1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân sự Ấn Độ

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi qthang2006, 26/04/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Quân sự Ấn Độ

    Diễn tập quân sự Ấn Độ - Trung Quốc.

    17-November-2003



    Lời dẫn: Ngày 14 tháng 11 vừa qua, lực lượng hải quân Trung Quốc và Ấn Độ mở một cuộc diễn tập hỗn hợp ở ngoài khơi thành phố Thượng Hải. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ và Trung Quốc mở tập trận chung. Một số chi tiết về diễn biến đáng kể này, và mối quan hệ quân sự rõ ràng đã được cải thiện giữa hai nước đông dân nhất Châu Á sẽ được phân tích trong Tiết mục Nhìn Về Á Châu do Hoài Hương phụ trách sau đây:





    Thưa quý thính giả, vào sáng thứ Sáu, ngày 14 tháng 11 vừa qua, với sự yểm trợ của máy bay trực thăng và phi cơ, 3 tàu chiến của Aán Độ, gồm khu trục hạm Ranjit, tàu hộ tống Kulish, và tàu tiếp liệu Jyoti đã tham gia các cuộc diễn tập về an toàn hàng hải và truy tìm và giải cứu với các lực lượng hải quân Trung Quốc, với sự tham dự của tàu chiến Jiaxing, với sự yểm trợ của tàu tiếp nhiên liệu Feng Chang.

    Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không cho phép giới truyền thông quốc tế quan sát cuộc diễn tập, nhưng theo lời tường thuật của báo chí Trung Quốc thì có cả thảy 985 thủy thủ và sĩ quan Ấn Độ tham gia tập trận.

    Đây là cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp đầu tiên giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đều tự hào có một nền văn minh lâu đời, và vẫn thường coi nhau như địch thủ. Hai nước láng giềng khổng lồ tại Châu Á đã từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến đẫm máu hồi năm 1962 liên quan tới các cuộc tranh chấp biên giới tại vùng Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng trong thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang được cải thiện rõ rệt, và bằng cớ mới nhất là cuộc diễn tập vừa hoàn tất.

    Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Lưu Kiến Siêu tuyên bố:

    Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.


    Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc trích dẫn lời của Đại Sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, ông Nalin Surie, nói:


    Cuộc diễn tập nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn của các hoạt động trao đổi mậu dịch đường biển, và cải thiện sự hợp tác trong các sứ mạng truy tìm và cấp cứu trên biển, sẽ là cơ sở để củng cố khả năng phối hợp hành động giữa hai lực lượng hải quân.


    Sau cuộc diễn tập, giới truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi sự thành công của cuộc tập trận, và tuyên bố hai nước láng giềng đã ?omở ra một giai đoạn mới trong quan hệ nhiều khúc mắc trước đây?.


    Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, kênh số 9, cũng hết lời ca ngợi quan hệ hợp tác Ấn Trung:

    Các cuộc diễn tập đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Giữa Hai quốc gia vẫn còn nhiều khác biệt quan điểm, thế nhưng theo đà của các cuộc giao lưu song phương, hai nước lớn của Châu Á đang tiến tới một quan hệ đối tác gần gũi hơn.

    Đài truyền hình Trung Quốc cũng nói rằng sự gia tăng các hoạt động mậu dịch đã đưa hai nước lại gần nhau hơn, vì sự ổn định và phát triển của khu vực.

    Trong khi đó, tờ Giải Phóng, tiếng nói của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng tuy các cuộc diễn tập Ấn-Trung trên thực tế, không thật sự bao gồm nhiều nội dung quân sự, thế nhưng các cuộc diễn tập này ?omang một ý nghĩa hết sức đặc biệt và là một biểu tượng mạnh mẽ đánh dấu sự tiến bộ trong quan hệ Ấn-Trung?.

    Đây chỉ mới là lần thứ Tư trong lịch sử, các tàu chiến của Ấn Độ đã cập bến tại Thượng Hải.

    Diễn tiến tốt đẹp trong mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc phần lớn có thể được quy cho sự hội tụ của các mục tiêu chiến lược và quyền lợi song phương, cả hai nước đều tìm cách tạo một môi trường ổn định và hòa bình để có thể tiếp tục phát triển kinh tế.

    Mặt khác, vì sự tăng tốc của tiến trình toàn cầu hóa, nhu cầu an ninh đã biến đổi để trở thành một khái niệm bao quát, vượt ra khỏi lĩnh vực chính trị và quân sự để bước vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ, môi sinh và văn hóa vv...

    Lịch sử đã chứng minh rằng vũ lực quân sự đơn thuần không thể giải quyết tận gốc rễ những cuộc tranh chấp và hiềm khích. Và các hệ thống an ninh đặt căn bản trên vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực, không thể đưa đến một nền hòa bình bền vững.

    Trong một thế giới mà các nước ngày càng liên đới chặt chẽ với nhau hơn, an ninh chỉ có thể được bảo đảm qua những quan hệ hợp tác tích cực, và có lẽ đó là điều mà giới lãnh đạo hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã nhận thức được.

    Các cuộc diễn tập hỗn hợp phản ánh khát vọng của cả hai nước, muốn xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách hợp tác trong một lĩnh vực đầy tế nhị, là lĩnh vực quân sự.

    Phó Giám Đốc Viện Nghiên Cứu các vấn đề Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, ông Sun Shihai, phát biểu:


    Quan hệ hợp tác lịch sử này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp hai nước tạo niềm tin nơi nhau và xóa bỏ hiềm khích.


    Hồi tháng trước, Trung Quốc cũng đã thực hiện các cuộc diễn tập quân sự tương tự với Pakistan, nước đối nghịch với Ấn Độ. Hồi tuần trước, trả lời một câu hỏi về tác động của cuộc tập trận hỗn Ấn-Trung đối với quan hệ giữa Bắc Kinh với Islamabad, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Chương Khải Nguyệt nói chính phủ Trung Quốc cho rằng, duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Aán Độ và Pakistan là điều cực kỳ quan trọng. Bà Chương Khải Nguyệt nói:


    Lập trường của chính phủ Trung Quốc là tiếp tục duy trì quan hệ với tất cả các nước láng giềng, kể cả Aán Độ và Pakistan, trong tinh thần tương trợ các nước lân bang, và đối xử với các nước này như những nước đối tác.


    Theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, các cuộc diễn tập hải quân giữa Trung Quốc với Ấn Độ, cũng như với Pakistan đều phù hợp với quyền lợi của cả 3 quốc gia, trong bối cảnh các trao đổi thương mại giữa cả 3 nước, phần lớn phải dựa trên các phương tiện chuyên chở đường biển, một phương tiện giao thông thường bị cản trở bởi bọn cướp biển.


    Cộng đồng quốc tế cũng đặt hy vọng là diễn biến tích cực này sẽ giúp xoa dịu những căng thẳng trong vùng Nam Á. Trung Quốc có thể đóng một vai trò xây dựng trong nỗ lực tạo một môi trường hòa dịu hơn để lót đường cho các cuộc thương thuyết giữa hai nước Nam-Á, Ấn Độ và Pakistan, dẫn đến một giải pháp ôn hòa để giải quyết cuộc tranh chấp lâu đời giữa hai đối thủ đều có vũ khí hạt nhân này.
  2. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Thỏa thuận hạt nhân giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ gặp trở ngại mới
    19 April 2006


    Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Ấn Độ, Manmohan Singh
    Một khó khăn mới xuất hiện trong quá trình thực hiện thỏa thuận về hạt nhân được Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, ký kết hồi tháng 7 năm ngoái nhưng chưa được quốc hội Hoa Kỳ thông qua.
    Phía Ấn Độ bác bỏ một đề nghị bổ túc cho dự thảo thỏa thuận do Washington đưa ra nhằm quy định rằng thỏa thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu hóa nếu Ấn Độ cho nổ bom hạt nhân một lần nữa.
    Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã xác nhận điều này hôm thứ hai. Ông nói rằng New Delhi đã nói với Washington rằng Ấn Độ chỉ chịu ràng buộc theo nội dung của tuyên bố chung do lãnh đạo của hai nước đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái mà thôi.
    Trong tuyên bố chung đó, Ấn Độ cam kết đơn phương ngưng thí nghiệm bom hạt nhân. Phát ngôn viên này nói rằng không có một chỗ nào cho điều khoản mới này chèn vào trong thảo thuận cả.
    Theo thỏa thuận giữa hai nước, Ấn Độ sẽ mở cửa hầu hết các cơ sở hạt nhân cho thanh sát viên quốc tế đến quan sát, đổi lại nước này sẽ được mua các nhà máy điện và nhiên liệu hạt nhân của Hoa Kỳ và các thành viên khác trong nhóm cung cấp.
  3. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 18/04/2006 - 8:04 AM Gửi bài viết này cho bạn bè


    Ấn Độ không cam kết ngừng thử vũ khí hạt nhân


    Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Mỹ trong buổi ký kết thỏa thuận về hạt nhân tháng 7/2005 tại Washington.
    Ấn Độ hôm qua khẳng định nước này sẽ từ chối đưa ra một cam kết rõ ràng với Mỹ về việc không tiến hành các vụ thử hạt nhân mới - được coi là một phần quan trọng trong thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự lịch sử giữa hai bên.
    Một bản dự thảo hiệp định nêu rõ rằng hợp tác hạt nhân sẽ bị ngừng lại nếu Ấn Độ vẫn tiến hành thử nghiệm vũ khí nguyên tử, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.

    "Trong những lần đàm phán sơ bộ về những vấn đề này, Ấn Độ đã bày tỏ với phía Mỹ rằng một điều khoản như vậy sẽ không hiện diện trong thỏa thuận song phương", tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu rõ.

    Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từng ký kết một tuyên bố chung - một thỏa thuận về mặt nguyên tắc đối với hiệp định hạt nhân Mỹ-Ấn - với chính quyền Bush trong chuyến thăm Washington vào tháng 7 năm ngoái. Do đó, tuyên bố khẳng định, Ấn Độ chỉ bị ràng buộc bởi nội dung của tuyên bố chung đó, trong đó có điều khoản buộc New Dehli cam kết ngừng thử nghiệm hạt nhân đơn phương.

    New Delhi từng từ chối ký Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) vì cho rằng văn kiện này mang tính phân biệt đối xử, nhưng đã tuyên bố sẽ đơn phương ngừng thử hạt nhân sau khi tiến hành những vụ thử vũ khí nguyên tử vào năm 1998.

    Quốc hội Mỹ sẽ phải xem xét thông qua một đạo luật để thực thi hiệp định hạt nhân mà Tổng thống Bush đã ký với Ấn Độ vào ngày 2/3. New Dehli nhận định rằng mối quan hệ đang ấm lên giữa hai nước sẽ xấu đi nếu cơ quan lập pháp Mỹ quyết định ngăn chặn hiệp định này.

    Theo thỏa thuận, Ấn Độ sẽ nhận được công nghệ hạt nhân dân sự từ Mỹ - gồm các lò phản ứng và nhiên liệu hạt nhân - để đổi lấy việc nước này phân tách các cơ sở hạt nhân dân sự và quân sự, đồng thời cho phép cộng đồng quốc tế thanh sát một số nhà máy hạt nhân.

    Ấn Độ mới đây đã tuyên bố rằng thỏa thuận không giới hạn chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

    Một số nhà phân tích cho rằng Washington đang cố ép Ấn Độ cam kết trực tiếp đối với những mục tiêu của CTBT thông qua điều khoản về việc ngừng hợp tác hạt nhân nếu New Dehli tiếp tục tiến hành thử vũ khí nguyên tử.

    Theo Việt Linh
    Vnexpress/Reuters

  4. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên lính Ấn Độ vào Pakistan
    14:38'' 13/10/2005 (GMT+7)
    Lần đầu tiên, lính Ấn Độ được phép vượt qua đường biên Kashmir chia cắt chia cắt Ấn Độ - Pakistan để giúp xây dựng một boong-ke bị động đất san phẳng.

    Lính Ấn Độ và lính Pakistan - những người chỉ quen nói chuyện với nhau bằng súng ống - đang cùng nhau dựng lại boong-ke
    "Đây là lần đầu tiên quân đội chúng tôi được phép vượt qua biên giới để góp một tay vào việc cứu hộ", Thiếu tá K. Seghal, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, nói với báo chí ở Srinagar - thủ phủ Kashmir phần thuộc kiểm soát Ấn Độ.
    Động thái tích cực này xuất hiện tại khu vực luôn thường trực tranh chấp là một tiến bộ lớn, làm dịu không khí căng thẳng vốn ngự trị ở Kashmir hàng chục năm nay.
    Trực thăng của cả hai nước cũng đang tự do bay lượn trên khu vực bị nạn, ngay cả trên khu vực phân định biên giới thường xuyên được quân sự hoá cao độ - nơi mà người ta quen với cảnh máy bay bị bắn hạ hơn.
    Lính Ấn Độ tiến vào địa phận Pakistan qua cây cầu nằm trong vùng phân định biên giới, đường biên dài 770 km chia cắt hai khu vực thuộc dãy Himalaya, ông Seghal nói.
    Nhiệm vụ của lính Ấn Độ là xây dựng lại một hầm trú ẩn đã bị san phẳng cho người dân trú qua đêm. Một số lính Pakistan thậm chí đã kêu to với lính Ấn Độ nhờ góp một tay dọn quang đống đổ nát trong điều kiện thời tiết mưa to gió lớn.
    Cả hai khu vực Kashmir thuộc Ấn Độ lẫn Pakistan đều hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn động đất 7,6 độ Richter hôm thứ bảy tuần trước.
    Hơn 1.300 người đã bị giết chết và 5.000 người khác bị thương ở khu vực Kashmir thuộc Ấn Độ, nơi động đất đã san phẳng hơn 40.000 ngôi nhà.
    Ở Pakistan, ít nhất 23.000 người đã chết và các tổ chức cứu trợ lo ngại thương vong thậm chí sẽ tăng lên khoảng 40.000 người. Trận động đất lần này là thảm hoạ thiên tai lớn nhất trong lịch sử Pakistan.
    Nhưng trận động đất xem ra đã làm tan băng trong quan hệ hai nước.
    "Sẽ không có vấn đề gì nếu lính Pakistan muốn chúng tôi giúp đỡ hay ngược lại", một viên tướng Ấn Độ nói.
    Kashmir trở thành vùng tranh chấp giữa hai đối thủ hạt nhân Nam Á kể từ khi hai nước giành độc lập từ tay thực dân Anh năm 1947.
    Trước đó Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng gửi tới Pakistan bất cứ thứ gì mà nước này cần.
    Giới phân tích tin rằng những động thái như thế là vô cùng có lợi cho tiến trình hoà bình, giúp hai nước có thể gạt bỏ quá khứ sau lưng.
    "Người ta đang được chứng kiến điều kỳ diệu: Chính phủ và nhân dân hai nước đang xích lại gần nhau hơn", S.D. Muni - một giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kashmir tại đH Jawaharlal Nehru ở New Delhi nói.
    Lam Sơn (Theo AFP, AP, CNN)

  5. teekanne

    teekanne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    109
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Khóa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này