1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn. Nguyệt thực 17/8. Trang 99

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    trời ở chỗ tôi toàn mây, đến mặt trời còn ko thấy huống chi là trăng với sao.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    45 cái nhiều quá ta !, miền nam trời hôm qua với hôm nay tệ quá.
    Có bạn ở quảng ninh cũng xem cũng chỉ có vài cái.
    45 cái của Thiện là kỉ lục rồi.
  3. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Suốt 3 ngày nay toàn thức tới 4, 5g sáng dính mắt vào máy tính. Chẳng còn biết trăng sao gì nữa . Hôm nay chắc phải ngủ sớm 1 chút để còn dậy sớm ngắm sao
  4. daigials

    daigials Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay chỗ mình nhiều mây quá chán thật!!!!!!!!
  5. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hì,tối qua trời chỗ em khá trong nên 11h em sẽ định phục kích sao chổi 17P/HOLMES ,đúng như mong đợi kết quả thật tuyệt vời!! 17P/HOLMES có thể nhìn bằng mắt thường được,lúc đầu nhìn nó em cứ nghĩ là 1 ngôi sao,nhưng khi nhìn qua ống nhòm thì nó rất mờ(tuy không nhìn thấy đuôi) ,so sánh với các ngôi sao khác thì kiểu sáng của ngôi sao khác hẳn,vẫn nghi ngờ em cầm bản đồ sao để so sánh,quả thật đó là 17P/HOLMES.
    Em liền ghi hình ngay,sau 1 loạt bức chụp em đã lọc ra mấy bức ưng nhất! mọi người thông cảm vì để nhìn rõ được sao chổi nên em chỉnh khổ hình hơi to!! và xin mọi người lưu ý là mấy bức hình này nên xem vào lúc buổi tối(hoặc đã tắt đèn)thì bức hình của em càng rõ!!! Mọi người thông cảm cho em!!
    Bức hình này để so sánh:
    [​IMG]
    Đây là bức đầu tiên,chụp cùng với ngôi sao cappela:
    [​IMG]
    Bức này nữa:
    [​IMG]
    Còn đây là hình chòm perseus khi zoom cùng với sao chổi:http://i227.photobucket.com/albums/dd199/linkon_a1/Phongto1danoi.jpg
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chỗ Quân ở trời trong thật, miền nam thì thua, sáng cỡ như Hale-Bobb chắc cũng chả thấy.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cuối tuần vừa qua , dự tính nếu trời trong sẽ thử ghi lại ảnh của sao chổi qua KTV nhưng đành bất lực với ông trời
  8. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát sao chổi 17P - Holmes
    Đêm 08-11-2007 ?
    Hôm nay là thứ năm mà mình đã được về Bình Dương rồi, sớm hơn một ngày so với mọi tuần vì thứ 6 mình được nghỉ. Về nhà cảm thấy rất vui và thoải mái, mình tranh thủ làm được nhiều việc, còn gặp được ? í sớm nữa :-p . Bây giờ đã gần 0h, cơn buồn ngủ bắt đầu đến. Khi đã chuẩn bị lên giường mình chợt nhớ đến bầu trời, vẫn một thắc mắc quen thuộc : ?ohôm nay trời có trong không nhỉ ??, nó buộc mình phải lò mò bước lên sân thượng mở cửa và ? Ô ! Bầu trời sao hôm nay đẹp quá, trời trong vắt với muôn vàn tinh tú đang chiếu sáng, có cụm sao mà mình thích nhất của bầu trời mùa Đông : Orion ?" Gemini ?" Auriga ?" Taurus ?" Canis Major & Minor, Lúc Giác nổi tiếng mùa Đông đó các bạn . Mình chợt nhớ ra thêm một hiện tượng đặt biệt dự định quan sát, đó là sao chổi 17P/Holmes đã gây xôn xao giới thiên văn mấy tuần nay, mình tự hỏi nó có còn đủ sáng để quan sát không, bao nhiêu to mò về Holmes cùng vẻ đẹp kia đã làm cơn buổn ngủ tan biến và đưa mình đến quyết định: Phải làm một đêm quan sát cho ra trò. Vậy là ?
    Hơn 0h bước sang ngày 9-11, mình đi rửa mặt cho tỉnh táo, khoác áo ấm, đội nón kết cùng các thứ cần thiết khác sẵn sàng trên sân thượng. Mình bỏ quên mắt kính bên chỗ học nên nhìn mắt thường chỉ thấy được các sao sáng, xác định vị trí các chòm chu đáo mình bắt đầu truy tìm sao chổi Holmes bằng ống nhòm. Thông tin cho biết sao chổi đang nằm trong chòm Perseus (Anh Tiên) , mình hướng chính xác về chòm Perseus và ? Ô ! Thật là bất ngờ ! Sao chổi Holmes đã hiện lên rất rất rõ qua ống nhòm với ấn tượng đầu tiên là một hình cầu trắng đục có tâm sáng hơn rìa, khá giống như một tinh vân . Hạnh phúc quá, không ngờ còn có thể nhìn thấy rõ vậy, mình gọi điện báo cho anh Fairy, định gọi cho ? í nữa mà sợ í phát hiện mình thức khuya thế này. Mình đứng ngắm nó một hồi thật lâu mới bắt đầu tiến hành chụp ảnh?
    Dựng chân máy, chỉnh thông số và hướng máy đúng hướng mình đã ghi lại bức ảnh đầu tiên. Ở ISO 200 trong 15s phơi sáng, Holmes cùng chòm Perseus đã hiện lên rất rõ ràng. Giờ đây Holmes trong như một bộ phận thuộc chòm Perseus, hai sao Mirfar và Delta Persei tạo với Holmes thành một tam giác rất đẹp.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mình xoay lại hướng máy, chỉnh zoom về 1x để thu toàn cảnh vùng trời này, trong ảnh các bạn có thể thấy rõ chòm Perseus, một phần của Auriga (Mục Phu) là sao Capella sáng rực phía bên phải. Ở độ phóng đại thấp trong Holmes như một ngôi sao mới vậy .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhìn lại đồng hồ đã là 0h30 ?
    Tạm dừng việc ghi hình bằng máy chụp ảnh, mình chuẩn bị kính thiên văn để thử ghi hình Holmes qua CCD xem sao. Chuẩn bị kính thiên văn chu đáo, thẳng hàng với trục cực thật chính xác để lợi dụng motor tự động của chân đế cho việc ghi hình dễ dàng hơn. Lúc hướng ống kính về Holmes thì bất ngờ kính bị vướng bởi 2 núm vòng tinh chỉnh R.A và Dec buộc mình phải dừng lại để tháo bớt một vòng tinh chỉnh R.A không cần thiết ra. Dùng vít để vặn trong trời tối là một điều nguy hiểm mà mình đã nhận lấy khi vít bất ngờ trược ra và đâm vào ngón tay? cũng may là không đến nỗi, chỉ bị trầy nhưng đau điếng làm mình tỉnh ngủ :-p . Sau một hồi loay hoay vì góc quan sát khó buộc người dùng kính phải thay đổi tư thế liên tục, cuối cùng mình đã ?obắt? được Holmes ở kính định vị, rồi đến thị kính 25mm (36x). Thật là không uổng công, Holmes hiện lên tuyệt vời với một vầng mây bụi trắng đục, vùng gần tâm sáng hơn. Khi nhìn qua kính thiên văn nó không chỉ như một tinh vân nữa, thực sự như một sao chổi với một cụm bụi và khí trắng nổi bật trên nền không gian đen thẩm.
    Thế nhưng với độ sáng này mình e rằng CCD sẽ gặp khó khăn, hơn nữa gần Holmes không có vật gì sáng làm chuẩn cho CCD. Mình thử gắn CCD vào, focus thật nét ở ngôi sao Mirfar rồi chỉnh kính quay trở về Holmes ? thất vọng! Đúng như dự đoán của mình, CCD không thể bắt được ảnh cụm bụi này dù mình đã thử đủ các thông số, mọi cố gắng đều vô ích ngoài một màn hình đen đầy nhiễu (noise). Đường kính đĩa bụi theo mình đoán đã phủ hết trường nhìn của CCD và quá mờ nên không ghi hình được cũng là điều đúng. Ước gì có được thân của máy chuyên Canon 400D nhỉ. Thôi dù sao nhìn được qua kính sao Holmes cũng đã rất hạnh phúc, tại mình tham lam muốn chia sẽ nó với mọi người thui.
    1h30 sáng rồi
    Làm gì với kính thiên văn bây giờ, mình đã bỏ công chuẩn nó với trục cực, đã bỏ công hướng nó về Holmes mà lại không ghi hình được. Tìm cách, tìm cách và ? ah, mình nhớ ra trên ống kính có một con ốc nhỏ hình như là để gá camera. Thế là mình mới thử tháo chiếc máy ảnh ra khỏi đế, gá nó vào con ốc trên đế của kính, hơi lõng lẽo nhưng đủ để nó không rơi. Oh, nhìn lại hệ thống, một sáng kiến hay í chứ ! mình sẽ lợi dụng chuyển động của chân đế KTV để triệt tiêu chuyển động của thiên cầu lúc chụp ảnh trong 15s (ý tưởng của anh Thủy đây, hi vọng mình sẽ chế tạo được loại giá dùng riêng cho camera) . Mất một khoảng thời gian để định vị lại chính xác Holmes, mình zoom ở mức tối đã xem sao, sẽ không sợ ảnh bị kéo thành vệt do thiên câu chuyển động nữa. Và thật là tuyệt vời, Holmes cùng Mirfar, Delta Persei ở mức zoom 12x trong 15s vẫn giữ được độ chuẩn tốt. Bức ảnh này không kém gì nhìn qua ống nhòm đâu :)
    Chụp ở ISO 200:
    [​IMG]
    Ở ISO 400:
    [​IMG] [​IMG]
    Đây là bức ảnh Crop size 100 % từ ảnh trên:
    [​IMG]
    Nếu sử dụng Photoshop để đảo màu lại thành âm bản và dùng hiệu ứng tăng thời gian phơi sáng ta có thể thấy rất rõ vùng tâm của sao chổi:
    [​IMG]
    Còn 10 phút nữa là 2h sáng rồi ?
    Vùng trời chòm Orion đẹp quá đi mất, các sao đều rực sáng phô diễn hết vẻ đẹp của nó. Tinh vân M42 ở thanh kiếm của Thợ săn Orion thấy rất rõ dù chỉ bằng mắt thường (mắt cận 1 độ đấy) . Trước lúc kết thúc buổi quan sát mình quay hệ thống KTV + MAS lên thắng thiên đỉnh để ghi hình M42. Trước giờ mình vẫn có một thắc mắc rằng : Các bức ảnh chụp tinh vân tại sao có cái lại có màu sắc rất sặc sỡ, ví dụ M42 có màu đỏ huyền bí. Có phải người chụp đã dùng kính lọc màu không hay đó là màu sắc thực sự của tinh vân ? Và mình đã có câu trả lời khi đêm nay ghi hình M42. Zoom tối đa 12x, đầu tiên ở ISO 200 thực sự nó là một khối khí sáng rực màu trắng, nhạy sáng này ta chưa thể thấy rõ màu, nhưng rất đẹp phải không các bạn:
    [​IMG]
    Và đây, thêm một tác phẩm cho đêm nay, ở ISO 400, độ sáng tăng 2 lần và đã thực sự bắt được màu đo đỏ của khối tinh vân M42 cùng sự huyền ảo của M43 ngay cạnh. Thật tuyệt, nó giống với những gì mình đã thấy trên các bức ảnh màu sắc khó tin trước giờ mình đã thấy:
    [​IMG]
    Một đêm quan sát có thất bại lẫn thành công, nhưng trên hết mình đã thật mãn nguyện khi được đứng dưới một bầu trời đầy sao mùa Đông tuyệt đẹp, mãn nguyện khi chụp được những bức ảnh chân thật, ghi những dòng Nhật kí ngắm sao này để chia sẽ cùng mọi người. Cái lành lạnh ngoài trời lúc 2h sáng tự dưng làm mình nhớ đến Noel ? thấy vui vui trong lòng.
    Thôi, đi ngủ thôi ? 2h sáng rồi đấy ngốc ạ, còn đứng đó mà mơ mộng . Một giấc ngủ thật ngon với những gì mình đã làm được ngày hôm nay.

    Chà, đến nay em mới thấy Pm của anh, hic . Em có vào thử trang web rồi, tuyệt quá nếu mình có thể làm được anh à. Hôm qua em có chụp thử sao Holmes với M42 bằng cách gắn máy vào đế của KTV, kết quả rất là tuyệt. Nếu làm được hệ thống chân này thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng, có thể ghi hình với mọi máy cho phép chỉnh tay phơi sáng. Máy em có 15s thui đó, ước gì có máy chuyên anh nhỉ, loại thay ống kính cho chỉnh tùy biến. Các máy của Sony, ngay cả máy compact cũng cho chỉnh đến 30s đủ để chụp trời sao rất rõ.
    Học về Thiên Văn học là học về Thơ, về Triết lý, Ý nghĩa của cuộc sống, trong đó không gian đã hòa nhập với thời gian, con người đã hòa nhập với vũ trụ.
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 09/11/2007
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tiếc quá, cái của Đôn dù mua 99USD nhưng cũng là chip CMOS độ nhạy sáng kém, tinh vân với sao chổi coi bộ khó. Một yếu tố nữa không biết tản nhiệt của chip có tốt không ? vì khi nóng lên nhiễu điện tử sẽ tăng.
    Các CCD đắt tiền vấn đề tản nhiệt cũng rất quan trọng để có 1 bức ảnh tốt.
    Mai anh về quê sẽ mang theo ống nhòm hi vọng là trời trong.
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt lắm Đôn. Thay vì đi cãi nhau, em đã để thời gian làm một cú tuyệt vời. !
    Đúng là mình chưa tận dụng hết khả năng sẵn có của chính mình.
    Để tăng độ nhạy sáng, phải dùng chíp CCD của Sony. Hôm qua anh phá cái webcam colorvis của Tuấn ra xem, thì ra nó dùng chip Hynix Korea.
    Mấy hôm nay trời SG vẫn xấu, chả xem được gì cả.
    Mới xem cuốn sách của Tuấn về chụp ảnh TV, đang ngứa ngáy chân tay đây ...Có lẽ phải mua cái clorvis 1.3M !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này