1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tối T7 anh cũng chụp ảnh mặt trăng, mục đích là thử nghiệm Webcam Colovis của Dũng cho mượn. Chắc phải học theo Đôn cách ghép và xử lý ảnh combine nữa.
    Không ngờ webcam mình cho là "dỏm" lại có độ phân giải 480x640. Driver đi kèm lại chỉnh được rất nhiều thông số nên có thể triệt loá khi chụp MT. Với các sao, có thể chỉnh exposure để thấy được các sao rất mờ., Chất lượng khá hơn hẳn cái minicam 300k đang dùng.
    Hình 1 Vùng Tycho
    [​IMG]
    Hình 2 Crater Plato, biển Mưa và Copernic
    [​IMG]
    Hình 3 Copernic và Reinhold
    [​IMG]
    Và một vài clip ảnh MT trôi chầm chậm qua ống kính khá ngoạn mục. Cứ như ( tưởng tượng thôi nhé ) đang ngồi trong tàu vũ trụ bay lướt qua bề mặt MT vậy. Dung lượng lớn quá không post lên nổi. Có llẽ buổi SW phần giao lưu sẽ cho anh em xem.
    Một số hình ảnh về cách ghép Webcam này sẽ chuyển cho Tuấn bổ sung cho bài chụp ảnh bằng Webcam trên Web CLB.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ẹc "dã man" thật anh Thủy, em cũng không ngờ nó "đã" vậy.
    Giá mà anh post lên sớm chút thì hay quá, Sáng nay trước khi làm việc em chạy qua đài truyền hình đưa đĩa cho Ly mất rồi, mất cái hình chụp trước không đã bằng cái này. Để giới thiệu kính trong SW chắc mình sẽ rửa một số ảnh chụp được và giới thiệu ngay bên cạnh kính.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 24/09/2007
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phải nói là khủng khiếp, kính chế 250x hả anh?
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là Tycho 150mm thôi.
    Kính cassegrain anh đang vướng 2 cái bánh vít chưa tìm được cách gia công ! . Kính với tiêu cự dài mà giá kính chưa hoàn chỉnh thì cũng như không , không thể nào ngắm chỉnh được !
    Anh đang cố gắng hết mức để xong trước WSW 2007 này.
  5. kidfriend

    kidfriend Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    các pác mua mấy cái kính thiên văn ở đâu vậy !!!
    em ở sài gòn mà hem bik chỗ mua nếu ai bik thì chỉ em 1 cái nha
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ở 15 CMT8 hoặc một vài chỗ khác.
  7. kidfriend

    kidfriend Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    oh !!!! thanks anh nhìu lém ^_^! mà sao anh bik dzạ anh cũng ở HCM ah` ???
  8. antares15

    antares15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi trận mưa sao băng tháng 11 là Leonids hay là Geminids ạ?
    Hic mấy hôm nay trơ?i mây nhă?ng nhịt ,ho?ng kế hoạch cu?a mi?nh.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bầu trời sao Tháng 10 - Tiêu điểm mưa sao băng Orionids (20-22/10)
    Chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong hành trình khám phá vẻ đẹp của bầu trời sao.
    Tháng 10 này các chòm sao đã di chuyển một đoạn đường trên thiên cầu so với tháng 9 trước đó. Mỗi tháng các chòm sao di chuyển sang hướng đông khoảng 30 độ so với cùng thời điểm quan sát vào tháng trước. Chúng ta sắp phải chia tay với chòm sao Scorpius (Bọ Cạp) và cả phụ vương của các hành tinh Jupiter (Sao Mộc) nhưng sẽ chuẩn bị đón chào sự trở lại của chòm Orion (Thợ Săn) cùng vùng sao sáng nhất thiên cầu.
    Điểm nhấn đặc biệt của tháng 10 là mưa sao băng Orion diễn ra vào rạng sáng các ngày trong tháng.
    Do bầu trời thay đổi không nhiều lắm so với tháng 9. Mặc dù nếu quan sát vào 8h tối chúng ta đã chia tay với chòm Scorpius nhưng vẫn còn đó dải Ngân Hà với Ngư Lang , Chức Nữ, Tam Giác Mùa Hè các chòm sao ?ochìa khóa bầu trời? như Pegasus (Phi Mã), Cassiopeia (Tiên Hậu) ? các chòm sao trước còn ở hường Đông thì nay đã cao dần lên trong khi các chòm sao ở hướng tây đã dịch chuyển về phía chân trời. Các bạn vẫn còn có thể dùng bài viết cho bầu trời tháng 9 để sử dụng với các điều chỉnh hợp lý
    (Bầu trời sao tháng 9: http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/486687/trang-74.ttvn)
    Mưa sao băng Orionids 20-22/10
    Trong tháng 10 này chúng ta có mưa sao băng Orionids một trong những trận mưa sao băng trung bình hàng năm với số lượng sao băng vào lúc cực điểm khoảng 20 sao/ giờ .
    Mưa sao băng Orionids diễn ra từ 2/10 đến 7/11 vào khoảng thời gian đó nếu là người thường quan sát bầu trời các bạn sẽ thấy thỉnh thoảng có sao băng xuất hiện từ phía chòm Orion. Cực điểm của Orionids rơi vào các đêm 20-22/10 năm nay đặc biệt thuận lợi khi là dịp cuối tuần và không có trăng sáng, vào các ngày này tần suất xuất hiện sao băng sẽ đặc biệt nhiều hơn các ngày khác.
    [​IMG]
    Sao băng là các hạt băng, đá và bụi nhỏ có nguồn gốc từ cái đuôi của sao chổi bị gió mặt trời thổi bạt tạo thành những ?ođám mây? bụi trải dài dọc theo quĩ đạo của sao chổi khi lại gần Mặt Trời. Mưa sao băng Orionids diễn ra khi quĩ đạo Trái Đất cắt vệt bụi do sao chổi Halley nổi tiếng tạo ra, hàng loạt các mảnh vật chất nhỏ bị sức hấp dẫn của Trái Đất lao vào bầu khí quyển bốc cháy và tạo nên những vệt sáng dài mà chúng ta vẫn gọi là sao băng.
    Đối với đa số mọi người thì có lẽ đêm thứ 7 (20 rạng 21/10) là một đêm lý tưởng để ngắm sao băng vì vẫn còn 1 ngày dài chủ nhật phía trước !
    Chòm Orion sau nửa đêm đã lên khá cao phía chân trời đông , và các bạn có thể quan sát sao băng từ lúc này khi nhìn về hướng chòm Orion. Nhưng với tôi có lẽ đêm đó sẽ ngủ sớm và vặn chuông đồng hồ báo thức vào lúc 2 giờ sáng , để từ đó có thể nhìn ngắm sao băng, trọn vẹn các chòm sao sáng ở hướng Đông và đón sự xuất hiện của Sao Mai, Sao Thổ và bình minh của một ngày mới.
    Với sự ích kỉ của bản thân ! Thời gian trong bài này tôi sẽ chọn vào khoảng 2 giờ sáng ngày 21/10.
    Nhưng chắc là các bạn cũng đã nắm được qui luật chuyển động của bầu trời và hẳn sẽ không khó khăn gì để chỉnh lại theo thời gian quan sát của các bạn. (xem lại bầu trời sao tháng 9).
    2 giờ sáng ngày 21/10, chòm Orion ở hướng đông và đã khá cao gần thiên đỉnh, các sao băng sẽ dường như xuất hiện ở lân cận chòm Orion và tỏa về mọi phía. Các bạn thử đếm xem có bao nhiêu sao băng mà mình nhìn thấy và nếu như mỗi khi thấy sao băng và một điều ước sẽ thành sự thật thì đêm nay quả là một đêm may mắn.
    Chòm Orion có 3 sao thẳng hàng ở giữa đó chính là thắt lưng của chàng Thợ Săn là điểm nhận dạng nổi bật trên bầu trời mà chắc chắn rằng ai trong số chúng ta cũng đã một lần nhìn thấy. Phía dưới 3 sao thẳng hàng đó là 3 chấm nhỏ cũng thẳng hàng là thanh kiếm của chàng tráng sĩ.
    [​IMG]
    Điều thú vị ở đây, thanh kiếm chính là một la bàn bầu trời chính xác kéo dài lưỡi kiếm ta sẽ cho ta hướng Nam.
    Đốm sáng ở giữa thanh kiếm là cụm tinh vân duy nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường (M42, M43) với kính thiên văn phổ thông nó hiện lên như một đám mây trắng nhỏ hình cánh ****.
    Orion là một trong những chòm sao chìa khóa của bầu trời từ nó chúng ta có thể xác định ra các chòm sao lân cận nó.
    Ngoài việc quan sát sao băng thì phía đông lúc này quả là một bữa tiệc sao cho người yêu bầu trời.
    Tam giác mùa đông
    Ngôi sao nào sáng nhất bầu trời nếu loại trừ các hành tinh mà chúng ta vẫn lầm lẫn gọi là Sao ? Đó chính là Sirius một ngôi sao có màu sáng xanh.
    Sirius trong chòm Canis Major (Đại Khuyển) cùng với sao Procyon ?" chòm Canis Minor (Tiểu Khuyển) và sao Betelguese ?" chòm Orion hợp thành một tam giác sao đều với 3 sao sáng ở mỗi góc.
    [​IMG]
    Chòm Gemini (Song Tử) và Sao Hỏa
    Sao Hỏa khá nổi bật vào lúc này với độ sáng và ánh đỏ của nó và hầu như không nhấp nháy nếu so với các sao lân cận. Nó đang nằm trong chòm Gemini (Song Tử) với 2 anh em sao Pollux và Castor nằm kề có độ sáng gần tương đương nhau. Nếu bạn quay mặt về hướng Đông thì chòm Song Tử và Sao Hỏa ở phía tay phải chòm Orion một chút.
    Bạn có thể dựa vào một ?omẹo? nhỏ để xác định chòm Song Tử.
    [​IMG]
    Chòm Taurus (Kim Ngưu), Auriga(Ngự Phu) và cụm sao Pleiades (Tua Rua)
    Taurus (Kim Ngưu) có hình chữ V rất dễ nhận ra nó vị trí cao hơn so với Orion về thiên đỉnh, sao Aldebaran là ngôi sao có màu vàng cam các bạn có thể xác định nó bằng đường nối của thắt lưng chòm Orion.
    [​IMG]
    Về phía tây một chút là cụm sao mờ Pleiades như một đám mây nhỏ. Pleiades là một cụm sao mở (Open Cluster), bằng mắt thường có thể phân biệt được 6 ~7 sao nhưng khi nhìn qua ống nhòm và kính thiên văn loại nhỏ có thể thấy được hàng tá sao. Đây là vùng các ngôi sao trẻ đang được hình thành. Pleiades còn gọi là cụm sao Thất Nữ hay ở Việt Nam là cái tên quen thuộc Tua Rua xuất hiện rất nhiều trong các câu ca dao tục ngữ.
    Nối dài các cạnh của chữ V của Taurus ta sẽ thấy 1 ngũ giác sao sáng đó là chòm Auriga (Ngự Phu) với sao Capella là sao sáng thứ 6 của bầu trời.
    Lục Giác Mùa Đông
    Hẳn các bạn đã nghe đến Lục Giác Sao Mùa Đông bên cạnh Tam Giác Mùa Đông. Các sao sáng của mùa đông tạo thành một lục giác trên bầu trời đó là:
    -Sirius: sao sáng nhất bầu trời (chòm Canis Major ?" Đại Khuyển)
    -Rigel: sáng thứ 7 (Chòm Orion- Thợ săn)
    -Aldebaran: sáng thứ 13 (Chòm Taurus ?" Kim Ngưu)
    -Capella : sáng tứ 6 (chòm Auriga ?" Ngự Phu)
    -Pollux và Castor: sáng thứ 16 và 45 (chòm Gemini ?" Song Tử)
    -Procyon: sáng thứ 8 (chòm Canis Minor ?" Tiểu Khuyển)
    Hướng Nam vì sao cô đơn Canopus
    Ngôi sao nào sáng thứ 2 trên bầu trời sau Sirius ? Đó chính là Canopus thuộc chòm Carina (Sống Thuyền), với độ sáng nổi bật ở vùng trời nam so với các sao khác gợi lên sự lẻ loi của nó. Phía Nam lúc này sát chân trời còn có sao Achernar sao sáng thứ 9 trong chòm sao mờ Eridanus (Con Sông).
    Sự xuất hiện của các hành tinh trước lúc bình minh
    Sau 3 giờ một chút Sao Kim hay đúng hơn tên gọi của nó lúc này là Sao Mai, chúng ta sẽ rất ấn tượng với ánh sáng rực rỡ của nó, chả trách người xưa lấy tên của thần Vệ Nữ (Venus) đặt cho hành tinh này. Phía trên của Sao Kim chút là Sao Thổ (Saturn) và sao Regulus trong chòm Leo (Sư Tử) hợp thành 1 tam giác sao sáng. Với Sao Thổ đã vài tháng chúng ta không gặp anh chàng này khi nó đi vào vùng lân cận của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Nếu bạn có kính thiên văn thì sao không thử nhìn các vành của Sao Thổ, đặc biệt là hình dạng trăng mùng 7 của Sao Kim (khuyết 1 nửa).
    [​IMG]
    Vậy là tôi đã lần lượt giới thiệu với các bạn những chòm sao chính ở hướng đông vào rạng sáng. Với một bản đồ sao các bạn có thể khám phá nhưng chòm sao nhỏ khác cũng thú vị không kém.
    Buổi tiệc sao kéo dài đến khi bình minh ló dạng. Chúc các bạn có một đêm ngắm sao đầy thú vị. Nhưng đừng bỏ qua nguyên tắc mà một người ngắm sao đêm cần phải có: áo ấm và mũ để chống sương, cũng các trang bị khác như bản đồ sao, đèn pin ?
    Mộng Tiên (HAAC - www.vietastro.org)
    Tham khảo:
    -International Meteor Organization www.imo.net
    -Orion as a Guide http://www.coldwater.k12.mi.us
    Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org
    Bản đồ sao dùng cho tháng 10 các bạn có thể download tại
    http://www.skymaps.com/downloads.html
    Chọn phần bán cầu bắc Northern Hemisphere. Bản đồ phù hợp nhất cho các nước có vĩ độ trên 40 độ, đối với Việt Nam có vĩ độ thấp cần chỉnh lại cho phù hợp khi sử dụng quan sát.

    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 16/10/2007
  10. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tháng 11 là trận leonids , tháng 12 là trận geminids
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này