1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đâu mấy cái hình mặt trăng là thằng Đôn chụp đó. Nhưng không phải bằng máy ảnh mà dùng CCD. Nó mới có CCD xem như quá chuyên nghiệp rồi. Kính của Đôn gắn cả ballow vào độ phóng đại lên hơn 200 lần. Hồi trước Sơn vào đây xem là nó chưa có ballow nên chỉ khoảng 100 lần.
    Hơn nữa kính của nó là kính ORION hình khá nét.
    Trong Box này có thể nói cả Việt Nam lúc này thì dân amatuer có "vũ khí tận răng" như tay Orion này chưa có người thứ 2.
    Tiếc là kính này là kính khúc xạ, có điều kiện kiếm cái tổ hợp chừng 4-500 lần (cỡ hơn 1 k USD) chụp tinh vân thì quá đã.
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, sao anh Sơn lại nghĩ vậy làm em buồn quá . . Em đính chính đây, 1 câu thôi : Tất cả những bức ảnh em post có nói rõ là do em chụp thì 100% là của em. Vậy thui .
    Em mới mua CCD mà , chụp phải có khác so với máy ảnh chứ, và cái này em cũng có post trong bài viết của em rồi. Cảm anh anh Tuấn đã nói giúp em nhe.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ờ ờ, anh ko biết là chú mới trang bị, dù sao thì việc trang bị đó cũng cho thấy 1 điều là anh không nói sai sự thật với chunhoc_yeuthienvan ở chỗ là kính thiên văn thông thường không có khả năng quan sát nét đến thế
  4. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, cái anh này thiệt là, em đã nói trong bài post rồi mà. Hic, mấy bữa nay ngoài HN thế nào, trong này mưa suốt chán thiệt, mấy lần dậy sớm canh sao chổi mà bữa nào cũng bị mây, đi ngủ tiếp
    Xem bản mây vệ tinh nè, chóng mặt thiệt:
    [​IMG]
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Chiều 22-05-06: Một buổi chiều như bao buổi chiều khác, trời vần vũ chuyển mưa, 4 bề đều là mây dày đặc, kiểu này là biết tối sẽ thế nào rùi, huhu. Hình chụp hướng Nam: [​IMG]
    ====================================================================
    Phìu, một buổi quan sát rạng sáng 23-05-06. Đồng hồ báo thức reo lúc 3:00, mắt nhắm mắt mở chạy lên sân thượng mở cửa và nhận ra hôm nay thời tiết kha khá, nói chung đỡ hơn mọi lần rất nhiều. Phải 20 phút sau, khi đã bày biện xong mình mới thức thực sự tỉnh ngủ
    Tối qua đã lập kế hoạch rất chi tiết, có rất nhiều mục tiêu để quan sát:
    - Ghi hình Mặt trăng va sao Kim
    - Quan sát và ghi hình sao chổi Schwassmann
    - Chờ mưa sao băng bất ngờ tạo ra do sao chổi Schwassmann
    - Ghi hình các chòm Scorpius, Các chòm Tam giác mùa Hè
    Hic, đặt ra thì nhiều vậy chứ chỉ có cái đầu là thực hiện được hoàn toàn thôi.
    - Quan sát và ghi hình sao chổi Schwassmann hoàn toàn không thực hiện được vì 2 mảnh sáng nhất của nó đã quá mờ (cấp 7), hiện đang nằm trong chòm Song Ngư. Dù đã biết vị trí chính xác và biết chắc chắn mình đang nhìn đúng nơi có sao chổi nhưng vẫn không thấy được, có lẽ một phần do ánh trăng sáng.
    - Việc ghi hình các chòm sao cũng không thực hiện được, đáng tiếc thiệt, cái này là tại mình , huhu, quên sạc pin máy ảnh, hình như chỉ ghi được một tấm duy nhất chẳng nhìn ra gì cả ===> Xóa!
    - Sao băng: Cái này không thấy là do lo làm nhiều chuyện quá nên không ngồi chăm chú được, thôi kệ. Có hai đứa bạn gọi điện tường thuật lại thấy được 4-5 cái, trong đó có một cái rất sáng và kéo dài. Hix, uổng quá!
    Đây là chiến lợi phẩm ghi bằng CCD về mặt trăng và sao Kim, sao Kim lúc này khá xa Trái đất nên hơi khó quan sát, đĩa sao Kim được chiếu sáng 75% (cấp sao -4).
    Ảnh mặt trăng ở bội giác khoảng 100x
    Phần trên
    [​IMG]
    Phần đưới
    [​IMG]
    Ở trên 200x
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh sao Kim ở bội giác 100x nhỏ xíu
    [​IMG]
    Bội giác trên 200x có thể nhận ra pha khuyết của sao Kim
    [​IMG]
    Mãi đến 5:13 phút, theo dự đoán bằng SN thì sẽ thấy được ISS, quỹ đạo của nó rất dễ định vị vì khá cao và đặt biệt đi qua bên đưới sao Kim. Nhưng mà hỡi ôi, lúc ISS bắt đầu bay qua thì hừng đông đã sáng rực rồi, cấp sao của ISS cũng chỉ vào khoảng cấp trên cấp 1 một chút nên cũng đành pó tay..... Đến 5:30, mệt lã, thất vọng ====> đi ngủ tiếp.
    Vậy là có một buổi quan sát "ấn tượng khó phai", thất bại nhiều hơn thành công, ngày gì xui xẻo thiệt đó !
  6. semde_vn

    semde_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Em có thể giải thích thên về hình ảnh của sao kim ko, tại sao lại nhỏ vậy trong khi hồi trước anh nhơ em để zoom 90 đã to hơn thê này, nó ở xa TĐ hơn chăng
  7. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Ah, đúng rồi anh, tại nó ở xa Trái đất mình hơn đó, anh nhớ lúc trước em chụp nó vào phase khuyết do góc nhìn từ mình đến nó, phase khuyết chỉ xuất hiện khi nó tiến đến gần mình. Đến hôm nay nó đã được chiếu sáng 75% và di chuyển ra rất xa trái đất (ở mé bên kia mặt trời đối với Trái đất)
    [​IMG]
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tháng 6 này sẽ có một số ngày đáng để chúng ta quan sát. Chẳng hạn như lúc mặt trời lặn ngày 17/6, nhìn từ trái đất, sao Hỏa và sao Thổ sẽ sát rịt bên nhau, trông như...chúng va chạm nhau
    Các bạn có thể xem thêm một số sự kiện khác vào tháng 6 cũng khá thú vị =>
    http://science.nasa.gov/headlines/y2006/30may_starsandplanets.htm
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 31/05/2006
  9. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể dịch luôn ra hộ tớ được k0?Tớ k0 giỏi T.A lắm nên đọc k0 hiểu mấy.
  10. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0

    OK, mình sẽ tóm tắt lại một số sự kiện thiên văn đáng chú ý trong tháng 6 này:
    + Quan sát các hành tinh:
    [​IMG]
    - Tối 15/6: Sao Hỏa sẽ nằm ngay trên vị trí cụm sao mở M44 (còn gọi là cụm sao tổ ong) sát ngay bên Sao Thổ. M44 là một cụm sao mở cách trái đất 600 năm ánh sáng và có độ sánh biểu kiến là 3.7 nên có thể dễ dàng quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ. Vì sao Hỏa có độ sáng gấp 16 lần các sao xung quanh nên nó trông giống như cảnh tượng của một vụ nổ của một nổ sao siêu mới màu đỏ trong cụm sao M44 - một cảnh tượng đẹp đáng để chúng ta chụp ảnh lại.
    [​IMG]
    M44​
    - Vào giữa tháng 6 này, nếu thời tiết tốt, các bạn cũng có thể nhận ra sao Thuỷ xuất hiện tại đường chân trời phía tây sau khi mặt trời lặn.
    - Đáng chú ý nhất vào ngày 17/6, sao Hoả và Sao Thổ trông rất gần nhau như có vẻ chúng...va chạm. Nó sát nhau đến nỗi, bằng cách duỗi thẳng tay, ta đưa ngón út lên vị trí sao Thổ và Hỏa, ta sẽ thấy chúng nằm gọn sau ngón út của ta.
    - Sao Mộc trong tháng này sẽ di chuyển dần ra xa trái đất nhưng vẫn còn khá sáng để chúng ta quan sát bằng kính thiên văn nhỏ, đặc biệt là 4 vệ tinh Galileo.
    - Trăng tròn: 12/6 1:03 am
    + Quan sát vệ tinh nhân tạo:
    Trong tháng này có khá nhiều ngày có thể quan sát được vệ tinh chạy và các đốm sáng Iridium Flares (độ sáng có cái lên đến -8!) để biết thêm chi tiết, các bạn có thể lên trang http://www.heavens-above.com/ để tham khảo. Điển hình như ở TpHCM:
    6pm45 - 2/6 : Iridium 60 (Mag = -2)
    6pm47 - 3/6 : Iridium 96 (-3)
    4am34 - 4/6 : Iridium 47 (-8) => rất đáng xem
    6pm32 - 6/6 : Iridium 94 (-7) => cũng rất đáng xem
    6am09 - 7/6 : Iridium 33 (-8.3) => Mặc dù lúc 6:09, mặt trời đã mọc nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được vì độ sáng biểu kiến của nó lên đến -8.3!
    .....
    Clear Skies!


    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 02/06/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này