1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. troi_ah

    troi_ah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi cho em hỏi tí, em có thằng bạn gửi cho cái ống nhòm 10x36 nhìn rất xa, nét và phê nhưng sao ảnh của nó hơi có màu vàng vậy. có thể chỉnh đc ko? cám ơn các bác quan tâm/
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vì sao Mặt trăng Hay Mặt trời lại to hơn vào lúc mới mọc.
    -Đây là câu hỏi đã có câu trả lời nhưng không hiểu tại sao rất nhiều người lại không tin như vậy.
    Nhất là những người yêu thích vật lý thích lý luận.
    Câu trả lời cho hiện tượng này là MT hay MTrời chẳng to hay nhỏ hơn chút nào. Đây đơn thuần chỉ là một "ảo giác" do não bị đánh lừa. Ảo giác này rất nổi tiếng là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lý học ( tâm lý chứ không phải vật lý) có tên là "moon illusion" các bạn có thể tìm trên mạng có rất nhiều tài liệu kể cả luận văn tiến sĩ.
    -Hiểu rõ về điều này sớm nhất thì chỉ có các nhà thiên văn học, qua đo đạc họ đã biết từ rất lâu ảo giác này, như dùng thuớc đo góc thì đường kính góc của Mtrăng khi mọc hay lên cao cũng chỉ là 0.5 độ.
    Hẳn nếu cho ý kiến về vấn đề này thì rất nhiều bạn sẽ giải thích rằng do hiện tượng tán xạ hay khúc xạ ... làm cho bầu khí quyển có tác dụng như một thấu kính và khi ở gần chân trời do phải qua lớp không khí dày hơn nên nó bị phóng đại nhiều hơn ?!!!
    Thực tế là những người này chỉ biết lý luận nhưng lý luận trên cái sai. Câu trả lời tốt nhất là hãy làm một thực nghiệm riêng cho mình.
    Vì một cuộc tranh cãi bên box vật lý tôi quyết định làm thực nghiệm này, nay xin post lại bên box thiên văn vì quan sát bầu trời đòi hỏi chúng ta phải hiểu đúng về các hiện tuợng.
    -------------------------------------------
    [​IMG]
    Ảnh 1: chụp vào lúc 7:00 trăng lên cao khoảng 15 độ từ chân trời (lên đến đỉnh là 90 độ) tức khoảng hơn nóc nhà "không có" tầng một chút. Tròn vành vạnh có màu vàng tro và "to dã man".
    [​IMG]
    Ảnh 2: Tiếc rằng phải đem trả máy ảnh nên không chờ đến khuya được. Tớ chụp vào lúc 9:30 trăng lên khỏang 29 độ gần gấp đôi độ cao lúc 7h. Nó đã vuợt lên khoảng không khá cao so với các nóc nhà cao tầng. Không còn bị che bởi bất kỳ vật cản nào nữa. Lúc này nhìn nó quá "tầm thường nhỏ bé". So sánh về cảm nhận thì kích thước chỉ là 7/10 so với lúc mới mọc
    Mắt người là vậy đó vậy đối với máy ảnh thì sao ? Khi nhìn lại trên ảnh chụp mặt trăng với cùng độ zoom vào 2 khoảng thời gian khác nhau trên ảnh mà không bị chi phối bởi cảnh quan => không bị ảo giác thì sẽ như thế nào.
    Đây là kết quả ! các bạn hãy tự rút ra kết luận cho mình
    [​IMG]
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Các nhà "lý thuyết" của chúng ta chỉ ham tranh cãi mà ít khi chịu làm thực nghiệm, dù chỉ là thực nghiệm đơn giản. Hoan hô Fairy đã bỏ công chứng minh bằng thực tế (khá công phu).
    Buồn quá, mấy ngày nay vẫn mây mù. Không quan sát TV được là chuyện nhỏ, chuyện lớn là thiên tai : bão vào TQ, mưa lũ ở Bắc Kạn, sóng thần Indonesia liên tiếp mấy ngày qua thiệt hại quá lớn.
  4. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần này và tuần sau chúng ta sẽ có dịp quan sát trạm vũ trụ quốc tế ISS khá sáng.
    - Nếu ở thành phố HCM, vào lúc 4:53 rạng sáng T7 tuần này 22-7, các bạn có thể thấy ISS với độ sáng biểu kiến -0.5
    Date Mag Starts Max. Altitude Ends Time Alt. Az. Time Alt. Az. Time Alt. Az.
    22 Jul -0.5 04:53:22 13 SSW 04:55:50 61 ESE 04:58:33 10 NE
    Bản đồ di chuyển của nó qua bầu trời:
    [​IMG]
    - Nếu ở Hà nội, vào lúc 4:29 rạng sáng T3 tuần sau 25-7, các bạn có thể thấy nó với độ sáng biểu kiến -1
    Date Mag Starts Max. Altitude Ends Time Alt. Az. Time Alt. Az. Time Alt. Az.
    25 Jul -1.0 04:28:16 27 SW 04:29:39 89 SSE 04:32:30 10 NE
    Bản đồ di chuyển của nó qua bầu trời:
    [​IMG]
    Hy vọng trời sáng hôm đó sẽ ít mây mù, hic
    -------------------
    Một chút thông tin về ISS:
    Identification USSPACECOM Catalog No.: 25544
    International Designation Code: 1998-067-A
    Satellite Details
    Orbit: 333 x 348 km, 51.6°
    Category: Space Station
    Country/Org. of Origin: USA/CIS
    Mass: 90000 kg
    Dimensions: Length 12.5m, max. diameter 4.1m
    Intrinsic brightness (Mag): 1.5(at 1000km distance, 50% illuminated)
    Maximum brightness (Mag): -3.3 (at perigee, 100% illuminated)
    Launch
    Date (UTC): 06:40, November 20, 1998
    Launch site: Baikonur Cosmodrome,
    Kazakhstan
    Launch vehicle: Proton K

    Picture: NASA

    Description
    The International Space Station
    [​IMG]
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Có một Bạn hỏi tôi về việc xem Mặt trời qua KTV. Tôi đã trả lời thư riêng nhưng cảm thấy cần post lên để các bạn cùng tham khảo.
    Đó là việc HẾT SỨC NGUY HIỂM . Nhìn bằng mắt thuờng đã nguy hiểm, qua KTV độ chói tăng lên gấp nhiều lần, sức nóng đủ đốt cháy mọi thứ . Các nhà TV chỉ quan sát qua các bộ lọc đúng chuẩn (rất phức tạp) và thậm chí, gián tiếp qua ảnh chứ không xem trực tiếp.
    Một biện pháp đơn giản là dùng 1 tấm kính (trong suốt) đặt dưới đất để lấy ảnh PX. Mặt kính PX khoảng 4% ánh sáng tới. Dùng kính đen của thợ hàn điện, xem ảnh đó qua KTV đã che bớt vật kính ( còn khoảng 1cm). Chú ý độ chói thay đổi rất nhiều theo tình trạng khí quyển.
    Không biết có chính xác không : Gallile đã bị mù sau nhiều năm theo dõi các vết đen trên Mặt trời.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 21/07/2006
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    BẦU TRỜI SAO THÁNG 8
    Thời tiết chung:
    - Miền Nam: Hiện nay (cuối tháng 7) thời tiết miền Nam vẫn khá xấu và rất thất thường nên cơ hội quan sát được bầu trời sao đầy đủ vào thời điểm này là rất thấp, thông thường nếu may mắn miền Nam chỉ có thể thấy được một khoảng trời trong trẻo nhưng chỉ là trong khoảnh khắc thôi. Thế nhưng bù lại, cái trong trẻo của bầu trời đêm cuối hè đầu Thu lại thật tuyệt, trong trẻo theo đúng nghĩa của nó chứ không bị sương mù cản trở như cái quang đãng thường có của mùa đông. Khi bước sang tháng 8, có lẽ thời tiết không sáng sủa hơn là mấy, thậm chí còn tệ hơn nữa vì tiết Mưa Ngâu, mình nhớ có một câu thơ rằng ?oTháng Bảy mưa ngâu bắt cầu Ô Thước? ? gợi lại chuyện Ngưu Lang ?" Chức Nữ thật buồn ?
    - Miền Bắc: ?o?Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội ? Hồ gươm xanh như mái tóc em xanh?? Nhanh thật, nhớ Hà Nội mới vào Thu ngày nào nay đã một năm trôi qua . Nhớ dịp ra Bắc năm trước, có người đã cho mình biết trời Hà Nội đẹp nhất là lúc vào Thu, một màu ?oxanh ngắt mấy tầng mây?, không biết có đúng vậy không nữa, thôi dù sao cũng chúc cho các bạn miền Bắc có nhiều đêm ngắm sao thật thú vị.
    Quan sát:
    Cuối tháng 7:
    - Sau khi mặt trời vừa lặn khuất ở chân trời Tây các bạn có thể quan sát được sao Hỏa và phần đuôi của chòm Sư Tử (Leo), hãy tranh thủ thời gian này để quan sát chúng đồng thời nói lời tạm biệt vì khoảng 1 tháng sau chúng ta sẽ không thể nhìn thấy chúng nữa. Mặt trời sẽ đi vào chòm Leo khoảng giữa tháng 8.
    - Các chòm như Nam Thập (Crux) và Nhân Mã (Centaurus) cũng đã bắt đầu trở nên khó quan sát vì chúng đã qua điểm cao nhất từ lúc chập tối và lặn rất sớm ở phương Nam.
    - Ở phương Bắc, Gấu Lớn (Ursa Major) cũng mất dần vị trí chiếm lĩnh phương Bắc và mờ dần dưới lớp khí quyển dày đặc gần chân trời Tây bắc khoảng 21h.
    - Mặt trăng sẽ bắt đầu tuần trăng mới vào 27/7, những ngày sau đó nó xuất hiện mỗi lúc một cao hơn ở hướng Tây sau khi mặt trời lặn, vào 28/7 (10%) và 29/7 (15%), hãy dành chút ít thời gian để quan sát trăng non rất đẹp lúc chiều tối nhé các bạn.
    [​IMG]

    Tháng 8 :
    Mình xin viết về các chòm sao vào khoảng thời gian trung bình là khoảng giữa tháng 8 vào lúc 20h - 21h, các bạn hãy luôn nhớ nguyên tắc các chòm sao không ở yên một chổ mà luôn chuyển động về hướng Tây trong suốt đêm và mỗi ngày cả bầu trời sẽ dịch chuyển về hướng Tây một ít so với ngày trước đó.
    Để thuận tiện hơn mình xin nêu các đối tượng chính của tháng này, xem như là các ?ochìa khóa? để ?ogiải? ra các chòm sao mờ khác: Sao Mộc (Jupiter), Bọ Cạp (Scorpius), sao Cực Bắc (Polaris), Tam giác mùa Hè bao gồm 3 chòm: Thiên Cầm (Lyra), Thiên Nga (Cygnus) , Đại Bàng ( Aquila) .
    - Hướng Nam và Tây Nam:
    Lúc này chòm Bọ Cạp đang ở độ cao khoảng 40 độ trên chân trời, rất dễ nhận ra cái dáng cong cong hình chữ S của nó, phần giữa là trái tim rực lửa được đánh dấu bằng sao Antares. Trông Bọ cạp như đang ?obò? ngang trời vậy. Nếu lần theo phần đầu của Bọ cạp về phía tay phải ta sẽ dễ dàng bắt gặp 2 ngôi sao alpha và beta của chòm Cái cân (Libra) và ngay cạnh đó là sao Mộc rất sáng màu vàng. Chếch xuống chân trời Tây một chút, nếu may mắn bạn có thể bắt gặp lại sao Spica của chòm Trinh Nữ (Virgo), một chòm đã rất quen thuộc trong tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên độ sáng của sao Spica có thể sẽ giảm nhiều khi gần chân trời. 3 thiên thể: sao Mộc, sao Antares và sao Spica nằm trải dài khoảng 50 độ trên một đường hơi cong kéo xiên xuống chân trời từ trái sang phải.
    [​IMG]
    Lần ngược về phần đuôi Bọ cạp về phía Trái sang hướng Nam ta cũng sẽ gặp lại Cung Thủ Nhân Mã (Sagittarius) và Nam Miện (Corona Australis) có dáng cong cong nhưng rất khó nhận biết vì quá mờ. Nam Miện chính là chú vịt đang bơi mà anh Fairy đã nhắc đến trong tháng 7. Nếu có ống nhòm hoặc KTV các bạn hãy quan sát thử khu vực chòm Nhân Mã và phần đuôi Bọ Cạp nhé, bảo đảm sẽ không khỏi bàng hoàng vì các sao chi chít và lấp lánh ở phần dày đặc của Dãy Ngân Hà này. Ta cũng có thể thử xác định 2 cụm sao M6 và M7 ở phần đuôi Bọ cạp. M7 cực kì hoành tráng khí nhìn qua kính thiên văn.Thực ra khu vực này còn nhiều nhiều tinh vân nữa, nhất là chòm Nhân Mã nổi tiếng sở hữu nhiều tinh vân nhất trong các chòm sao nhưng chúng đều thuộc loại rất mờ và nằm ngoài phạm vi quan sát của ống nhòm và KTV nghiệp dư. Ước gì mình có cái kính chừng 8 inch nhỉ !
    [​IMG]

    - Hướng Tây và Tây Bắc:
    Sáng nhất ở vùng trời này là sao Arctuarus thuộc chòm Mục Đồng (Bootes) rất dễ nhận biết với màu đỏ cam, trông Arctuarus khá giống với Antares của Bọ Cạp nhưng độ sáng của nó có phần nhỉnh hơn. Ngoài Arctuarus thì các sao còn lại ở vùng trời này đều thuộc loại mờ, bạn có thể dựa vào ngôi sao nổi bật này để lần ra các sao còn lại của chòm, bắt đầu với 2 sao phía chân Mục Đồng. Cao hơn khoảng 30 độ là vị trí của chòm Hẹc Quyn (Hercules) cũng khá dễ nhận ra với hình của một ?ocái nơ? gồm 6 ngôi sao chính có độ sáng xấp xỉ nhau, Trong chòm Hẹc Quyn có một cụm sao hình cầu rất nổi tiếng là M13 mang cấp 5.9 có thể quan sát qua kính thiên văn. Cụm sao vĩ đại này là một tập hợp gồm khoảng 100 000 sao nhỏ.
    [​IMG]
    Từ Hẹc Quyn nhìn chếch qua trái về phía Nam sẽ là khu vực chòm Nhân xà (Ophiuchus) và Con Rắn (Serpens). (Đọc lại bài viết tháng 7 về 2 chòm này) . Đối với Nhân Xà bạn đừng cố nhìn bao quát nó vì như vậy sẽ rất khó nhớ, thay vào đó hãy chia nó ra làm nhiều phần nhỏ, mỗi phần là một cụm vài ngôi sao chính (tương đối sáng) gần nhau và nhớ theo trí tưởng tượng của mình, như vậy sẽ dễ dàng hơn. Đây cũng là kinh nghiệm chung cho các chòm sao diện tích rộng nhưng lại ít sao sáng khác.

    - Hướng Bắc:
    Các sao trong vùng trời này thoạt trông khá vắng vẻ, nhìn thoáng qua tưởng chừng không có sao nào hết vì chòm Gấu Lớn quen thuộc với cái gàu gồm 7 ngôi sao sáng đã lặn khuất. Nhưng khoan đã, đừng vội thất vọng nhé ! bạn hãy tắt hết đèn và giảm tối đa ánh sáng đi, đợi khoảng 5-10 phút cho mắt bạn thật quen với bóng tối. Nếu có ống nhòm hổ trợ thì càng hay. Ta hãy thử xác định các chòm sao mờ nhưng rất nổi tiếng này xem, sẽ thú vị lắm đấy. Này nhé, bạn hãy xác định chính xác hướng chính Bắc, từ chân trời nhìn lên cao khoảng 10 độ (miền Nam) hoặc 20 độ (đối với miền Bắc) nhất định bạn sẽ bắt gặp một vì sao mờ đang nhấp nháy liên tục, đó chính xác là sao Cực Bắc (Polaris) đấy. (luôn nhớ chiều rộng của bàn tay bạn lúc dang thẳng tay trước mặt vào khoảng 10 độ). Lần từ sao Polaris lên khoảng 10 độ nữa và hơi chếch và phía Trái một chút, nhìn thật kĩ và chăm chú bạn sẽ bắt được 2 ngôi sao beta và gamma có độ sáng yếu ớt của chòm Gấu Nhỏ (Ursa Minor). Theo kinh nghiệm của mình thì với mắt thường ta chỉ có thể thấy được 3 ngôi sao đó của Gấu Nhỏ thôi. Nếu có ống nhòm bạn có thể lần ra 4 ngôi sao còn lại của chòm.
    [​IMG]
    Ta hãy tiếp tục với Thiên Long (Draco) nhé: Để tìm Thiên Long cũng tương tự, ta bắt đầu từ phần sáng nhất của nó là phần đầu chú rồng. Xác định đầu cũng từ sao Cực Bắc ta lần lên khoảng gần 40 độ nữa (rất cao đấy), cũng hơi chếch về bên trái bạn sẽ xác định được một cái tứ giác nho nhỏ, đó chính là đầu rồng với ngôi sao Alpha mang tên Eltanin. Từ đầu rồng ấy bạn có thể lần từ từ ra cái thân uốn khúc của nó từng sao từng sao một, nếu may mắn bạn có thể định vị được ngôi sao Thuban nổi tiếng đấy (độ cao của Thuban ngang với phần thân Gấu nhỏ).
    Nằm phía phải của chòm Gấu Nhỏ là chòm Thiên Vương (Cepheus) có hình một cái nhà ngược với phần mái nhà quay xuống dưới. Theo truyền thuyết thì ông vua này cùng bà Hoàng hậu (Cassiopeia) có con là Công chúa Andromeda, người có sắc đẹp khiến thần linh phải ghen tị. Ta sẽ có thể quan sát được 2 chòm Andromeda và Cassiopeia vào tháng tới.

    - Hướng Đông:
    Ở vùng trời này không có nhiều sao sáng nên bạn có thể nhận ra được 4 ngôi sao khá đơn độc tạo thành một hình vuông rất lớn (mỗi cạnh vào khoảng 15 độ), đây chính là phần thân của chòm Phi Mã (Pegasus), xác định được phần thân rồi bạn có thể tìm ra cái đầu và 2 chân trước của Phi mã, lúc này nó đang phi thẳng lên ?. Thiên đỉnh. Thường nói đến Phi Mã phải gắn liền với Công chúa Andromeda nhưng do thời gian này nó còn quá thấp so với chân trời nên sẽ rất khó quan sát. 2 chòm Phi Mã và Andromeda khá đặc biệt vì có một sao chung mang tên Alpheratz (1 trong 4 ngôi sao của hình vuông nói trên)
    Chếch về Đông nam một chút là 2 chòm Bảo Bình (Aquarius) và Dương Cưu (Capricornus).
    [​IMG]

    - Thiên Đỉnh:
    Gần thiên đỉnh lúc này là Chòm Aquila của Tam giác mùa hè. Tam giác mùa hè đã được nhắc đến trong bài viết tháng trước với 3 sao alpha của 3 chòm Đại Bàng (Aquila), Thiên Nga (Cygnus), Thiên Cầm (Lyra) tạo thành. Ta có thể hình dung nó gần giống như một Tam giác vuông với góc vuông nằm ở sao Vega của Thiên cầm, cạnh huyền là 2 sao Deneb - Altair quay về hướng Đông, cạnh góc vuông Deneb ?" Vega quay về hướng Bắc, còn Vega ?" Altair chỉ hướng Tây. Nếu có thiết bị quan sát bạn hãy nhớ chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của vùng Ngân Hà nơi này, chòm Thiên Nga rất vĩ đại với đôi cách dang rộng của nó. Ở độ bội giác >30x của kính thiên văn loại tốt bạn sẽ dễ dàng phân biệt được sao đôi Albireo ở ngay đầu thiên nga, một đối tượng rất được ưa thích của những ngưởi quan sát thiên văn nghiệp dư. Mình đã quan sát vùng trời này rất nhiều nhưng chưa hề chán, mỗi lần lại cho một cảm xúc riêng, bạn hãy thử ngồi tĩnh lặng và đắm mình dưới sự lộng lẫy của nó xem ! Sẽ không là phí thời gian chút nào với cái cảm giác hòa mình vào vũ trụ, cảm giác lành lạnh trước những gì mình nhìn thấy ? rất xúc động !
    [​IMG]
    ?oCơm thêm? cho các bạn siêng dậy sớm:
    Hướng Đông sẽ là sự trở lại của vùng trời sao rất đẹp của mùa Đông, đó là vùng của Lục giác mùa Đông (Orion, Auriga, Gemini, Taurus, Canis Major & Minor). Bắt đầu từ 5:00 bạn có thể nhìn thấy Sao Kim rất thấp khoảng 10 độ trên chân trời trước khi Mặt trời mọc.
    Hướng Bắc lúc này Chòm Thiên Hậu Cassiopeia giống hệt một chữ M.
    Rất cao ở hướng Tây chòm Phi Mã và Công chúa Andromeda có thể nhìn thấy rất rõ, nếu thời tiết tốt (miền Nam buổi sáng thường trời rất trong) bạn có thể dùng ống nhòm hoặc KTV để tìm M31 nổi tiếng.
    [​IMG]

    Mặt trăng và các hành tinh:
    - Mặt trăng: Trăng thượng huyền vào ngày 2/8, rằm vào ngày 9/8, hạ huyền vào 16/8.
    - Sao Mộc (Jupiter): Vị trí giữa chòm Libra và Virgo (cấp -2)
    - Sao Kim (Venus): Nằm trong chòm Con Cua (Cancer), mọc rất sớm ngay trước lúc bình mình (cấp -3,9)
    Sự kiện nổi bật trong tháng:
    - Mưa sao băng Perseids cực điểm vào 6:00 am ngày 13/8 (Sáng Chủ Nhật), vì cực điểm rơi vào 6:00 nên bắt buộc chúng ta sẽ phải quan sát trước cực điểm vài giờ (3-5 am). Perseids sẽ bị ảnh hướng lớn bởi mặt trăng (75%)
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 24/07/2006
  7. shinichi_tin

    shinichi_tin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Theo tui biet thi hinh nhu nam nay tran Perseids ko lon lam dau,kho ma xem duoc lam .Con tran Southern Delta Aqua rids chac cung xem duoc do! ngay 26/8 ay!
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Peak của đợt sao băng Southern delta-Aquarids năm nay là vào rạng sáng T6 28/7 mà bạn?
  9. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Sáng hôm ấy không có trăng, hy vọng là trời trong để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vài ngôi sao băng
    Skymap:
    [​IMG]
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa sao băng Perseids. đêm 12-8
    Tin vui là chúng ta sắp được chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm mà theo thống kê có thể lên đến hơn 100 sao băng/ 1giờ.
    Tin buồn là chúng ta gặp phải trở ngại là tên "Mặt trăng" đáng ghét.
    Perseids năm nay có vẻ không chiều lòng người đặc biệt là những người ở Việt Nam. theo dự báo thì sẽ có 2 đợt cực điểm sao băng vào
    - 23h-1h30m UT ngày đêm 12 rạng 13-8 (việt nam UT+7)
    -đợt 2 khoảng 2h đến 9h UT ngày 13-8.
    Thời điểm cực đại như trên rất bất lợi theo giờ việt nam thì đợt 1 khoảng 6h sáng 13-8 (sáng bảnh mắt rồi còn thấy gì nữa ).
    Nhưng tần suất của mưa sao băng giống như một cái chuông úp ngược phân bố dày vào ngày 11-12 -13 và phần đỉnh theo dự đoán là vào sáng ngày 13. chúng ta sẽ có thể không xem được đỉnh điểm ( chỉ có thể vì dự đóan chỉ là dự đoán ) nhưng trong các đêm 11-12-13 sẽ có rất nhiều sao băng. đăc biệt là đêm 12. Đến đây thì lại gặp trở ngại chủ yếu là mặt trăng, ngày 12 là 20 âm lịch và như thế là Mặt trăng "lung linh tỏa ánh vàng" sẽ cướp mất vô số sao băng của chúng ta.Nhưng hi vọng là có nhiều sao băng đủ độ sáng để có thể "sống sót" cho chúng ta chiêm ngưỡng. Tôi nhớ năm 1998 khi ngắm sao băng leonids có rất nhiều sao băng màu vàng rực sáng ( người ta gọi là fireball)
    Bỏ qua nhưng trở ngại như trên nếu các bạn có ý định sẽ có một đêm dành cho quan sát sao băng thì có lẽ xin đưa ra một số hướng dẫn .
    Sao băng Perseids sở dĩ có tên như vậy vì khi quan sát các sao băng dường như có một gốc chung xuất phát từ chòm Perseus. và như thế dĩ nhiên để quan sát được mưa sao băng thì chúng ta phải định huớng được nơi có chòm Perseus (Anh Tiên).
    Tôi chọn đêm 12 để quan sát vì gần cực điểm nhất.
    Thời điểm nên bắt đầu quan sát là sau 1 h sáng khi đó chòm Perseus đã lên cao chừng 20 độ từ chân trời ở hướng Đông Bắc ( các bạn áng chừng theo cách chia từ chân trời đến đỉnh đầu là 90 độ).
    Nhưng tôi sẽ hướng dẫn vào lúc 3h vì hi vọng rằng càng gần cực điểm sẽ có sao băng nhiều hơn (cực điểm chừng 6h ngày 13)
    Lúc này (3h sáng 13-8) trăng rất sáng trên đỉnh đầu nên có lẽ chẳng thể thấy hình dạng các chòm sao để xác định ra chòm Perseus. Các bạn chỉ cần nhìn về phía vùng trời Đông Bắc hơi lệch về phía Bắc một chút đó là nơi các sao băng sẽ xuất hiện.
    Còn nếu trời trong và tinh mắt Ở phía Đông lúc này là 3 sao thẳng hàng của chòm Orion các bạn có thể dùng nó để định hướng. Và nếu thấy được đám sao mờ Tua Rua ở trên cao về phía đông bắc thì ở bên trái nó ( lệch về bắc) là chòm Perseus.
    [​IMG]
    Tóm lại : trong đêm 12 rạng 13 chừng 1h trở đi hãy chăm chú nhìn vào vùng trời phía Đông Bắc có thể rất nhiều sao băng sẽ xuất hiện.
    Trong các đêm 11 hay 13 có lẽ sẽ không có nhiều sao băng bằng nhưng các bạn cứ thử nhìn xem (sau 1h sáng)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này