1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    HI!
    Chà, quả là thông tin hấp dẫn. Nhưng mà, em nghe nói vệ tinh quay rất nhanh trên quỹ đạo của trái đất. Liệu mình nhìn thấy kịp k? Bữa nào anh em minh tổ chức "bắt" vệ tinh đi!
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có bạn nào thử quan sát sao chổi không. Tuy khá mờ nhưng tôi nghĩ có thể nhìn bằng mắt thường nếu trời trong. Tuy khoảng cỡ sao cấp 5-6 nhưng nếu ở những vùng quê không cần ống nhòm cũng có thể thấy được vì tuy mờ nhưng có đuôi dài khác hẳn các sao nhỏ khác.
    Thông tin chi tiết xin xem http://skyandtelescope.com/observing/objects/comets/article_1704_1.asp
    Sáng mai chừng 4h sáng nó ở hướng Đông trong chòm Thiên Mã khoảng 45 độ so với chân trời và dần dần theo các ngày sẽ thấp dần về phía đông
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 17/05/2006
  3. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay thi xong rồi rãnh rỗi nên đêm nào cũng ngóng xem trời có trong không để tiếp tục chụp ảnh bằng CCD . Đáng tiếc là mùa mưa rồi nên hiếm khi được một bữa tạnh ráo, hix. Đêm 16-05-06, thời tiết khá lí tưởng tầm khoảng 20:00 . Vẫn như mọi khi, việc "bài binh bố trận mất hết cả 15 phút" . Thời tiết oi bức càng làm công việc trở nên khó khăn. Đến 20:20 mình bắt đầu với mục tiêu là sao Thổ - Saturn, tuy hướng Tây lúc này có mây nhẹ nhưng mình vẫn ưu tiên sao Thổ nhất vì chưa thử ghi hình nó được lần nào. Sau nhiều bước định vị chính xác để KTV thẳng với trục cực, lắp motor, quay kính đến sao thổ và tinh chỉnh nó bằng thị kính 10mm ... cuối cùng hình ảnh sao Thổ đầu tiên đã hiện trên màn hình, khá thật vọng vì không được như ý lắm. Thế nhưng sau khi chỉnh focus thật nét và tinh chỉnh các thông số, mình đã ghi tấm ảnh đầu tiên:
    Trông sao Thổ khá nhỏ (bội giác khoảng 100x):
    [​IMG]
    Đây là bức ảnh thứ 2 ở bội giác 100x:
    [​IMG]
    Sau khi thu được 2 bức ảnh trên mình phải tạm dừng việc chụp ảnh vì có vài người trong gia đình cũng tham gia ngắm sao , mình lôi cây đèn pin và mở starry night lên để biểu diễn tí xíu. Đến tầm 20:50 mình quay lại chụp ảnh. Tiếc thay hướng tây lúc này đã mờ hơn lúc nảy rất nhiều, tuy nhiên sao Thổ vẫn còn có thể nhìn thấy. Mình tiếp tục định vị và gắn thêm barlow cho CCD, bôi giác lúc này lên hơn 200x, sau một lúc định vị vô cùng khó khắn, mồ hôi vã ra, chảy vào mắt cay xè mình đã thấy được hình ảnh của sao Thổ trên màn hình , thở phào nhẹ nhỏm, mình rời kính để chụp ảnh, đây là bức đầu tiên:
    [​IMG]
    Đây là bức ảnh mình ưng ý nhất trong một loạt ảnh, sao Thổ khá rõ với màu vàng đặc trưng, có thể phân biệtrõ ràng giữa cái vòng và và phần chính. Ở mép vòng phía bên phải nếu nhìn kĩ có thể nhận ra sự tách biệt của 2 vòng ngoài:
    [​IMG]
  4. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hay quá! Lần đầu thấy sao thổ qua ống kinh thiên văn thông dụng! orion... tài quá! Hy vọng bạn sẽ chia sẽ kinh nghiệm cùng anh em về cách chụp qua kính thiên văn!
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ảnh Sao Thổ tuyệt quá .
    Kính 80X che vật kính còn 2cm của tôi chưa bao giờ xem được như vậy. Càng quyết tâm chế kính PX hơn.
    Bạn có nói đến motor. Kính của bạn có tự xoay để bù trừ chuyển động của Trái đất ?
  6. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mình có nghe nói đến cái motor tự quanh để bù trù sự quay của trái đất đó! Cái đó anh có thể tham khảo theo đường link dưới đây:
    http://www.telescope.com/jump.jsp?itemType=CATEGORY&itemID=26.
    Cái này dùng được đó, đáng đồng tiền bát gạo!
  7. semde_vn

    semde_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Hình như Motor con kính của Orion Đôn chỉ để chỉnh RA và DEC ko bù trừ đc j cả
    Được semde_vn sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 18/05/2006
  8. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, nhiệm vụ chính của drive là để bù trừ chuyển động do thiên cầu mà bạn, không có cái đó thì mua làm chi nữa. Drive của mình chỉ có nhiệm vụ bù trừ chuyển động và tinh chỉnh trên trục RA thôi, còn Dec thì phải chỉnh tay.
  9. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0

    TO
    : RAGNAROK
    CHO EM HỎI ANH SƠN CÁI NÀY ! THẾ SAO ANH B ẢO KÍNH DÂN DỤNG KHÔNG THỂ NHÌN RÕ ĐƯỢC BỀ MẶT CƠ MÀ ! VẬY SAO ANH OIRION VẪN NHÌN RÕ ĐƯỢC SAO MỘC VÀ SAO THỔ RÕ VẬY !
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thằng bé Đôn đâu rồi, ra đính chính đi chứ, anh thừa biét mấy cái nhoè nhoè mới do chú chụp chứ mấy cái hình Mạt Trăng nét căng ở mấy trang hồi trước còn lâu kính thien văn thường mới chụp trực tiếp được chứ nói gì máy ảnh.
    Còn Mọc và Thổ, công nhận hồi vào đó nhìn kính chú Đôn cái vành đai Sao Thổ nét phết, nhưng nét nhưng vẫn ... bé tẹo, còn lâu mới thấy bề mặt, chú cứ post ảnh bừa bãi làm bọn trẻ con nó tưởng chú tự chụp 100% thì chết,.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này