1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hình trong SN ở trên là mô phỏng với người quan sát ở Mỹ, còn ở Việt Nam tối nay nó sẽ gần giống như thế này
    [​IMG]
    Tiếc là miền nam nơi đang có nhiều tay đam mê chụp ảnh thiên văn nhất thì trời lại đầy mây.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chiều tối nay quả là cực kì thú vị cho những người yêu bầu trời và cả nhưng người tình cờ trông thấy.
    Ảnh chụp tại Hà Nội của bạn pvloc90 trên diễn đàn vietastro
    [​IMG]
    Ảnh chụp tại Sài Gòn của Luna (vietastro)
    [​IMG]
    Ảnh kết hợp 2 ảnh của luna và pvloc90
    [​IMG]
    Ta có thể thấy sau 50 phút trăng đã di chuyển được một chút về đông. Nhưng đố các bạn tại sao trong hình này hướng di chuyển của mặt trăng như về hướng sao Mộc trong khi thực tế nó di chuyển về hướng Sao Kim ????!!!!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Ảnh Orion constellation - Đôn, Đôn sử dụng khẩu độ nhỏ để thu được các tia từ Sao
  4. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    đấy, rõ là Venus và Jupier thế mà bọn Vnexpress đăng là Saturn, lá cải hết mức, các bác vào mà xem
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/12/3BA09003/
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Chụp ảnh "Khuôn mặt cười" lúc hoàng hôn
    Chiều thứ hai 1/12/08, đáng lẽ mình đã lên thành phố học rồi vì hôm nay là đầu tuần nhưng do một tai nạn nhỏ, bị một chú ong bò vẽ đã "hôn" vào ngay chân mình nên thành ra phải ở lại Bình Dương chờ cho khỏi hẳn. Dù sao cũng nhờ tai nạn nhỏ này mà mình được một buổi thưởng lãm tuyệt vời tại Bình Dương cùng "khuôn mặt cười" chêch chếch hướng Tây lúc hoàng hôn. Cảnh tượng rất đẹp và lãng mạn này không chỉ được quan tâm bởi những người đam mê thiên văn mà ngay cả những người ít khi nhìn lên bầu trời cũng phải chú ý bất kể họ đang làm việc gì mà tình cờ nhìn thấy (đang chạy xe, ngồi trong lớp học ...). Mình đã nhận được nhiều cú phone từ bạn bè kể về cảnh tượng tuyệt vời mà họ đang nhìn thấy. Chắc chắn buổi chiều 1/12 vừa qua có rất nhiều cặp mắt thích thú cũng như tò mò đã cùng hướng nhìn về hướng Tây lúc ấy :) .
    Chuẩn bị kĩ máy ảnh, pin và chân đế sẵn sàng cho buổi ghi hình những khoảnh khắc tuyệt đẹp sắp tới. Sau đây mình xin tường thuật ngắn gọn qua những bức ảnh chụp. Nào, cùng mình nhớ lại những khoảnh khắc tuyệt vời ấy nhé. Sau đây là loạt ảnh (Tiếc rằng máy ảnh set sai giờ nên những thời điểm chụp chính xác mình không còn nhớ rõ lắm)
    Khoảng 18h, cả bầu trời rất nhiều mây làm mình thực sự thất vọng, mấy kéo đến trong sự tiếc nuối dần che kín hướng Tây, đây là thoáng hiện ra trong màn mây của bộ ba Mặt trăng - Sao Kim - Sao Mộc. Chỉ khoảng 2 phút tất cả lại chìm vào mây nhanh như lúc chúng xuất hiện. Mình đã ngỡ đây là bức ảnh duy nhất :(
    [​IMG]
    Sau khoảng thời gian chờ đợi dài khoảng 45 phút tiu nghĩu ngồi dưới sân nhà, mây bắt đầu có dấu hiệu tan đi, từ hướng Đông lan dần dần sang trời Tây. Ô kia, bộ ba ấy đã xuất hiện trở lại, trời đột ngột trong đến không ngờ. Biết khoảnh khắc này rất quý giá mình phải hành động thật nhanh chóng. Chính lúc này mình mới nhận ra cuộc hội ngộ này không những tuyệt đẹp mà còn tạo ra hình thù làm trí tưởng tượng nhiều người sẽ có dịp "bay bổng", như mình thấy nó rất giống "khuôn mặt cười" như biểu tượng Yahoo Smile :) :
    [​IMG]
    Đây là bức cận cảnh ưng ý nhất của mình: Sự hội ngộ của ba vị chúa tể bầu trời đêm. Với việc khép chặt khẩu độ F8 cùng việc cân chỉnh phù hợp ISO và EXP, hiệu ứng "tia sao" rất rõ với Sao Kim, mô phỏng như nhìn bằng mắt thường. Nóc nhà đỏ của khách sạn càng làm bức ảnh thêm thi vị và có tác dụng giúp ước lượng khoảng cánh ba vật thể hơn việc chụp với khoảng không mênh mông.
    [​IMG]
    Xa hơn một tí nhé
    [​IMG]
    Đây là toàn cảnh phía Tây, mình đã may mắn có được vị trí chụp này vì đứng ở sát mép sân thượng thì cũng vừa đủ thấy bộ ba mà không bị cái khách sạn che khuất.
    [​IMG]
    Tình cờ có chiếc máy bay bay qua để lại một vệt dài phía dưới. Tự hỏi những người ngồi trên máy bay lúc ấy sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh tráng lệ này tuyệt vời đến mức nào nữa !
    [​IMG]
    Cận cảnh hơn để thấy rõ bộ ba nhé
    Hơi khó chịu vì vị trí chụp khó khăn, mình quyết định lần này "bay" sang cái khách sạn luôn luôn đáng ghét với mình, biến nó thành vị trí chụp thuận lợi nhất. Thế là tay máy tay chân đế, mình sang xin chủ lên tận sân thượng của nó. Chân rất đau vì nọc con ong đang có tác dụng nhưng với quyết tâm, mình cố leo lên các nấc thang dẫn lên sân thượng. Quả thực đúng như mình đoán, nơi đây là một ví trí quan sát tuyệt vời với bốn hướng đều thoáng. Lên đến đây cốt để lấy được toàn cảnh chân trời nên mình chỉ tập trung vào ảnh toàn cảnh, không chụp đơ-mi "khuôn mặt" nữa.
    [​IMG]
    Hướng quốc lộ 13, cách phía trước khoảng 400m nhưng cách ngọn đèn đều bị cây che, cũng đáng tiếc ...
    [​IMG]
    "Khuôn mặt cười" trông thật dễ thương với nét cười rạng rỡ và vui vẻ. Mình sẽ nhớ mãi hình ảnh này.
    [​IMG]
    Phơi sáng lâu hơn và mở khẩu độ, ô nhiễm ánh sáng đô thị giờ thành bức phong thật sinh động nhé :)
    [​IMG]
    Bức ảnh cuối này cố nhích vị trí đặt máy vài mét để thấy một ngọn đèn hình sao phía xa. Đây cũng là bức ảnh cuối buổi chụp vì sau đó mây lại bắt đầu kéo và che khuất dần mặt trăng rồi đến hai hành tinh còn lại ... một chút tiếc nuối nhưng thực sự đã rất thỏa mãn về những gì mình đã ghi lại được hôm nay.
    Trước khi đi xuống khách sạn, mình đã quay máy sang chụp bức ảnh này, trông hay và lung linh với tháp ăngten đài Bình Dương xa xa cùng khu Đại học Bình Dương, tháp này gần đến lễ noel nên mở đèn rất đẹp:
    [​IMG]
    Kết thúc buổi quan sát "khuôn mặt cười" khó quên, mình thấy trong lòng cũng vui và rạng rỡ như khuôn mặt cười kia. Xin chia sẽ cùng mọi người :)
    Orion Don
    www.vietastro.org
  6. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    Thành viên mới xin chào mọi người. Đóng góp 1 bức ảnh do Chim chụp tại sân Chùa Láng, phố Chùa Láng, Hà Nội:
    [​IMG]
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chiều hôm nay ngồi nhậu với mấy anh bạn, vừa tối, trăng tròn lộ ra trên đám mái ngói lô nhô, tự nhiện thấy trăng to và sáng quá. À , hóa ra hôm nay rằm. Mà còn sáng hơn cả những ngày rằm bình thường nữa kia bởi vì hôm nay là ngày Mặt trăng gần Trái đất nhất trong năm 2008 (và thậm chí một số năm trước và sau 2008).
    Quỹ đạo của Mặt trăng xung quanh Trái đất là một hình elip và bởi vậy nó có điểm cận địa (gần TĐ nhất) và viễn địa (xa TĐ nhất). Điểm cận địa (perigee) và điểm viễn địa (apogee) luân phiên thay đổi trong một tháng âm lịch. Nhưng do quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng bị lắc đảo không ổn định nên ở các điểm perigee (hoặc apogee), Mặt trăng có khoảng cách tới Trái đất không giống nhau. Điểm cận địa của tháng này (11/12/08) có giá trị 356567km, là khoảng cách thấp nhất của Mặt trăng đến Trái đất trong khoảng thời gian suốt từ năm 1993 tới năm 2016 !!.
    Điểm cận địa của tháng 3 năm 1993 là 356529km còn điểm cận địa của tháng 11/2016 là 356511km.
    Một điểm đặc biệt của trăng rằm lần này làm nó sáng hơn bình thường là nó trùng luôn với điểm cận địa (perigee), điều này là hoàn toàn không dễ xẩy ra.
  8. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới vào lại đây. Hôm trc có chụp đc vài cái ảnh sao Kim và các chòm sao khác nhưng chưa up lên đc.
    Công nhận cái "hình mặt cười" đẹp thật!
    Àh, có ai bày em cách chỉnh khẩu độ đc ko? Em chụp ảnh ko bao h đc nhiều sao như anh Tuấn Fairy.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Em phải mở khẩu độ lớn hết cỡ và tăng thời gian phơi sáng (shutter speed)
    Tuy nhiên ở các máy ảnh du lịch thì không chỉnh được.
    Em có thể tham khảo trong topic http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/984872/trang-2.ttvn về cách chụp ảnh thiên văn
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vào chiều mùng 1 (26/1/2009) này sẽ diễn ra nhật thực một phần vào buổi chiều
    Đây là bảng thời gian diễn ra nhật thực tại các địa phuơng ở VN
    http://www.eclipse-glasses.com/dbimages/document/fichier/193/Schedule-VIETNAM.pdf
    Cách đọc bảng
    Maximum eclipse (cực đại nhật thực) vào lúc HH MM SS (Giờ phút Giây)
    OBSCULRATION : % che phủ khi cực đại
    First contact (thời gian bắt đầu Giờ Phút Giây)
    Last Contact (thời gian kết thúc) : ở VN cũng là thời gian mặt trời lặn
    OBS: độ che phủ khi mặt trời lặn
    Nhật thực bắt đầu vào lúc gần 4h chiều và kết thúc do mặt trời lặn
    Trái nguợc với nhật thực lần trước, các tỉnh phía nam sẽ có độ che phủ cao hơn các tỉnh phía bắc.
    Ở hà nội che phủ lớn nhất là 21% lúc 17h03 chiều
    Còn ở TP.HCM là gần 50 % lúc 16h48 chiều
    ---
    Nhật thực cực đại quan sát đuơc ở VN diễn ra khi mặt trời còn khá cao. Mọi nguời tránh quan sát bằng mắt thuờng. Nên nhìn qua chậu nuớc đã pha mực đen, hoặc nhìn qua kính thợ hàn.
    Có thể nhìn qua phim X Quang, Đĩa mềm, Phim chụp ảnh đã bị lộ sáng tuy nhiên phuơng pháp này không an toàn vì các tia tử ngoại gây hại cho mắt vẫn có thể xuyên qua.
    Khi mặt trời đã xuống thấp và bớt chói có thể nhìn qua kính râm. Khi mặt trời sắp lặn ta có thể nhìn với mắt thuờng (tuy nhiên nên nhìn qua kính râm để cản các tia tử ngoại vẫn còn)

Chia sẻ trang này