1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Mercury Transit
    Vào rạng sáng ngày 9-11-2006 (giờ Việt Nam), ngay sau khi mặt trời mọc, các bạn sẽ có dịp quan sát một hiện tượng thiên văn kỳ thú: Thủy Tinh sẽ di chuyển ngang qua đằng trước đĩa mặt trời. Hiện tượng này bắt đầu từ 02h12 sáng và kết thúc vào lúc 7h12. Như vậy chúng ta chỉ có thể quan sát từ 05h47 trở đi vì khi đó ở Việt Nam mặt trời mới mọc.
    CẢNH BÁO: Tuyệt đối không được nhìn mặt trời trực tiếp bằng mắt trần, bằng ống nhòm hay qua kính thiên văn, nếu không sẽ bị mù mãi mãi.
    Đây là ảnh minh hoạ mặt trời lúc transit diễn ra:
    [​IMG]
    Nếu không muốn nhìn trực tiếp mặt trời, các bạn có thể "nhìn" qua trang web này: http://sohowww.nascom.nasa.gov/ Đây là trang web có những ảnh chụp mặt trời được cập nhật liên tục.
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 21/10/2006
  2. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có kinh nghiệm trong việc quan sát, chụp ảnh, quay phim mặt trời thì bày cho mọi người với? Nhớ hồi năm 2004 có một anh trong diễn đàn này quay cảnh Kim Tinh transit bằng cách đặt trước máy quay 1 cái kính râm + giảm độ mở exposure tối thiểu. Như vậy đã được chưa các bác nhỉ?
  3. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ vậy chắc đc rồi đó anh mintaka, vì sáng sớm nên chắc hổng đến nổi đâu. Hic, em cũng muốn ghi hình lắm, nhưng muh sáng đó phải đi học nên hổng biết kịp hông nữa.
  4. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Cac bac nay tui da tung nhin mat troi qua kinh thien van roi day
    banh cach lay 1 cai dia mem thao lay cai dia tu ben trong roi lay keo cat no thanh hinh tron . Sau do gan no truoc vat kinh va quan sat . Tui co doc quyen VẬT LÝ 12 thong do noi "thủy tinh và nuóc hấp thụ mạnh các tia tử ngoại " nên cũng yên tâm phần nào.Nhung ma nhin mat troi nhieu thi cung hoi nhuc mat co le vi o duoi anh nang mat troi lau.
    A nay cac ban chi nen quan sat mat troi vao lúc khoảng 4h30'''' chieu tro di thoi nhe . dung de cai dia da cat o dang sau thi kinh nhe no co the bi chay day ( luc dau tui de the nen da bi chay do)

    Chẳng biết cách làm cửa tui co dược ko nhung nhìn thì cũng tạm dược . Mong các bác chỉ giao thêm
    Lần dau tien nhin mat troi vao thang 9 tui thay o tren mat troi co mot vet den rat lon day . Còn mấy hôm trước thi ko thấy nưa


    Muốn Biết Phải Hỏi Muốn Giỏi Phải Học
    Được tranphucnguyen_21031990 sửa chữa / chuyển vào 21:04 ngày 21/10/2006
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Uhm, hic làm vậy cũng hơi nguy hiểm, mình chỉ dám làm vậy khi nhìn mặt trời chơi trong vài giây bằng mặt thường thui, chứ kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không nên đâu, hại mắt lắm đấy, các tia độc hại có thể xuyên qua lớp đĩa ấy một cách dễ dàng . Do nhu cầu chụp ảnh nên mới tìm cách quan sát trực tiếp chứ không thì chỉ nên gián tiếp dùng màn để hứng ảnh mặt trời là tốt nhất.
    Một giải pháp an toàn khác là tậu một cái kính lọc vật kính, giá thì toàn trên trời
    http://www.telescope.com/shopping/product/detailmain.jsp?itemID=189&itemType=PRODUCT&iMainCat=6&iSubCat=22&iProductID=189
  6. pink_princess

    pink_princess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    hic..hoi` be'' e nge ch ko dc xem nhat thuc bang` mat'' thuong se bi mu`..e cung thay'' ge ge...the hien tuong transit day'' fai xem the nao` bjo` ha? a ...
  7. SPYGLASS

    SPYGLASS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Chà, lâu wá không vào diễn đàn,không ngờ có nhiều tin hay wé.
    Sự kiện 9/11 sap tới có vẻ thú vị đấy chứ. Nhưng mà em không có dụng cụ để nhìn mặt trời được. Em nghĩ ra một ý tưởng là dùng mấy tấm phim chụp hình gộp lại , rồi lấy nó để xem mặt trời. như vậy có được không vậy, liệu có ảnh hưởng gì đến mắt không? Em có nhìn thử mấy lần, nếu mấy tấm phim đó đủ tối thì nhìn mặt trời như là nhìn mặt trăng vậy. Nhưng Sao Thủy nhỏ quá, liệu có nhìn thầy được bằng mắt thường mà không cần dụng cụ khác không vậy? (tất nhiên là với mấy tấm phim đó).
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Một trang web chỉ dẫn cách xem Mercury Transit lần này. Có lẽ phải dùng dụng cụ hỗ trợ chứ mắt thường thì không thể thấy được vì Thuỷ Tinh quá nhỏ....
    http://home.mira.net/%7Ereynella1/astronomy/trans_06.htm
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1

    Mercury Transit
    Vào rạng sáng ngày 9-11-2006 (giờ Việt Nam), ngay sau khi mặt trời mọc, các bạn sẽ có dịp quan sát một hiện tượng thiên văn kỳ thú: Thủy Tinh sẽ di chuyển ngang qua đằng trước đĩa mặt trời. Hiện tượng này bắt đầu từ 02h12 sáng và kết thúc vào lúc 7h12. Như vậy chúng ta chỉ có thể quan sát từ 05h47 trở đi vì khi đó ở Việt Nam mặt trời mới mọc.
    CẢNH BÁO: Tuyệt đối không được nhìn mặt trời trực tiếp bằng mắt trần, bằng ống nhòm hay qua kính thiên văn, nếu không sẽ bị mù mãi mãi.
    Đây là ảnh minh hoạ mặt trời lúc transit diễn ra:
    [​IMG]
    Nếu không muốn nhìn trực tiếp mặt trời, các bạn có thể "nhìn" qua trang web này: http://sohowww.nascom.nasa.gov/ Đây là trang web có những ảnh chụp mặt trời được cập nhật liên tục.
    ------------
    Up lại bài bạn mintaka.
    Mai ai có điều kiện thì nhớ xem rồi report lại nhe
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài viết của Orion Constellation
    ----------
    Hì, lâu rứa rồi mình không viết bài, bài vở nhiều quá, với lại mấy tháng vừa rồi thời tiết miền nam tệ quá chừng, toàn là bão ... "con voi" rồi đến "bò tót" nên trời lúc nào cũng có mây, gần mùa đông rồi mà nó còn mưa, hic.
    Mãi đến hôm nay (9/11/2006) thì thời tiết đã khá hơn đôi chút, tuy chiều vẫn có mây và mưa nhưng buổi sáng thì bù lại, trời rất trong, hầu như không một gợn mây, rất lý tưởng cho việc quan sát hiện tượng Giao hội Mặt Trời - Sao Thủy (Mercury). Tuy hiện tượng này không "quý hiếm" bằng lần Sao Kim (Venus) với Mặt Trời hồi 6/2004 nhưng cũng cho người quan sát phần nào có cái cảm giác háo hức và lý thú khi mục tiêu quan sát là cái mà ... chẳng ai dám nhìn
    Đồng hồ báo thức reo lúc 5:30, lúc này mặt trời còn khuất dưới chân trời nhưng bầu trời đã hừng lên khá sáng một ánh sáng màu xanh tím, ánh sáng ấy báo hiệu một bầu trời trong veo đang chờ mình ngoài kia. Vội chạy đi rửa mặt và lấy các thứ linh tinh cần thiết (máy ảnh, pin, chân máy, kính râm, một tờ giấy lịch) rồi lên sân thượng. Chà, sáng nay khỏi phải tập thể dục vì khiêng cái kính thiên văn khá nặng. Chuẩn bị các thứ đâu đó xong xuôi nhìn lại đồng hồ thì mới 5:45. Nhìn về phía đông lúc này vẫn chưa thấy tăm hơi của Mặt trời, mình quay vào mở máy ảnh chỉnh trước các thông số để ghi hình (độ mở tối thiếu F8, tốc độ nhanh tối đa 1/3200s, ISO nhỏ nhất 50) với hi vọng sẽ giải quyết nhanh, gọn, lẹ, ghi hình 2 đối tượng ở độ zoom tối đa 12x.
    5:55 chạy ra kiểm tra, vẫn chưa thấy được mặt trời nhưng phía Đông đã hừng đỏ lên rồi, cảnh rất đẹp, mình ghi lại tấm hình này, có thể thấy trời lúc này rất trong và đẹp.
    [​IMG]
    Đợi thêm 10 phút nữa, đến 6:05 mình quay ra trở lại, woa !, những tia nắng vàng đã in lên bức tường cái khách sạn kế bên, đi vài bước nữa, mặt trời kia rồi ! Chà, chói quá, chỉ mới 6:05 mà đã sáng chói vậy rồi, một ánh sáng màu vàng tươi rất đẹp. Mặt trời sáng thế thì quá tuyệt, nhưng mà thiệt ra cũng hơi lo vì biết phải "hành động" nhanh hơn, không thì chút nữa là ánh sáng của mặt trời sẽ tăng đến mức có thể gây hỏng các thiết bị quan sát . Mình gắn máy ảnh vào đế, cầm trên tay chiếc kính râm che kĩ lưỡng ở ống kính và mở máy, zoom đến 12x , lấy nét vô cực và ghi tấm đầu tiên, rồi tấm thứ 2. Kiểm tra lại thì .... hic ... mặt trời chói quá, không thấy được gì ngoài đĩa mặt trời sáng trắng, hình như zoom 12x cũng chưa đủ để thấy sao Thủy, kế hoạch "đánh nhanh rút gọn" thất bại.
    [​IMG]
    ISO 50 - F8.0 - 1/2500s - Zoom 12x (có kính lọc)
    Mình nhanh chóng chuyển sang chiếc kính thiên văn. Với kính thiên văn thì mình không có kính lọc nên phải quan sát gián tiếp bằng cách dùng màn để hứng ảnh để đảm bảo an toàn. Phìu, gặp phải một bất cẩn nho nhỏ, đáng lí ra nguyên tắc trước khi quan sát mặt trời là phải tháo kính định vị (finderscope) ra, đằng này mình lại quên mất, thế là theo thói quen cũ, mình cho mắt vào để tìm ... mặt trời. Hic, nhá một cái hết hồn, cũng hên phản xạ kịp, không thì tiêu.
    6:10 Định vị được MT rồi, sau vào thao tác cân chỉnh ảnh mặt trời đã hiện rõ trên mảnh giấy lịch, mình liền ghi hình (hơi khó vì không có "phụ tá" nào vịnh phụ) .
    Đây là ảnh mặt trời trên mảnh lịch :
    [​IMG]
    Chà, thao tác chụp hơi khó vì ... mỏi tay vì tay nào cũng bận rộn , tay phải là máy, tay trái là mảnh giấy, thỉnh thoảng thì phải chỉnh lại một chút vì nhật động làm mặt trời đi lệch (cái tội làm biếng gắn motor). Một điều thú vị khác của việc chụp ảnh này là thay vì phải để tiêu cự vô cực như khi chụp trực tiếp, đằng này mình lại phải để chế độ supermacro vì thiệt ra là đang chụp tờ giấy lịch . Mình ghi hình liên tục rất nhiều bức ảnh và sau đó chọn lọc lại. Nếu ai hôm nay có quan sát được chắc chắn sẽ thấy được MT hôm nay ở mép có một vết đen nhỏ, phía trên là một chấm đen (sao Thủy), 2 chấm này có kích thước xấp xỉ nhau nên dễ gây nhầm lẫn, chính xác hơn thì chấm đen sao Thủy hơi nhỏ hơn vết đen mặt trời.
    Tấm này ghi lúc 6:15, mình đã chú thích:
    [​IMG]
    Quả là có quan sát mới biết, sao Thủy này quả kém xa lần sao Kim năm 2004, sao Thủy nhỏ quá, mình nghĩ với ống nhòm cũng khó thấy được. Đây là bức ảnh lúc 6:20:
    [​IMG]
    Đây là ảnh crop 100%, trông không to hơn được tẹo nào cả (nhớ để ý kĩ nghen, cái chấm đen đó là sao Thủy)
    [​IMG]
    Thôi vậy đã tạm thỏa mãn rồi. Hì, không phí công mình dậy sớm, coi như lần này bù cho mấy tháng không quan sát được. Mong đã đem đến cho các bạn không có điều kiện quan sát chút cảm giác khi ngắm nhìn Mặt Trời rực lửa cùng sao Thủy .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này