1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

    Topic "Quan sát bầu trời và trò chuyện thiên văn" mình lập từ 05/03/05 tính đến nay thấm thoát đã được 3,5 tuổi, giờ nó đã lên 100 trang. Rất rất nhiều những sự kiện, những khoảnh khác cùng nhật kí ngắm sao thú vị của mọi người đã đóng góp topic, cảm ơn mọi người rất nhiều ! Giờ đây theo luật của TTVNol chúng ta phải tạm từ giã topic cũ, mình xin được mở topic mới này với cùng tên gọi, xem như chúng ta đi vào Phần 2 của việc Quan sát thiên văn thú vị cùng với nhiều kĩ năng và kinh nghiệm tốt hơn nữa. Rất mong mọi người tiếp tục đóng góp để topic vẫn giữ được sự sôi nổi nhé. Nào! Chúng ta hãy tiếp tục chìm đắm đam mê dưới bầu trời bao la đầy ánh sao nhé.

    Mình xin post lại bài giới thiệu đầu tiên của topic cũ, xem như một kỷ niệm nhé
    "Em lập thêm topic này để mọi người có nơi trò chuyện thoải mái với nhau về Thiên văn, các chòm sao hay có tâm hồn lãng mạng thích nhìn ngắm những ánh sao, không bị quá gò bó chỉ với những khái niệm,công thức..., để làm cho mọi người thấy Thiên văn học không khô khan chút nào hết.

    Ngoài ra, topic này còn được dùng như lịch về bầu trời , em thấy được gì sẽ post lên cho các bạn xem, và các bác có thể dễ dàng nhìn thấy như em. Ngoài ra, có ai nào thấy được gì trên bầu trời, muốn thắc mắc thì cũng có thể hỏi. Hãy thực hành nhìn ngắm bầu trời , dù nhìn bằng Kính thiên văn, ống nhòm hay chỉ đơn giản là mắt thường thì đó cũng là một điều tuyệt vời của môn Thiên văn !

    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/486687/trang-1.ttvn

    Học về Thiên Văn học là học về Thơ, về Triết lý, Ý nghĩa của cuộc sống, trong đó không gian đã hòa nhập với thời gian, con người đã hòa nhập với vũ trụ.





    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 23:56 ngày 15/08/2008
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Xin mở đầu bằng bài nhật ký quan sát mới nhất của mình nhé:
    Đã lâu quá không viết nhật ký quan sát vì thời tiết mưa bão liên tục, không có được một đêm nào trời trong và mà không gợn mây. Thời tiết miền nam lúc này có đặc điểm là rất thất thường, đôi khi mới trời quang đãng đó nhưng tíc tắc 5 phút sau là dày đặc những đám mây tầng thấp kéo theo cả một cơn mưa to. Theo thông lệ hàng năm thời tiết kiểu này thường kéo dài đến cuối tháng 10 mới chấm dứt, đáng tiếc ràng trong tháng 8 này thời tiết đã làm mình bỏ lỡ nhiều sự kiện thiên văn thú vị.
    Đêm 13-08-2008 ?
    Mới rạng sáng hôm nay là cực điểm mưa sao băng Perseids, thế mà những gì quan sát được không phải là sao băng mà là một cơn mưa thực sự! Tuy mưa nhỏ nhưng bầu trời ửng đỏ đầy mây tích vũ. Thế là thêm một trận Perseids lại trôi qua, đã 4 năm như vậy rồi đấy, chắc mình không có ?oduyên? với nó rồi. Đêm nay, sau sự âm u hồi sáng này, bầu trời cũng trong trở lại một tí. Khoảng 21h30 mình đứng nhìn trước thềm, điều gây chú ý đầu tiên là Mặt trăng và Sao Mộc đang khá gần nhau, nắm tay lại ước chừng chỉ khoảng 3-4 độ. Thế là một quyết định ghi hình đột xuất nảy ra, mình quyết định sẽ ghi hình lại cảnh tượng này, xem như ?otrả thù? cho đêm mưa sao băng thất bại.
    Việc chuẩn bị mất chỉ 5 phút với dụng cụ gọn nhẹ gồm máy ảnh và chân máy. Mình định đánh nhanh rút gọn thế nhưng y như rằng mây nó biết được kế hoạch của mình hay sao ấy ^^, trong thời gian ngắn chuẩn bị thì mây lại kéo đến quyện lấy Trăng và Sao Mộc, mặc kệ! mình đợi một tí rồi cũng bấm máy bức ảnh đầu tiên:
    [​IMG]
    Quay nhìn xung quanh, phía khách sạn hướng Tây đèn sáng choang đang nhấp nháy cái bảng hiệu đáng ghét có lấp lánh vài ánh sao, suýt nữa mình đã không còn nhận ra chòm Bọ Cạp (Scorpius) quen thuộc nếu không nhờ ngôi sao Antares màu đỏ cam, chú Bọ Cạp giờ đang nằm dài phía Tây Nam, đúng hơn chú đang ?ongụp lặn? trong mây, ánh trăng sáng phía trên tỏa xuống cùng đèn từ bảng hiệu khách sạn hắt lên tạo ra một cảnh tượng khá ngộ nghĩnh, mình bắt lấy cơ hội này ngay. Chú Bọ Cạp nhìn mắt thường trông thật đồ sộ chiếm một vùng trời lớn. Lúc mình đang ghi hình, đợi trong 15s phơi sáng thì bất chợt có một ánh sao băng màu vàng cam bay vụt phía gần đuôi Bọ Cạp, sau vài giây ngỡ ngàng mình hồi họp không biết nó có lọt vào trường ống kính máy ảnh không ?! đáng tiếc không có gì trong bức ảnh cả ? cũng tại mình đã cố tình zoom để thu gọn chú Bọ Cạp, mình cảm giác việc này như đá trái bóng dội cột dọc vậy. Hi vọng một ngày gần mình sẽ ?obắt? được sao băng.
    Ánh trăng tỏa xuống từ góc trên bên trái và ánh đèn đỏ ở góc dưới bên phải, đám mây bị rực lên bởi ánh trăng rất sáng:
    [​IMG]
    Mình chú thích cho các bạn dễ hình dung nhé:
    [​IMG]
    Chụp xong bức này nhìn lại bầu trời phía nam thì ôi thôi, mây nhanh hơn mình tưởng! Mình đành tạm dừng công việc đợi đến khuya để ghi hình Mặt trăng và Sao Mộc lần nữa xem có rõ hơn không
    [​IMG]
    Đã khuya lắm rồi, trước lúc ngủ mình lên lầu để ghi hình một lần nữa, lần này Trăng và Sao Mộc sáng rõ hơn trong lợn cợn mây
    [​IMG]
    Một buổi quan sát theo kiểu ?ođánh nhanh rút gọn? thế này cũng khá thú vị, không phải mất công chuẩn bị nhiều, mỗi cách đều có cái hay riêng mà. Sau buổi này mình phát hiện thêm một điều hay nữa rằng ánh trăng, ánh đèn đô thị, những đám mây đôi khi lại giúp ta thêm thú vị với bức ảnh thiên văn của mình chứ không phải lúc nào cũng là điều ngược lại.
    Lúc mình đang viết bài này thì trời cũng đang mưa to, không trách được vì đang là mùa Vu Lan cơ mà ? rằm Vu Lan này sẽ đặc biệt vì có nguyệt thực, hãy hi vọng xem nhé!
    Orion Don
    http://www.vietastro.org
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài của bạn quanconan1991
    -------------------------------------------

    Anh Đôn chụp hình đẹp quá! bái phục anh thật đấy!để em tiếp chiêu anh nhé! đầu tháng em có chụp mấy bức hình thiên văn! khoe mọi người luôn! hi hi
    -bức hình đầu tiên và cũng là bức hình em ưng nhất! đó là ảnh chụp chòm bọ cạp,cung thủ và nam miện cùng với dải ngân hà!Bực mỗi tội là cái ánh đèn ở đảo Tuần Châu nó cắt ngang chòm bọ cạp làm xấu cả hình ra
    [​IMG]
    Mọi người click vào đây để lấy link gốc http://i149.photobucket.com/albums/s41/quanconan1991/dainganha.jpg
    Thật hay!nhân vật trong câu truyện bố kể ngày xưa: ông thần nông đang tát nước bên sông ngân hà và có cả chú vịt!
    Bức hình trên em dùng phương pháp trộn ảnh (2 ảnh có phơi sáng 15s) và sử dụng phần mềm khử nhiễu "noise ninja" (vì em chụp với ISO cao nên nhiễu ảnh quá nhiều )em ko vừa lòng ở bức này là màu sắc các sao đều như nhau cả! làm mất cả sinh động! cố gắng lần sau chụp rõ nét quang phổ được như bức hình của anh Đôn!
    Dạo này bận nên em cũng chẳng viết nhật kí quan sát được gì nhiều!mọi người thông cảm!
    - Bức hình tiếp theo là em chụp vào rạng sáng (em khoái chụp khoảng thời gian này nhất )
    [​IMG]
    Hôm 30/7 là cuối tháng âm lịch! mặt trăng khuyết nhiều nên chụp được cả phần khuyết của mặt trăng (do phản xạ ánh sáng từ trái đất) mời nhìn hình dưới sẽ rõ hơn!!
    [​IMG]
    Bức tiếp theo là ảnh chụp phía đông!những chòm sao mùa đông đã dần xuất hiện hết trên bầu trời rồi!trong hình là M45 và chòm Taurus
    [​IMG]
    Bức hình cuối cùng là bầu trời xanh ngắt phía đông! thực ra ngoài trời cũng xanh nhưng em chỉnh về chế độ "Tungsen" cho nó xanh thêm! mọi người coi nè...
    [​IMG]
    Kết thúc buổi chụp!trong lòng khoan khoái!lại học hỏi thêm 1 số kĩ năng chỉnh sửa hình ảnh từ anh Đôn!em cảm ơn anh rất nhiều!
    Tía bút:Hi vọng bài mình sẽ sang trang 100!! ke ke ke
    Chúc mọi người ăn tết Trung nguyên vui vẻ!!
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 15/08/2008


  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nguyệt thực một phần vào rạng sáng Chủ Nhật 17/8
    15/08/2008
    Tháng tám là tháng diễn ra rất nhiều hiện tượng thiên văn. Tiếp theo nhật thực vào 1/8 và mưa sao băng Perseids, rạng sáng chủ nhật 17/8 này sẽ xảy ra Nguyệt thực một phần. Các bạn đừng bỏ qua dịp quan sát Mặt Trăng có màu đỏ nhé.
    Vì sao lại có Nguyệt Thực nhỉ?
    Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nên có lúc sẽ ?ođi? vào vùng tối này. Lúc này Mặt Trăng không còn được Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp, ta sẽ thấy một Mặt Trăng "bất thường", chuyển từ màu vàng sang đỏ sẫm.
    [​IMG]
    Nguyệt thực chỉ diễn ra vào ngày trăng tròn thôi đấy!
    Chúng ta cũng thấy ở hình trên, để diễn ra nguyệt thực thì Mặt Trăng phải thỏa mãn hai điều kiện
    1- Ở phía sau Trái Đất so với Mặt Trời
    2- Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng
    Điều kiện thứ nhất chỉ diễn ra vào các ngày trăng tròn, nhưng vào dịp rằm tháng 7 này chẳng hạn.
    Nếu như mặt phẳng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trùng với mặt phẳng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất thì ngày rằm nào ta cũng nhìn thấy Nguyệt Thực nhưng do hai mặt phẳng này tạo một góc khoảng 5 độ nên chỉ đôi lúc điều kiện thẳng hàng mới diễn ra thôi.
    Sao lúc Nguyệt Thực trăng lại có màu đỏ?
    Màu đỏ của trăng khi nguyệt thực để lại ấn tượng rất đặc biệt, ngày xưa người ta hay liên tưởng đến chiến tranh và chết chóc. Ở Việt Nam ông bà ta lại cho là có một con gấu to đang nuốt mất Mặt Trăng, và thường đem xoong nồi ra gõ để đuổi gấu đi.
    Ngày nay ta có thể lý giải theo khoa học:
    Vùng bóng phía sau Trái Đất chia làm 2 vùng: vùng nửa tối và vùng tối.
    Khi trăng đi vào vùng nửa tối ta sẽ có Nguyệt Thực bán dạ. Nguyệt thực bán dạ rất khó nhận biết ta chỉ thấy trăng tối hơn bình thường một chút thôi.
    Vùng bóng ở trong gọi là vùng tối, nếu trăng đi vào trọn vùng này ta sẽ nhìn thấy Nguyệt Thực toàn phần, còn chỉ một phần vào vùng tối thì sẽ có Nguyệt Thực một phần như lần này chẳng hạn. Gọi là vùng tối nhưng thật sự nó không tối hẳn đâu. Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất sẽ bị khí quyển hấp thụ, chỉ còn bước sóng đỏ là bước sóng ánh sáng có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng. Do đó ta thấy Mặt Trăng khi Nguyệt Thực có màu đỏ sẫm.
    Nguyệt thực vào rạng sáng chủ nhật này thì như thế nào nhỉ?
    Sau đây là bảng thời gian diễn ra nguyệt thực vào rạng sáng 17/8 theo số liệu của NASA đã chuyển sang giờ của Việt Nam
    +1h23'' Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực bán dạ bắt đầu, chuyển biến này rất khó nhận biết bằng mắt tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy màu sắc của mặt trăng hơi tối.
    +2h35'' Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Nguyệt thực một phần bắt đầu, góc bị che sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ.
    +4h10'' Nguyệt Thực cực đại, 81% đĩa mặt trăng sẽ có màu sẫm đỏ.
    +5h44'' Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối. Kết thúc vùng sẫm màu trên mặt trăng.
    +6h57'' Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng nửa tối. Kết thúc nguyệt thực .
    [​IMG]
    Ảnh quả trình chuyển biến của mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực (skyandtelescope)
    Vào thời điểm Nguyệt Thực cực đại trăng vẫn còn khá cao khoảng hơn 20 độ ở hướng Tây, thuận lợi cho việc quan sát nếu không bị che chắn bởi các nhà cao tầng. Sáng chủ nhật nếu trời không mưa và mây nhiều hứa hẹn sẽ đem lại một ảnh tượng thú vị cho những người yêu bầu trờivì phải đến năm 2010 một lần nguyệt thực như vậy mới lại diễn ra cho những người quan sát ở Việt Nam.
    Quan sát nguyệt thực có thể nhìn trực tiếp bằng mắt thường không cần các thiết bị bảo vệ, nếu bạn có ống nhòm hay kính thiên văn thì đem ra sử dụng nhé sẽ cực kì ấn tượng đấy
    Nguyễn Tuấn
  5. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Bon chen mảnh đất tầng 1
    // Vậy là topic đã sang nhà mới
    Hy vọng lần này topic se~ xây nhà nhanh hơn lần trước
    Và mọi người sẽ ngày càng có nhiều bài quan sát hay và nhiều bức ảnh đẹp ^^
  6. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    CHÀ! lần đầu tiên mình thấy mây ngũ sắc vào ban đêm. không biết có phải là hiếm không
  7. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hì máy đó là Canon IXY 1000 10.megapixel anh ạ! máy khá xịn(nhưng của anh họ em )
    Link hình em chụp cái máy: http://i149.photobucket.com/albums/s41/quanconan1991/Picture219.jpg
    Mà cách cài đặt phần mềm thêm độ phơi sáng kiểu gì hả anh?máy của anh là dòng EOS ạ?không biết IXY có thêm được không?
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 23/08/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Những chòm sao mùa thu
    Đố các bạn trong những hình dưới đây mình chụp những chòm sao nào
    [​IMG]
    Ảnh 1 tổng hợp từ 2 ảnh ISO 200, 400 cùng thời gian phơi sáng 15s. Chòm sao gì ở giữa hình vậy ta, chỉ biết nó là 1 chòm sao hoàng đạo trông giống như cái nón lá
    [​IMG]
    Ảnh 2 tổng hợp từ 3 ảnh ISO 200,400,800 cùng thời gian phơi sáng 15s. Cái này có đường nối rồi khỏi gợi ý
    [​IMG]
    Ảnh 3 tổng hợp từ 3 ảnh ISO 200,400,800 cùng thời gian phơi sáng 15s. Đây là các chòm sao ở phía Nam, đoán nhé.
    [​IMG]
    Thử thách gia tăng.
    Dữ kiện 1: Trong hình này có 1 chòm sao Hoàng Đạo, là chòm sao hoàng đạo ít sao nhất.
    Dữ kiện 2: Mình còn dùng ảnh này để xác định vị trí của thiên hà Andromedar
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thời gian thuận lợi để quan sát Sao Thiên Vương
    13/09/2008
    Vào ngày 12-13/9, Trái Đất ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Sao Thiên Vương trên quĩ đạo quay quanh Mặt Trời . Thời điểm này gọi là thời điểm "Xung đối"(opposition) của Sao Thiên Vương khi nó nằm ngược hướng với Mặt Trời từ Trái Đất. Đây là lúc thuận tiện để quan sát Sao Thiên Vương vì lúc này nó gần Trái Đất nhất và có độ sáng nhất của nó trên bầu trời.
    Khi Mặt Trời vừa lặn cũng là lúc Sao Thiên Vương mọc lên ở hướng Đông cùng chòm sao Bảo Bình(Aquarius), chúng sẽ đạt vị trí cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm ở hướng Nam gần thiên đỉnh và lặn mất ở hướng Tây khi bình minh.
    Sao Thiên Vương ngay cả khi có độ sáng nhất cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những đêm giữa tháng 9 này, với cấp sao biểu kiến khoảng +6, Sao Thiên Vương có thể nhìn thấy qua ống nhòm và các kính thiên văn loại nhỏ như một đốm sáng nhỏ xíu màu xanh nhạt.
    Hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt Trời này là hành tinh đầu tiên được phát hiện qua kính thiên văn bởi William Herschel vào năm 1781. Trước khi khám phá ra Sao Thiên Vương, con người chỉ biết đến các hành tinh có thể nhìn được bằng mắt thường như : Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Mộc. Sao Thiên Vương xuất hiện cả đêm, nhưng muốn nhìn nó bạn phải có các thiết bị quan sát cũng một bản đồ sao hoặc chương trình mô phỏng để có thể định vị được đốm sáng nhỏ xíu này bằng các sao của chòm Bảo Bình
    [​IMG]
    Nguyễn Tuấn
  10. tavanvu

    tavanvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua mình dùng kính thiên văn thô sơ của mình độ phóng đại 33x để ngắm ngôi sao sáng nhất trên đỉnh bầu trời vào lúc7h30
    Mình nhìn thấy có ba ngôi sao bé tí tẹo xung quanh ngôi sao to và chúng nằm thẳng hàng nhau không biết đó có phải là sao mộc không? Mình nghĩ có khi là do kính thiên văn của mình đểu nên nhìn nó mới như thế
    Các bạn ơi !Đó có phải là sao mộc không?

Chia sẻ trang này