1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nguyệt thực toàn phần vào tối thứ ba 28/08/2007


    Nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 trong năm nay sẽ xảy ra vào ngày 28/08 và có thể được nhìn thấy ở các khu vực thuộc Châu Mỹ, Thái Bình Dương, Đông Á và Úc. Lần trước, nguyệt thực toàn phần đã diễn ra vào rạng sáng ngày 4/3 theo giờ Việt Nam. Ngược với lần nguyệt thực toàn phần trước diễn ra vào rạng sáng (4/3), lần nguyệt thực này người quan sát ở Việt Nam có thể quan sát được vào chiều tối khi trăng bắt đầu lên từ hướng đông. Do pha toàn phần (trăng hoàn toàn nằm trong vùng tối) kết thúc ngay sau thời điểm trăng bắt đầu mọc, nên quan sát được nguyệt thực toàn phần có thể chỉ đối với những người sống ở các vùng duyên hải và hải đảo ở phía đông nước ta.[​IMG]
    Các giai đoạn của nguyệt thực theo thông tin của NASA tính theo giờ Việt Nam - 14h52'''' : Nguyệt thực bắt đầu, trăng đi vào vùng nửa tối. Nguyệt thực bán dạ .- 15h51'''' : Trăng bắt đầu đi vào vùng tối. Nguyệt thực một phần.- 16h52'''''''' : Trăng hoàn toàn đi vào vùng tối. Nguyệt thực toàn phần.- 17h37'''' : Trăng ở giữa vùng tối.- 18h23'''' : Trăng bắt đầu ra khỏi vùng tối. Nguyệt thực một phần.- 19h24'''' : Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối. Nguyệt thực bán dạ.-  20h22'''': Trăng ra khỏi vùng nửa tối. Kết thúc nguyệt thực.Với các giai đoạn của nguyệt thực như vậy, đa phần người quan sát ở Việt Nam chỉ có thể quan sát được pha sau của Nguyệt Thực, khi trăng ra khỏi vùng tối chỉ còn nguyệt thực một phần. Riêng vùng biển phía đông của nước ta, hay nguời quan sát ở những nơi có địa hình trống trải nơi chân trời đông, có thể quan sát được vài phút của pha toàn phần khi trăng vừa ló dạng. Chiều tối 28/08/2007 vào ngày 16 âm lịch chúng ta sẽ quan sát được một Mặt Trăng màu đỏ đồng từ từ nhô lên ở hướng Đông.Thời gian mọc của trăng vào 28/08/2007- Hà Nội: 18h15''''- Đà Nẵng: 18h02''''- TP.HCM: 18h04''''Nguyệt thực là một hiện tượng thiên nhiên chỉ có thể diễn ra vào ngày trăng tròn, khi trăng đi vào vùng tối do bóng Trái Đất tạo ra ở thời điểm Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng.Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 22/08/2007
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:41 ngày 22/08/2007
  2. antares15

    antares15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    hic, em cứ tưởng tháng 12 mới có mưa sao băng , thi? ra la? tư? mấy hôm qua ru?i , huhu
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn yên tâm, cuối tháng 12 sẽ có một trận mưa sao băng nữa tên là Geminids
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 17:42 ngày 22/08/2007
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhân dịp lớp thiên văn vật lý đang diễn ra tại trường, vào thời gian Nguyệt Thực thực trường ĐHSP Hà Nội sẽ mở cửa đài thiên văn cho mọi người đến xem.
    Mọi chi tiết liên hệ mình, mình sẽ cho số điện thoại của người liên quan (vì chưa hỏi cho lên diễn đàn được ko)
    0989.071359 (Anh Tuấn)
    YM: fairydream81
  5. antares15

    antares15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    phù, may mà ông trời còn thương cho mình. Còn về trận mưa sao băng này,bác Hero_Zeratul có thể thông tin chi tiết cho mọi người cùng biết được không ạ?
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    @antares15:
    Từ giờ cho đến cuối năm sẽ còn một số trận mưa sao băng nữa, trong đó đáng chú ý nhất là 2 trận : Leonids (khoảng cuối tháng 11) và Geminids (khoảng giữa tháng 12).
    Đến gần thời gian đó, trên box sẽ có các bài viết hướng dẫn chi tiết về thời gian và hướng quan sát (thường là do bạn FairyDream viết tại topic "Cùng quan sát mưa sao băng:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/398352.ttvn").
    Trong topic đó có nhiều bài viết về quan sát mưa sao băng từ năm 2004, bạn có thể tham khảo để biết chi tiết hơn về hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 23/08/2007
  7. antares15

    antares15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    8:30 25/8
    Tối nay trời ít mây hơn mọi ngày,thiên cầu nam bị mây che hết, chỉ nhìn thấy được sao Mộc ,ở phía dưới là Antares có màu vàng .Nhìn sang thiên cầu bắc có khá nhiều sao .Gần đỉnh đầu nhìn thấy 4 ngôi sao sáng xếp thành hình chữ T .Nếu nhìn kỹ có thể thấy đưọc chòm Bắc Miện nhưng rất mờ. Khổ thân cái cổ của mình cứ ngửa cả lên,mỏi quá nên lại chạy vào nhà, hi vong ngày mai trời sẽ ít mây hơn(Ngắm mây chán quá rùi cả nhà ơi)
    (thank bác Fairydream nhìu)
    Được antares15 sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 26/08/2007
    Được antares15 sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 26/08/2007
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    à bạn có nhầm chút nếu nhìn thấy thì nó là SAO MỘC chứ không phải sao Thổ, sao thổ hiện nay không nhìn thấy được.
  9. pluto22027

    pluto22027 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Stellarium của Bác có tên các chòm sao là tiếng Việt? Phiên bản mới ạ? chỉ dùm em với nhé. Cám ơn Bác!
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Từ 0.8 đã có tiếng việt rồi bạn, nay đã ra đến 0.9.
    Có điều tiếng việt đang bị sai nhiều chỗ, có thể xem các tạo riêng file tiếng việt theo ý mình tại topic phần mềm thiên văn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này