1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan sát thiên văn và khí tượng thủy văn trong các câu ca dao-tục ngữ

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quan sát thiên văn và khí tượng thủy văn trong các câu ca dao-tục ngữ

    Nhân việc vừa qua trong mục hỏi đáp có bạn hỏi về câu tục ngữ
    Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa?
    Tôi thấy rằng có lẽ số nhiều của chúng ta sống ở các thành thị, ít có dịp tiếp cận với thiên nhiên vì thế một số các câu ca dao tục ngữ trở nên cực kì khó hiểu. Hơn nữa trong đời sống hiện đại một số kinh nghiệm dân gian trở nên không cần thiết nữa và dần dần bị quên lãng.
    Nhưng he cũng có nhiều cái hay lém đấy !!!

    Chủ đề này nói về các câu cao dao và tục ngữ liên quan đến quan sát thiên văn và một lĩnh vực cũng khá gần gũi với thiên văn là Khí tượng thủy văn ( cũng có chữ ?ovăn?)

    Chúng ta bắt đầu từ câu ca dao:
    "Tua rua đi rắc mạ mùa
    Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu
    Hàn lộ lúa trổ bằng đầu
    Lập đông ta hãy mau mau gánh về.?

    Chòm sao Tua rua được xem như là chòm sao quan trọng gắn liền với nông nghiệp. Ngày xưa ông bà ta dựa vào nó để bắt đầu cho một vụ mùa.
    Theo phân tích sinh học thì cây lúa mùa thuộc loại cây ngày ngắn-Tức là cần ánh sáng trong ngày ngắn để ra hoa (lúa mà cũng biết kén chọn, hết biết !!!) .

    Như chúng ta đã biết do sự lệch trục của Trái Đất và chuyến ?oviễn du? của nó quanh Mặt Trời sẽ có chế độ ngày và đêm khác nhau theo mùa. Ông bà ta đã có câu:
    ?oĐêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối?
    (Ngày xưa ông bà ta dậy sớm lắm nhé, chứ đâu có như chúng ta ?onướng? đến 7, 8h thì ngày nào chả như ngày nào !!!).

    Cây lúa mùa được trồng vào mùa hè, khi ngày còn dài, đến chế độ ngày ngắn của mùa đông là thời điểm thích hợp để cây lúa ra hoa. Nếu trồng cây lúa quá sớm sẽ tốn công chăm sóc ( nó chỉ chịu ra hoa khi có ánh sáng thích hợp thôi), còn nếu trồng quá muộn thì cây lúa sẽ ra hoa ngay mà chưa kịp sinh trưởng vì thế sẽ cho năng suất thấp.Vì thế chọn thời điểm thích hợp để gieo mạ là rất quan trọng.

    Tua rua- sao Mão(cat-mèo) trong Nhị Thập Bát Tú bắt đầu thấy rõ trong buổi sáng đầu tháng sáu ( Thiên cầu? Nhật động chi chi đó? chắc chúng ta cũng đã biết !!!). Lúc này hạ chí (22-6) ngày dài nhất , rồi bắt đầu ngày ngắn dần. Gieo mạ vào tiết Tua rua thì ngày còn dài cây lúa đủ thời gian sinh trưởng (Tiểu thử-tiết ?ochuột nhắt?-8/7). Đến Hàn lộ(mát mẻ-8/9) ngày đủ ngắn nên cây lúa trổ bông và Lập Đông (8-11) là lúc thích hợp để thu họach vụ mùa.

    Ở đây còn có nhiều câu ca dao tương tự nói lên sự quan trọng của sao Tua Rua trong nông nghiệp
    ?oTua rua chưa rắc mạ mùa
    Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con?

    Chúng ta thấy đó, ông bà ta phải khổ sở như thế nào !! Hằng ngày phải thức khuya dậy sớm ngửa cổ lên trời, và việc quan sát thiên văn ( hay ít ra là việc ngắm sao) hết sức quan trọng đối với chén cơm manh áo!
    Ngày nay, tạ ơn trời! chúng ta đã có ?oNXB KHKT? và lúa chúng ta trồng là lúa lai, thậm chí là lúa biến đổi gien, nên có lẽ ?okhái niệm? đó đã không còn tồn tại.

    Ngày xưa con người sống khá gần gũi với thiên nhiên, và cũng chưa có ?oSau bản tin thời sự là chương trình dự báo thời tiết? kiểu như:
    ?oTp HCM nhiệt độ từ 27-30 độ, ngày và đêm có mưa nhỏ, mưa vừa đến mưa rất to !!!?, bối rối.
    Qua việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, trăng sao và bầu trời? trong một chừng mực nào đó cung cấp cho chúng ta các thông tin khá chính xác về thời tiết.

    Tôi nhớ hồi còn bé vẫn nghe bà tôi nói các câu kiểu như:
    ?oTrăng quần thì hạn, Trăng tán thì mưa?
    Câu này có thể giải thích qua sự tán xạ và khúc xạ của các tia sáng từ mặt trăng khi đi qua bầu khí quyển của Trái đất, ứng với bầu không khí khô của ngày hạn và ẩm ướt nhiều hơi nước của ngày mưa. Ai đã nhiều lần quan sát MTr chắc hẳn đôi lần cũng đã bị ấn tượng bởi cái quầng to và đẹp của nó.

    À còn có câu này nữa cũng khá hay.
    ?oRáng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa?
    Ráng ở đây là ráng chiều. Chắc các bạn cũng đã đôi lần đứng lặng người ngắm cảnh hoàng hôn. Rất đẹp nhưng cũng rất buồn phải không!. Thấy đó, ông bà ta ngoài việc ?oanh và em nắm tay nhau cùng ngồi lãng mạn ngắm hoàng hôn, còn nhân 36 cái tiện thể xem ngày mai ra khỏi nhà có phải mang theo áo mưa không.
    Màu sắc của hòang hôn cũng cung cấp thông tin về thời tiết (dĩ nhiên là dự báo thôi!). Theo bà tôi giải thích ?oráng mỡ gà? là bầu trời có màu mỡ gà- hay màu vàng nhạt (Ực! tự nhiên lại nhớ tới bọn gà quá) còn tại sao ?othì gió? thì tôi cũng chưa kiểm chứng cũng không biết giải thích khoa học làm răng !
    ?oRáng mỡ chó? bầu trời về chiều có màu đỏ. Tôi không biết đó có phải là màu ?omỡ chó? không chắc phải hỏi mấy bác thích xực ?ocầy tơ 7 món? chứ còn tôi thì ?oLạy thánh Ala! thầy chùa không ăn thịt Dog!?. Điều này có thể giải thích: Khi trời vừa mưa xong, hay sắp sửa mưa, không khí có nhiều hơi nước hấp thụ hầu hết các bước sóng ngắn chỉ còn có bước sóng dài màu đỏ nhờ có uống thuốc tăng lực nên mới có thể đi xuyên qua và đến mắt chúng ta vì thế bầu trời về chiều có màu đỏ (đều này cũng xảy ra khi mặt trời mọc và dĩ nhiên dự báo là dự báo, chưa chắc là đã mưa). Tôi đã từng kiểm chứng cảnh hoàng hôn sau khi mưa- trời ơi nó thê thảm, buồn ơi là buồn!

    Các bạn thấy đó ông bà ta có rất nhiều kinh nghiệm về quan sát thiên văn, các hiện tượng thiên nhiên ( có lẽ nghiêng về khí tượng thủy văn nhiều hơn) thể hiện trong các câu ca dao tục ngữ phục vụ cho đời sống sinh họat hàng ngày.
    Bây giờ đối chúng ta, cuộc sống ở thành thị ít có dịp tiếp cận với thiên nhiên, thì những kinh nghiệm này có lẽ sắp bị ?oTuyệt chủng?.
    Nhưng đối với những người yêu thiên nhiên như chúng ta thì quả là thú vị phải không. Vì thế tôi mong là bạn nào biết thêm nhiều câu ca dao tục ngữ về việc quan sát thiên văn hay về khí tượng thủy văn xin đóng góp. Đặc biệt là các bạn có ông bà cụ già hãy về ?otra khảo? biết đâu còn có nhiều điều thú vị khác !
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Sao Tua Rua mà anh Tuấn nói thì theo em biết là Chòm Thất Nữ (Pleiades) .Em đọc sách nói rằng cha ông ta gọi chòm này là Tua Rua vì trông nó giống như "cái Tua rua" , mà em chẳng biết Tua rua là cái gì hết , anh giải thích giúp em được không ?
    Lúc bắt đầu vụ mùa có câu "Tua Rua đi rắc mạ mùa " .Em biết một câu khác là "Bao giờ láng rã bàng trôi , Tua Rua xế quặt thì thôi cấy bừa".Biết là như vậy thôi chứ thực sự em cũng không hiểu lắm .Xin chỉ giáo!!!
    Câu thuộc về lĩnh vực dự báo thời tiết thì em có câu :
    "Chuyển đằng đông vừa trông vừa chạy
    Chuyển đằng tây vừa làm vừa chơi " .
    Câu này thì em biết chút ít : Đây rõ ràng là một kinh nghiệm để dự báo còn lâu hay mau hoặc trời có mưa hay không khi thấy trời bắt đầu chuyển mưa . Nếu trời chuyển mưa ở phía đông thì nhất định sẽ có mưa và cơn mưa sẽ đến rất nhanh chóng .Theo em thì phía đông nước ta tiếp giáp với biển nên nếu có mây ở hướng đông thì khối khí đại dương sẽ thổi mây mưa này vào đất liền gây mưa .Còn phía tây ở nước ta chủ yếu là lục địa nên nếu có mây ở phía tây thì cơ hội có mưa là rất ít vì trong lục địa ít gió mà cũng chảng có đủ hơi nước để hình thành mưa .
    Em nghĩ như vậy thôi chú không biết có đúng không nữa .
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Mọi người hãy cẩn thân, đây không phải box khí tượng thuỷ văn. Những gì không liên quan chút nào đến thiên văn xin tìm chỗ khác cho nhé.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Be careful how you write!!!
    Cái gì có dính với trăng sao thì hãy post thôi nhé
    Đây là một bài đồng dao chắc hẵn đã quen thuộc với nhiều người,dù rằng có nhiều dị bản khác nhau. Nền văn hóa của chúng ta gắn liền với âm lịch -mà Mtrăng là cơ sở mốc tính thời gian, và nó đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của chúng ta
    "Mồng một lưỡi trai....mồng sáu thật trăng" nói lên các diễn biến các pha của mặt trăng, điều này có thể giải thích thông qua vị trí tương đối của MT Trái Đất và MTrời.
    "Muời bẩy sẩy giường chiếu...."
    Thời điểm mọc của MTr, chúng ta cũng đã biết đêm sau MTr sẽ mọc chậm hơn đêm hôm trước. Ở đây có một số chỗ hơi khó hiểu vì cuộc sống của ông bà khác xa cuộc sống của chúng ta bây giờ:

    Mồng một lưỡi trai
    Mồng hai lá lúa
    Mồng ba câu liêm
    Mồng bốn lưỡi liềm
    Mồng năm liềm giật
    Mồng sáu thật trăng
    Mười rằm trăng náu
    Mười sáu trăng treo
    Mười bẩy sẩy giường chiếu
    Mười tám rám trấu
    Mười chín nín niêu xôi
    Hai mươi giấc tốt
    Hăm mốt nửa đêm
    Hăm hai đeo hoa
    Hăm ba gà gáy
    Hăm bốn ở đâu ?
    Hăm nhăm ở đấy
    Hăm sáu đã vậy
    Hăm bẩy làm sao ?
    Hăm tám thế nào ?
    Hăm chín thế ấy
    Ba mươi không thấy ?
    Mặt mày trăng đâu ?....!!!!

Chia sẻ trang này