1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong bức hình trên ta có thể thấy được đĩa Sao Kim bị khuyết (phía bên trái). Trong tháng 4 này, người quan sát tại Trái Đất chỉ có thể nhìn thấy từ 79% đến 69% đĩa Sao Kim.
    Sau khi dùng kính viễn vọng phát hiện ra các pha của Sao Kim, Galileo đã gửi cho Kepler một câu đố chữ bằng tiếng Latin có nội dung như sau: "Mẹ Tình Yêu bắt chước hình dáng của người cận vệ". Người cận vệ nghĩa là Mặt Trăng, vệ tinh của Trái Đất, còn Mẹ Tình Yêu là Venus, Sao Kim.
    Tuy nhiên, những người tinh mắt hoặc có kính đeo mắt tốt cũng có thể phân biệt được các pha của Sao Kim. Có 1 giai thoại kể rằng, nhà toán học K.Gauss muốn làm mẹ ngạc nhiên khi mời bà ngắm Sao Kim trong kính viễn vọng. Tuy nhiên, chính ông lại là người ngạc nhiên khi nghe câu hỏi của mẹ : "Tại sao phần khuyết của Sao Kim trong kính lại ngược chiều với bên ngoài ?"
  2. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Ai có thể giúp em post ảnh của sao Kim khi nhìn qua ktv có độ phóng đại khoảng50x được ko. Hôm qua sao Kim và mặt trăng rất đẹp, em láy ktv tự chế ra xem ,quan sát sao Kim thì chỉ thấy được một ngôi sao bốn cạnh, viền bao quan là màu xanh còn ở giữa là màu vàng( ktv của em có độ phóng đại khoảng 50x), em ko biét như thế là sao nữa. Theo các anh thì 50x đã có thể thấy được sao Kim chưa.
  3. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/4/2007.
    Bây giờ thời tiết ở miền bắc đã khá lên rất nhiều (cho dù vào buổi sáng trời vẫn có mây,nhưng vào buổi chiều thì trời cực trong luôn!)
    7 giờ tối:các chòm sao của mùa đông giờ đã sang hết nửa cầu tây rồi.
    -Chòm ORION:có lẽ đây là chòm nổi bật nhất ở phía tây lúc này,với 3 ngôi sao thắt lưng thẳng hàng(nói vậy thôi chứ nó vẫn hơi cong).Tam giác đều mùa đông trông thật là hay.
    -Chòm bò tót(taurus):bây giờ nó nằm gần trân trời tây,sáng nhất là ngôi sao Aldebaran và gần đó có một ngôi sao đôi,nhìn chòm này giống hình chữ V.
    -Chòm Ngự phu(Auriga):nó nằm lên trên phía bắc hơn chòm bò tót,ngôi sao capela sáng nhất trong chòm,cùng với 4 ngôi sao khác xếp thành hình ngũ giác.
    -Chòm song sinh(Gemini):giờ nó đã qua thiên đỉnh một chút,gần đó là chòm sư tử (Leo),vẫn với hai ngôi sao sáng là regulus và algieba cùng với sao thổ xếp thành một tam giác vuông.Và nhờ sao Thổ rất dễ dàng tìm ra tinh vân M44 bằng cách nối từ sao thổ đến ngôi sao polux của chòm song sinh,ở giữa đường nối này nếu dùng ống nhòm có thể thấy đựơc,trông nó rất hay.Nhưng nếu có kính thiên văn nữa thì càng hay hơn.Em đang dành tiền tiết kiệm để mua một cái.
    10 giờ 30:sao gầu giờ đã qua thiên đỉnh rồi,bằng mắt thường có thể thấy đựơc ngôi sao đôi mizar và alcor.Và cả sao bắc cực polaris cũng rất sáng.
    Bây giờ chòm ORION đã hoàn toàn khuất bóng,tam giác đều mùa đông giờ chỉ còn procyon của chòm tiểu cẩu.
    Phía đông chòm bọ cạp đang dần lộ rõ nguyên hình,có thể thấy đựơc cả sao mộc rất sáng nữa.
    11 giờ 30:chòm bọ cạp đã mọc lên hết,sao mộc sáng chói nhìn thật là thích,điều đó càng làm em thêm quyết tâm dành tiền để mua kính thiên văn hơn.Chòm bọ cạp có ngôi sao antares màu đỏ.Em nhớ hồi nhỏ bố chỉ cho mình cái lưng cong cong của ông Thần Nông đang cúi!
    Phía nam lúc này có rất nhiều sao sáng,nhưng vì buồn ngủ nên thôi không dò bản đồ sao nữa,chuẩn bị đi ngủ.Để ngày mai thứ 7 tính tiếp vậy.
    Tái bút:Em rất muốn chụp ảnh để post lên cho các bạn xem nhưng nhà không có,để hôm nào mượn thằng bạn trên lớp,nhưng không biết nó có cho không?
    Chúc mọi người quan sát được nhiều sao!!
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 21/04/2007
  4. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Các hành tinh trong hệ mặt trời hiện nay:
    -Sao Thuỷ(mercury):Chúng ta không thể thấy nó do ánh sáng của mặt trời.
    -Sao Kim(venus):Có độ sáng là (-4.1),hiện nó đang nằm trong chòm bò tót,đây là ngôi sao sáng chói vào phía tây lúc này.
    -Sao Hoả(mars):Có độ sáng là (+1);nó đang nằm trong chòm Bảo Bình(aquarius),ta có thể thấy nó vào rạng sáng.
    -Sao Mộc(jupiter):Có độ sáng là(-2.4),nó nằm bên cạnh chòm bọ cạp,ta có thể thấy nó từ 22h30;nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời vào lúc này.
    -Sao Thổ(saturn):Có độ sáng là(+0.3);nó đang nằm giữa 2 chòm sư tử và con cua.
    -Sao Thiên Vương(uranus):Có độ sáng là(+6);cũng ở trong chòm bảo bình,gần sao hoả ở hướng giữa đông và đông nam.
    -Sao Hải Vương(neptune):Có độ sáng là+8;nằm thấp ở phía đông nam trước khi mặt trời mọc.
    -Sao Diêm Vương(pluto):Có độ sáng là(+14);nó ở phía tây nam trước khi mặt trời mọc,ở giữa chòm cung thủ thần mã(sagittarius)va người cầm rắn(opiuchus),và gần Sao mộc.
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Ahhh, thi học kì xong rồi, khỏe quá, khỏe được mấy bữa , làm bài tốt nên cũng thấy vui vui
    Hôm thứ 7 ngày 21/4 có chút thời gian rãnh mình cũng tranh thủ lên chụp mắt trăng và sao Kim còn khá gần nhau, hôm vừa rồi trời thật trong, hôm nay cũng thế. Hì, lúc chụp mấy bức ảnh này thì ở dưới thành phố cũng có 5 người đang ngắm nghía .
    Hôm đó thiệt lười quá, làm biếng chụp qua kính lắm, chỉ cần nghĩ đến hết chủ nhật, đến thứ 2 là bắt đầu thi mấy môn ác chiến là thấy oải rồi nên chỉ chụp bằng máy thôi . Uhm ...chụp bằng máy thì nhanh hơn nhiều, hầu như không phải chuẩn bị gì hết trừ pin với các chân máy.
    Đối tượng đâu tiên là mắt trăng lưỡi liềm khá sáng (không bằng hôm 20). Nếu nhìn bằng mắt thường ta có thể thấy rất rõ vùng "ánh sáng tro" trên mặt trăng, nhìn huyền bí ghê, vùng ánh sáng tro là vùng mặt trăng bị khuất ánh sáng mắt trời nhưng vẫn được chiếu sáng yếu bởi ánh sáng phản xạ từ trái đất. Tưởng tượng thử xem, nếu ta đứng trên mặt trăng trong vùng "ánh sáng tro" ấy thì sẽ thấy được trái đất tuyệt đẹp...điều mà những nhà du hành đã may mắn thấy được. Để "bắt" lấy anh sáng tro như mắt thường nhìn mình cố ý chỉnh tốc độ máy khá chậm (2s), vùng sáng tro hiện lên khá rõ, nhưng trái lại đối với vùng sáng thì đã bị lộ sáng quá mức (được cái này mất cái kia mà)
    [​IMG]
    Đây là kiểu "cổ điển", muốn nhìn thấy được "hầm hố" trên mắt trăng thì phải hạ tốc độ xuống, tùy theo cường độ sáng của trăng lúc chụp, vd tấm này mình để 1/30s với F3.5, hì, tạm tạm thôi chứ làm sao bằng kính được dù ở zoom tối đa 12x . Nhiều người thích quan sát mặt trăng rằm, nhưng một nghịch lý nếu quan sát mặt trăng qua KTV thì nên chọn thời điểm trăng non thượng tuần hoặc hạ tuần vì quan sát rất tốt phần lồi lõm ở chổ tiếp giáp giữa sáng và tối (nếu để ý kĩ có thể nhìn thấy phần bóng của những miệng hố mắt trăng in xuống đáy), có thể thấy được rất rất rõ vùng sáng tro truyệt đẹp. Đó chỉ là lúc "nhìn cho đẹp" thôi chứ muốn quan sát và nhận biết tên các miệng hố thì vẫn phải quan sát vào rằm ... hic, cực lắm, phải dùng thêm kính lọc (khuyên đấy nhé), nếu không thì sau 30s quan sát nhìn ra ngoài bạn sẽ thấy nhiều sao hơn bạn tưởng *__*
    [​IMG]
    Cuối cùng cơn đói bụng kéo đến (hic, chưa cơm tối), mình chụp một tấm cuối cùng rồi vào, tấm này mình lấy một vùng rộng với chòm Orion dễ thương nè (phía trái), mặt trăng và đốm sáng rực phía dưới góc phải là sao Kim . Chòm Orion lúc này mới chập tối đã sắp lặn rùi, sắp phải chia tay ít lâu, hẹn mi năm sau nhé . Uhm ... trong tấm này các bạn có thấy gì lạ không ? Mặt trăng kìa , trăng đang khuyết mà sao lạ vậy nhỉ ? Đó là hậu quả của việc để tốc độ máy chậm (tốc độ 15s với ISO 200), các vùng ánh sáng tro sau khi phơi sáng lâu sẽ sáng lên như thế, chưa kể phần sáng lấn sang nữa. Thế đấy, muốn chụp được sao thì phải để phơi sáng lâu, thế thì mất vẻ đẹp của trăng, vẫn thế..được cái này mất cái kia như trong cuộc sống nhỉ ? Muốn sau này sướng thì bây giờ phải học, muốn học thì bây giờ phải đi xuống ăn cơm rồi ôn bài thi học kì II thôi, huhu +___+ bye bye ...
    [​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao kim rất sáng nên khi quan sát hầu như chỉ thấy 1 đốm sáng đục mà thôi không thấy được các chi tiết của nó. Khi diễn ra khuyết thì có thể thấy được hình dạng khuyết của nó . Hôm thứ 7 vừa rồi anh có xem thì thấy nó như một hình bàu dục trắng đục. Anh nhìn với 35x rồi 65x thì chỉ to ra thôi .
    Có 4 cạnh và màu sắc thì do chất lượng của kính TV rồi , màu nhiều là quang sai.
  7. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn anh Fairy
  8. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    11h tối qua chán quá leo lên gác thấy trăng rằm tròn xoe. Hì hục lại vác cái kính chế ra ngắm. Kính bịt còn hở đường kính 2cm nhìn trăng rõ thật, mặc dù là rằm nhưng vẫn nhìn rõ crater, cả miệng Tycho nữa. Chỉ khổ nỗi trăng tít trên thiên đỉnh, may mà mình làm chân kính cao, đủ để ngắm.
    Vặn vẹo cổ một hồi, liếc sang phía đông nam lúc này Jupiter lên cao dần. Mang kính chiếu thẳng vào thấy hình tròn tròn hiện ra khá rõ, hơi quang sai. Giảm độ mở ống kính còn 1cm đường kính thấy nét lên nhiều, quang sai gần hết. Chỉ tiếc cái kính 50x nhìn Jupiter chỉ như cái gì nhỉ.....đường kính chỉ như cái hạt gạo bẻ đôi, tuy nhiên vẫn đã quá, lần đầu tiên thấy jupiter qua kính màu nâu đỏ. Vệ tinh thì chả thấy đâu, hi vọng tại nhìu mây ko phải tại kính!
    Buồn thía, Hà Nội lúc này nắng chói chang mà tối mây vẫn dày đặc. Thôi thì cứ hi vọng đêm thiên văn tháng 6 tới hoành tráng như các bạn HCM thì tuyệt!
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mình nhớ trong topic này có bạn nói là kính của bạn ấy có G khaỏng 36x mà bạn ấy đã thấy được vhạc tối của sao mộc...??? Ko biết kính của bạn ấy là kính tự làm hay mua nhỉ??? Cái kính của mình theo thông số tính được khoảng 90x mà nhìn sao mộc khá tròn nhưng không thấy vân và nhìn kĩ mới thấy vệ tinh của nó...???
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Àh cái này là mình quan sát, với kính phản xạ D=76 mm F=700mm dùng thị kính 20mm -> G=35 lần đã có thể thấy dạng của sao mộc và chú ý kĩ thì có thể thấy vạch nâu mờ mờ ở giữa .
    Đây là kính mua.
    Còn với kính tự làm cũng vậy tuy nhiên đây là loại tự làm phản xxạ cho ảnh khá sắc nét ít bị quang sai . với G khoảng 80k đã thấy rất rõ 2 vạch nâu ở giữa .
    Còn với kính khúc xạ mà còn là loại tự làm thì hầu như là không tưởng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này