1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát bầu trời và trò chuyện về thiên văn (phần 2). Quan sát nhật thực 15/1 trang 9

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi orion_constellation, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WHITE_TIGER_new

    WHITE_TIGER_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    6.419
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có hay chụp trăng vào những hôm rằm tháng 7 và rằm tháng 8 không.Xem trăng 2 tháng này cũng là cách nhìn để biết thời tiết mùa đông có rét đậm,rét hại hay ấm.Ngày xưa thấy bảo người ta nhìn trăng để biết mùa vụ gieo trồng và thu hoạch.ngày nay không nhiều người biết cách truyền thống này nhưng nó dự báo khá chính xác.Sau khi nhìn trăng rằm tháng 7 và rằm tháng 8 thấy trăng năm nay cả 2 tháng đều vàng và mờ,trăng thấp,khả năng năm nay trời ấm,không có rét hại như năm ngoái,nhiệt độ năm nay cũng chỉ xuống đến rét đậm.Năm ngoái cả 2 tháng đều trăng sáng trắng,rõ và cao còn năm nay thì ngược lại.Kinh nghiệm nhiều năm chia sẽ lại cho mọi người
  2. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Quan sát của bạn rất thú vị. Nhưng rằm tháng 8 vừa qua, không biết có gì bất thường không, nhưng ở SG không có trăng (toàn mây và mưa thôi)nên không biết sắp tới ấm hay lạnh thế nào .
    Đêm bữa trước 12/10 là một đêm hiếm hoi trời trong (cũng phải gần tháng rồi mới được một đêm). Tranh thủ mang ống nhòm (20x) ra ban công nhìn vội. Không có gì đáng kể nhìn được từ góc nhìn này trong thành phố, ngoài M31. Nhìn được duy nhất cái lõi của M31 dưới dạng một hình bầu dục trắng mờ. Cái hay của lần này là đã để ý nhìn được thiên hà M32, một đốm sáng nhỏ tròn xoe nằm giữa một tam giác sao hơi lệch từ lõi của M31. Không thấy M110.
    Như vậy đến giờ đã xác định có ít nhất 3 thiên hà có thể nhìn thấy từ trung tâm SG bằng ống nhòm là M31, M32 và NGC253.
    Còn hơn một tháng nữa là Sao Thổ sẽ trở lại, cùng với các thiên hà Virgo.
  3. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    tối 26/10 khoảng 10h đêm mang ống nhòm 28x110 ra nhìn sao Mộc. ở 28x sao Mộc trông khá to. nhìn rõ 2 vạch mây ở xích đạo (1 trong 2 vạch đậm hơn vạch còn lại) và nhìn được lờ mờ 2 vùng mây ở 2 cực. thấy 3 vệ tinh giống như 3 đốm nhỏ sáng trưng. bỗng nhiên chuyện hay diễn ra. một trong 3 đốm sáng (vệ tinh) bỗng nhoè dần đi và ... tách ra làm đôi. hoá ra thời điểm đó có 2 vệ tinh ở vị trí thẳng hàng so với trái đất do vậy nhìn như là một. những mặt trăng này của sao Mộc quay rất nhanh. chỉ trong khoảng 10 phút, 2 đốm sáng đó từ chỗ chập làm một đã di chuyển ra cách khá xa nhau.
    tìm được phần mềm (free) này, mô phỏng vị trí các mặt trăng của sao Mộc trong thời gian thực, trình bày được cả các hiện tượng mặt trăng và bóng của mặt trăng đi ngang qua đĩa sao Mộc (transit và shadow transit). link download ở góc trên bên phải. http://astrosurf.com/rondi/jupiter/#telecharger (khi chạy chương trình phải đặt giờ Việt Nam ở UTC+7)
    thứ 6 30/10 tới từ 10h đêm đến khi sao Mộc lặn (khoảng 1h sáng) sẽ có 1 mặt trăng và 2 bóng mặt trăng đi qua đĩa sao Mộc. kính thiên văn nhỏ nếu đủ tốt sẽ quan sát được cảnh này.
    ----------------------------------
    see my astro blog: http://amateurastronomyvietnam.blogspot.com/
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hi, lâu ko vào box, thấy mọi thứ ít nhiều thay đổi. Chúc mọi người mạnh giỏi, chúc box mình ngày càng có nhiều bài viết hữu ích.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trốn khỏi thành phố ồn ả
    Để tìm gặp em
    Những ngôi sao trên bầu trời xứ lạ
    Vừa xa lại vừa gần.
    -----------------------------------------
    Cuối tuần qua fairy cùng các bạn CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM (HAAC) đã có chuyến đi quan sát sao băng tại Bảo Lộc. Sau vài năm nhờ có mạng internet và sự hoạt động tích cực của các CLB thiên văn mà hiện nay hầu như ở bất kì địa phương nào đều có thể tìm được những người yêu thiên văn. Chuyến đi Bảo Lộc này do Tuấn Duy 1 thành viên của HAAC nhà tại Bảo Lộc lên kế hoạch từ cả tháng nay nhưng đang bí khâu tìm địa điểm an ninh để quan sát, gần đến ngày đi thì may mắn thay một thổ dân Bảo Lộc khác đọc được tin rủ rê và đã tìm cho nhóm 1 chỗ quan sát hết sức lý tưởng tại nông trường Kohinda.
    Địa điểm quan sát trên sân thượng của nhà quản lý nông trường 4 bền là hồ nước và đồi trống quá lý tưởng để quan sát thiên văn nhưng ... cực lạnh ^^.
    Mục tiêu chính của chuyến đi là quan sát sao băng và chụp ảnh sao băng, bên cạnh đó còn giao lưu với các bạn học sinh yêu thích thiên văn tại Bảo Lộc.
    - Quan sát sao băng đã thành công mỹ mãn với hơn 200 sao băng xem được từ 20h-2h sáng dù ko phải vào ngày cực điểm của Geminids (12-12 trong khi cực điểm vào đêm 14-12)
    - Chụp ảnh sao băng: có đôi chút thất vọng vì trang bị của nhóm khá pro: Canon 40D lens 17-50mm kết nối laptop để chụp tự động liên tục 1 phút chụp 1 lần phơi sáng 1 phút. Do Việt Nam chưa có ai có kinh nghiệm chụp ảnh sao băng nên nhóm đã tham khảo cách chụp từ các website nước ngoài. Không hiểu do các sao băng Geminids quá mờ hay thông số máy ảnh nhóm set chưa phù hợp mà ảnh không bắt được sao băng mặc dù nhiều sao băng đã bay qua vùng ống kính ^^. Mức ISO ban đầu chỉ để 800 để hạn chế nhiễu như các hướng dẫn, sau đó tăng lên đến 1600 thì cả loạt ảnh chỉ có 1 tấm thấy được vệt sao băng rất nhỏ. Khó hiểu là thông số chụp đều bắt chước của các ảnh nước ngoài ^^, hay là chưa gặp phải các sao băng sáng như trong ảnh của họ ^^.
    Việc quan sát và chụp ảnh buộc phải kết thúc vào lúc 1h do trời quá nhiều sương mù có thể làm hỏng máy ảnh, máy tính và rất lạnh dù ai cũng mặc 3 lớp áo và nằm đắp chăn (trừ các thổ dân bảo lộc, nể cả bạn luôn) , dù rằng sau nửa đêm mới là thời điểm quan sát sao băng tốt nhất. ^^ sáng ra nhìn lều bị sũng nước thấm vào cả lớp bên trong mới thấy sự khủng khiếp của sương Bảo Lộc!
    Thôi đành hẹn các bạn sao băng vào lần sau ^^.
    Nhóm tại khu du lịch Đambri, một phần nhỏ của cộng đồng yêu thiên văn Việt Nam hiện nay. TTVNOL là một trong những nơi mà cộng đồng đó hình thành và không ngừng lớn mạnh.
    Từ trái sang.
    [​IMG]
    Anh Dũng - tham gia CLB HAAC từ lần CLB tổ chức Ngày Hội Thiên Văn 2009 tại Viện Vật Lý TP.HCM - chạy ngang thấy đông vui nên tò mò vào xem ^^.
    Fairydream: tham gia ttvnol từ năm 2002 trong chốc lát rồi quay lại vào 2004 cho đến nay ^^
    Linh: Fairydream gặp ở diễn đàn Olympiavn từ năm 2004.
    Loan: cựu hội trưởng box thiên văn học ttvnol với nick bigdog30784 fairydream gặp mặt vào ngày 4/4/2004 ^^
    Nhật Hạ: đến với HAAC vào năm, 2007 và nhanh chóng trở thành trưởng ban tổ chức của CLB.
    Nguyên: Cậu bé thổ dân Bảo Lộc năm nay học lớp 11 người đã cho nhóm 1 địa điểm quan sát thật lý tưởng, và đang rất mong muốn mình sẽ xây dựng được 1 CLB thiên văn tại Bảo Lộc.
    Tuấn Duy: yêu thiên văn từ khi học phổ thông, nhưng đến khi tốt nghiệp đại học mới tìm được những người yêu thiên văn như mình (giống fairy)
    Ánh: từng thành lập trang web vinasat.org làm fairy phải gửi email để hỏi thăm ^^, vì thấy hay hay.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tấm ảnh sao băng duy nhất ^^
    [​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ảnh HAAC chụp chòm Orion: chúng ta có thể thấy màu đặc trưng các sao của chòm Orion, tinh vân M42 ở thanh kiếm, đặc biệt là tinh vân đầu ngựa bên cạnh sao Alnitak ở thắt lưng.
    Nhóm vẫn chưa chuẩn đúng chân đế bám nhật động nên các sao vẫn còn chạy đôi chút với độ phơi sáng 35s
    [​IMG]
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam sẽ quan sát được nhật thực một phần vào ngày 15/1/2010.

    Vào chiều ngày 15/1/2010 tới đây sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực hình khuyên với độ che khuất của Mặt Trời là 91,9%. Khu vực quan sát được nhật thực hình khuyên nằm trong một dải hẹp rộng khoảng 300km, bắt đầu ở vùng trung Châu Phi, sau đó băng qua Ấn Độ Dương đến một số các nước Châu Á có thể quan sát được là: Băngladesh, Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc rồi kết thúc ở vùng biển phía đông Trung Quốc.
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEmono/ASE2010/ASE2010fig/ASE2010globe1a.JPG
    Dải quan sát được nhật thực hình khuyên (màu đỏ) và vùng quan sát được nhật thực 1 phần (các đường màu xanh) (ảnh NASA)
    Việt Nam tuy không nằm trong dải quan sát được nhật thực hình khuyên này nhưng chúng ta sẽ quan sát được nhật thực một phần với độ bị che của Mặt Trời còn lớn hơn[ lần nhật thực gần đây vào ngày 22/7/2009[/URL] tại một số địa phương. Độ che phủ của mặt trời sẽ lớn hơn 70% ở các tỉnh vùng Tây Bắc, và giảm dần về phía nam và phía đông.
    Cụ thể ở Lai Châu, địa phương quan sát được mặt trời bị che nhiều nhất đến 74,9%, nhật thực diễn ra vào lúc 14h11'''' đạt cực đại vào lúc 15h46'''' và kết thúc vào 17h05''''
    - Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu diễn ra vào lúc 14h16'''', cực đại đến 67,3% vào 15h48'''' và kết thúc vào 17h05''''.
    Khu vực miền trung độ che khuất của mặt trời vào khoảng 40-60%
    - Đà Nẵng nhật thực chỉ có khoảng 49,4% cực đại vào lúc 15h44''''
    Ở các tỉnh miền Nam độ che khuất của mặt trời bị giảm chỉ khoảng 30-40%, nhưng vẫn lớn hơn nhiều lần nhật thực ngày 22/07/2009
    - Tại TP.HCM nhật thực diễn ra vào lúc 14h17'''' đạt cực đại 38,1% vào 15h41'''' và kết thúc nhật thực vào 16h52''''.
    Bảng mô tả độ che phủ cực đại của Mặt Trời tại các địa phương ở Việt Nam. (click vào để xem ảnh lớn)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên, khi Mặt Trăng đi vào vùng giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất hoàn toàn Mặt Trời(nhật thực toàn phần) hay chỉ che một phần Mặt Trời(nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên). Mỗi năm ít nhất có khoảng 2 lần nhật thực tuy nhiên chỉ quan sát được ở một số vùng. Lần nhật thực kế tiếp đây sẽ vào ngày 11/7/2010 (chỉ quan sát được ở ngoài khơi Thái Bình Dương).
    Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời là không cố định, với lần nhật thực này Mặt Trăng đang ở vị trí không đủ che hết Mặt Trời nên chúng ta có nhật thực hình khuyên.
    [​IMG]
    Nhật thực hình khuyên năm 2003, lần này nhật thực hình khuyên chỉ có thể quan sát được trong 1 dải hẹp rộng 300km (ảnh Mreclipse)
    Các biện pháp quan sát nhật thực an toàn.
    Nhật thực lần này diễn ra vào buổi chiều nên ánh sáng Mặt Trời rất chói chang, sẽ cực kì có hại cho mắt nếu chúng ta không có các phương pháp quan sát an toàn.
    Tuyệt đối không nhìn Mặt Trời nếu không qua các thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, vì mắt bạn có thể bị thương tật vĩnh viễn do các tia bức xạ của Mặt Trời.
    1- Phương pháp quan sát trực tiếp
    Không sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v?để quan sát, các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo tài liệu của NASA).
    Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng.
    Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực.
    An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14 trở lên(có bán tại các tiệm cơ khí lớn giá khoảng 15 ngàn), kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt.
    Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực.
    2- Phương pháp quan sát gián tiếp:
    + Phương pháp dùng chậu nước pha mực:
    Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.
    + Phương pháp quan sát qua màn chắn:
    Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.
    [​IMG]

    Có thể phát triển thành hộp quan sát nhật thực để quan sát được tốt hơn như hình vẽ
    [​IMG]

    Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm. Hướng ống kính về phía Mặt Trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng.
    [​IMG]
    Các CLB Thiên văn sẽ tổ chức quan sát nhật thực với các dụng cụ quan sát an toàn, sau khi có thông tin cụ thể vietastro sẽ thông báo cho bạn đọc. Xin theo dõi tại website hoặc gọi điện thoại cho Nguyễn Anh Tuấn chủ nhiệm CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM để có thêm thông tin: 0989.9071359
    Nguyễn Anh Tuấn - Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM
    Tài liệu tham khảo:[/b]
    +Các trang web cung cấp số liệu và hướng dẫn quan sát nhật thực của NASA:
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/eclipse.html
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEhelp/safety2.html
    +Sky and Telescope: http://skytonight.com
    +www.eclipse-glasses.com
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 14:48 ngày 05/01/2010
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Box TVH dạo này vắng vẻ quá sức. Mỗi miền có một CLB, lại vô số các CLB của các trường ĐH hoặc PT nên tản mát hết cả. Không lẽ box TVH cũng đến hồi đóng cửa?
    gniyaced si murof eht
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    - Tại TP.HCM, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM- HAAC sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi Quận 5, Địa Chỉ: Số 109 Ngô Quyền , Phường 11, Quận 5. Chương trình bắt đầu từ 2h chiều, người tham dự sẽ cùng các thành viên CLB quan sát nhật thực qua kính thiên văn và các kính quan sát mặt trời chuyên dụng..
    Thông tin thêm xin liên hệ: Chủ nhiệm CLB, Nguyễn Anh Tuấn 0989.071359
    - Ở Hà Nội: Hội thiên văn Hà nội - HAS: sẽ tổ chức quan sát tập trung ở sân vận động Mỹ Đình. Thông tin xin liên hệ Khánh: 0973972423
    - Tại Đà Nẵng, CLB Thiên văn bách khoa - PAC sẽ tổ chức quan sát tại bãi biển Phạm Văn Đồng
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Loạt ảnh nhật thực tại TP.HCM do Nguyễn Tuấn Anh phóng viên báo thanh niên và là thành viên BCN CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM chụp (lưu ý mọi trích dẫn ảnh trên báo chí phải thông qua tác giả)
    --
    Sau đây là series ảnh Nhật Thực ngày 15/01/2010 do HAAC chụp tại TPHCM.
    Ảnh được chụp từ 2h48 cho đến 4h11 khi đám mây lớn đã hoàn toàn che mất mặt trời. Thời tiết nhiều mây đã gây nhiều khó khăn cho việc quan sát. Nhất là chụp ảnh. Hơi nước trong mây tán xạ ánh mặt trời rất mạnh, gây hiệu ứng hào quang.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này