1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Chán quá,phải cả tháng nay em không nhìn thấy sao rồi, "thèm" quá .Tuy nhiên lúc 20h45 hôm qua ở chỗ em trời tự nhiên quang mây hẳn,em nhìn thấy được chòm đại tam giác mùa đông+chòm chiến sĩ và vẹo đầu về phái đông 1 tí thì thấy sao thổ(nó hợp với 2 ngôi sao ở trong chòm sư tử(em không nhớ tên thành một góc vuông) em nhớ cách đây khoảng 1 tháng trước 3 ngôi sao này hợp với nhau khoang 85 độ gì đó

    ====
    Tam giác mùa đông (Winter Triangle) không phải là một chòm sao (constellation) mà là một nhóm 3 ngôi sao sáng thuộc 3 chòm sao khác nhau, tạo thành một hình tam giác gần đều. Đó là các ngôi sao:
    + Betelgeuse, chòm Orion (chòm Chiến Sĩ trong bài viết của em)
    + Sirius, chòm Canis Major (Con chó lớn)
    + Procyon, chòm Canis Minor (Con chó nhỏ)
    Ngoài ra còn có Lục giác mùa đông (Winter Hexagon), đó là 6 ngôi sao sáng, thuộc 6 chòm sao khác nhau, đó là các ngôi sao:
    + Rigel, chòm Orion (chòm Chiến Sĩ trong bài viết của em)
    + Sirius, chòm Canis Major (Con chó lớn)
    + Procyon, chòm Canis Minor (Con chó nhỏ)
    + Pollux, chòm Gemini (Anh em sinh đôi)
    + Capella, chòm Auriga (Người đánh xe)
    + Aldebaran, chòm Taurus (Con bò)
    Chúc em tiếp tục xác định thêm được nhiều ngôi sao, chòm sao khác
    [​IMG]
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 15/03/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Gửi quanconan1991:
    Trong bài viết trên, anh ấn nhầm nút "trích dẫn" thành nút "sửa bài", vì vậy anh đã xóa mất một đoạn trong bài viết của em. Anh không thể khôi phục lại được nội dung đã trót xóa mất. Em có thể post lại đươc không ?
    Xin lỗi em nhé
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vậy là đã hơn một năm từ khi có ý định mỗi tháng sẽ có một bài hướng dẫn ngắm sao
    ----------Tháng 3 bầu trời sao đã thay đổi chút ít so với tháng 2 mặc dù vậy các bạn cũng nên xem lại bài của tháng 2 ở trang 51.Bài này viết một năm về trước của bạn Orion Constellation một thành viên rất quen thuộc của box. Hiện nay Orion đã "mất tích" vì lý do cá nhân nhưng có lời hứa sẽ quay lại một ngày gần đây. Xin chúc orion mọi sự tốt lành.
    --------
    @OrionConstellation fairydream có sửa một số chỗ cho phù hợp thời gian
    BẦU TRỜI THÁNG 3

    Thời điểm tháng 3 là cuối mùa xuân, các chòm sao mùa xuân cũng dần dần dịch chuyển về phía trời Tây một ít mỗi đem nhường chỗ cho các chòm mùa hạ. Thời tiết lúc này vẫn rất tốt cho việc quan sát của những bạn sống trong miền Nam (Vn), còn miền Bắc rất hiếm khi có được một đêm quang đãng.
    Theo thói quen mình sẽ chọn thời điểm quan sát trong bài viết này vào lúc 9h tối, lúc này các chòm mùa hạ đã lên ở bầu trời đông. Nếu các bạn quan sát khuya hơn hoặc sớm hơn hãy nhớ nguyên tắc bầu trời sẽ chầm chậm dịch chuyển về phía Tây khi càng về khuya, và mỗi ngày nó cũng sẽ dịch về Tây so với ngày trước đó khi quan sát cùng thời điểm. (Tôi viết bài viết này vào 11/3). Hãy ra khỏi nhà lúc khoảng 9h, nhớ đem theo những dụng cụ cần thiết như bản đồ sao, ống nhòm hay kính thiên văn (nếu có) nhé. Trước tiên ta hãy hướng về phía Tây, từ độ cao khoảng 30 độ so với chân trời (10 độ bằng chiều rộng một nắm tay nếu bạn duỗi thẳng cánh tay trước mặt) trãi dài cho đến tân thiên đỉnh là một vùng sao rất sáng và rõ, đây chính là vùng sao đã được nhắc đến trong bài viết của anh fairydream (tháng 2) gồm Orion, Đại khuyển (Canis Major), tiểu khuyển (Canis Minor), Song tử (Gemini), Ngự phu (Auriga), Dũng sĩ Perseus, Kim ngưu (Taurus). Một tam giác đều lấp lánh gồm 3 sao Sirius, Procyon, Betelgeuse hợp thành giúp ta dễ định vị các chòm hơn. Nếu bạn từng ngắm vùng sao này trong những ngày đầu tháng 2 chắc chắc sẽ khá bất ngờ khi quan sát chúng thời đểm này, tất cả chúng đã bị ?ođảo lộn? nhìn rất lạ lẫm do chúng ta đang quan sát ở hướng Tây, trái ngược hướng Đông. Đừng lo, hãy tham khảo hình và xem lại cách xác định các chòm này trong bài của anh fairydream phía trên dần dần bạn sẽ quen mắt thôi. Đó là nhưng chòm đã quen thuộc tháng rồi, bạn hãy hướng về hướng khác để tìm những chòm mới hơn nhé.
    [​IMG]
    (fairydream:bài viết vào năm 2005 nên sao hỏa không còn ở vị trí trên hình)
    - ĐẠI HÙNG ( URSA MAJOR)Khỏi phải nói nhiều thì chắc mọi người cũng biết đây là một chòm quá nổi tiếng, ngay cả những người chưa làm quen với thiên văn học cũng biết được trên bầu trời có chòm sao Bắc đẩu, đấy chính là chòm Đại Hùng hay Gấu lớn đấy, rất gần gũi với dân Việt Nam ta. Chòm nay gồm 7 ngôi sao chính hợp thành hình một cái gáo úp ngược. Trong thiên văn học cổ Trung quốc người ta còn gọi 7 ngôi sao này là ?obắc đẩu thất tinh?, ngôi sao chính giữa mờ nhất nhưng được cho là quan trong nhật gọi là Thiên Huyền. Để tìm chòm sao này ta hãy nhìn về hướng Đông bắc, 7 ngôi sao trong chòm nằm trãi dài từ 10 độ đến 35 độ, rất dễ xác định ?ocái gáo? này vì 7 ngôi sao nằm khá đơn độc, không lẫn vào nhiều sao sáng khác. Độ sáng của các sao nói chung là tương đương nhau, duy chỉ có sao Megrez ?" Thiên Huyền chính giữa khá mờ. Ngoài ra chòm còn có một sao đôi nổi tiếng là do Mizar và Alcor hợp lại, nó nằm thứ 3 trên đuôi của Đại hùng từ trong đếm ra, nếu bạn có thể thấy được ngôi sao đồng hành Alcor thì thị lực của bạn còn tốt lắm đấy! Chòm Đại Hùng có thể coi là chòm chìa khóa của bầu trời tháng 3 này, từ nó ta có thể ?osuy? ra các chòm khác.
    [​IMG]
    - CHÒM XỬ NỮ (VIRGO)Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo, tuy thời đểm này nó nằm khá thấp so với chân trời nhưng theo lí thuyết ta có thể quan sát được (Ít nhất là sao Alpha của chòm ?" sao Spica) nếu chổ ở của bạn có vị trí tốt, chân trời Đông không bị che chắn., từ Sao Spica bạn có thể xác định sao Beta của chòm, sao Porrima nằm cao hơn (tham khảo thêm hình).[​IMG]
    - CHÒM SƯ TỬ (LEO)Đây là thời đểm thích hợp để quan sát chòm Sư tử, một món quà tuyệt vời cho nhưng bạn có cung hoàng đạo Leo được cơ hội nhìn thấy chòm sao hộ mệnh của mình. Ta cũng lại bắt đầu từ chòm Đại Hùng, hãy vẽ một đường tưởng tượng từ 2 sao Megez va Pechda một đoạn thẳng hướng lên phía trên dài khoang 8 lần khoảng cách giữa 2 sao đó sẽ dẫn bạn đến ngôi sao Regulus, ngôi sao sáng Alpha của chòm sư tử và có thể xem như sáng nhất bầu trời phía Đông lúc này. Từ sao Regulus, bạn hãy xem bản đồ sao và lần ra thân, chân, bờm, đâu của chú sử tử, thật là vì chú sư tử đang ?odụng đứng? lên trời .
    [​IMG]
    - Chiếm lĩnh phía NAM lúc này vẫn là SAO CANOPUS:Đây là ngôi sao mang độ sáng ?"0.72, chỉ kém độ sáng của Sirius,lúc này nó đã chếch về phía Tây nam so với tháng trước. Ngôi sao nằm trong chòm tàu Argo, một chòm sao rất lớn phía Nam mà ta chỉ có thể thấy được từng phần của nó. Vị trí Canopus nằm ở những con sóng dưới thân chiếc tàu. Nếu kẻ một đường dài từ sao Sirius (phía Tây) sang Canopus và thẳng xuống chân trời, ta sẽ xác định được hướng Nam (fairydream:gần đúng), một ?ola bàn? rất tốt cho những ai bị mất phương hướng.[​IMG]
    - CHÒM NAM THẬP (CRUX):Lúc này vẫn chưa là thời điểm tốt để quan sát chòm này, nó đã mọc nhưng nằm cực kì sát chân trời Nam. Nếu muốn quan sát nó bạn hãy chịu khó thức khuya chút, khoảng từ 11h trở đi bạn có thể quan sát được Nam thập rất rõ. Nhưng chú ý coi chừng nhầm lẫn ?oNam thập giã? do chòm Centaurus tạo nên (Tham khảo bài viết tháng 2 của fairydream). Lân cận chòm Crux còn rất nhiều chòm sao đẹp, nhưng mọc khá khuya nên ta hãy giành nó cho tháng sau.
    Còn thiếu thiếu cái gì ấy nhỉ? À, còn các hành tinh nữa chứ, thật thiếu sót nếu ta ngắm sao mà quên mất các hành tinh phải không nào, nhất là những bạn sở hữu kính thiên văn.
    ------------
     
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    -Các hành tinh dễ nhận biết trong tháng này:
    + Kim Tinh: từ giữa tháng 2 chúng ta đã chào mừng sự trở lại của nàng Vệ nữ. Chập tối đến khoảng 7:30 sao Kim cực kì gây ấn tượng bởi sự chiếu sáng của nó ở phía Tây. Nếu có KTV hãy quan sát hình dạng tròn hay khuyết của nó.
    +Sao Thổ: Hành tinh "lười biếng" chỉ thay đổi vị trí một chút so với tháng 2. Những người chưa xác định được có thể dùng vị trí của nó trên bản đồ của tháng 2 (trang 51).
    +Sao Mộc: Nếu sao Kim gây ấn tượng vào chập tối thì rạng sáng đó chính là sao Mộc. Nằm ở gần khoảng giữa của chòm Bò Cạp nó là "sao" sáng nhất vùng trời phía đông nam từ khoảng 1 h trở đi.
    Lúc này rạng sáng là buỗi trình diễn của nhóm sao phía đông nam : Bò cạp, Nhân Mã, Cung Thủ, nhóm sao thuộc Tàu Agor . Phần thưởng cho kẻ dậy sớm
  5. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    - Chúc mừng anh em ở Hà Nội và các tỉnh từ miền Trung trở lên sắp được chiêm ngưỡng nhật thực một phần khá rõ và ngày 19/3 tới.
    Đĩa mặt trăng sẽ bắt đầu "ăn" dần vào mặt trời lúc 7h55'''', đến 8h35'''' sẽ che khuất mặt trời nhiều nhất và nhật thực sẽ kết thúc vào lúc 9h20''''.
    [​IMG]
    - Anh em ở TpHCM thì không may mắn như vậy, có thể sẽ không nhận thấy được gì vì đĩa mặt trăng hầu như chỉ ăn vào 1 tí (gần như tiếp xúc) với mặt trời vào lúc 8h23''''.
    [​IMG]
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 18/03/2007
  6. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp nhật thực tại TPHCM sáng nay. Mặt trời chỉ bị che khuất một phần mép rất nhỏ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 12:09 ngày 19/03/2007
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hì tiếc là miền bắc chỉ xem được mặt trời qua mây
  8. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hi,em dự định hôm nay sẽ trốn tiết để đi xem nhật thực nhưng cuối cùng thì cũng không thành bởi vì trời đầy mây ,phải cả tháng nay rồi ấy chứ.Tức quá,sao mà mình ghét mấy tháng này đến thế!trời vừa nồm vừa ẩm lại chả được ngắm sao.mong sao sang tháng tới trời sẽ hết mây để em được ngắm sao thoả thích.
    To anh hero:anh à mấy bài trước em cũng quên mất rồi anh ạ(đãng trí quá!),nói chung cũng không có gì quan trọng đâu anh ạ.
    [​IMG]
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 20/03/2007
  9. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Kết quả quan sát nhật thực một phần tại Tp Hồ Chí Minh
    Sáng nay vào lúc 8h20 nhật thực một phần đã diễn ra đúng như những gì thông tin trên các trang web thiên văn và một số trang web VN đăng tải.
    Trời trong không một gợn mây đã tạo ra một điều kiện qua sát hiện tượng này một cách lý tưởng, khác hẳn với miền Trung và miền Bắc. Mặt trời đã bị mặt trăng che 4% bề mặt (hình dưới). Một số thành viên của HAC (Hochiminhcity Astronomy Club) đã không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này để quan sát và ghi lại.
    Dưới đây là một số ảnh chụp lúc 8h20am tại Tp Hồ Chí Minh bằng máy quay Sony Handycam DCR-HC43E với một tấm lọc đặt trước ống kính máy quay, và máy chụp hình Cannon PoweShot A540 chụp qua kính thiên văn với các thị kính khác nhau được gắn kính lọc mặt trời, do thành viên của HAC thực hiện.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vì mặt trời lần này chỉ bị che 4% nên ánh sáng đã gần như không thay đổi và thời gian diễn ra nhật thực rất nhanh. Tuy nhiên, với những ai đam mê Thiên Văn Học thì đây cũng đã là một ?osự kiện? không thể bỏ qua và họ đã hoàn toàn ?othoả mãn? với những gì quan sát được vào sáng hôm nay.
    Tuy nhiên, có một điều hơi đáng tiếc là một số trang web đã đăng tải thông tin không chính xác về hiện tượng này sau khi nó diễn ra. Trong thời đại thông tin và mở cửa, hy vọng trong tương lai, những thông tin chính xác hơn sẽ được cập nhật và phổ biến để mọi người có thể hiểu thêm về khoa học và các thế hệ trẻ sẽ có dịp tiếp cận rõ hơn về một môn khoa học còn mới mẻ tại Việt Nam.
    Theo tính toán thì lần tới, hiện tượng nhật thực một phần sẽ diễn ra tại Việt Nam lúc 5 giờ chiều ngày 26/1/2009.
    Câu lạc bộ Thiên văn học Tp HCM.
  10. pvloc90

    pvloc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chết! Hay phâ?n mê?m nha? anh sai.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này