1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    anh em nào có thời gian viết hộ tớ với (vào chủ đề mưa sao băng), thông báo vài dòng thì năm nay Perseids khá thuận lợi vào ngày đầu tháng.
    Theo bọn IMO (International meteor Organization thì cực điểm vào khoảng trưa chiều 13-8, hơi tiếc chút . Ngày 11,12, 13, 14 anh em cứ thức mà xem, càng lân cận cực điểm thì sao băng càng nhiều .
  2. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Không rõ hiện giờ chúng ta có thể nhìn sao Kim được nữa không nhưng trước đây khoảng nửa tháng sao Kim đã ở rất gần chân trời và có dạng lưỡi liềm rất mảnh. Nhìn qua ống nhòm 15x nó có dạng như trên hình vẽ.
    Sau đó khoảng 1 tuần tôi có kịp nhìn sao Kim một lần nữa. Lần này nó mảnh hơn nhiều, có lẽ chỉ còn bằng hơn 1/2 so với hình trên. Một cái lá lúa bé tí. Lười nên không vẽ lại hình nữa.
    Có lẽ lần gặp lại sao Kim sắp tới nó sẽ là sao Mai rồi chứ không còn là sao Hôm như hiện nay.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Khiếp, sao qua ống nhòm 15x của bạn Kim Tinh to thế nhẩy? Bằng Mặt Trăng chứ không đùa đâu. Zoom bao nhiêu thì to bằng ấy nhỉ? Hay là kích thước thật vậy bạn?
  4. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Không, đây là tôi vẽ to cho dễ vẽ thôi bạn ạ. Nhìn thật chỉ to khoảng bằng một nửa. Tuy nhiên nhìn qua ống nhòm bằng 2 mắt dễ chịu hơn nhìn bằng một mắt qua kính thiên văn nên hình tuy nhỏ nhưng rất rõ và nét. Sao Kim khi đó cũng ở khoảng vị trí gần Trái đất nhất nên cũng to ra khá nhiều và tôi cũng hơi ngạc nhiên là 15x thôi sao mà to thế (à mà 15x là 15x không có zoom gì cả ). Ở 15x lúc này tôi cảm giác nó to gần bằng 25x khi nó còn ở cao hơn trên bầu trời (và xa Trái đất hơn).
  5. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Quan sát thiên hà M81, M82 và M31 bằng ống nhòm 15x70:
    Cách đây 3 hôm, tỉnh dậy giữa đêm, nhìn ra cửa sổ thấy sao Cappella và chòm Perseus sáng khác thường, tôi xách ống nhòm và tripod chạy ra khỏi nhà. Mặc dù ở xung quanh có khá nhiều đèn đường nhưng nhìn lên chòm Gấu nhỏ thấy cả 7 ngôi sao đều sáng rõ. Bình thường tôi chỉ thấy 3 ngôi (sao Bắc cực và 2 ngôi ở đáy của cái gáo) nhưng hôm nay thấy cả 7 ngôi rõ ràng, chứng tỏ trời tối và không khí trong suốt không bị bụi và hơi nước làm mờ. Ngôi sao mờ nhất của chòm Gấu nhỏ sáng ở mức 4.97 theo Stellarium, vì vậy có thể tin tưởng là hôm đó mắt thường có thể nhìn thấy sao có độ sáng tới cấp 5, như vậy là rất tốt trong điều kiện thành phố. Tôi hướng ống nhòm vào chòm Gấu lớn và nhảy qua các ngôi sao dẫn đường đến vị trí của cặp thiên hà M81 và M82, có lẽ là cặp đôi thiên hà được giới thiên văn nghiệp dư yêu thích nhất. Đã nhiều lần tôi nhìn thẳng vào vị trí của chúng nhưng không thấy được chúng vì trời không đủ tối và trong, nhưng hôm nay thì thấy ngay lập tức từ giây đầu tiên. Tuy mờ, nhưng hình dạng và độ nghiêng đều rõ ràng. Hai thiên hà này có độ nghiêng với nhau một góc gần gần 90 độ. M81 to và sáng, có phần lõi rất đặc và sáng như một ngôi sao nhoè. M82 dài và mảnh như một vệt bút chì, sáng đều và không thấy có nhân. M81 có thể nhìn trực tiếp, nhưng cả 2 thiên hà đều rõ nét hơn nếu không nhìn thẳng vào chúng mà nhìn vào bên cạnh một chút (gọi là averted vision). Bộ đôi này quả là một kết hợp rất hài hoà về hình dạng, kích thước, độ nghiêng và cả độ sáng.
    Nhìn sang M31 (Andromeda). Đã nhiều lần nhìn thấy nó, nhưng đều chỉ như một vệt sáng. Hôm nay phần lõi của nó sáng như một cái bóng đèn. Thấy cả phần rìa của nó như những vệt mây mỏng và cảm giác như thấy cả những dải không gian tối giữa những vòng xoáy ốc của nó.
    Có được một đêm quan sát tuyệt vời như thế này tất cả đều nhờ vào điều kiện quan sát thuận lợi. Tưởng tượng nếu ở trên một đỉnh núi cao, hay giữa một vùng sa mạc, cảnh tượng chắc sẽ còn gấp 5 gấp 10!
    Hình post kèm (nguồn www003.upp.so-net.ne.jp/someyah2/ASTPH/m8182.htm) là minh hoạ thiên hà M81 và M82 gần giống những gì tôi nhìn thấy qua ống nhòm 15x70. Khi nhìn thật độ sáng kém hơn trong ảnh nhiều nhưng hình dạng và cảm giác lúc nhìn về cơ bản là không khác. M81 là cái lớn, cái nhỏ là M82. Đây là hai thiên hà trong nhóm thiên hà M81 trong chòm Gấu lớn cách chúng ta 12-15 triệu năm ánh sáng. Cái chúng ta nhìn hôm nay là những hình ảnh của 12 -15 triệu năm xưa. (Khi đó chúng ta còn đang ở đâu nhỉ?) [​IMG]
    Tôi dùng ống nhòm 15x70. Nhưng tôi tin trong điều kiện quan sát tương tự, M81 và 82 (ít nhất là M81) có thể được thấy bằng ống nhòm 10x50 hay 7x50 thậm chí nhỏ hơn.
    Còn đây là hình chụp phơi sáng lâu, nên có những chi tiết mà nhìn trực tiếp không dễ thấy được. M81 có dạng xoáy ốc, M82 có vẻ lốm đốm. Đó là những chi tiết muốn thấy phải dùng kính thiên văn cỡ vừa và lớn. (Ảnh lấy từ blog.nsk.ne.jp/stella/archive/month200605.html)
    [​IMG]
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    13-08 -2007... Perseids + Uranus
    Mình dậy lúc 3h40 phút, nhìn ra ngoài trời thì thấy được vài chấm sao, mừng quá đi lên sân thượng mở cửa ra ... ánh đèn khách sạn kế bên vẫn sáng (bực mình).. Nếu ai đó tình cờ đi qua nhìn thấy mình lúc này, không biết họ sẽ nghĩ gì nữa,hihi, thui kệ mình vẫn ngắm. Hướng mắt về chòm Perseus thì bị khuất mất rồi, khuất mất cả mảng trời Đông bắc. Đang lưỡng lự có nên xuống phía dưới sân không, mình ngoái cổ lên thiên đỉnh nhìn một lần nữa, bất ngờ một chú sao băng xuất hiện gần chòm Pegasus, rất nhanh đoán chừng vài phần giây thôi, chẳng ấn tượng gì. Rồi chỉ vài giây sau, lại bất ngờ khi thêm một chú nữa ở gần đó... xẹt qua cũng nhanh không kém :) . Mừng lắm, mình vội chạy xuống mở cửa để nhìn được khoảng trời bị khuất, lúc này đã 4h. Nhìn xung quanh trời đã bắt đầu có mây trở lại ở vùng Thiên hậu, che đến một phần chòm Perseus. Đêm nay ngoài ngắm sao băng mình còn dự định ghi hình định vị được Thiên vương tinh (Uranus) nên đã chuẩn bị sẵn máy ảnh và chân đế . Trong lúc Perseus còn bị mấy che mình tiến ra sân và ghi lại hình đầu tiên về vùng trời này, trong ảnh có thể thấy được chòm Kim ngưu (Taurus), một phần Anh Tiên (Perseus), cụm tinh vân Pleiades rất rõ cùng sao Hỏa có độ sáng ngang với Aldebaran của Kim ngưu. Các bạn có thể thấy cụm mây rất lớn đang che vùng Perseus (Hình dưới đã chú thích ):
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi chụp xong tấm này, mình đứng thẫn thờ một lát nhìn chòm Orion (dễ thương quá ^^) thì một chú sao băng kha khá màu cam bay xẹt qua (4h10), nhanh lắm nhưng đã định trước, mình đã nói thầm "Ước ! ..." rồi nói ra điều ước, hì chỉ kịp nói chữ "ước" thui ... nhưng là lần đầu tiên ngắm sao băng mà mình ước đấy :bx, hi vọng sao băng đó chứng giám cho :P . Đó cũng là ngôi sao băng cuối cùng sáng hôm ấy mà mình thấy. Vì mình tiếp tục kế hoạch Uranus nên không để ý lắm, không biết có chú nào bay qua nữa không. Theo như trình mô phỏng thì Uranus đang nằm trong chòm Aquarius với cấp 5,7 rất thuận tiện để quan sát. Quên mất đem ống nhòm xuống, mình đành định vị từ từ bằng nhiều bức ảnh chụp ... mò. Đầu tiên ở góc rộng nhất có thể bắt được Phi Mã (Pegasus) như một hình vuông lớn, đuôi của Song ngư (Pisces) và một phần chòm Bảo bình (Aquarius) nơi Thiên vương tinh đang ở đâu đó trong ấy. Khi chụp mình nghĩ bức này không thấy đươc Uranus nhưng sau khi lên máy coi kĩ, nếu nhìn cẩn thận có thể thấy đươc nó như một chấm nhiễu (mình đã chú thích):
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiếp tục một loạt ảnh "mò" để định vị, cuối cùng mình đã "chộp" được nó, Uranus!, trong bức ảnh này mình đã lợi dụng độ zoom của máy để thấy rõ hơn, nhưng không thể zoom cao hơn nữa vì nhật động trong 15s phơi sáng cũng đủ kéo các sao thành một vệt. Uranus có màu xanh khá mờ nằm ở một góc tam giác của chòm Aqua ... chụp được bức này mừng lắm, quên mất Perseids, vả lại mình cũng đã thấm mệt (4h30).Woa, bức đầu tiên mình xác định được Uranus đó, thu hoạch mới !
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bức ảnh này mình để gần với độ phân giải thực:
    [​IMG]
    Cuối cùng, bức ảnh cuối xin dành cho chòm Orion dễ thương nè, hic, còn Gemini nữa định chụp nhưng hem kịp vì mấy đã kéo lại rất nhiều và Gemini vẫn chưa mọc cao:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một buổi sáng với 3 ngôi sao băng, Uranus và một điều ước ... đi ngủ thôi, trời đã hừng sáng ùi ... mấy mù khắp nơi, nhìn về hướng Đông vẫn có thể thấy được Sirius lấp lánh, quả không hổ danh là vì sao sáng nhất bầu trời.
    PS : Thông số các bức ảnh trên đều là ISO 400, độ mở tối đa từ 2.7 - 3.2, phơi sáng tối đa 15s
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 14/08/2007
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    @Orion: Thật công phu, em xin tôn anh làm bậc thầy trong nghề ngắm sao ban đêm. Mặc dù rất khoái thiên văn nhưng em chưa bao giờ có thể xác định nổi chòm sao nào cho ra hồn . Vẫn còn phải học hỏi nhiều lắm!
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đôn công phu thiệt, chúc mừng em đã chụp đc Uranus . Bữa nào em thử định vị qua KTV và chụp Uranus bằng CCD xem.
    Dạo này anh bận quá nên chẳng có thời gian đâu để ngắm và chụp sao, những lúc rảnh đc một tí thì trời cứ tòan mây. Hic. Ah, máy em để ISO 400 nó có bị nhiễu không? E cẩn thận vì nhiễu do ISO nó cũng là 1 chấm giống sao lắm đó. Anh thì thường chụp ISO 200 thôi nhưng cho phơi sáng lâu hơn (nhật động anh nghĩ không phải là vấn đề lớn lắm vì những ngôi sao không sát nhau đến nỗi bị trùng lên nhau)
  9. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Tối qua trời trong thật, tranh thủ ngắm thật lâu để bù cho cả mùa hè chỉ toàn ngắm mây
    11g, Mộc tinh và Scorpius vẫn còn chiếu sáng rực rỡ ở chân trời Tây Nam. Liên tiếp trên đường hoàng đạo là Sagittarius, Capricornus, Aquarius, Aries . Riêng Pices thì chịu thua, ko cách nào thấy được . Gần thiên đỉnh là tam giác mùa hè gồm 3 ngôi sao sáng nhất của Lyra, Aquila, Cygnus. Phía đông bắc là con thiên mã Pegasus và công chúa Adromede. Phía Tây + Tây Bắc là cái biển quảng cáo to đùng của trung tâm anh ngữ => bó tay . Trong lúc mình vẫn đang ngắm chòm Pegasus thì một ngôi sao băng vụt qua, sáng rực với cái đuôi rất dài tuyệt đẹp.
    Đến 2g, Perseus, Cassiopia, Cepheus đã lên cao, Tuyệt thật, chờ cả mùa hè mới được gặp lại đại gia đình công chúa Adromede. Cạnh Perseus, hơi lệch về phía đông là cụm sao Pleiad, Hoả tinh, Taurus.
    Đến 3g30, đã thấy rõ chòm Orion ở chân trời phía Đông nhưng buồn ngủ quá rồi, đi ngủ thôi .
    Đợt mưa sao băng này hơi chán, mình thức suốt đêm mà chỉ thấy được vài cái . Nhưng bù lại được ngắm sao thoả thích suốt cả đêm . Vì thức cả đêm nên sáng nay thò mặt lên lab lúc 9g hơn. Bị thầy chửi té tát
    Chiều nay sấm chớp ầm ầm, hứa hẹn một buổi tối đầy mây . Càng tốt. Tối nay đi ngủ sớm để mai đi đúng giờ
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mưa mấy ngày trời, tối 20/8 trời có ít mây hơn chút ít, đem máy ảnh ra hiên ngồi chụp chơi. Giá đỡ quá thấp và vướng, phải nâng lên chụp tạm bằng tay không nên ảnh khá nhòe do rung. Trên hình là khung cảnh hướng Tây Nam lúc 8h30: có thể thấy rất rõ sao Mộc và Mặt Trăng. Bên dưới sao Mộc, hơi lệch về cánh trái là Antares, ngôi sao màu đỏ sáng nhất chòm Bọ Cạp (cấp sao biểu kiến: 1,05). Bức ảnh zoom thứ hai trông Antares rõ hơn chút ít. Tay rung quá nên nhìn sao Mộc...tách làm đôi, hic hic. Mắt thường cũng rất khó nhận ra Antares do trời quá lắm mây.
    Thông số: Máy ảnh Canon IXY DIGITAL 700, zoom = 3x, phơi sáng = 1s, ISO 400, chế độ chụp Manual (Spot + Custom Times)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 21/08/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này