1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    nắng rồi, thoải mái mà ngắm trăng với sao đi
  2. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Bạn này hình như không phải ở SG thì phải. Hôm nay mà là nắng thì ko biết lũ lụt nó như thế nào nữa.
  3. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    đúng rồi đấy, tớ không ở SG, tớ ở Hạ Long cơ
  4. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà trời mùa này thì lấy đâu ra sao chứ?Ở Hà Nội cứ tối thui như đêm 30 hà!!Bao nhiêu ngày roài k0 được ngắm sao.Chán quá!
  5. phet_phet_bum

    phet_phet_bum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Các bác, các anh, các chị thường hay ngắm sao lắm nhỉ, nếu ko fải vì công việc thì là 1 thói wen thật lãng mạn. Thật buồn cho những ai kinh tế eo hẹp như em :((.
    Em vào đây chỉ hỏi 1 câu thôi, làm ơn trả nhời giúp em với.
    "Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực???"
    Ko biết có nhảy vào đúng box ko nữa
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không phải "thường mà phải chính xác vào ngày rằm khi đó mới hội đủ điều kiện để xảy ra NThực, lúc đó trái đất nằm giữa và che ánh sáng từ Mtrời tới Mtrăng.
    Còn vế thứ 2. Theo ý kiến cá nhân thì:
    - Trái đất to gấp nhiều lần Mtrăng do đó vùng che anh sáng của mtrời cũng rộng hơn đối với mtrăng trong trường hợp Nhật Thực.
    - còn phụ thuộc vào Sự phối hợp của các chuyển động quay, trái đất quanh mtrời, mặt trăng quanh trái đất, trái đất tự quay .
  7. phet_phet_bum

    phet_phet_bum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Fairydream đã trả nhời giúp em, nhưng bác có thể giải thích cụ thể hơn dc ko. VÌ rằm là đêm "trăng tròn", còn nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất thân yêu che không dc Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta "không nhìn thấy Mặt Trăng"
    Bác làm ơn giải thích luôn cho em 2 hiện tượng này với
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cụ thể hơn thì nhiêu khê lắm, có lẽ bạn nên tìm sách đọc.
    Nhưng tóm là như thế này. Muốn xảy ra nguyệt thưc thì mặt trăng phải đi vào vùng tối do trái đất tạo ra khi cản ánh sáng của Mtrời. Muốn vậy thì Mtrời trái đất và Mặt trăng phải nằm trên 1 đường thẳng mà trái đất ở giữa.
    Điều kiện để xảy ra Nthực:
    -Trái đất nằm chính giữa Mtr8ng và Mặt trời. (ngày rằm)
    -3 thiên thể nằm trên 1 đường thẳng.
    Khi trái đất ở chính giữa Mtrời và Mtrăng chính là ngày rằm. Nhưng do sự không trùng giữa mặt phẳng quĩ đạo của Mtrăng quay quanh trái đất(bạch đạo) và Trái đất quanh Mtrời (hoàng đạo) nên điều kiện để thằng hàng không phải ngày rằm nào cũng có. Khi hội đủ 2 điêù kiện trên thì xảy ra Nguyệt thực
  9. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    1. Vì sao nguyệt thực luôn xảy ra vào ngày rằm?
    Như anh Fairydream đã giải thích, điều kiện để xảy ra nguyệt thực cần:
    - Trái đất nằm chính giữa mặt trăng và mặt trời (ngày rằm)
    - 3 thiên thể nằm trên 1 đường thẳng.
    Để dễ hình dung hơn, chúng ta xem hình minh họa sau:
    [​IMG]
    Mặt trời chuyển động xung quanh trái đất theo một quỹ đạo (hoàng đạo). Tương tự, mặt trăng chuyển động xung quanh trái đất theo một quỹ đạo (bạch đạo). Hai mặt phẳng tạo bởi các quỹ đạo trên không trùng nhau mà lệch nhau một góc hơn 5 độ và cắt nhau tại 2 điểm mút (descending node và ascending node). Chỉ khi mặt trăng và mặt trời đi vào gần / trùng điểm một trong 2 điểm mút thì 3 thiên thể mới thẳng hàng nhau và hiện tượng nguyệt thực mới xảy ra.
    Nói tóm lại, ta thấy khi nguyệt thực xảy ra, trăng phải tròn vì khi đó mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên 1 đường thẳng. Nhưng không phải trăng tròn thì luôn xảy ra nguyệt thực.
    [​IMG]
    2. Nguyệt thực thường dài hơn nhật thực: do 2 lý do:
    - Vùng nữa tối và vùng tối của trái đất (nguyệt thực) lớn hơn vùng nữa tối và vùng tối của mặt trăng (nhật thực)
    - Khi ta quan sát nhật thực, ta đứng tại 1 điểm cố định trên trái đất. Với sự tự quay của trái đất, ta chỉ quan sát được nhật thực trong vòng vài phút. Trái lại, khi quan sát nguyệt thực, ta nhìn mặt trăng trên toàn bộ đĩa của nó, cho nên thời gian quan sát nguyệt thực lên đến vài giờ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 16/10/2006
  10. phet_phet_bum

    phet_phet_bum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bi giờ thì em vỡ ra rồi. vấn đề mấu chốt ở đây là mặt fẳng quỹ đạo của chúng ko trùng nhau, lệch nhau 5 độ và chỉ cắt nhau tại 2 điểm nút.
    Cảm ơn 2 bác Fairydream và Mintaka đã tận tụy trả nhời giúp em.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này