1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát Mặt Trăng, Nhật thực và nguyệt thực

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi emyeunhungvisao, 24/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Quan sát Mặt Trăng, Nhật thực và nguyệt thực

    Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng hết sức thú vị .Hàng ngàn năm về trước , con người cho ràng mỗi khi iện tượng này xảy ra là điềm báo cho những tai hoạ vô cùng khủng khiếp .Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày nay thì đây chỉ là những hiện tượng thiên nhiên hết sức bình thường.

    Nhật thực​

    Khi mặt trăng chuyển động quanh TĐ thì TĐ cũng đồng thời cuyển động quanh mặt trời , bởi vậy có nhiều lúc bộ ba Mặt trời-mặt trăng-Trái đất gần như thẳng hàng với nhau .Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng Nhật thực.lúc này từ TĐ không nhìn thấy hoặc chỉ nhìn thấy một phần của đĩa Mặt trời tức 1 phần bề mặt TĐ bị nằm trong bóng tối của mặt trăng .Đây là sơ đồ của hiện tượng này:


    Khi nhật thực xảy ra, hầu hết là chỉ có thể nhìn thấy Nhật thực một phần , rất ít khi nhìn thất nhật thực toàn phần .Vào thời điểm xảy ra nhật thực toàn phần , xung quanh đĩa Mặt trời bị che khuất là vầng hào quang có màu sáng bạc , xanh nhạt dạng lông chim toả ra xung quanh .Cảnh tượng này thật mĩ lệ! (Vậy mà năm 1995 có nhật thực toàn phần xảy ra , thì em nghe người lớn bảo nếu ra ngoài là bị"mù mắt" nên sợ quá, ở tịt trong nhà ngủ trưa , giò mới thấy tiếc). Hình ảnh vầng hào quang ấy là là tầng sắc cầu và tầng nhật hoa của khí quyển mặt trời.XIn nói rõ hơn là kkhí quyển MTrời gồm có ba tầng :ngoài cùng là nhật hoa , giũa là quang cầu , trong là sắc cầu .KHi không có NTTP xảy ra thì chỉ thấy ánh sáng của tầng quang cầu mà thui
  2. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nguyệt thực​
    Về nguyên nhân của hiện tượng này cũng tương tự như Nhật thực , khi Mtrời-trái đất-Mặt trăng thăng hàng hoặc gần như thẳng hàng.Ngyêth thực xay ra trong những đêm trăng rằm, lúc ấy ta sẽ thấy Mtrăng dần dần bị bóng TĐ che khuất

    Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra , trông Mtrăng lúc này mờ như một cái đĩa màu đỏ thẫm .

    Nếu bản thân mặt trăng không có khả năng tự phát sáng thì màu đỏ thẫm ấy ở đâu ra? Nó vẫn đến từ Mtrời.Ánh sáng mặt trời được phản chiếu từ tầng khí quyển của TĐ .Vì buớc sóng của các tia vàng lục , lam, chàm , tím đều rất ngắn , nên hầu như toàn bộ đều bị lớp bụi và hơi nước trong khí khuyển TĐ hấp thụ và làm tán xạ, chỉ còn các tia màu đỏ và mầu cam có bước sóng dài đủ sức xuyên qua tầng khí quyển của TĐ phản chiếu lên Mtrăng.Vì vậy, khi có NgTTP , ta thấy Mtrăng có màu đỏ sẫm.Độ sáng của nó lại chịu sự ảnh hưởng của thời tiết TĐ nên lúc mờ lúc tỏ, có lúc không nhìn thấy gì
  3. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Chu kì của nhật thực và nguyệt thực​
    Nguyệt thực xảy ra khi Mtrời-TĐ-Mtrăng gần như thẳng hàng , vị trị này tương ứng với ngày mồng rằm âm lich hàng tháng.Còn nhật thực xảy ra khi Mtrời-Mtrăng-TĐ gần như thảng hàng , vị trí này tương ứng với ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng.Nhưng như vậy không có nghĩa là trong các ngày này đều có thể nhìn thấy hai hiện tượng này mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác
    TĐ quay một vòn quanh Mtrời hết 1 năm còn Mtrăng quay quanh TĐ một vòng hết một tháng âm lịch .Ở trên trấi đất ta lại nhìn thấy Mtrời chuyển động quanh TĐ theo một quỹ đạo là hoàng đạo, còn mặt trăng chuyển động theo quỹ đạo là bạch đạo.Giá mà hai mặt phẳng hoàng đạo và bạch đạo trùng nhau thì chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hai hiện tượng này như cơm bữa.Nhưng chúng lại khong trùng với nhau, trên thiên cầu , chúng cắt nhau dưới một góc 5 độ 9 phút và cắt nhau tại hai giao điểm,chỉ khi Mtrời và Mtrăng ở gần một trong hai giao điểm này thì bộ ba này mới có thể thẳng hàng hay gần như thẳng hàng, lúc đó mới có thể xảy ra nguyệt thực và nhật thực
    còn nếu cách xa hai giao điểm này thì dù là mồng một thì Mtrăng cũng chỉ có thể đi qua phía trên hoạc phía dưới của Mtrời mà thôi ---> không có Nhật thực , hay dù là ngày rằm thì mặt trăng cũng không thể đi vào bóng của TĐ được ---> không có Nguyệt thực.Như vậy , điều kiện để xay ra nguyệt thực và nhật thực
    là MTRời và Mtrăng phai ở gần hai giao điểm ấy và ngày đó phải tương ứng là ngày rằm hoạc ngày mồng một âm lịch.
    Hai giao điểm này thay đổi vị trí sau mỗi 1 chu kì chuyển động quanh TĐ nên đường thẳng nối hai giao điểm này đi qua tâm TĐ sẽ xoay dần sau mỗi chu kichuyển động của MTrăng và Mtrời quanh TĐ .Người ta tính rằng đường thẳng trên xoay một vòng hết 6585 ngày 8h .Tức là sau 6585 ngày 8h thì hiện tuợng Nhật thực và nguyệt thực đã xảy ra sẽ lặp lại y như lần trước, chỉ khác là địa điểm nhìn thấy nó trên TĐ sẽ thay đổi
    Hiện nay lí thuyết chuyển động của TĐ và mặt trăng đã được tính toán rất chính xác .Các nhà thiên văn đã tính toán lại và dự báo tiếp những làn xảy ra Ngthực và Nhthực trong quá khứ cũng như trong tương lai.VD như: từ năm 1207 TCN đến 2161 sẽ có 8000 nhật thực , từ năm 2106 TCN đến 2163 có 5200 làn nguyệt thực .Độ chính xác của những con số này lên tới phần 10 giây.
    Những con số trên cho thấy Nh.thực hay xảy ra hơn Ng.thực.theo tính toán thì năm nhiều nhất là có 5 lần Nhật thực + 2 lần ng.thực, năm ít nhất là có2 lần Nh.thực và không lần Ng.thực. Vậy tại sao trong chúng ta , ai cũng có cảm giác là Ng.thực hay xay ra hơn?Bởi vì mỗi khi Nhật thực xay ra thì chỉ một vùng có S nhỏ có thể nhìn thấy , còn khi Ng.thực xay ra thì cả bán cầu đêm của TĐ đều có thể nhìn thấy .Đó là nguyên do ta nghĩ Ngthục hay xay ra hơn.
  4. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Khi quan sát Nhật thực cần lưu ý một điều rất quan trọng :không bao giờ được nhìn trực tiếp lên Mtrời vì khi Nhthực xảy ra thì phần lớn là nhật thực một phần , mà cả khi nh.thực toàn phần thì MTrời cũng bị che khuất từ từ , nên chỉ có một bộ phận ánh sáng mặt trời bị che khuất , nếu nhìn trực tiếp lên mặt trời thì mắt chúng ta sẽ bin các tia tử ngoại của Mtrời làm tổn thương, nếu nghiêm trọng sẽ có thể bị mù .Mấy chục năm về trước ở Đức đã từng xảy ra một sự kiện là mấy chục người bị mù mắt do nhìn trực tiếp lên mặt trời khi NHthực xảy ra
    -------------> tốt nhất là dùng kính đen để quan sát.Hoặc đảm bảo nhất là không quan sát ( chắc chẳng ai muốn an toàn tuyêth đối kiểu này , chỉ có em đây năm 6 tuổi, hic hic)
    Được emyeunhungvisao sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 24/03/2005
  5. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    con người đã thu được những gì nhờ quan sát Nhật thực và Nguyệt thực ​

    [black] Việc quan sát 2 hiện tượng này không chỉ giúp cho các nhà thiên văn tính toán được chính xác thời gian chúng xảy ra , bổ sung thêm chính xác vào lí thuyết chuyển động của Mtrời, Mtrăng, TĐ mà còn đem lại nhiều dữ liệu quan trọng trong nhiều vấn đề khác
    Như đã nói tầng khí quyển của MTrời gồm ba tầng :ngoài cùng là nhật hoa , giữa là quang cầu , trong là sắc cầu .Lượng vật chất của hai tàng trong rất loãng nên ánh sáng của chúng mờ nhạt đến nỗi ngày thường không thể nhìn thấy bởi chúng bị ánh sáng của tầng quang cầu che khuất.Khi Nhthực TP xảy ra, lúc này a/s của tầng quang cầu bị Mtrăng che khuất , a/s của tầng sắc cầu và nhật hoa mới hiện ra trên nền trời tối. Đây là thời điểm duy nhất để quan sát và nghiên cứu thêm vè hai tầng này, về trạng thái vật lí của khí quyển MTrời.
    Ngoài ra , dùng kình viễn vọng Mtrời q/s hiện tượng Nhật thực TP , người ta có thể nghiên cứu thêm về các bức xạ vô tuyến, sự phân bố bức xa vô tuyến, cấu trúc nguồn của bức xạ vô tuyến.Phần lớn các kết quả tư liệu về bức xạ vô tuyến Mặt trời từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ 20 đến nay đều thu đuợc tù việc quan sát Nhthực Tp
    Khi nhật thực xảy ra , Mtròi bị che khuất dần dần nên bức xạ mặt trời trên mặt đất cũng thay đổi , dẫn đến sự thay đổi của bầu khí quyển và điện từ trường của TĐ.Cũng trong lúc này, các nhà TVmới có thể quan sát trực tiếp quan sát nhằm tìm kiếm thêm các thiên thể ở vùng không gian xung quanh Mtrời
    Mỗi lần nguyệt thực xảy ra , việc nghiên cứu sự biến đổi a/s và màu sắc của đĩa Mtrăng khi bị che khuất giúp các nhà khoa học biết được cấu trúc hoá hoc trên thượng tầng khí quyển TĐ.Sự thay đổi nhiiệt đọ trên bề mặt Mtrăng khi đó cũng giúp ta nghiên cứu được cấu tạo của lớp đất đá trên đó.
    Cũng nhờ quan sát nhiều lần Ng. thực mà nhà bác học Galile đã khẳng định rằng TĐ có hình cầu, vì chỉ có vật hình cầu mới có cái bóng hình tròn trên Mtrăng trong bất kì lần Ngthực nào và ở bất kì nơi nào
    Được emyeunhungvisao sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 24/03/2005
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Các bạn có biết người xưa quan niệm về 2 hiện tương này thế nào không, khi mà họ chưa có một giải thích nào:
    -Có một câu chuyện thần thoại phương đông kể rằng 2 nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay nhau đi giám sát dân cư từng vùng.Chồng của 2 nữ thần này là một con Gấu. Khi gấu đi với một trong hai người vợ thì khi đó dưới hạ giới người ta thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bại che khuất và người ta phải đuổi gấu đi bằng cách gõ mạnh vào chiêng ,trống hay cối giã gạo.v.v....
    Cũng có chuyyện cho rằng đó là khi Mặt Trăng hoặc Mặt Trời đã bị gấu ăn mất.
    -Khi có nhật thực toàn phần, trên mặt đất xuất hiện những bóng nhỏ như những làn sóng lướt đi, còn chân trời thì loé lên những vầng hào quang rực lửa. Sử gia Herodot đã ghi lại một trận đánh kết thúc bất ngờ giữa quân Lidia và quân Midia vì các binh sĩ 2 bên đều kinh hoàng khi thấy hiện tượng này. Đến nay nhờ sự phát triển ngành thiên văn học, người ta dễ dàng xác định trận đánh đó diễn ra vào ngày 28/5/585 (trước công nguyên).
    Nhưng cũng chính từ thế kỉ 4 trước công nguyên, Hiện tượng này đã có ứng dụng đầu tiên khi Aristote đã kết luân được Trái Đất có hình cầu khi nhận thấy bóng của Trái Đất in trên Mặt Trăng bao giờ cũng có hình tròn.
    Ngày nay , hiện tượng nhật thực cũng cho phép chúng ta quan sát nhật hoa và các tai lửa của Mặt Trời cũng như kiểm chứng một hệ quả hết sức quan trọng của lí thuyết tương đối về sự thay đổi đường truyền của các tia sáng khi đi ngang MT.
    Bài viết phía trên rất hay, vote em 5*, cho anh trưng dụng mấy cái hình cho chủ đề về Mặt Trời nhé:D
  7. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay em xin được tiếp tục một số bài viết về Mặt trăng
    Cùng bàn về nguồn gốc của Mặt trăng​
    Ngày nay chúng ta đã xác điịnh đuợc thời gian hình thành của TĐ và MTrăng tương đương nhau, khoảng 4,6 tỉ năm trước .Nhưng còn chuyện nguồn gốc của MTrăng thì vẫn không thể xác định một cách chính xác được mà người ta chỉ đưa ra một sóo giả thuyết.Ngày nay , các giả thiết này vẫn chưa được chứng minh mà chỉ tạm thời được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận mà thui.
    Đầu tiên, xin được giới thiệu giả thuyết " BẮT LÀM TÙ BINH". Người ta đã tính toán được rằng khối lượng riêng trung bình của MTrăng là 3,34g/cm3. Nó gần bằng 3/5 khối lượng riêng của TĐ( 5,56g/cm3) .Thành phần hoá học của MT và TĐ cũng khác nhau .Tất cả những số liệu khác nhau đó cho thấy rằng rất có thể từ 4,6 năm về trước , khi hệ mặt trời vừa hình thành thì MT và TĐ cũng được hình thành từ những nơi khác nhauvà cách nhau rất xa.Nếu so sánh với các tiểu hành tinh khác thì khối lượng riêng của Mt cũng tương đương như thế .Vậy rất có thể thủa xa xưa ấy MT cũng chỉ là một tiểu hành tinh , trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt trời , có thể một lúc nào đó đã đến gần TĐ và bị TĐ "bắt cóc", tức là bị lực hấp dẫn của TĐ hút vào tầm ảnh hưởng .MT không thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng này nữa và trở thành"tù binh", thành người bạn đồng hành với TĐ , giúp cho bóng tối trên TĐ đỡ tẻ nhạt và đen ngòm.
    Tiếp đến xin nói đến giả thuyết" CÙNG CỘI NGUỒN".Theo thuyết này thì TĐ và Mt cùng có chung một nguồn gốc .Bán kính của TĐ chỉ lớn hơn MT có 3,7 lần , sự chênh lệch này được coi là không đáng kể , trong khi tát cả các tiểu hành tinh trong HMT dều nhỏ hơng MT rất nhiều .Với sự chênh lệch trên , người ta cho rằng TĐ không đẽ gì hút được MT . Vì thế một số nhà khoa học cho rằng khi HMT được hình thành thì cả TĐ và MT đều đucọ hình thành từ một đám mây ngưng tụ lại , chỉ hơi khác nhau về thời gian.Đầu tiên thành phần kim loại có trong đám mây đó ngưng tụ trước, hình thành nhân TĐ.Sau đó vỏ ngoài vỏ ngoài TĐ đuợc hình thành bằng cách hút các nham thạch còn lại xung quanh .MT thì hình thành sau TĐ từ những vật chất phi kim loại còn xót lại xung quanh TĐ , nên khối lượng riêng của nó nhỏ hơn TĐ .
    cuối cùng là thuyết "TÁCH RỜI RA".Thuyết này do G.H. Đác-Uyn nêu ra vào năm1898.Theo ông , cách đây hơn 4 tỉ năm về trước , khi HMT vừ hình thành xong thì MT và Tđ là một khối thống nhất .Khối này đang ở trạng thái nóng chảy với nhiệt độ rất cao , tự xoay rất nhanh .Đến một thời diểm nào đấy có một phần vật chất đã bị văng ra từ vùng xích đạocủa khối này .Phần bị văng ra đó chính là MT , Phần còn lại nguội dần là TĐ. Ông còn cho rằng Thái Bình Dương chính là vết lõm mà MT đã bị văng ra từ đấy.Thuyết này khó được chấp nhận vì nếu là như thế thì mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của MT và TĐ phải trùng nhau .Nhưng trên thực tế nó lại chênh lệch nhau 5 độ .
    hiện nay thì đa số các nhà thiên văn tán thành giả thuyết đầu tiên . Nhưng, đó chỉ là giả thuyết, còn sự thực thì chưa có bằng chứng nào đáng tin cậy để khẳng định diều đó

    Được emyeunhungvisao sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 31/03/2005
  8. quyetthang33210

    quyetthang33210 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGUYỆT THỰC
    Ratkowski1.jpeg
    Sun-eclipse8-600mm-g.jpegtripleeclipse.jpeg

    Được quyetthang33210 sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 31/03/2005
  9. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài viết em đã "mua bản quyền " của Quyetthang33210 :


    --------------------------------------------------------------------------------
    MỘT SỐ CÁCH QUAN SÁT NHẬT THỰC!!!
    Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ, nhất là nhật thực toàn phần xứng đáng được gọi là kỳ quan tráng lệ của thiên nhiên..Trông thời gian ngắn nguỉu xảy ra nhật thực .Mọi người ai cũng muốn chiêm ngưỡng "kỳ quan " của thiên nhiên này.Nhưng nếu không biết cách quan sát bạn có thể làm hỏng cửa sổ tâm hồn của mình.
    Nguyên nhân ,do ánh nắng mặt trời và tia hồng ngoại mà mắt thường không nhì thấy có chứa một lượng nhiệt cao.Nếu mắt bạn nhìn thănge vào mặt trời , các tia sáng hội tụ ở võng mạc.Luợng nhiệt mà các tia sáng này mang theo có thể đốt cháy võng mạc.Khi đó mắt bạn có thể bị kém đi rất nhiều hoặc thậm chí là bị mù.
    Khi xảy ra nhật thực, phần lớn thời gian là nhật thực một phần.Mặt trăng chỉ che một phần mặt trời , phần còn lại vẫn chiếu sáng như thường.Thời gian xảy ra nhật thực một phàn thường kéo dài.Do đó mắt bạn sẽ bị đốt cháy.Chỉ khi xảy ra nhật thực toàn phần bạn mới được nhìn trực tiếp mặt trời
    Nhìn chung có ba cách để quan sát nhật thực:
    __Thông thường có thể dùng một tấm kính hình vuông đã bôi đen đặt trước mắt để quan sát Mặt trời.Cách tốt nhất để bôi đen tấm kính là dùng đèn dầu( các bác ở thành phố có khi không biết loại đèn này cũng lên!!!) .Hoặc dùng khói của nến cũng đưọc.Tấm kính bôi đen phải đều , dầy -------->thì nhìn mặt trời rất tốt.Khi đó mặt trời sẽ có màu đỏ.Đây là cách quan sát nhật thực đơng giản mà hiệu quả tốt nhất.
    __Chúng ta có thể lấy chậu nước có pha mực đen để quan sát mặt trời phản chiếu trong chậu.Nhược điểm của cách này là chúng ta phải chọn chỗ thoáng thì mới có thể quan sát được Mặt trời.
    __Dùng ống nhòm hây kính thiên văn để quan sát.Tất nhiên chúng ta không thể quan sát nhật thực trực tiếp bằng chúng được.Cần phải hướng ống kính về phía mặt trời sao cho có ảnh rõ nét nhất trên nền một mặt phẳng bất kỳ------->chúng ta sẽ quan sát ảnh của mặt trời.
  10. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Đính chính chút, không phải muốn bắt bẻ em đâu nhé:
    Khi nhìn vào Mặt Trời thì lúc nào nó cũng thế thôi. Chẳng qua là do ngày thường em chưa kịp nhìn đx chói mắt nên nó chưa đủ thời gian để xử lí mắt của em, còn khi Nhật Thực thì không chói nên cứ nhìn mai ~~~> hỏng lúc nào không biết!
    Thật ra anh đã từng nhìn Mặt Trời đến hơn 1 phút mà chưa sao nên nếu mà có nhật thực thì cứ nhìn thẳng một lát, không sao cả (tốt nhất đặt báo thức 1 phút để nó báo cho mà biết)
    Khuyến cáo là : đứa nào nhìn chưa đến một phút mà đã "mù" thì đừng trách anh vì :ai bảo mắt chúng mày yếu hơn mắt anh, không chịu được thì đừng kêu
    Được Odin2003 sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 31/03/2005

Chia sẻ trang này