1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cuối tháng 8, mình và một số bạn trong CLB HAAC đi núi Bà Nà - Đã Nẵng, hi vọng sẽ chụp được dải ngân hà ^^. Mấy nay thời tiết tệ thật.
  2. conchaucaccu

    conchaucaccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hay đấy. Mình chưa bao giờ thấy ảnh chụp các ngôi sao đẹp như thế!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cuối tuần qua tôi và một số bạn ở HAAC đã có chuyến đi Hội An và Bà Nà (Đà Nẵng) chụp được khá nhiều ảnh thiên văn. Tuy nhiên do chân đế motor bám nhật động bị hư nên ko chụp được ảnh có độ phơi sáng lâu của ngân hà, và M31 như dự kiến.
    Dải Ngân Hà ở Hội An
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    M31 nhìn rất rõ như một đốm mờ bằng mắt thường, và có dạng đĩa khi nhìn qua ống nhòm. Tiếc là ko có motor bám nhật động để chụp với ống tele.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ảnh chụp ở đỉnh Bà Nà, một nơi lý tưởng để quan sát thiên văn.
    [​IMG]
    Phần Ngân Hà đẹp nhất ở đuôi Bò Cạp và chòm Cung Thủ
    [​IMG]
    Ánh sáng từ ngọn thám viễn thông và tòa nhà vẫn không lấn át được vẻ đẹp của Ngân Hà. Trong ảnh này phần cong cong của chòm Nam Miện cùng với một số sao của chòm Cung Thủ làm thành 1 trái tim rất đẹp.
    [​IMG]
    Đoàn HAAC - Dù thuê phòng nhưng chúng tôi mang theo lều và dựng trại ở ngoài trời để quan sát. Điều đáng tiếc nhất ngoài việc chân đế motor bị hỏng là không có nguồn pin dự phòng cho máy ảnh, nên quá trình chụp ảnh thiên văn chỉ kéo dài từ 8h tối đến 12h là hết pin. Dự định chụp ảnh star trails cũng không thực hiện được.
    [​IMG]
    Chòm sao Draco.
    Tuy không vào cực điểm của sao băng nhưng cứ khoảng vài phút lại có 1 ánh sao lóe lên. Ở nơi này nếu vào dịp mưa sao băng thì không biết bầu trời sẽ đẹp đến nhường nào.
    Tuy nhiên, hình như vùng trời này là nơi giao của các đường bay hay sao? mà rất nhiều máy bay bay ngang dọc.
    [​IMG]
    Trăng trên núi.
  5. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng các bạn đã chụp thành công ảnh ngân hà. ảnh rất đẹp!thấy được là thiên hà của chúng ta cũng to, đẹp, và lại còn nhiều màu sắc ra phết :)
    Tôi thích nhất là ảnh M31, chỉ dùng ống kính máy ảnh mà chụp được như vậy ư, tài thật.
    Từ lõi sáng của M31, dịch một chút xíu theo hướng vuông góc về bên trái, có một đám mờ nhỏ, có khả năng đó là M110 cũng lên hình trên ảnh của bạn. M32 có lẽ là một trong những đốm sáng sát phía trên bên phải của lõi M31.
    Tôi thì vẫn chưa nhìn được ngc253 từ thành phố bằng ống nhòm (10x50). hiện đã có ống nhòm 20x80. hy vọng sẽ sớm thành công. cuộc đi săn vẫn tiếp tục :)
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    M31 kích thước biểu kiến rất rộng cạnh dài của nó lên đến 178 phút góc - 3 độ gấp 6 lần đường kính của Mặt Trăng. Nếu có motor bám nhật động để chụp ảnh phơi sáng lâu hơn nữa với ống tele thì có lẽ sẽ thu được ảnh như Tây chụp như thế này
    [​IMG]
    Ảnh này họ chụp phơi sáng 747 giây với ống tele 300mm cùng thông số với lens tele mà tôi mang theo định chụp. Nhưng chụp tele thì phải có motor bám nhật động ổn định mới được.
    Còn ảnh trên thì chụp với ống wide 50mm -> M31 trong ảnh nhỏ hơn mắt mình nhìn. Thông số Phơi sáng 20 giây và thu nhỏ ảnh lại để nhìn bớt thấy nhật động ^^.
    Chắc bọn tôi sẽ phải đi bà nà hoặc phan thiết nhiều nhiều để luyện nghề ^^
  7. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Đi Phan Thiết hay đấy, tôi thấy ở Mũi Né có mấy đồi cát trắng tên là Bàu Trắng ấy, rất rộng, rất vắng người, cách những cái resort sáng chói mắt của Mũi né hơn 20km. Ở đó đêm đến chắc là thôi rồi! Ta tìm nhà dân hoặc nhà nghỉ đâu gần đó ở nhờ. đêm ra xem.
    Bà Nà thì trông ảnh của các bạn thấy cũng được. nhưng tôi băn khoăn đó là khu du lịch, xung quanh có nhiều đèn, với M31 thì được nhưng với những thứ mờ hơn nữa thì liệu có được không?
    Một nơi nào đó trên Tây Nguyên chăng? tôi lên đó thấy trời rất tối, nền trời gần như là màu đen 100% cho dù là có trăng halfmoon.
    Rừng Cát Tiên? Không xa Sài Gòn, mà không khí trong rừng lớn thường rất tĩnh và tốt cho thiên văn. Nếu quan sát về các hướng Bắc, Đông, Tây thì chắc sẽ không bị ảnh hưởng ánh sáng của Sài Gòn.
    Còn nơi nữa tôi muốn thử đến xem thiên văn là ở ngoài đảo. Phía nam này chúng ta có Côn Đảo và đảo Phú Quý ở Bình Thuận. Có lẽ đảo là nơi tốt hơn cả chăng?
    Nói đến đây thì tôi lại không thể nào không nghĩ đến sa mạc Tân Cương hoặc núi tuyết Vân Nam nơi đang có đài thiên văn lớn nhất châu Á, nơi 1 năm có gần 300 ngày không có mây...lại còn thảo nguyên Mông Cổ nữa chứ - sao không mơ?
    Chắc khi nào ta phải đi cùng nhau một chuyến nhỉ?
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @laphroaig:
    Chắc bác đã đi rất nhiều nơi . Bà nà thì đúng là giờ đèn rất sáng. Bọn tôi phải di chuyển đến bên cạnh 1 tòa nhà đang xây để chắn sáng. Năm sau có lên nữa chắc khó quan sát khi họ đã hoàn thành xây dựng cả khu. Nhưng mặc dù bị sáng như như các bác xem trong cái hình có cái tháp viễn thông, bầu trời vùng núi rất trong nên vẫn quan sát các sao rõ.
    Phan thiết thì tôi có đi mấy lần nhưng toàn xui là vào những ngày mưa bão. Nhưng có lẽ đây sẽ là địa điểm sau này sẽ thường đến vì gần Sài Gòn. Các vùng biển thì phụ thuộc vào thời tiết nhiều hơn vùng núi, dễ bị mưa bão.
    Ra nước ngoài thì là niềm mơ ước của tôi và rất nhiều anh em, nhưng chắc chắn sẽ thực hiện. Hiện tôi và nhiều bạn có kế hoạch sẽ đi quan sát nhật thực toàn phần ở Indo vào 2016. Hiện nay thỉnh thoảng quốc tế có tổ chức các astronomy camp, vấn đề là chưa có đủ kinh phí... nếu có thì chắc chắn sẽ thực hiện ước mơ của mình. Bầu trời ở sa mac và các vùng vĩ độ cao thật tuyệt.
  9. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Đi Indonesia xem nhật thực năm 2016 thì tôi tin sẽ dễ dàng. còn 7 năm nữa, tới lúc đó có lẽ các bạn đã giàu rồi, hơn nữa khi đó mạng lưới hàng không giá rẻ trong khu vực sẽ hoàn thiện hơn bây giờ. đi một chuyến tới đó chắc cũng không đắt hơn đi trong nước. khéo cả câu lạc bộ các bạn có thể cùng đi ấy chứ.
    Nhưng 7 năm nữa thì lâu quá. "trong thời gian chờ đợi" chúng ta có thể đi đâu đó ngắm sao được chứ nhỉ. hay là 3 năm nữa ta đi Mông Cổ một chuyến - 1 năm 260 ngày không mây, và tầm nhìn xuống đến sát chân trời vì địa hình bằng phẳng. Gần và rẻ hơn thì ta đi Lệ Giang (bên box du lịch người ta đi ầm ầm). Cách Lệ Giang chỉ 20km là đài thiên văn Lệ Giang http://adsabs.harvard.edu/abs/2002BASI...30..881T , http://www.zhaopei.com/en/2039.html , tuy nhiên ở độ cao hơn 3000m trên núi tuyết thì trời sẽ rất lạnh và ảnh hưởng kha khá đến các dụng cụ nghiệp dư của chúng ta (co giãn do nhiệt và đọng sương bên trong kính). Nhưng, dù gì thì gì, với người ngắm sao thì cả hai nơi này đều là thiên đường! Ta đi chứ nhỉ? để dành tiền 3 năm đi đâu mà chẳng được. Mang được kính lên đấy, tự nhiên ta sẽ thấy kính của mình mạnh lên gấp cả chục lần so với ở thành phố. Kính nhỏ thành như kính lớn. Kính tồi nhìn từ đó còn tốt hơn nhiều kính xịn nhìn từ SG. Còn chần chừ gì nữa, khéo đi rồi không muốn về :)
    Tạm gác chuyện đó lại. Hôm nay tôi có chuyện để kể về "thiên văn tại nhà" đây:
    Hôm qua là một ngày đáng nhớ. Gần 7h tối về nhà, thấy mặt trời đã lặn, và ở gần chân trời phía Tây có một ngôi sao sáng màu vàng phía bên dưới Spica. Nghĩ là sao Thổ, tôi vào lấy ống nhòm 20x80 ra thử xem có nhìn được vành không. Chỉ thấy một chấm sáng hơi loé. Vẫn nghĩ là sao Thổ, nhưng không định thất vọng vì không ai lại đi trách ống nhòm 20x không nhìn được vành sao Thổ cả. Tuy nhiên khi vào kiểm tra trên stellarium thì đó không phải là sao Thổ mà là sao Thuỷ. Vậy là lần đầu tiên tôi đã thấy sao Thuỷ (mà biết đấy là sao Thuỷ). Cũng hơi tiếc là không có một kính thiên văn tốt để nhìn được hình dáng đầy hay khuyết của nó. nhưng dù sao với các hành tinh thì không có gì phải vội, đợi đến già nhìn cũng vẫn được. còn hiện nay thì phải chạy đua với thời gian để nhìn thấy càng nhiều thiên hà càng tốt, trước khi thị lực giảm dần khi bước qua tuổi 30.
    Buổi tối tiếp tục thú vị với việc sửa được ống nhòm 20x80, với hướng dẫn từ xa của người bán. Ống nhòm bị một vật lạ chắn đường đi ánh sáng ở một bên mắt, làm bên đó bị mất khoảng 10% ánh sáng. Đã mở được ống nhòm và gắp được vật lạ ra mà không bị lệch trục.
    NGC253! 2h sáng. mang ống 20x80 xuống nhà ngắm sao. trăng đã lặn. NGC253 đang ở ngay gần thiên đỉnh, là lúc tốt nhất để nhìn được thiên hà này. trời nhiều mây và có một làn hơi nước mỏng, tuy nhiên thỉnh thoảng lại được vài phút trời trong. đã vài lần tìm NGC253 bằng ống 10x50 từ nhà và từ Bình Chánh trong điều kiện trời trong hơn nhiều mà không thấy được. Lần này tôi thử bằng 20x80. Và nhìn thấy, từ Q4! NGC253 thường được mô tả giống như một lưỡi dao (dagger) ánh sáng hoặc một đồng xu bạc (silver coin). Tôi thấy được phần trung tâm sáng nhất của nó, như một vạch sáng mờ nằm bắt chéo xuyên qua một tam giác dẹt tạo bởi 3 ngôi sao khoảng cấp 8-9, nằm gần một cặp sao cấp 8-9 khác. Lúc nhìn, tôi đã chắc 90% là nó. Lúc sau về kiểm tra lại trên Stellarium, thấy vị trí các sao xung quanh chính xác như đã nhìn thấy, chính xác như là 101% vậy. Có lẽ ống nhòm 20x80 mạnh hơn 10x50 quá nhiều (ống nhòm 20x80 hoạt động tương đương một kính thiên văn 113mm ở độ phóng đại 20x, nhưng vì nhìn bằng hai mắt nên não người xử lý được thông tin tốt hơn do vậy dễ phát hiện các vật thể mờ hơn) và vị trí đối tượng ở sát thiên đỉnh đã giúp cho việc quan sát dễ dàng hơn. Điều tuyệt vời là nhìn thấy NGC253 trong điều kiện quan sát không phải là thật tốt. Có nhiều đêm trời còn trong hơn nhiều. hứa hẹn sẽ nhìn rõ hơn. mà đấy còn là ở trung tâm thành phố. ở ngoài xa sẽ còn rõ đến thế nào nữa.
    Như vậy là đã nhìn thấy được một mục tiêu quan trọng trong những hoàn cảnh quan sát tương đối khó. Các mục tiêu tiếp theo có lẽ sẽ là M77, M74 và NGC247 - nằm trong cùng một vùng trời đông nam. Các thiên hà này đều tối hơn 253 nhiều, hứa hẹn sẽ cần một chuyến đi ra xa thành phố.

  10. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    đây là các ảnh nghiệp dư tây chụp 253 với 5 ngôi sao cấp 8-9 xung quanh như tôi tả ở trên (3 ngôi tạo thành tam giác dẹt nằm chéo so với 253 và 2 ngôi tạo thành một cặp gần đó):
    http://www.cloudynights.com/ubbthreads/showflat.php?Cat=&Board=DSLR&Number=2819284&Forum=f85&Words=253&Searchpage=0&Limit=2500&Main=2819284&Search=true&where=bodysub&Name=&daterange=1&newerval=10&newertype=y&olderval=&oldertype=&bodyprev=#Post2819284
    http://home.interlynx.net/~bxmas/images/ngc253_288_BobC_20080923.jpg

Chia sẻ trang này