1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cô đưa cây kim qua, cậu đặt cái đê (bao) vào, đôi cô cậu kết nhau một chặp:)
    (Cái ĐÊ =đê khâu tay) thường đặt ở đầu ngón tay khi đẩy kim cho đỡ bị ...đâm:)
    bao để bảo vệ đầu ngón tay:D

  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Dân gian: "Sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy, sai đấy sửa đâu?"
    Đã là dân thì phải ...gian:)
  3. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Há há, đúng là gà chip, không chip tẹo nào Dùng thuốc đối thuốc là hay roài. Nhân trần, trần bì, ô long còn là tên các loại trà nữa :P Câu "Nhân trần bì ô long" còn có nghĩa là : lấy người trần so sánh với rồng đen, rồng đen là một con rồng bí ẩn và đầy uy lực, rồng đen lại còn biểu tượng cho thế lực phản diện, nhưng trong truyện Harry Poster, nó là một con rồng đáng iu dù nuôi nó hơi phiền một tý >>>>> Chơi ngông quá
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Câu này nữa này, nhân nói về thuốc :P
    -Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
    "Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc."
    Xế, tiên nhân bảo khó, hậu nhân cứ thử xông pha xem xế lào
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    He he, lại lụm tiếp được đoạn này :
    -Lục Thao lục sách cổ diễn trình câu đối cổ
    ( Yêu cầu: có hai chữ giống như lục, nhưng chữ lục sau còn có nghĩa là lục tìm, và lục cũng có nghĩa là sách. Thao cũng có nghĩa là tập dượt, trình diễn....
    Sách cổ..câu đối cổ.)
    Há há, câu của thầy Phái đúng là hơi hóc, xem lão cọ là tiền bối nhá, hậu bối xông vô tiếp chiêu đê
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tửu bảo ở quán rượu không thấy gã Tam Lược đã có câu gì rồi chăng?
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Trích bài của tác giả Vinh Hồ, viết về câu đối nhân dịp Xuân Ất hợi 2005,

    Nhân dịp Xuân về, chúng tôi xin sưu tầm một số câu đối để chúng ta cùng thưởng thức một thú vui tao nhã của tiền nhân mà ngày nay chẳng còn được mấy người chơi.

    Người Việt xưa từ triều đình xuống dân giã, từ Nho sĩ đến bình dân, đâu đâu cũng ưa chuộng câu đối. Câu đối được sử dụng như một món quà văn hóa tinh thần cao quý để tặng nhau.
    Câu đối được dùng để trang hoàng chốn cung đình, nơi công sở, đình chùa miếu mạo... Câu đối được dùng để trang trí nhà cửa, nhất là vào những dịp Tết, tân gia, quan, hôn, tang, tế... Các nhà Nho viết câu đối trên giấy hồng đơn dán cột nhà, trước hiên, ngoài cổng. Các nhà giàu thuê người khắc câu đối trên gỗ khảm (cẩn) xa cừ hay sơn son thếp vàng, treo thành cặp song song 2 bên bàn thờ tổ tiên hay nơi phòng khách. Thường thì người ta đi mua các câu đối được viết sẵn của các ông đồ, vì câu đối không thể thiếu trong ngày Tết:

    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
    (Trần Tế Xương)​
    Câu đối là thể văn cổ điển gồm 2 câu (vế) có số lượng từ bằng nhau và đối chọi với nhau cả về lời lẫn ý. Câu đối: chữ Hán gọi là đối liên hay doanh thiếp (doanh: cột nhà, thiếp: mảnh giấy có viết chữ). Câu đối, phú, văn tế thuộc văn biền ngẫu. Biền ngẫu là loại văn gồm những cặp câu có hai vế đối nhau, còn đối ngẫu là đối nhau về lời và ý theo từng cặp trong văn biến ngẫu. Ngày xưa người ta xem câu đối là một nghệ thuật chơi chữ uyên bác trí thức, qua đó người ta có thể đo lường được trình độ, kiến thức, tài văn chương chữ nghĩa, sự thông minh nhanh trí cũng như tài ứng khẩu đối đáp của một người, ngày nay câu đối vẫn còn thấy rải rác trên một vài tờ báo Xuân. Tóm lại, người ta dùng câu đối để thử sức, đua tài, đấu trí với nhau như thú chơi cờ tướng vậy.
    Ngoài những quy luật cấu tạo chặt chẽ từ hình thức đến nội dung, nhiều câu đối được gói thêm những ý ngầm, cài thêm những chữ lắt léo hay điển tích sâu xa... mà mới đọc qua người ta không dễ gì hiểu nổi. Chính những điều khúc mắc thâm thúy và cao tay này mà câu đối thu hút người chơi.

    I. LUẬT TẮC


    1. Số chữ trong mỗi vế:

    Mỗi câu đối gồm 2 vế: vế phải vế trái, hay vế trên vế dưới, hay vế xuất vế đối, hay vế xướng vế họa. Mỗi vế có nhiều đoạn, tiểu đoạn, không hạn chế dài ngắn. Số chữ trong 2 vế bằng nhau và đối chọi với nhau.

    2. Đối thanh:

    Thanh bằng (chữ có dấu huyền hay không dấu) đối với thanh trắc (chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã) và ngược lại.

    3. Đối tự loại:

    Danh từ đối danh từ, chủ từ đối chủ từ, số lượng đối số lượng, tên riêng đối tên riêng, âm thanh với âm thanh, màu sắc đối màu sắc, hình ảnh đối hình ảnh, tục ngữ đối tục ngữ, điển tích đối điển tích, v.v...

    4. Đối ý:

    Gồm:
    Đối thuận: 2 vế có ý nghĩa tương quan nhất quán nhau.
    Đối nghịch: 2 vế có ý nghĩa biệt lập, đối chọi, tương phản nhau.

    5. Đối về hàm ý:

    Nếu vế trên chứa ẩn ý, ý ngầm mà người đọc phải thông hiểu điển tích lai lịch về người và sự kiện liên hệ mới hiểu được thì vế dưới cũng phải đối được như vậy mới có giá trị.

    6. Tiểu đối:

    là câu đối ngắn thường có từ 3 đến 6 chữ như:

    Trường đồ tri mã lực
    Cư cửu kiến nhân tâm


    Cá đối nằm trong cối đá
    Cò lửa đậu giữa cửa lò


    7. Thi đối:
    là câu đối dài trung bình 7 chữ như 2 cặp thực luận trong một bài Đường luật:

    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

    (Nguyễn Đình Chiểu)

    8. Phú đối:

    là câu dài ngắn vô hạn định như trong thể văn phú. Phú (nghĩa đen là bày tỏ) là thể văn vần có số âm tiết trong mỗi câu và số câu trong mỗi bài không hạn định, câu thường chia làm 2 vế bằng nhau và đối nhau, dùng để tả cảnh vật, phong tục, hay tánh tình của con người.
    Gồm:
    Phú song quan: (2 cửa): có từ 5 đến 9 chữ, như:

    Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu
    Cái kiến bò dưới dĩa thịt bò

    Phú cách cú (ngăn câu) như:

    Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới
    Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên

    Phú gối hạc: mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên, như:

    Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai (Đặng Trần Thường)
    Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế (Ngô Thời Nhậm)

    Câu đối cũng giống như cặp thực, luận trong bài Đường luật thất ngôn bát cú tuân theo quy tắc căn bản:

    Nhất tam ngũ bất luận - Nhị tứ lục phân minh

    Để làm sáng tỏ những luật tắc nói trên, chúng tôi xin dẫn chứng một số ví dụ:

    Ví dụ 1:

    Xuân tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
    (Xuân thêm ngày tháng, người thêm tuổi)
    Phúc mãn càn khôn lộc mãn đường
    (Phúc đầy trời đất, lộc đầy nhà)

    Ví dụ 2:
    Ông ra bắc là may, quyền kinh lược tước quận công, bốn bể không nhà mà nhất nhỉ!
    Cụ về tây cũng tiếc, trong triều đình ngoài thôn dã, một lòng vì nước há hai đâu?

    Câu đối này do một người làm để đi điếu ông Hoàng Cao Khải người Nghệ An theo Tây làm chức Kinh lược Bắc kỳ, có những tiểu đoạn lắt léo như bốn bể không nhà mà nhất nhỉ, về tây cũng tiếc, một lòng vì nước há hai đâu rất kín đáo và cao tay đã được sử dụng để mỉa mai khinh bỉ một kẻ theo giặc.
    Ví dụ 3:

    Thượng tọa bay bàn tọa
    Văn Bình sứt miệng bình
    Câu đối này của nhà thơ Tú Thịt có ngầm ý trào phúng nhà văn Chu Tử Chu Văn Bình và Thượng Tọa Thích Thiện Minh, trước 1975 không ưa nhau cùng bị kẻ ác ám sát, Thượng Tọa bị thương ở bàn tọa, Nhà Văn bị thương ở quai hàm.

    Ví dụ 4:

    Nam Sơn trúc bất tận
    (Trúc Nam Sơn bất tận)
    Đông Hải ba vô cùng
    (Sóng Đông Hải Vô cùng)
    Khi Vi Văn Định được Pháp tin dùng cho làm Tổng Đốc Hà Đông có nhờ một nhà nho ở tỉnh Nam Định làm cặp đối trên để treo trong nhà rất lấy làm đắc ý, vì không hiểu điển tích nên ông ta không thấy câu đối có ngầm ý nguyền rũa ông ta. Đông Ba Hải và Nam Sơn Trúc là những chữ rút trong bài hịch của Lý Mật nhà Đường kể tội Tùy Dạng Đế thời xưa:

    Quyết Đông hải chi ba lưu ác bất tận

    (Khơi sóng biển Đông ác bất tận)

    Khánh Nam sơn chi trúc thư tội vô cùng

    (Viết trúc Nam hải tội vô cùng)

    Ví dụ 5:

    Đông tây! Đông tây!
    Vắng khách! Vắng khách!
    Câu đối trên của một nhà văn làm tặng nhà văn Hoàng Tích Chu khi Chu đi hát cô đầu, Chu vốn là chủ báo Đông Tây là tờ báo chủ xướng lối viết ngắn gọn nhưng lại ít đọc giả. Câu đối rất ngắn gọn này có những chữ có nghĩa đôi như Đông: hướng Đông, đông đúc. Tây: hướng Tây, người Tây. Vừa có ý châm biếm cái quán cô đầu nhiều Tây nhưng vắng khách, vừa có ý châm biếm tờ báo Đông Tây ít đọc giả.

    Ví dụ 6:

    Viên Khâm sứ Pháp gặp vua Duy Tân ra câu đối:
    Rút ruột vương thành ba
    (Trong chữ Hán: Vương là vua, nếu rút mất một nét dọc ở phần ruột thì thành ra chữ tam là ba).
    Vua Duy Tân đã ứng khẩu đáp lại:
    Chặt đầu tây còn bốn
    (Chữ Tây là hướng Tây, là người Pháp, nếu chặt mất một nét trên đầu thì thành ra chữ tứ là bốn).

    II. TỤC CHƠI CÂU ĐỐI

    Ngày Tết có tục chơi câu đối, người ta dùng 2 mảnh giấy dài (hoặc vải, hay gỗ) màu đỏ rực rỡ, trên đó viết 2 câu đối bằng mực xạ đen nhánh treo (hay dán) thành cặp song song với nhau. Ví dụ:

    Tối ba mươi khép cửa càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương bồng quỷ tới
    Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào
    (Hồ Xuân Hương)
    Đây là một trong những câu đối tuyệt bút của văn học VN.
    Tú Xương làm câu đối Tết để nói về cảnh nghèo của mình:

    Không dưng Xuân đến chi nhà tớ
    Có nhẽ Trời mà đóng cửa ai
    Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo
    Nhân tình bạc thế lại bôi vôi
    Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết
    Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi
    (ngày xưa dùng vôi bột rắc hình cung tên để trừ ma quỷ trong ba ngày Tết- ngày tết thì thường rượu chè thoải mái, rồi bánh chưng, nem nộm đề dùng)
    Xuân về chớ để Xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
    Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi
    Nợ có chết ai đâu, chửi chó mắng mèo eo óc
    Trời để sống ta mãi, lên xe xuống ngựa lắm phen

    Nhà thơ nông thôn Nguyễn Khuyến có viết 2 câu đối chia xẻ cảnh bần cùng của người dân quê VN trong ba ngày Tết:

    Tối ba mươi nợ réo tít mù, ờ ờ Tết
    Sáng mồng một rượu say túy lúy, à à Xuân

    Hay:

    Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó
    Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo

    Bà Hồ Xuân Hương có lần ra câu đối trêu chọc ông Chiêu Hổ:

    Mặc áo giáp, dải cài chữ đinh, mậu, kỷ canh, khoe mình rằng quý

    (Câu này sử dụng 6 chữ trong thiên can của lý số)
    Ông Chiêu Hổ đối lại rất hay như sau:

    Làm đĩ càn, tai đeo hạt khảm, tốn ly, đoài, khéo nói rằng khôn

    (Câu này dùng 6 quẻ của bát quái trong kinh Dịch)
    Bà Hồ Xuân Hương có 2 câu đối sử dụng nghệ thuật nói lái với lời thanh ý tục:

    Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá
    Gớm con tạo lừa cơ tem hẻm, rút nút xuôi cho lọt khách cổ kim

    Thi tài của bà còn được thể hiện trong 2 câu đối độc địa nhầm châm biếm kẻ quan lại quyền quý:

    Võng đào quan lớn đi trên ấy
    Váy thủng bà con vỗ dưới này

    Bằng nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng thâm thúy, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã viết 2 câu đối để mừng một ông quan vừa được thăng chức:

    Cung kiếm hai tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
    Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

    Tương tự, Nguyễn Công Trứ cũng có 2 câu đối để châm biếm một ông quan có trình độ dăm chữ.

    Tưởng làm dăm chữ mà chơi vậy
    Ai ngỡ nên quan đã sướng chưa

    Có một giai thoại kể rằng lúc Cao Bá Quát còn bé, một hôm nhà vua đi ngang qua bờ sông, cậu bé đã không tránh mà còn cỡi áo nhảy đùng xuống sông để tắm, bị lính bắt dẫn đến trình Vua, Vua thấy cậu bé có học nên ra một vế đối:

    Nước trong leo lẻo cá đớp cá

    Cậu bé ứng khẩu:

    Trời nắng chang chang người trói người

    Nhà Vua khen cậu bé thông minh và tha cho.
    Trên bước đường hoạn lộ Cao Bá Quát bị cách chức xuống làm một ông giáo quèn đã làm 2 câu đối như sau:

    Nhà trống đôi ba gian, một thầy một cô một chó cái
    Học trò dăm bảy đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi

    Về sau khởi binh chống triều đình thất bại bị bắt, trước khi chết nhà thơ Cao Bá Quát ứng khẩu 2 câu đối đầy khinh bạc xem tử sinh nhẹ tựa lông hồng được người đời vô cùng kính phục:

    Ba hồi trống giục đù cha kiếp
    Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời

    Bà Đoàn Thị Điểm, tác giả Chinh Phụ Ngâm có ra 1 vế đối cho Cống Quỳnh khi Cống Quỳnh đến chơi tại nhà thân phụ Bà như sau:

    Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong cửa sổ song song

    Nhưng Trạng Quỳnh không đối được.
    Lần khác bà đang tắm, Cống Quỳnh lên tiếng đòi vào, bà không chịu, liền ra một vế đối:

    Da trắng vỗ bì bạch

    Câu này Trạng cũng chào thua, từ đó tới nay vẫn chưa có ai đối được.
    Gần đây trong tập Bút Ký Irina tập I của bà Irina Zisman người Nga, nhà hoạt động nhân quyền cho biết Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn ở Nga đã đối được như sau:

    Rừng sâu mưa lâm thâm
    [/i]
    Câu này hay, nhưng về mặt tượng thanh, tượng hình thì cũng chưa thể sánh được với câu gốc của Hồng Hà Nữ Sĩ.
    Vua Tự Đức có viết một vế xuất hóc búa, đến nay cũng chưa có ai đối được:
    Không vô trong nội nhớ hoài.
    (Theo tự điển: Không là vô, trong là nội, nhớ là hoài)
    Vế xuất của một tác giả khuyết danh cũng thế:
    Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương phụ tử
    (Phụ tử hồi hương có nghĩa là cha con về quê, và cũng là tên của 2 vị thuốc Bắc).
    Nhà văn Khái Hưng có làm một câu đối Tết:

    Bốn nghìn lần: Xuân Hạ Thu Đông vạn vật loanh quanh vòng lẩn quẩn
    Ba ngày Tết: xôi dê rượu thịt muôn dân hì hục chén no nê

    Trong dân gian có những câu đối rất ngộ nghĩnh, sử dụng nghệ thuật chơi chữ và nói lái tuyệt vời như sau:

    Tết túng tiền tiêu, toan tính tìm tay tử tế
    Xuân xài xu xịn, xong xuôi xuống xưởng xác xơ
    Súc sinh say sưa sàm sỡ sỗ sàng, sư sãi sợ sệt sự sinh sinh sự
    Rắn rít rình rập rõ ràng ráo riết, rừng rú rầm rì răng rớt rớt răng
    Vợ cả vợ hai hai vợ đều là vợ cả
    Con nuôi con đẻ đẻ con há cậy con nuôi
    Nhà thuê nhà tậu tậu nhà hết ở nhà thuê
    Thầy giáo tháo giày đi chợ Tết
    Giáo chức dứt cháo dự hội Xuân

    III. TÍNH ĐỐI NGẪU TRONG THƠ
    Thời xa xưa đời sống trầm lặng, cha ông chúng ta có những thú tiêu khiển thanh tao như cầm kỳ thi họa. Thi có nhiều thể loại như Đường luật, lục bát, song thất lục bát, phú, hò, vè, hát nói, văn tế, câu đối... tuy khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm là nặng tính đối ngẫu. Câu Đối, Phú, Văn Tế là loại văn biền ngẫu. Các thể thơ khác tuy không chuyên về đối ngẫu nhưng cũng không thiếu những cặp song đối tiểu đối... chứng tỏ đa số người Việt xưa thích sự cân đối, vững chãi, khuôn thức và tinh thần người Việt xưa thường an nhiên, tự tại, bình thản:
    Chinh Phụ Ngâm (thể Song Thất lục Bát):
    Ngòi đầu cầu nuớc trong như lọc
    Đường bên cầu cỏ mọc còn non
    Cung Oán Ngâm Khúc (thể Song Thất Lục Bát):
    Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
    Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
    Đoạn Trường Tân Thanh (thể Lục Bát)
    Làn thu thủy, nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
    Thể Đường luật:

    Thế sự trai yêu thiếp mọn (Tục ngữ: Trai yêu thiếp mọn)
    Nhân tình gái nhớ chồng xưa (Tục ngữ: Gái nhớ chồng xưa)
    [/i]
    (Nguyễn Trãi)

    Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm (Tục nhữ: Cố đấm ăn xôi)
    Cầm bằng làm mướn mướn không công (Tục ngữ: Làm mướn không công)
    [/i]
    (Hồ Xuân Hương)

    Sĩ khí rụt rè gà phải cáo (Tục ngữ: Con gà phải cáo)
    Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi (Tục ngữ: Chịu đấm ăn xôi)
    [/i]
    (Trần Tế Xương)

    IV. KẾT LUẬN
    Đa số các nhà thơ cổ điển Việt Nam đều thích làm câu đối, nhiều câu đối đã trở thành những tác phẩm văn chương tuyệt bút như các câu đối của Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, v.v...
    Đặc biệt nữ giới cũng tham gia tích cực vào thú vui tao nhã này, không những đối đáp lanh lẹ, dùng từ sắc sảo, gởi gắm tình ý sâu xa mà còn chủ động đưa ra những vế xuất tuyệt vời làm chới với các đấng tài danh, đó là các bà Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương.
    Ngoài câu Da trắng vỗ bì bạch để đời của bà Đoàn Thị Điểm, chúng tôi xin trích hai bài thơ tứ tuyệt xướng họa sau đây để thấy sự nhanh nhẹn, duyên dáng, táo bạo, tài dùng chữ và xuất khẩu thành thơ của người xưa:

    Những bấy lâu nay luống nhắn nhe
    Nhắn nhe toan những sự ghùn ghè
    Ghùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám
    Chưa dám cho nên phải rụt rè
    [/i]
    (Trách Chiêu Hổ 3 của Hồ Xuân Hương)

    Hỡi hỡi cô bay tớ bảo nhe
    Bảo nhe không được gậy ông ghè
    Ông ghè không được ông ghè mãi
    Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè
    [/i]
    (Chiêu Hổ họa lại)
    Cảm ơn tác giả Vinh Hồ,
    ( )
    (giờ không còn là đầu Xuân, chắc bài này sẽ có ích vào đầu Xuân tới)
    [nick][nick]
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 16/10/2007
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]
    Nghe đồn Rồng là "đặc sản" của phương Đông. Harry Poster, của tác giả Tây , hoá ra Tây đã "nhập khẩu" rồng của Đông rồi à? Thầy không hiểu, trò giải thích hộ thầy cái ( kì này không phải mang phong bì đến nhé !)
    [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 17/10/2007
  9. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Rồng phương Đông khác rồng phương Tây thầy ạ, rồng trong các truyện cổ Adesxen là rồng Phương Tây. Rồng phương Đông thân dài uốn lượn như... trăn, rắn..., rồng phương Tây trông như con khủng long, tạm thời phân biệt thế cho dễ . Hôm nào em trình ảnh cho xem. Đông Tây nhập khẩu rồng qua lại của nhau lâu rồi, nhưng chưa có thông tin nào đề cập đến ý tưởng cho 2 con đó oánh nhau xem con nào mạnh hơn
  10. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Đang sắp bị mốc mỏ theo cái gà gâu roài

Chia sẻ trang này