từ nguồn nào vậy chỉ em vơí
  8. linh87_commie

    linh87_commie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Vào đây nhé người anh em:
    http://thienvanvietnam.com/KienThuc.htm
  9. vudinhthanh

    vudinhthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    7h25'' tối...
    Ra sân thấy 1 đốm sáng....rất sáng có thể hơn ánh sáng của sao Kim bay một cách chậm chạp từ chòm sao Canis Majoy tiến thẳng lên thiên đỉnh, đi qua chòm sao Lion nó đạt độ sáng nhất, rồi mờ nhạt dần tới khi đi đến hết đuôi con Gấu lớn thì biến mất hẳn! Đó là vật thể gì? UFO chăng, hay chỉ đơn thuần là một vệ tinh của Trái Đất? Mình đã đứng im lặng quan sát và đang rất phân vân...hôm nay trời đầy sao....
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vũ Đình Thành cái cậu thấy là cái mà tôi muốn thấy. hay đã từng thấy rồi nhưng chưa có điều kiện để theo dõi và đoán trước. Tôi cũng đã từng thấy nó truớc đây, rất sáng , sáng như sao cấp 1. nhưng không phải UFO đâu nó chính là ISS (international space station) tớ dự định hôm nào sẽ phục kích nó nhưng giờ đang ở thành phố nên chưa có dịp. Để theo dõi quĩ đạo có thể dùng một số trang web như tớ xem http://www.heavens-above.com chẳng hạn cho biết giờ có thể thấy được và độ sáng của nó. Hôm nay là ngày ISS bay khá thấp và có độ sáng chừng -1.0.
    Để tôi lấy mô phỏng quỉ đạo của nó bằng chương trình Starry Night để xem có chính xác không nhé.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chính xác như những gì cậu kể chưa. Nó chính là vật thể nhân tạo sáng nhất bầu trời đó. Nhưng có điều không phải ngày nào cũng sáng vậy đâu vì độ cao của nó thay đổi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này