1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    QUAN SÁT NHẬT THỰC MÙNG 1 TẾT KỶ SỬU
    Chiều mùng một Tết ?
    Hôm nay là ngày đầu năm, khắp nơi đều có không khí mùa xuân. Đường xá bỗng vắng lặng hơn đôi chút vào buổi sáng mùng một này vì chủ yếu mọi người đi chúc tết đầu năm hoặc ở tại nhà đón khách. Sáng nay mình cũng về thăm bà con ở quê, thế là ăn uống ?ono say? đến tận 2h chiều về đến nhà chỉ muốn ngủ ngay. Trong lúc đi chơi mình luôn nhớ trong đầu ?olàm sao thì làm chiều nay con đón xem nhật thực?, thế mà về đến nhà đánh một giấc đến 16h30 suýt nữa đã ngủ quên mất, cũng may đã hẹn đồng hồ trước.
    Sau khi rửa mặt cho tỉnh và nhìn lại điên thoại thì thấy có đến 6 tin nhắn mới, kiểm tra lại đó đều không phải những tin như ?o.::-**Happy new year**::.? mà là những dòng thông báo ?omat troi da bat dau khuyet roi D oi?, ?owow minh thay nhat thuc roi?, ?oaaa, nhat thuc an tuong woa? của những bạn mình đã nhắc họ đón xem. Trong lòng rất vui và phấn khích xem như chắc chắn lần này sẽ quan sát được. Chuẩn bị mọi thứ nhanh chóng và gọn nhẹ gồm máy ảnh, mảnh giấy A4 xếp vội và kính thiên văn Orion astroview 90mm mình đã có mặt ở vị trí quan sát của mình.
    Ánh nắng chiều dưới bầu trời trong xanh đang chiếu thẳng vào bancol lầu nơi mình đứng. Cảm nhận đầu tiên đó là ánh nắng hôm nay tuy vẫn sáng chói nhưng có gì đó là lạ, nó không nóng gắt như bình thương là lại nhạt nhạt nhè nhẹ rất dễ chịu, sực nhớ mình đang được đứng trong vùng ?onữa tối? của cái bóng mặt trăng ấy, cảm giác về ánh nắng này thật khó tả! Lần này mình chỉ dùng kính 90mm để quan sát vì đối tượng thiên văn đặc biệt như mặt trời thì thế là quá đủ, kính 90mm lại gọn nhẹ dễ xoay trở hơn. Tiến hành các công việc tiếp theo nào, chuẩn sơ kính thiên văn với trục cực để không vất vả trong việc bám theo đối tượng, tháo kính định vị (finderscope) ra cho an toàn. Bóng của kính thiên văn in rất rõ trên vách tường, mình dùng mẹo ?onhìn bóng nhỏ nhất? để hướng kính đúng vị trí mắt trời và mở nắp vật kính. Một tay cầm mảnh giấy 4A gấp đôi, một tay focus thị kính và ? kìa! Ảnh nhật thực bán phần đang dần vào cực đại tuyệt đẹp đang in trên tờ giấy trắng, mình không thể giấu được xúc động lúc này với hình ảnh rất đẹp và rõ nét lần đầu tiên được trực tiếp nhìn, lấy máy ảnh mà tay cứ lụp chụp sợ nó biến đi mất (cũng đúng vì lỡ có mây đột xuất là xem như hỏng mất khoảnh khắc). Sau một lúc chỉnh mọi thứ mình bắt đầu công việc ?oghi hình gián tiếp mặt trời?, việc rất hiếm khi có dịp làm. Liếc qua đồng hồ lúc này đã 16h50, pha khuyết cực đại đang dần diễn ra trước mắt.
    ?oTay giấy tay máy? và ghi bức hình đầu tiên:
    [​IMG]
    Sáng kiến bỏ tờ giấy vào nắp hộp cứng cho dễ thao tác và giảm chói:
    [​IMG]
    Xoay thị kính hướng thẳng xuống đất để ghi hình cho dễ, bộ chuyển hướng 90 độ tỏ ra cực kì hiệu quả trong lúc này:
    [​IMG]
    Bỏ ra vài phút để chụp cả chung cả hệ kính để mọi người dễ hình dung nè, phía đầu kính kia mặt trời đang sáng chói:
    [​IMG]
    Tạm gác cái ?omàn hứng? tạm trên thành lang cang, các bạn chú ý ảnh nhật thực đang in rất to trên màn vì để ở khoảng cách khá xa, thế này mới hiều hơn vì sao phép chụp ảnh thiên văn bằng CCD hoặc máy DSLR độ bội giác không có ý nghĩa:
    [​IMG]
    Okie, đã đến thời điểm cực đại rồi, mình bắt đầu công việc chính là ghi hình ?ogián tiếp? cận cảnh anh nhật và chị nguyệt đang hòa vào nhau ^^ (cảnh này mà chụp hoặc nhìn trực tiếp là coi như xong với CCD hoặc mắt ngay, hihi). Mình bắt đầu chỉnh thông số máy và có lẽ thông số quái gỡ đáng chú ý nhất chính là focus, vì đây là thể loại chụp ảnh thiên văn có lẽ là độc nhất khi phải dùng focus macro để chụp. Nên nhớ rằng ta đang chụp gián tiếp lại một ảnh in trên màn mà khoảng cách tử máy ảnh đến màn chỉ 20-30cm. Trong việc xoay trở ?otay máy tay giấy? kèm chỉnh bám nhật động làm mọi việc đôi khi khó khăn và gây mỏi, vẫn ước mong có một cô bé đồng nghiệp nào cùng mình thao tác lúc này chắc sẽ dễ hơn và thú vị lắm nhé, hihi.
    Đây là 3 bức ảnh mình ưng ý nhất trong một loạt ảnh ?ogiác tiếp cận cảnh? của pha khuyết cực đại. Sau khi chụp xong khâu hậu kì nhờ đến Ps tinh chỉnh cân bằng trắng lại (white balance) để có một phong nền hoàn toàn đen. Trong cũng giống chụp trực tiếp bằng kính lọc (solar filter) chứ phải hông nè:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong khi dùng bàn tay để kiểm tra xem đối tượng nhật nguyệt đã vào trường nhìn ống kính chưa, mình chợt nảy ra ý tưởng này về kiểu ảnh nghệ thuật mà hiếm khi có dịp tuyệt vời thế này, thử xem nhé! Hai bức ảnh sau đây xin được đặt tên ?oNhật nguyệt trong bàn tay tôi?
    Khép bàn tay:
    [​IMG]
    ?oNhật nguyệt trong bàn tay tôi?
    Mở bàn tay:
    [​IMG]
    ?oNhật nguyệt trong bàn tay tôi?
    Kết thúc việc chụp gián tiếp ở đây. Ánh nắng vẫn còn chói chang ? trong lúc chờ hoàng hôn khi mặt trời chỉ còn cách chân trời vài độ, ánh nắng dịu hẳn mình tranh thủ xuống làm chén cơm vì thấy xót ruột quá.
    17h40, khi ánh nắng đã rất nhạt, mình quay lại vị trí quan sát chỉ với máy ảnh trong tay, lần này mình sẽ chụp thử một loạt ảnh trực tiếp với zoom tele. Chỉ là thử nghiệm nên mình cũng không mong kết quả thật tốt. Sau gần 10 phút ?ongắm ngắm, bấm bấm? gây chú ý của vài người khách đứng trên bancol khách sạn kế bên, mình đã chụp được một loại ảnh với nhiều thông số khác nhau (đổi thông số liên tục nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc chụp mặt trời: tốc độ nhanh, khép chặt khẩu độ, ISO nhỏ nhất). Khoảnh khác mặt trời chỉ còn cách chân trời 2-3 độ thật tuyệt vời, dễ phối cảnh và đúng là thử thách chạy đua thời gian khi nó đang lặn xuống sau những hàng cây phía xa (cách 200-300m vị trí mình đứng) rất nhanh, mỗi cú bấm máy mỗi khác. Lúc chụp không có thời gian check lại hình cho đến khi chép những ảnh này vào máy, mình mới nhận ra điều tuyệt vời của những giây phút chót này, đây mới thực là những ảnh mình thích nhất và nghệ thuật nhất trong buổi chụp hôm nay, tuyệt vời.
    Trong số mười mấy ành, mình xin trích ra 4 ảnh mà mình cho là đẹp nhất để chia sẽ với mọi người, thêm khung vào cho có chất nghệ thuật tí:
    Theo mình bức này đẹp nhất về khoảnh khắc kết hợp với sự phối cảnh của những vợn mây nơi chân trời, hàng cây và màu sắc đúng với tự nhiên. Bức ảnh này cùng các bức sau mình để màu hoàn toàn tự nhiên:
    [​IMG]
    Đây là bức ảnh khép khẩu độ tối đa F8, mình không thích bằng:
    [​IMG]
    Thấp xuống một tí:
    [​IMG]
    Thấp tí nữa, dần khuất sau hàng tràm:
    [​IMG]
    Lặn mất rồi ? chút luyến tiếc sau hàng cây :)
    [​IMG]
    Quang cảnh rộng hơn của buổi hoàng hôn đặc biệt:
    [​IMG]
    Kết thúc một buổi chiều đầu năm tuyệt vời với những bức ảnh quý giá, xuân vui lòng càng vui. Một món quà, lì xì đầu năm của thiên nhiên mà mình khó lòng quên được!
    Orion Don
    www.vietastro.org

  2. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi Lulin đang ở gần Sao Thổ (đặc biệt trong đêm 23/2 tới). Hầu như kính thiên văn và ống nhòm mọi kích cỡ đều có thể nhìn thấy được sao chổi này ngay cả ở trung tâm Sài Gòn. Ở các vùng nông thôn trời tối cảnh sẽ còn đẹp hơn nhiều.
    Bản đồ vị trí, hình ảnh và thông tin về Lulin:
    http://media.skyandtelescope.com/documents/Comet_Lulin_Feb13.pdf
    http://www.cloudynights.com/ubbthreads/showflat.php/Cat/0/Board/planets/Number/2828548/page/0/view/collapsed/sb/5/o/all/fpart/9
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cấp sao của Lulin là khoảng 6 nhìn qua ống nhòm và kính thiên văn chỉ có thể thấy là 1 đốm sáng nhỏ mờ, dựa vào đặc tính này có thể phân biệt được với các sao khác.
    Đây là ảnh lunin vừa chụp tối hôm thứ 7 tại Bình Dương với kính 6in + máy ảnh canon 40D
    Ảnh đơn chưa qua xử lý tăng cường ảnh :
    ISO 800 phơi sáng 50s
    http://i261.photobucket.com/albums/ii78/vietastro/Lulin1.jpg
    Chẳng có dáng gì của 1 sao chổi nếu không biết trước nó là đốm sáng nhòe ở giữa hình
    Ảnh đã qua xử lý: ghép chồng 2X50s ISO 1600 + 1x50s ISO 800
    [​IMG]
    Không xử lý được để thấy nổi đuôi của nó, nhưng thấy rõ phần đầu với màu xanh rất đẹp
  4. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ảnh này gần giống những gì nhìn được qua ống nhòm từ trung tâm thành phố, nhưng sáng hơn một chút.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết ảnh chụp từ máy ảnh Canon 40D kết hợp kính 6 inch và ghép chồng 3 ảnh (2 ISO 1600 và 1ISO 800) khác nhìn từ ống nhòm bằng mắt thường thế nào ko? Không thể nhìn từ ống nhòm trong trung tâm TP mà trông gần giống thế được bạn ạ!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 26/02/2009
  6. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói là nói cái ảnh đơn chưa qua xử lý. kô nói cái ảnh ghép chồng. Cậu có chịu đọc kỹ đâu, hơi vội vàng khi chỉ trích người khác đấy.
  7. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    mà mẹ ơi. mấy bố trên này sao nóng đầu thế!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng chỉ trích gì bạn cả, chỉ bảo thế thôi, bạn nên xem xét lại những gì mình đã nói chứ. Cứ cho là bạn so với cái ảnh mờ phía trên thì cái ảnh mờ đó cũng chụp bằng Canon EOS 40 qua kính phản xạ 6 inch, phơi sáng 50s (chứ không phải là phơi sáng 15s bình thường như mấy loại máy số du lịch), ISO là 1600 chứ không phải 800 như anh Fairy ghi. Bạn đã chụp thử hình ảnh bầu trời với dàn thiết bị như thế bao giờ chưa? Cấp sao của Lulin tầm khoảng +6, với một ống nhòm tốt bạn thường chỉ có thể nhận ra đó là một chấm mờ chẳng khác gì những ngôi sao và nói chung ít người có được lòng kiên nhẫn và cặp mắt đủ tốt để theo dõi sao chổi này qua ống nhòm trong thời gian dài cả! Còn chắc chắn không thể so nhìn qua ống nhòm với bức ảnh kia được!
  9. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    bớt nóng đi Hạ ơi, người ta cũng có nói là ảnh sáng hơn so với nhìn bằng ống nhòm mà.
  10. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Dù không muốn nhưng tôi đành tiếp tục tranh cãi với cậu, bởi vì cậu nói thế này có thể làm cho nhiều người tưởng nhầm và chẳng ai muốn bỏ công đi tìm xem sao chổi làm gì nữa. Cậu nói mấy câu trên này là sai toét và chứng tỏ là cậu chưa hề nhìn thật mà chỉ nói mò thôi. Thứ nhất nó không phải chỉ là một chấm mờ mà là cả một đám mờ to đùng ra đấy. Thứ 2 không phải là nó "chẳng khác gì những ngôi sao" mà là khác hoàn toàn. Thứ 3 nếu cậu tin tưởng vào cái kính 6-inch đến vậy thì tôi có thể kể cho cậu là nhìn qua ống nhòm 10x50 của tôi thì quầng sáng của sao chổi này còn lớn hơn trong bức ảnh đơn ở trên kia đấy, mặc dù là phần lõi thì không sáng bằng (nếu cậu rảnh tôi mời cậu đến xem cùng tôi). Để nhìn 1 sao chổi lớn như Lulin thì kính tv cỡ 6inch chưa chắc đã đọ được với ống nhòm cỡ vừa thậm chí nhỏ đâu. Cuối cùng cậu nói đến lòng kiên nhẫn là đúng đấy vì cậu không có nhiều đâu. Nếu muốn giỏi quan sát thiên văn thì cậu sẽ cần nhiều lòng kiên nhẫn hơn đấy.

Chia sẻ trang này