1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Trận Leo có cực đại rơi vào ngày 17/11. Bạn có thể xem trước và sau đó 1 - 2 ngày. Mà khoảng thời gian đó có trăng đấy.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Leonids từng được gọi là cơn bão sao băng trong lịch sử. Nhưng hiện nay đang ở thời điểm suy yếu của mưa sao băng này theo chu kì 33 năm của sao chổi Tempel-Tuttle, mật độ sao băng khi cực điểm chỉ còn khoảng 15 sao/giờ. Năm nay Leonids không được những người quan sát quan tâm do mật độ thấp và vào đúng thời điểm trăng sáng cả đêm.
    Hướng xuất phát các sao băng từ chòm Leo(Sư Tử), thời điểm quan sát tốt nhất từ sau 2h sáng các ngày lân cận cực điểm(16,17,18/11) khi chòm Leo đã lên cao ở hướng Đông
  3. bkdtech

    bkdtech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  4. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Mưa sao băng Leonids 2008 rạng sáng 17/11
    Mưa sao băng Leonids có nguồn gốc từ một sao chổi ngắn hạn Tempel-Tuttle có chu kỳ 33 năm.Leonids nổi tiếng đã từng là trận mưa sao băng lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận, nó nổi tiếng đến nỗi nhắc đến mưa sao băng người ta có thể nghĩ ngay đến cái tên Leonids. Thế nhưng cho đến nay trận mưa sao băng này đã bị suy yếu rất nhiều với độ sai lệch cực điểm cao, tần suất trung bình chỉ khoảng 15 sao/giờ.

    [​IMG]
    Năm nay chúng ta cũng sẽ đón chờ Leonids vào khoảng thời gian quen thuộc xung quanh ngày 17/11.Với điều kiện thời tiết nước ta hiện nay đang không ổn định, tần suất sao băng thấp và bị ảnh hưởng mạnh bởi ánh sáng trăng nên Leonids năm nay không thực sự lí tưởng cho một đêm sao băng hoành tráng. Thế nhưng theo kinh nghiệm quan sát bản thân vào năm 2004 thì trận Leonids để lại nhiều ấn tượng không phải về số sao băng thấy được mà vì nét đẹp từ những vệt sao băng dài và sáng, đa số có ánh trắng vàng rất đẹp. Cho nên nếu bạn là người có lòng kiên nhẫn và đam mê quan sát sao băng không phải vì thích thấy sao rơi liên tục mà đón chờ một ánh sao thật đẹp và có thể nói lên kịp một điều ước thì Leonids là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Hãy thử vận may của mình xem.
    Theo thông tin từ www.imo.net , Leonids là một trong những trận mưa sao băng rất khó chịu trong việc dự đoán cực điểm, bằng chứng là từ 2001-2006, các dự đoán cực điểm của nhiều chuyên gia đã không chính xác với cực điểm. Với tính chất bất thường này năm nay đã có nhiều dự đoán khác nhau về cực điểm cụ thể như sau:
    -Theo truyền thống: 9h00m UT ngày 17 (16h00m ngày 17 - giờ VN) -Theo Mikhail Maslov: 0h20m UT ngày 17 (7h20m ngày 17 ?" giờ VN) -Theo Jérémie Vaubaillon: có thể có 2 cực điểm độc lập: 1h30m UT ngày 17 với đám bụi 1466 - 21h30m ngày 18 với đám bụi 1932 (8h30m ngày 17 - 4h30m sáng 19 - giờ VN)
    Với nhiều dự báo như thế dễ làm chúng ta bị rối, các bạn yên tâm, nếu nhìn chung lại các thời điểm cũng chỉ xung quanh các ngày 17-18. Vào lúc này chòm Leo (Sư Tử) tâm điểm của mưa sao băng chỉ mọc lên cao khỏi chân trời khoảng 30 ?" 40 độ từ khoảng 3h sáng trở đi, đây mới là điều kiện tiên quyết của chúng ta. Vì vậy tốt nhất bạn hãy tập trung quan sát vào rạng ngày 17 từ lúc 3h sáng trở đi vì đây là thời điểm gần với các dự đoán nhất. Nếu có đủ kiên nhẫn bạn hãy kiểm tra cả rạng 18 và rạng 19, xung quanh các buổi gần sáng này tần suất sao băng sẽ cao hơn bình thường.
    Nếu bạn đã xác định được chòm Leo thì sẽ dễ dàng, nếu chưa bạn cũng đừng lo. Quan sát mưa sao băng là việc quan sát tổng quát cả vùng trời rất rộng xung quanh tâm điểm sao băng, không đòi hỏi chính xác tỉ mĩ .Hãy quan sát vùng trời hướng chính Đông và các vùng lân cận vào thời điểm có sao băng. Trong các rạng 17-18-19 bạn cũng sẽ thấy mặt trăng rất sáng khá cao ở hướng Đông. Trời đã bắt đầu lập đông khá lạnh và nhiều sương vào buổi sáng, nhớ chuẩn bị áo khoác và mũ chống sương khi quan sát bạn nhé. Chúc bạn có được sao băng đẹp cùng điều ước cho riêng mình.
    Clear sky,
    Orion Don
    www.vietastro.org
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ nên xem từ 2h sáng thay cho 3h, 3h thì trễ quá thời gian quan sát ngắn ít có hi vọng nhìn thấy nhiều sao băng
  6. vunhan111285

    vunhan111285 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi kiếm đâu ra cái kính viễn vọng nhỉ?
    About me: http://top100.vn
  7. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Quan sát mặt trăng cùng "người bạn mới"
    Đêm 14-11-08 ?
    Hôm nay là tối thứ 6 cuối tuần thoải mái, mình có dự định ghi hình nhiều đối tượng với mục đích test kính mới nhưng sực nhớ hôm nay mới sau rằm 2 ngày, trăng còn quá sáng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh, trời lại có mây nhẹ nên đành lấy mặt trăng làm mục tiêu lần này. Tuy trăng đã bị khuyết đi một ít nhưng sáng tỏ cả một vùng trời, gần 11h30m trăng đã lên rất cao gần thiên đỉnh.
    [​IMG]
    Trăng sáng và hiện tượng tán khá rõ bởi một lớp mây mỏng
    Hôm nay trời lạnh thật! Ước gì được cùng ai đó quan sát lúc này nhỉ :) . Chuẩn bị kĩ càng áo khoác và nón để bảo vệ sức khỏe trước tiên và sẵn sàng quan sát lâu nếu cần thiết. Tiếp theo đến phần các thứ cần thiết, nối các dây cáp nguồn và CCD, khởi động hệ thống GoTo của kính và máy tính. Nhìn lại đã 0h rồi, mình thực hiện nhanh thao tác Alignment kính thiên văn và yêu cầu hệ thống GoTo xoay kính đến mục tiêu, lúc này ống kính hướng gần như thẳng lên thiên đỉnh. Kiểm tra qua thị kính trăng quá sáng và rất chói mắt. Sau khi gắn CCD vào thì hình ảnh trăng đã rất rõ ràng qua phần mềm A.Envisage khiến việc focus khá dễ dàng và chính xác. Điểm khác biệt rất rõ của kính 150mm này so với kính Astroview 90mm cũ là độ ổn định nhờ trọng lượng lớn của nó. Chỉ tiếc rằng lúc này có một màn mây mỏng và rộng xuất hiện làm hình ảnh có lúc hơi nhiễu, dù biết đây không phải là điều kiện tốt nhất nhưng đã bỏ công chuẩn bị nên đành phải chấp nhận.
    [​IMG]
    Quang cảnh ?ochiến trường?
    [​IMG]
    Tắt đèn đi để điều kiện ghi hình tốt hơn và tránh ? những cặp mắt tò mò ^^
    Dự định của mình là ghi một loạt ảnh đầy đủ các vùng bề mặt trăng rồi sau đó ghép lại thành một ảnh hoàn chỉnh. Thế là với một tay controller, một tay giữ nút mouse để ghi hình, mình lần lượt quét dần dần lướt qua bề mặt trăng. Mọi việc tiến hành từ từ cho đến 0h40 với một trãi nghiệm mới lạ: Lần đầu tiên ngồi một chỗ và điều khiển cùng lúc cả kính và máy tính, không lo hình ảnh bị rung hay lệch nhật động, hệ thống này hỗ trợ tốt hơn nhiều so với chân đế motor 1 trục như kính cũ. Cuối buổi quan sát mình test bội giác tối đa bằng cách thêm barlow 2x vào, thật tuyệt vời! dù ở bội giác rất lớn nhưng hình ảnh qua màn hình cho thấy chất lượng bị giảm rất nhỏ, ảnh vẫn còn giữ nét tốt (ước chừng ~600x). Thế là trong 10 phút ngắn mình đã làm một chuyển du lịch nhỏ qua các miệng hố lớn trên bề mặt trăng, cảm giác bấm nút điều khiển controller và nhìn hình ảnh di chuyển trên màn hình giống như đang dùng một phần mềm thiên văn nào đó ? đôi khi lại có cảm giác như đang được du hành vậy. Mình dừng lại ở một miệng hố khá đẹp nhờ hiệu ứng ánh sáng và ghi hình nó. Công việc kết thúc lúc 1h.
    Tiếp đến khâu hậu kì dùng phần mềm Photoshop để kết nối mọi thứ lại với nhau đồng thời cân chỉnh Wb để có một bức ảnh liền mạch hoàn chỉnh. Đây là lúc thất vọng nhất của mình, sau một hồi ghép nối hơn 30 hình ảnh riêng rẽ mình mới phát hiện ra rằng tối qua với cơn buồn ngủ cùng sự vội vàng không đáng có mình đã chụp thiếu thông tin! Thật đáng trách! Chỉ vài sơ xuất nhỏ đã thực sự làm hỏng bức ảnh toàn thể. Thôi thì đành xem đây chỉ là một buổi test, với ảnh mặt trăng này thật là tệ và mình không thể hài lòng chút nào. ><
    [​IMG]
    Các mảng vuông màu đen là những phần ảnh mình đã ghi hình thiếu.
    Xem ảnh Fullsize ở link này: http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/fullmoon141108.jpg
    Xem lại bức ảnh cuối cùng chụp với Barlow 2x, tuy chỉ là một ảnh đơn với một miệng hố bình thường nhưng làm mình hài lòng hơn bức ảnh lớn trên, phần nào được an ủi với ?ochiến lợi phẩm? nhỏ này sau một đêm ?ochiến đấu?. Đây là một miệng hố khá rộng mà lúc chụp mình ước chừng 200km, điểm đặc biệt là giữa miệng hố lại nổi lên vài ngọn núi. Sau khi xem kĩ lại thì càng ngỡ ngàng hơn với một đường rãnh hẹp chạy từ tâm hố ra biên rất kì bí! Trông nó thẳng tấp như nhân tạo, có thể là một khe nứt hay một hẻm núi chăng? Tự đùa một chút biết đâu mình đã phát hiên ra một kênh đào trên mặt trăng ^^
    [​IMG]
    Miệng hố nhiều nét kì lạ với rãnh thẳng (đánh dấu bằng vòng tròn trắng)
    Với sự tò mò vì ?ophát hiện mới? này, mình tra lại Atlas bề mặt trăng và xác định chính xác miêng hộ crater này có tên Petavius và đường kính 177km khá gần với dự đoán, cả đường thẳng kì bí kia nữa cũng có tên riêng ?" Rimae Petavius. Thế là không phải phát hiện mới rồi ? nhưng việc này thật là thú vị. Việc quan sát mặt trăng quen thuộc giờ giống như mới hoàn toàn với phần tìm hiểu từng chi tiết trên bề mặt, chẳng kém gì so với việc xác định chòm sao.
    Chăm sóc cho bức ảnh Crater Petavius này chút, mình đã kết hợp dùng Photoshop để cân chỉnh Wb, dùng Photozoom để nâng kích thước lên 1024x768 px. Rồi dùng chức năng Enhance detail của PS để lấy lại nét. Các thông tin cơ bản của bức ảnh vẫn được giữ nguyên vẹn:
    [​IMG]
    Orion Don
    www.vietastro.org
  8. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Lâu ngày quá, vào đây chào các anh em một tiếng và xem có gì mới không!
    Dạo này miền trung nơi tớ ở mưa hoài, có khi mưa không ngớt, bầu trời u ám và hơn tháng này chẳng ngắm sao được bữa nào (vì có khi trời sáng mà cứ ở lì trong phòng, híc )
    Chúc các anh em những đêm ngắm sao tuyệt đẹp!
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mộc Tinh và Kim Tinh "hội tụ"
    Vào những ngày cuối tháng 11 này, một cảnh tượng ngoạn mục mà chúng ta - những bạn trẻ yêu thích thiên văn không thể bỏ qua là sự hội tụ của Sao Kim và Sao Mộc. Đây là hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm, chúng đang tiến lại rất gần nhau. Hơn nữa, trăng khuyết vào đêm đầu tiên của tháng 12 sẽ góp phần tạo nên bộ ba ấn tượng xuất hiện lúc trời chạng vạng tối.
    [​IMG]
    Vào những ngày còn lại của tháng 11, ngay sau khi hoàng hôn buông xuống để lại bầu trời sâu thăm thẳm, chúng ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng Sao Mộc và Sao Kim dần hội tụ ở vùng trời tây nam. Khi nhìn từ Trái Đất, chúng ta sẽ thấy 2 hành tinh ở rất gần nhau vào ngày cuối tháng 11 và ngày đầu tháng 12, gần đến mức bạn duỗi thẳng cánh tay và giơ ngón cái lên cũng đủ che khuất cả hai vì tinh tú. Vào thời điểm chúng ta thấy 2 hành tinh này gần nhau trên bầu trời nhất, chúng tạo một góc khoảng 2 độ, bằng một nửa so với 2 ngôi sao Pollux và Castor trong chòm Song Tử. (Khi duỗi thẳng cánh tay thì nắm tay của bạn xấp xỉ 10 độ.)
    Sau ngày 1 tháng 12, chúng bắt đầu di chuyển ra xa lẫn nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một sự kiện đáng lưu tâm như đã nói ở trên. Tối hôm đó, chúng ta sẽ bắt gặp phía bầu trời nam-tây nam vào lúc khoảng 2 tiếng sau khi Mặt Trời lặn một tam giác cân. Sao Kim sẽ là đỉnh tam giác. Sao Mộc và Mặt Trăng sẽ tạo thành đáy tam giác.
  10. Flash81

    Flash81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ưh, đẹp thật. Chiều qua ngồi cafe ngắm 3 ông tướng này. Trăng như không thể mỏng hơn nữa, nhưng nó ở phía bên phải và thấp xuống dưới so với đường nối của KT-MT, không giống cái hình trong Starry 9. Nhìn rất liêu trai

Chia sẻ trang này