1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Gửi các bác mấy tấm hình chụp nhật thực sáng nay:
    Chụp bằng máy ảnh KTS, có tấm phim che ống kính lúc chuẩn bị nhật thực. Mặt trời bị mây che hầu hết
    Các hình chụp nhật thực hứng ảnh bằng kính thiên văn:

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 22/07/2009
  2. axe105

    axe105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tiiếc quá, hôm qua bận trong phòng nên khi nhớ ra thi nhật thực qua mất rồi.
    nửa đêm nóng không ngủ được vác cái ống nhòm lên hướng lên trời . Máy quá váo thời gian này khi hướng về phía đông thì sẽ quan sát liền một lúc cả 3 hành tinh trong hệ mặt trời:
    Đầu tiên là sao thổ, nhìn rõ sao thổ và 2 vệ tinh của nó. có một cái chấm sáng ngay gần sao thổ nhưng không phải là vệ tinh của nó mà là một mặt trời xa nằm trên nền gần sao thổ.
    Sao hải vương : nằm cạnh sao thổ và bên trên một ngôi sao sang hơn nó. sao hải vương sang khá yếu nên thỉnh thoang biến mất.
    Sao thiên vương: nằm xa 2 ngôi sao trên gần hướng đông. nó khá sáng và nằm trên một cánh cung bao gồm 5 ngôi sao, trong đó sao thiên vương nằm ở dầu trên của cánh cung-phía bên phải.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao Mộc đó bạn không phải Sao Thổ đâu,
    Hôm nhật thực mình loay hoay chạy đi chạy lại để hướng dẫn nên không có chụp ảnh, có ảnh này của một anh bên vnphoto cùng quan sát:
    Hôm đó cũng hơn 200 người quan sát với HAAC tại Sài Gòn
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trời mây kinh, may là sau 8h thấy được một quãng khá dài
    Các cách xem nhật thực ^^
    [​IMG]
    Mây dày nên không nhìn nổi qua kính lọc sáng, vũng nước mưa lại tỏ ra hữu dụng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn thể team HAAC hôm đó gần 15 người hướng dẫn cho hơn 200 người, cực nhưng mà vui
    [​IMG]
  5. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Dạo này ngoài sự kiện nhật thực ra thì ít thấy các bài viết kể chuyện ngắm sao, chắc vì trời đêm nhiều mây?
    Mùa này trời Sài Gòn đúng là nhiều mây thật, làm mình cứ nhớ những đêm hè miền bắc. Giá mà được tự do để hè ở Bắc, đông lại ở Nam mà ngắm sao trời!
    Đợt vừa rồi tôi có chuyến công tác đi Thanh Hoá, mới thêm một lần thấy mùa hè miền bắc thật khắc nghiệt nhưng lại rất tốt cho việc ngắm thiên văn. Đi vào ngày 2 âm lịch, tôi mang theo ống nhòm 10x50, dự định quan sát hoàng hôn, trăng lưỡi liềm, sao Mộc và một số thiên hà M51, M31, M33, M110. Ban ngày nóng 36 độ, trời xanh ngắt (có thể tả cho rõ hơn là xanh không chịu được!), hứa hẹn đêm trời trong. Địa điểm là nhà nghỉ bên quốc lộ 1 ở huyện Tĩnh Gia (không được tốt lắm, vì bị ảnh hưởng ánh sáng của xe chạy trên đường, tuy nhiên thế vẫn là quá tốt so với ở thành phố). Kết quả quan sát được như sau:
    - Mặt trời lặn: lúc mặt trời sắp lặn thì phía tây đùn lên một đám mây lớn, vì vậy hoàng hôn không được hoành tráng như mong đợi
    - Trăng mồng 2: đang đi ra phía núi sau nhà để nhìn trăng thì gặp anh đồng nghiệp đang ngồi uống bia bên đường. không từ chối được. vậy là cũng hết trăng.
    - M51:9h đêm.chòm bắc đẩu nằm khá cao phía trời tây bắc, tuy vây phía đó lại bị phủ một màn mây mỏng làm giảm đáng kể tầm nhìn. Thấy không có nhiều hy vọng, tôi vẫn tập trung nhòm vào vị trí của M51 (gần ngôi sao đầu tiên trên cán gầu của Bắc Đẩu). Nhìn một lúc, màn mây mỏng đi chút ít, có thể thấy một đám sáng rất mờ không hình thù ở đúng vị trí của M51. Như vậy có thể nói là đã thấy, cho dù chỉ là trên ranh giới của sự thấy và không thấy. Dù sao đây cũng là một mục tiêu khó cho ống nhòm nhỏ.
    - 10h đêm. bắt đầu nhìn thấy ngân hà. chỉ mờ mờ chứ không rõ nét. như vậy là trời không được tối lắm, không biết là do ánh đèn từ nhà và đường hay do trời không trong .chắc là do cả hai. chòm Andromeda đã mọc. đã nhìn thấy thiên hà Andromeda - M31.
    - 3h sáng: đêm khuya. trời có vẻ đã trong và tối hơn. trời nhiều sao hơn. M31 đã ở tít trên cao, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhìn thẳng!! (không phải nhìn chệch sang một bên như cách thường phải làm để quan sát các vật thể tối). Qua ống nhòm 10x50, M31 trải ra đến 40% trường nhìn hơn 6 độ của ốnh nhòm, hình dáng như một hình thoi mỏng, có một lõi rất sáng và mờ dần ra 2 phía. Trông như một dải lụa mỏng vắt ngang qua một nền sao, tuyệt đẹp. Thấy rõ M110, một trong hai thiên hà vệ tinh của M31, có hình bầu dục nhỏ, nằm ngay trên lõi sáng của M31. Thiên hà vệ tinh còn lại là M32 vì quá bé nên tôi không để ý, nếu để ý tìm thì chắc là cũng thấy vì nó còn sáng hơn M110.
    - M33: là thiên hà lớn và có độ sáng tổng lớn thứ 2 sau M31 trên bầu trời. nhưng do dàn trải nên độ sáng bề mặt của nó lại nhỏ và nó thành ra tương đối khó nhìn. Tuy nhiên vào lúc 3h sáng và ở vị trí gần đỉnh đầu, nó lại là một mục tiêu khá dễ. Nằm đối xứng với M31 qua sao Mirach của chòm Andromeda, tôi đã tóm được nó rõ ràng dưới dạng một hình bầu dục khá lớn, được đóng khung trong một hình thoi cân tạo bởi 4 ngôi sao mờ.
    - Sao Mộc: lúc 3 rưỡi sáng sao Mộc đã nằm hơi chếch về phía tây. nhìn thấy 3 vệ tinh xếp hàng về cùng một bên của sao Mộc như một cái đuôi, tất cả làm thành hình trông giống như một con rắn to đầu. cả sao Mộc lẫn 3 vệ tinh đều rất sáng.
    - trước khi đi ngủ, tôi ngó nốt sang phía đông để thấy sao Kim sáng nhức mắt. lại nhớ một chuyện từng đọc được trên báo, kể rằng ngày xa xưa khi trên trái đất chưa có ánh sáng điện, đêm đến sao Kim sáng đến nỗi nó có thể soi bóng người và cây cối trên mặt đất.
    Kết luận: một đêm quan sát thiên hà khá thành công! một khi có bầu trời đủ tối, các thiên hà trở nên dễ dàng cho dù chỉ với một ống nhòm nhỏ.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay ông trời trong miền Nam này cà chớn lắm. Nhưng ngay sau nhật thực thì CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM vào tối 25/7 có 1 buổi off ở Bình Dương. Nhà của Orion_Contellation(Đôn) ở thị xã Thủ Dầu Một nên cũng chẳng khác gì TP cả chỉ đỡ ô nhiễm ánh sáng hơn một chút. Lần off này chủ yếu cho anh em tiếp xúc với kính Orion Skypro 6in của Đôn và xem một số cụm sao cũng như Sao Mộc, Sao Kim... Thiên hà M31 không thể thấy bằng mắt thường ở vùng trời như thế này (thật là ghen tị với bác laphroaig ) nhìn qua kính thiên văn nó như 1 đĩa dẹp hình hạt gạo mờ mờ thật chán. CLB cũng cố chụp ảnh thử nhưng kết quả không khả quan.
    Tuy nhiên anh chị em cũng đã có 1 đêm mãn nhãn với kính thiên văn xin để nhìn các đối tượng sáng như Sao Mộc, Sao Kim, M7,M6...và các cụm sao khác.
    Tôi xin post một số ảnh (hình ảnh đang xử lý vẫn chưa xong)
    Cụm sao M6 - Butterfly Cluster nhìn là nhận ra ngay con **** ^^
    [​IMG]
    Một số ảnh hoạt động trong đêm 25/7
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vào thời điểm này, với kính 6 inch và điều kiện nhìn ở Bình Dương, có một thiên hà mà nếu chụp ảnh thì kết quả có thể khả quan, đó là NGC 253 (Sculptor Galaxy)trong chòm Sculptor. Đây là một thiên hà "hàng xóm" của chúng ta, cách Ngân hà "chỉ" khoảng 8 triệu năm ánh sáng. Độ sáng của nó thường được xếp vào hàng Top trên bầu trời (cùng với M31, 33, 81). Đặc biệt vào khoảng thời gian này (tháng 8, 9, 10, 11) ở miền Nam, nó sẽ đi qua vị trí gần thiên đỉnh (khoảng 60-70 độ so với chân trời-trời sẽ tối và trong hơn) vào thời gian loanh quanh nửa đêm.
    Định vị thiên hà này cũng tương đối dễ, hiện nay sau nửa đêm khi chòm Taurus và M45 (Thất nữ?) đã mọc cao về phía đông, ta xuất phát từ đó vạch một đường đi qua chòm Cetus hướng đến chòm Sculptor. NGC253 sẽ nằm quá beta-Cetus (ngôi sao sáng trong chòm Cetus nằm gần chòm Sculptor nhất) một chút. Sẽ rất dễ nếu nhìn trên hình chụp từ Stellarium, nhưng không hiểu sao tôi không gửi kèm file ảnh được. Có thể tìm NGC253 ở góc trên bên phải trong sơ đồ này (kết hợp xem Stellarium để xác định Cetus và Sculptor): http://www.siaris.net/astro/atlas/ChartC-14.pdf
    Thiên hà này có vẻ có độ sáng bề mặt tương đối lớn. Người ta đã chụp được ảnh như thế này với kính 6inch: http://www.astrosurf.com/antilhue/ngc_253_-_sculptor_galaxy.htm
    Có lẽ thiết bị họ dùng phải rất tốt và đây là trong điều kiện quan sát tại Chile (sa mạc, tối, lạnh, độ ẩm không khí thấp). Tuy nhiên với điều kiện tại Bình Dương tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể có được 1 ảnh tương đối sáng. Xin chúc may mắn nếu các bạn quyết định tìm chụp vật thể này.
    Nhân tiện có ai chỉ giúp tôi xem tôi gặp vấn đề gì với việc post ảnh (jpg) không? Tôi luôn bị báo lỗi thế này:
    "Tải file lên TTVNOnline
    Đang tải tệp tin lên.... Mời bạn đợi

    Active Server Pages error ''ASP 0113''
    Script timed out
    /forum/UploadEngine.asp
    The maximum amount of time for a script to execute was exceeded. You can change this limit by specifying a new value for the property Server.ScriptTimeout or by changing the value in the IIS administration tools. "
  8. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Quên mất, tôi cũng đang chờ đợi để xem có nhìn được thiên hà này không. Thời gian cuối tháng 8 (chờ hết trăng), dụng cụ ống nhòm, địa điểm tại nhà ở quận 4 (rất nhiều ô nhiễm ánh sáng :) )
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Để chụp ảnh thì ngoài kính ra còn phải có các thiết bị chụp ảnh ngon, trong đó cần nhất là các kính lọc filter, giúp loại trừ ánh sáng ô nhiễm, tăng cuờng sáng. Ngoài ra còn phải có phuơng pháp chụp nữa.
    Bọn tôi thì chỉ mới tiếp cận với nhiếp ảnh thiên văn nên chưa để chụp như tây đuợc ^^. Hi vọng thời gian sau sẽ có kết quả tốt hơn.
    Đã lâu rồi tôi không còn up ảnh trực tiếp bằng ttvnol mà chuyển sang photobucket rồi copy link. up ảnh trực tiếp với ttvnol giới hạn file <200KB và đôi khi có lỗi như bác nói.
  10. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ vậy đâu. ảnh M42 các bạn chụp ở trang trước có kém gì tây đâu!
    Filter chỉ dùng cho tinh vân là cùng thôi. không nên dùng cho thiên hà. vì độ sáng các thiên hà quá yếu nên mọi kính lọc đều sẽ làm giảm độ sáng. hại nhiều hơn lợi.

Chia sẻ trang này