1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác tin là thế thì bác cứ giữ ý kiến của bác. Cái ống nhòm 10x50 và cặp mắt của bác chưa là gì đâu, đừng nên so sánh với cả dàn máy của HAAC (và cũng đừng nghĩ là nhìn qua ống nhòm còn "to" hơn thế). Nếu có khả năng bác thử chụp ảnh một vật thể nào đó qua ống nhòm để tôi và mọi người được thưởng thức.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Loại kính thiên văn mà HAAC sử dụng để chụp những bức ảnh trên là Orion sky view 150. Đây là loại kính tổ hợp chế tạo theo chuẩn Maksutov-Cassegrain có đường kính vật kính là 150mm (khoảng 5.9 inch) và tiêu cự 1800 mm.
    Đây là ảnh chụp tinh vân Orion M42 (có độ sáng là +4 nếu tôi nhớ ko nhầm) tại ISO 800, phơi sáng 150s:
    [​IMG]
    Với máy ảnh Canon IXY 700 tôi cũng chụp đc 1 ảnh tinh vân M42 tương tự nhưng độ zoom 1x (gần tương đương góc nhìn mắt người):
    [​IMG]
    Tại độ zoom 9x (gần tương đương so với ống nhòm 10x của bác), tinh vân M42 có dạng hồng như sau:
    [​IMG]
    Bức ảnh trên được chụp tại ISO 800, phơi sáng tối đa 15s. Điều này cho thấy bức ảnh chụp từ hệ thống kính+máy ảnh của HAAC có chất lượng "khủng" hơn hẳn. Tầm zoom của dàn máy này trong ảnh chí ít cũng vào khoảng 100x. Với kích thước cảm biến 22.2 x 14.8 mm và tiêu cự kính 1800 mm, hệ sẽ có góc nhìn khoảng 28 phút, nhỏ hơn góc nhìn Mặt trăng một chút(khoảng 30 phút). Tất nhiên điều này dẫn đến việc trường nhìn tạo bởi hệ sẽ nhỏ hơn trường nhìn qua ống nhòm nhưng đồng nghĩa với đó là tầm zoom sẽ lớn hơn. Độ phân giải ảnh tạo bởi hệ kính thiên văn cũng cao hơn rất nhiều.
    Độ sáng của sao chổi Lulin +6, mờ hơn tinh vân Orion 6.3 lần, chỉ tương đương độ sáng vệ tinh Europa của sao Mộc. Với một thiên thể như thế bạn có thể quan sát đc qua ống nhòm 10x50 nhưng sẽ rất mờ và hoàn toàn ko thể gọi là "to đùng một đám" theo đúng nghĩa. Đặc biệt, trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng ở trung tâm TP, khả năng nhìn thấy đc quầng bụi bao quanh Lulin là điều ko thể, có chăng chỉ nhìn thấy đc Lulin giống như một ngôi sao mờ và nhạt màu. Tôi cũng có dành 1 buổi đêm để quan sát sao chổi này với 1 ống nhòm nhỏ mượn của bạn, loại 7x và một máy ảnh du lịch cùng 1 máy tính xách tay đc trang bị phần mềm Stellarium. Tuy nhiên tôi rất thất vọng về kết quả quan sát: rất khó khăn khi định vị và nhìn đc sao chổi này qua ống nhòm, ảnh chụp định vị mò qua máy ảnh (ISO 1600, phơi sáng 15s) cũng rất nhiễu và Lulin ko khác gì một chấm mờ hòa cùng với những "nhiễu ảnh" tạo bởi máy. Như thế chắc chắn là tôi thua bác về mặt kiên nhẫn rồi!
    Có thể phán đoán chất lượng ảnh tạo bởi hệ ống nhòm + mắt như của bác sẽ tương đương với hệ kính thiên văn + máy ảnh với các thông số sau: zoom 10x, ISO khoảng 200, phơi sáng: vài giây. Nếu đem so sánh với bức ảnh của HAAC (ISO 1600, zoom khoảng 100x và phơi ság tới 50s) thì rõ ràng nhìn qua ống nhòm là kém hơn thấy rõ.
    Đây là ảnh Mặt Trăng cũng chụp bởi hệ kính + máy ảnh của HAAC như trên. Nếu cropsize và sử dụng zoom kĩ thuật số, hình ảnh các miệng hố trên Mặt Trăng sẽ hiện ra rõ và to hơn trên ảnh nhiều lần!
    [​IMG]
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 04/03/2009
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 04/03/2009
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chú ý thêm là bức ảnh chụp Mặt Trăng phía trên chỉ có thời gian phơi sáng là 0.1s, ISO 160.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sài gòn lại mưa, lạ cho cái mùa khô này.
    Đây là tấm ảnh CLB Thiên Văn HAAC chụp Sao Thổ vào 22/2
    Lúc này vành Sao Thổ có độ nghiêng rất ít nên nhìn quá kính như một vạch thẳng chán chết.
    Sử kính Orion 150mm và Canon 40D
    Chụp liên tiếp hơn 10 tấm để sau đó xử lý với phần mềm.
    [​IMG]
    Sử dụng phần mềm chuyên xử lý ảnh cho thiên văn Registax. Load 10 frame liên tiếp vào và nhấn nút cuối cùng ảnh ra được như thế này.
    [​IMG]
    Muốn xử lý đẹp hơn thì buộc phải tìm hiểu thêm về xử lý ảnh và tự chỉnh các thông số chứ để auto cho phần mềm chỉnh thì không hoàn hảo được. Tuy nhiên mọi người có thể thấy được khoảng hở trước và sau của vòng Sao Thổ mà mắt thường nhìn qua kính thiên văn khó mà nhận ra được ngay thời điểm này vì độ nghiêng là rất nhỏ.
    Thời điểm này Sao Thổ xấu òm, đành phải chờ vài tháng nữa khi vành nghiêng đi hi vọng sẽ có những bức hình đẹp hơn.
    ---------------------
    Thêm một bức ảnh nữa chụp sao Sirius.
    Để tạo hiệu ứng sao lóe sáng 4 cánh, căng 2 sợi dây chéo nhau thành hình chữ thập lên ống kính, phương pháp này học được trong sách dạy chụp ảnh thiên văn. Nhìn qua thị kính cũng thấy được 4 cánh như vậy.
    Chụp và kết quả đây! Ảnh sao Sirius thật đẹp .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bác nào giỏi vậy lý cho tôi hỏi sao các cánh sao (theo chiều sợi dây) lại có màu cầu vồng như vậy ?
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi đây là một dạng giao thoa. Các cực đại ánh sáng bộc lộ điều đó. Nếu lấy kích thước dây nhỏ hơn thì có thể làm giảm bước của các cực đại. Bạn thử xem.
  6. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp nét quá!
  7. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời! Ảnh đẹp quá! Tuyệt vời!!!!!!!!!!!!
  8. sirquocdai

    sirquocdai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Đây là mô hình hệ mặt trời?Mô phỏng bàng flash.nếu ai cần thì liên hệ với mình .
    http://videoonline.xm.com/Hemattroi.swf
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vào sáng 22/07/2009 sẽ diễn ra nhật thực toàn phần với khu vực quan sát được nhật thực toàn phần là mội dải hẹp phâ?n bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Bhutan, Myanmar, Trung Quốc rồi tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Đây sẽ là nhật thực toàn phần với thời gian dài nhất trong thế kỉ 21 với thời gian 6 phút và 36 giây.
    Việt Nam nằm ngoài dải quan sát toàn phần này nên chúng ta chỉ quan sát được nhật thực một phần.
    [​IMG]
    Nguyên nhân diễn ra nhật thực.
    Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên, khi Mặt Trăng đi vào vùng giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất hoàn toàn Mặt Trời(nhật thực toàn phần) hay chỉ che một phần Mặt Trời(nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên). Mỗi năm ít nhất có khoảng 2 lần nhật thực, và lần nhật thực kế tiếp đây sẽ vào ngày 15/01/2010.
    [​IMG]
    Ảnh nhật thực vào ngày 26/01/2009 - Nguyễn Tuấn
    Diễn biến nhật thực 22/07/2009
    Nhật thực sẽ diễn ra vào sáng ngày 22/07/2009, ở Việt Nam các địa phương càng về phía Bắc sẽ quan sát được nhật thực với độ bị che phủ của Mặt Trời lớn hơn các tỉnh ở phía Nam. Nhật thực bắt đầu khoảng 7h10?T và kết thúc vào khoảng 9h20?T.
    [​IMG]
    Bản đồ % độ che của mặt trời ở Việt Nam. Càng lên phía bắc mặt trời bị che càng nhiều.
    Ở TP. Hồ Chí Minh, nhật thực bắt đầu diễn ra vào lúc 7h17?T, đạt cực đại với độ che phủ của Mặt Trời là 27,4% vào lúc 8h13?T và kết thúc vào lúc 9h16?T.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng độ khuyết tối đa của Mặt Trời quan sát được tại TP.HCM vào lúc 8h13?T
    Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu vào lúc 7h06?T, độ che phụ cực đại khoảng 67,5% vào lúc 8h11?T.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng độ che phủ tối đa tại Hà Nội
    Hướng dẫn quan sát Nhật Thực.
    Tuyệt đối không nhìn Mặt Trời nếu không qua các thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, vì mắt bạn có thể bị thương tật vĩnh viễn do các tia bức xạ của Mặt Trời.
    1- Phương pháp quan sát trực tiếp
    Không được sử dụng các loại kính râm, các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói v.v? các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo NASA). Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời.
    An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14, kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước có thể sử dụng được nhưng cho chất lượng ảnh không tốt.
    Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực.
    (CLB thiên văn nghiệp dư tp.hcm có cung cấp kính quan sát mặt trời, và phim lọc mặt trời).
    2- Phương pháp quan sát gián tiếp:
    + Phương pháp quan sát qua màn chắn:
    Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.
    [​IMG]
    Có thể phát triển thành hộp quan sát nhật thực để quan sát được tốt hơn.
    [​IMG]
    Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm. Hướng ống kính về phía Mặt Trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng.
    [​IMG]
    + Phương pháp dùng chậu nước pha mực:
    Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.
    Nguyễn Tuấn - HAAC
    ----------------------------
    Tài liệu tham khảo:
    +Trang web hướng dẫn quan sát nhật thực của NASA:
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/eclipse.html
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEhelp/safety2.html
    +Sky and Telescope: http://skytonight.com
    +www.eclipse-glasses.com
    CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM có cung cấp kính xem mặt trời, và phim lọc mặt trời sử dụng cho kính thiên văn và ống nhòm. Sản phẩm được làm từ vật liệu chuyên dùng sử dụng cho quan sát thiên văn được nhập từ Mỹ.
    [​IMG]
    Giá của kính quan sát nhật thực: 25.000đ/ cái
    Xin liên hệ Nguyễn Anh Tuấn
    ĐT: 0989.071359
    YM: fairydream81
    Email CLB: hcmc.astroclub@gmail.com
    Bảng diễn biến nhật thực tại các địa phuơng ở Việt Nam
    http://vietastro.org/haac/images/stories/kienthuc/phothong/nhatthuc22_07_2009.gif
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 10/06/2009
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thông báo về quan sát nhật thực 22/7
    Các chương trình quan sát tập trung bắt đầu từ 7h sáng 22/7
    Tại TP.HCM : CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM - HAAC sẽ tổ chức quan sát tập trung, hướng dẫn mọi người quan sát nhật thực với kính quan sát nhật thực an toàn của CLB, và qua kính thiên văn tại Nhà thiếu nhi thành phố, cổng 36 Lê Quí Đôn Q3.
    Thông tin thêm liên hệ: chủ nhiệm CLB Nguyễn Anh Tuấn 0989071359
    Hoặc website: www.vietastro.org
    Tại Đà Nẵng: CLB thiên văn bách khoa - PAC sẽ tổ chức quan sát tại bãi biển Phạm Văn Đồng với các kính quan sát nhật thực an toàn
    Thông tin thêm xin xem tại www.thienvanbachkhoa.org
    Tại Hà Nội : Khoa vật lý trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại đài thiên văn của trường.
    Thông tin thêm xin xem tại
    http://vatlysupham.hnue.edu.vn/viewtopic.php?f=154&t=6373
    Mọi người quan tâm đến nhật thực đều có thể tham gia các chương trình quan sát này.
    Xin chú ý: nên tìm hiểu các phương pháp quan sát nhật thực an toàn như ở các bài trên: các loại vật liệu có độ an toàn cao có thể dễ tìm như: kính của thợ hàn loại số 14, ruột của đĩa mềm máy tính chập 2 lớp lại. Không nên dùng phim X-quang, phim chụp ảnh bị lộ sáng mặc dù có thể làm ảnh mặt trời không bị chói nhưgn theo phân tích của NASA, các tia bức xạ như hồng ngoại, tử ngoại vẫn có thể xuyên qua gây hại cho mắt.
    Tuyệt đối không dùng kính râm, kính đen để quan sát nhật thực.(Rất tiếc là có 1 CLB thiên văn đã phát biểu là dùng kính râm để xem )
    Đó là các khuyến cáo cho bởi các trang web uy tín như của NASA

Chia sẻ trang này