1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    He he, ở Kiên Giang vài hôm gần đây sao đẹp wá trời. ôi thiên văn yêu dấu.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Anh Mintaka quá khen, em chụp còn kém lắm. Hôm nọ đêm ngắm sao, có cái máy bay phi ngang qua sao Mộc, đẹp kinh khủng. Tiếc là không có máy ảnh chụp lúc đó, tiếc ơi là tiếc! Rồi cả mấy vụ Nguyệt thực, cầu vồng nữa, đẹp nhưng...không có máy ảnh (máy ảnh em đi mượn đấy chứ, chán ghê).
  3. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi!!!!! về trận mưa sao băng LEO và trận GEM đã có tin tức chính xác là ngày nào chưa vậy??????
  4. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    11/9 sẽ xảy ra nhật thực một phần nhưng sao ko nghe ai bàn chuyện này gì cả vậy hay là ở Việt Nam ko thể quan sát được.Ai có thêm thông tin gì ko xin cho mình biết với..
  5. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hì hì,chào mọi người,em vừa mua được cái máy ảnh KTS,mấy hôm mầy mò chụp thử xem cũng được!
    Tối qua em chụp thử bầu trời(cho dù trời không được trong cho lắm) được vài bức ảnh!! post lên cho mọi người quan sát!!
    do chưa có kinh nghiệm chụp nên ảnh không được đẹp cho lắm,mong mọi người thông cảm và chấp nhận cho em!!
    [​IMG]
    Bầu trời lúc này không có chòm sao nào sáng cả,chỉ có chòm bọ cạp nhưng đang ở nửa cầu tây,rất khó chụp,em đành phải chụp qua cửa sổ nên sao Mộc bị chấn song cửa sổ che mất! (mọi người thông cảm)
    Xin lưu ý chòm bọ cạp nằm ở gần cuối bức ảnh(duới cái chỗ màu đỏ đỏ ấy)!!
    ---------------------
    À tiện thể anh Đôn(hoặc bất cứ ai sành về nhiếp anh) cho em hỏi:ý nghĩa của chỉ số ISO trong máy ảnh là gì thế ạ??
    Em xin cảm ơn trước!!!
    chúc mọi người buổi tối ngon miệng!!
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 09/09/2007
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, chỉ số ISO là độ ngạy sáng đó em, tương tự phim ảnh thì chip CCD của máy ảnh cũng vậy. Độ nhạy sáng nghĩa là mức độ bắt lấy ánh sáng để chuyển thành tín hiệu trong cùng một khoảng thời gian phơi sáng (thời gian cửa trập máy ảnh mở ra rồi đóng vào) . Các máy anh thông thường có độ nhạy 50-800 . Vd nè, cùng một tốc độ (1s đi) thì bức ảnh có ISO 100 sẽ sáng hơn bức 50 gấp 2 lần . Tuy nhiên có một nguyên lí "đc và mất" , ISO càng cao sẽ tương ứng với nhiễu ảnh xuất hiện càng nhiều. Vì thế nếu điều kiện cho phép nên để ISO càng thấp càng tốt, trong trường hợp chụp ban đêm nhưng cần tốc độ nhanh thì mới chỉnh ISO cao lên.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không xem được bạn àh, chỉ một phần Nam Mỹ và Nam Cực xem được thôi
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bầu trời sao Tháng 9
    Tháng chín là tháng vẫn còn nằm trong mùa mưa bão, nhưng đôi khi bầu trời đêm trong vắt đến lạ kì để cho chúng ta thấy vẻ đẹp thiên nhiên với vô vàn tinh tú.
    Nếu sống ở miền quê thì còn gì lý tưởng bằng thời điểm này, vừa ăn cơm tối xong ngước mắt lên chúng ta đã thấy Sông Ngân như dải lụa bạc vắt ngang bầu trời từ Tây Nam sang Đông Bắc. Dòng Sông Ngân nơi có câu chuyện buồn về Ngư Lang Chức Nữ, nơi có ông Thần Nông đang tát nước trên cánh đồng cổ tích.
    Hãy cùng tôi đưa mắt lang thang một vòng bầu trời sao tháng chín.Nhưng trước đó chúng ta cần nhớ lại qui luật trong sự vận động của thiên cầu.
    - Trong đêm các chòm sao từ từ dịch chuyển từ Đông sang Tây quay quanh sao Bắc Cực.
    - Cùng một thời điểm nhưng ngày hôm sau các chòm sao sẽ dịch chuyển về phía tây so với vị trí của nó vào ngày hôm trước một ít (quanh sao Bắc cực).

    Thời điểm trong bài viết chính xác cho một ngày vào giữa tháng 9 với thời gian quan sát thuận tiện vào khoảng 8 giờ tối, là thời khắc nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Với các thời điểm quan sát khác vào đầu hoặc cuối tháng và thời gian sớm hay muộn hơn trong đêm, các bạn có thể dựa vào sự vận chuyển của bầu trời mà điều chỉnh cho phù hợp.
    Xuôi theo sông Ngân Hà bạn hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của bầu trời sao.
    Hướng Tây Nam
    Để thưởng thức vẻ đẹp của bầu trời, chi bằng đầu tiên chúng ta hãy bắt đầu từ hướng Tây Nam, nơi khởi đầu của Sông Ngân cũng là nơi thấy dòng Sông Ngân rõ nhất.
    [​IMG]
    Hướng Tây Nam lúc này có một trong những chòm sao sáng và đẹp nhất của bầu trời đêm - chòm Bọ cạp (Scorpius).
    Chòm Scorpius là một chòm sao Hoàng Đạo đại diện cho những người sinh ra vào tháng 11 (24/10 - 21/11), hình dạng của chòm theo quan niệm của phương tây là một con Bọ Cạp đang cong đuôi. Nhưng hãy tạm quên đi tất cả, giống như tôi buổi đầu ngắm sao, các bạn có thấy nó giống như bản đồ của nước Việt Nam ta không nào !
    Từ phần đuôi của Bọ Cạp lên cao một chút ta sẽ bắt gặp nhóm sao sáng của chòm Cung Thủ Nhân Mã (Sagittarius), đây là chòm sao Hoàng Đạo đại diện cho tháng 12. Chòm Cung Thủ Nhân Mã rất dễ nhận biết bởi có nhóm sáu sao sáng tạo thành một chiếc gàu tương tự như chiếu gàu của Bắc Đẩu (7 sao sáng trong chòm Đại Hùng), trong thiên văn Phương Đông nó có tên gọi là Nam Đẩu Lục Tinh.
    Về tên gọi theo nghĩa tiếng Anh chòm này phải gọi là chòm Cung Thủ với hình dạng một Nhân Mã bắn cung. Nhưng đa phần chúng ta gọi là Nhân Mã mà ít biết còn có một chòm Nhân Mã khác gọi theo đúng tên ở phương Nam. Với tôi để tránh trùng tên tôi gọi tên chòm theo ý riêng của mình là Cung thủ Nhân mã.
    Ngân Hà chảy qua phần đuôi của Bọ Cạp và gần như toàn bộ chòm Cung Thủ Nhân Mã đây là đoạn đẹp nhất của Ngân hà nơi có dày đặc các sao nhỏ mà chúng ta chỉ phân biệt được khi nhìn qua ống nhòm.
    Đây là vùng sao trong dân gian Việt Nam, nếu như bạn đã nghe ai đó nói trên trời có ông Thần Nông thì hãy cùng tôi xem điều đó có thật không nào ?!. Theo những gì tôi được bà hướng dẫn thưở bé khi mới bắt đầu biết ngắm sao thì dân gian Việt Nam khi nhìn vùng sao chòm Bọ Cạp tưởng tượng ra hình ảnh của ông Thần Nông đang khom lưng tát nước. Hãy giàu trí tưởng tượng một chút để nhận ra phần đầu của chòm Bọ Cạp là chiếc nón lá của ông Thần Nông đang đội, và ông đang tát nước bằng chiếc gàu trong chòm Cung Thủ Nhân Mã kề bên.
    Trên dòng sông Ngân còn có một chú vịt đang bơi ! Nếu trời trong vắt bạn có thể nhận ra một chuỗi ngọc trai mờ mờ là hình dạng của chòm sao Astraulis Corona (Nam miện) cong cong giống như ức của của một chút vịt.
    Sao Mộc - Hành Tinh Cô Đơn
    Sao Mộc giờ đang trong chòm Bọ Cạp rất dễ nhận biết qua độ sáng của nó nổi bật nhất ở hướng Tây Nam lúc này.Nếu như vào cuối tháng 7, bầu trời phía tây vào chập tối còn là sự trình diễn sóng đôi hai hành tinh: Sao Thổ và Sao Kim thì hiện nay chỉ còn Sao Mộc lẻ loi vào buổi đêm mặc dù bên cạnh nó còn có sao Antares với ánh sáng vàng cam trong chòm Bọ Cạp. Chúng ta còn có thể quan sát được Sao Mộc đến khoảng đầu tháng 11 nó sẽ thấp dần và sau đó chỉ có thể quan sát được vào buổi sáng sớm.
    Theo dòng chảy của sông Ngân lên cao phía thiên đỉnh chúng ta sẽ bắt gặp tam giác mùa hè với 3 sao sáng Vega (chòm Lyra ?" Thiên Cầm) , Altair (chòm Aquila ?" Đại Bàng) với sao Altair là đỉnh nhọn hướng về phía Nam.
    Thiên Đỉnh (đỉnh đầu)
    Sông Ngân khi chảy qua chòm Thiên Nga thì tách ra làm hai nhánh. Chòm Thiên Nga còn có tên gọi khác là Thập Tự Phương Bắc vì hình dạng như cây thánh giá của nó đối ngược với chòm Thập Tự Phương Nam.
    [​IMG]
    Cũng như chòm Thập Tự Phương Nam đây là chòm sao quan trọng trong việc định hướng, đường thẳng nối sao Deneb sao sáng nhất trong chòm ở đỉnh thập tự với sao Gienah ở cạnh sẽ chỉ gần như chính xác hướng Bắc.
    Gần đầu của chòm Đại Bàng có một chòm sao nhỏ mờ nhưng có dạng rất đẹp phần đầu của chòm là một hình thoi nhỏ đó là chòm Cá Heo (Delphinus)
    Rằm tháng 7 vừa qua, khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện buồn của Ngưu Lang ?" Chức Nữ. Dòng sông Ngân ngăn đôi hai bờ, Ngư Lang ( sao Altair) ở bờ Tây còn nàng Chức Nữ phía bờ Đông xa hơn về phương bắc. Sao Ngưu Lang rất dễ nhận biết vì cạnh nó nằm giữa và gần như thẳng hàng với hai sao nhỏ. Chức Nữ (Vega) là ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời nếu không kể Sao Mộc ( một hành tinh là vật thể sáng thứ 4 ) thì nó là sao sáng nhất lúc này với ánh trắng xanh.
    Chúng ta đến đoạn kết thúc của Sông Ngân phía chân trời đông bắc.
    http://www.vietastro.org/images/stories/Image/quansat/trongtuan/dongbac_9.jpg
    Ảnh có kích thước lớn , các bạn click vào để xem
    Hướng Đông Bắc
    Ở vị trí này có một chòm sao với hình dạng khá đặc biệt hình chữ M ?" Chòm Tiên Hậu (Cassiopeia). Tiên hậu nằm ở phía đôi diện của chòm Đại Hùng quanh sao Bắc Cực, nên ở các nước có vĩ độ thấp như nước ta khi thấy chòm Tiên Hậu thì chòm Đại Hùng với bảy sao Bắc Đẩu quen thuộc đang nằm dưới chân trời. Để xác định hướng gần đúng đến sao Bắc Cực từ chòm Tiên Hậu chúng ta kẻ một đường thẳng từ sao ở đỉnh cân của hình M với sao nhỏ ở đáy.
    Từ Tiên Hậu đưa mắt về phía đông sẽ bắt gặp hình vuông trong chòm Phi Mã ( Pegasus). Có hình dạng đặc biệt nên chòm Phi Mã rất dễ nhận biết và nó là một trong nhưng chòm sao quan trọng trong việc định hướng và xác định ra các chòm sao khác quanh nó. Nối cạnh hình vuông ở phía thấp về chân trời ta sẽ được một đường đẳng về hướng sao Bắc Cực.
    Hướng bắc
    Ở miền bắc hay trung việc xác định chòm Tiểu Hùng và sao Bắc Cực có thể rất dễ dàng, nhưng ở miền Nam như TPHCM độ cao sao Bắc Cực chỉ khoảng 10 độ tức là khoảng mái nhà hay đầu ngọn cây vì thế xác định rất khó khăn. Vào lúc này để xác định sao Bắc Cực các bạn có thể dựa vào chòm Tiên Hậu hay Phi Mã rồi lần tìm ra như trên.
    [​IMG]
    Ở hướng tây bắc lúc này là chòm Hec_quyn (Hercules) có dạng tựa chiếc nơ gần chòm Thiên Cầm. Phía bắc còn có chòm sao Thiên Long (Draco) với ?ođầu Rồng? là một hình thang nhỏ, 2 sao sáng nhất lại hợp với một sao nhỏ trong chòm Hec_quyn tạo thành 1 tam giác cân rất dễ nhận biết.
    Phía dưới của chòm Hec_quyn chếch về hướng tây, nếu trời trong bạn sẽ thấy chòm Bắc Miện (Corona Borealis) là một nhóm sao mờ cong hình móng ngựa.
    Phía Đông Nam - Một vùng trời với các vì sao cô đơn.
    Phía chân trời Nam - Đông Nam lúc này là các chòm sao mờ như : Nam Ngư (Piscis Austrius), Con Sếu (Grus)? Tuy vậy lại có một số sao cấp 1 và cấp 2 sáng nổi bật rất dễ nhận biết. Từ chìa khóa của bầu trời là chòm Phi Mã kẻ một đường thẳng từ cạnh trên của hình vuông ta sẽ bắt gặp một ngôi sao sáng lẻ loi ?" sao Fomalhaut -sao sáng thứ 13 của bầu trời trong chòm Nam Ngư.
    http://www.vietastro.org/images/stories/Image/quansat/trongtuan/dongnam_9.jpg
    Ảnh có kích thước lớn , các bạn click vào để xem
    Hướng Đông Nam
    Như vậy các bạn đã cùng tôi thưởng ngoạn một vòng bầu trời sao tháng 9, với các chòm sao sáng nổi bật của bầu trời. Từ các chòm sao sáng này các bạn có thể dựa vào bản đồ sao và các chương trình mô phỏng để tìm ra các chòm sao khác theo vị trí quan hệ của chúng trên bầu trời.
    Bài viết sử dụng với thời gian khoảng 8 giờ tối một ngày giữa tháng 9, nhưng bầu trời sao sẽ không thay đổi nhiều trong suốt tháng chín và sang cả đầu tháng mười, các bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với thời gian mình quan sát theo các qui luật vận động của bầu trời ở đầu bài viết.
    Các hành tinh quan sát được trong tháng
    + Sao Mộc: buổi tối ở hướng Tây Nam. Sao Mộc đang trong chòm Bọ cạp rất dễ nhận biết với độ sáng nổi bật của nó.
    + Sao Hỏa: sau nửa đêm bắt đầu mọc lên ở hướng Đông và cao dần lên khi gần sáng. Rất sáng nổi bật so với các sao xung quanh bởi màu đỏ.
    + Sao Kim: lúc này có tên gọi là Sao Mai, sáng rực ở hướng đông từ 4 giờ.
    + Sao Thổ : khó quan sát vì chỉ mọc trước mặt trời vài phút.
    Đặc điểm nhận dạng của Hành Tinh là hầu như không nhấp nháy khi so với các sao xung quanh.
    Mộng Tiên (www.vietastro.org)
    Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org
    Bản đồ sao dùng cho tháng 9 các bạn có thể download tại
    http://www.skymaps.com/downloads.html
    Chọn phần bán cầu bắc Northern Hemisphere. Bản đồ phù hợp nhất cho các nước có vĩ độ trên 40 độ, đối với Việt Nam có vĩ độ thấp cần chỉnh lại cho phù hợp khi sử dụng quan sát.

    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 13/09/2007
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hình chụp Mặt Trăng tại ISO 50 trông lởm chởm rất là quái. Các bác có trông thấy viền mờ phía bên trái đĩa sáng Mặt Trăng không? Đố bác nào giải thích được sự xuất hiện của viền mờ này đấy? Cả ngôi sao nhỏ xíu bên dưới Mặt Trăng nữa, có bác nào biết đó là sao nào không? Ảnh chụp lúc 6h39'' PM ngày 19/9/2007 tại Nam Định.
    [​IMG]
    Đây là ảnh tại độ zoom thấp hơn, độ phân giải là 1600.1200 và ISO 50, phơi sáng 1s. Nhìn qua chỉ thấy được Mặt Trăng, sao Mộc và Antares tuy nhiên khi zoom chi tiết lên sẽ thấy được vô khối sao. Chụp tại ISO 50 hình tối đi nhiều nhưng bù lại nét hơn, trăng sao ít nhòe hơn và đỡ bị chấm do nhiễu ảnh. Mà chỗ để chỉnh thời gian phơi sáng ở đâu ấy nhỉ các anh ơi? Máy Canon IXY 700 em dùng khi chụp đêm nó toàn mặc định là 1s thôi!
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/nguyentranha/toancanh_tranha.jpg
    À quên, sắm sửa Trung Thu thế nào rồi các bác? Vui Trung thu xong rồi vui Space Week, cũng hay đấy nhỉ!
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tớ đoán cái viền mờ mờ là do ánh sáng từ Trái đất hắt lên có đúng không?. Mặt trời chiếu sáng TĐ, ánh sáng đó một phần phản xạ lại trên Mtrăng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này