1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]
    Rồng phương Đông khác rồng phương Tây thầy ạ, rồng trong các truyện cổ Adesxen là rồng Phương Tây. Rồng phương Đông thân dài uốn lượn như... trăn, rắn..., rồng phương Tây trông như con khủng long, tạm thời phân biệt thế cho dễ . Hôm nào em trình ảnh cho xem. Đông Tây nhập khẩu rồng qua lại của nhau lâu rồi, nhưng chưa có thông tin nào đề cập đến ý tưởng cho 2 con đó oánh nhau xem con nào mạnh hơn
    [/quote]
    Rồng phương Đông là biểu tượng cao quý, được ngự lên cả đầu vua, được gắn liền hình ảnh vua, thiên tử cơ.
    Còn "Rồng" phương Tây thì đặc tính thế nào nhỉ?
    Phải chăng không nên dịch dragonRồng.
    Nếu dịch sang tiếng Anh thì nên giữ nguyên chữ Rồng, vì tiếng Anh chả có từ nào có ý nghĩa trùng với ý nghĩa của từ Rồng cả.
    Dịch RồngDragon là xúc phạm nền văn hoá phương Đông. Ý kiến riêng thế thôi.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 16/10/2007 [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 17/10/2007
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Trò thấy dịch dragon là rồng cũng chẳng sao. Rồng biểu trưng cho sự cao quý, sức mạnh. Hình dáng 2 loại này khác nhau có thể do cách sử dụng chúng khác nhau. Phương tây dùng rồng làm vật chiến nhiều hơn,còn phương Đông mình xem rồng như một linh vật đem lại sự may mắn, thịnh vượng. Đúng không nhỉ?
    Có thể người ta dịch dragon là Rồng dựa trên dung nhan của nó, trông chúng cũng từa tựa nhau, cũng thở ra khói, khè ra lửa, bay được và không phải ai cũng điều khiển được rồng. À, viết đến đoạn này trò hiểu ý thầy nói rồi. Ý thầy là Rồng phương Đông điều khiển người trần, còn người trần có thể điều khiển rồng Phương Tây. He he, nếu làm theo phép toán a>b, b>c ---> a>c thì thầy đúng
    Nếu xét về mức độ tôn thờ, thì không hẳn rồng mới là vật được tôn thờ, trâu, bò, heo, rắn cũng được các nước khác tôn thờ coi trọng y như người Việt mình coi trọng rồng vậy. Không lẽ dịch mấy con đó là rồng tất
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]+ Hình dáng 2 loại này khác nhau có thể do cách sử dụng chúng khác nhau.
    ---Vấn đề là tính chất "con vật" và ý nghĩa tâm linh, không phải là hình dáng hay cách sử dụng.
    +Phương tây dùng rồng làm vật chiến nhiều hơn,còn phương Đông mình xem rồng như một linh vật đem lại sự may mắn, thịnh vượng. Đúng không nhỉ?
    --Không hẳn như thế.
    + Ý thầy là Rồng phương Đông điều khiển người trần, còn người trần có thể điều khiển rồng Phương Tây.
    --- Thầy có ý đó đâu ?!
    +Nếu xét về mức độ tôn thờ, thì không hẳn rồng mới là vật được tôn thờ, trâu, bò, heo, rắn cũng được các nước khác tôn thờ coi trọng y như người Việt mình coi trọng rồng vậy. Không lẽ dịch mấy con đó là rồng tất
    ---Chỗ này trò ngộ nhận về logic rồi !
    [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 17/10/2007
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Ơ, xế rốt cuộc trò được bao nhiêu điểm
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Ơ, xế rốt cuộc trò được bao nhiêu điểm
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bàn về nói lái, nói nhịu,
    Nếu các bạn có nhã hứng:D tôi có trò chơi mới cho các bạn này:
    Thể lệ:
    Thời gian: một cuộc thi nhỏ, nhanh,
    Đối tượng dự thi: là nam thanh, nữ tú:)
    Nội dung: Thi nói nhanh
    Cách chơi: ban giám khảo đưa ra một câu (viết vào giấy)
    các câu sẽ được đưa ở phần cuối thread này,
    Yêu cầu: người chơi sẽ đọc thuộc câu đó, rồi nói nhanh, thời gian tính trong ba phút, xem người nói nói được bao nhiêu câu hòan chỉnh, bao nhiêu câu không hòan chỉnh, bao nhiêu từ sai/đúng, rồi tính điểm
    Giải thưởng: một phương án đề nghị cũng giống như giải thưởng của các vụ Karaoke của KBC ta, người nói sai nhiều nhất sẽ nhận được phần thưởng là hôn chỉ định một thành viên khác phái, người đoạt giải nói đúng nhiều nhất, sẽ được hôn (tự do) người khác phái mà đã tham gia cuộc chơi:)
    Nội quy của cuộc thi: ai đồng ý tham gia cuộc chơi, sẽ phải tuân thủ luật chơi,
    Mục đích:
    Nhằm tránh cho thanh niên học sinh nói riêng, và người Bắc Ninh, Bắc Giang ta nói chung:) chữa được phần lớn các tật nói lắp, nói nhịu, còn gọi là nói ngọng, mà đã một phần là đặc trưng của người hai Bắc này, đây là một đặc điểm nhận dạng của chúng ta:D (vinh dự chưa) :D
    Phụ chú: đây là các câu nói có thể dùng vào cuộc chơi,


    Chị nhặt rau luộc rồi, em luộc rau rồi nhặt

    Con cá mòi béo để gốc quéo để con mèo đói ăn

    Bà Bụt chùa Bùi múa bùa đuổi bò bùi bụi.

    Lê nin lê la lên núi lấy nước nấu lòng lợn non.

    Buổi trưa bà chửa ăn bưởi chua.

    Con lươn nó luồn qua lườn nó lượn lên lưng.

    Một con rồng lộn, hai con lộn rồng........

    Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch

    Lúa nếp là lúa nếp vàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

    Lúa nếp là lúa nếp làng, Lúa lên lớp lớp lợn nàng no nê.

    Luộc hột vịt lộn, luộc lộn hột vịt lạt, ăn lộn hột vịt lạt, luộc lại hột vịt lộn lại lộn hột vịt lạt.

    Đêm đông đốt đèn đồng đi đâu đấy, đi đái đây, đến đầu đình đá đúng đầu đinh,đánh đổ đèn, đếch đái được.

    Cành cây cao có con cào cào, con cào cào cắn cổ con cồ cộ,con cồ cộ chết cửng cừng cưng.

    Mẹ Minh mua một miếng mít, Minh mon men móc mất một múi, mẹ mắng Minh mặt mẹt, Minh mắng mẹ mặt mo.

    Một con rồng lộn, hai con lộn rồng, ba con rồng lộn, bốn con lộn rồng...(giống câu trên, nhưng liên tục nói theo số đếm tiến)


    Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.

    Búa bổ đầu búa.

    Em Trường ở truồng đến trường, ở trường cấm ở truồng.
    [*]Anh Căn ăn canh
    [*].........

    P/s: chúc các bạn có cuộc chơi thú vị:)
    (Phép lịch sự trong cuộc chơi có thể được cân nhắc-châm trước)
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chúc quán thày đồ đông khách !
    Thày gắng giữ gìn sức khoẻ để chơi cho vui. Tạm biệt !
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tạm biệt,
    Tạm biệt,
  9. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Tạm biệt thầy đồ, chúc thầy đồ gặp nhiều may mắn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Dân tộc, Đồng bào... giao phó. Hihi.
    Mình có đôi lời tản mạn về chiết tự trong câu đối, coi như lời tạm biệt thầy đồ:
    Chiết tự là một lối chơi chữ độc đáo của người xưa. Nó được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật trong các câu đối của các nhà Nho. Những ai có quan tâm đến câu đối dân gian hẳn cũng biết đến đôi câu đối chiết tự nổi tiếng:
    (1) ?oTrai họ Vương, đầu đội nón trúc, tuổi hai mươi, hà túc toán dã.
    Gái họ Bạch, lưng thắt dây tơ, tuổi mười tám, bất diệc lạc hồ?.
    Đây là vế thách đố của quan Đô uý họ Bạch khi Vương Toán, một cậu học trò nhà rất nghèo nhưng học cực giỏi, thân đã hèn lại muốn chòi mòi quan trên, định cầu hôn con gái ông. Ở vế ra, quan Đô uý chiết tự chữ Toán 筭? gồm chữ vương Z< ?( họ Vương), chữ trúc 竹 ??(nón trúc), chữ trấp "?(hai mươi), ý chỉ Vương Toán. Vế đáp của Vương Toán cũng đem tên của cô tiểu thư Bạch Lạc ra chiết tự: chắp chữ bạch T?, chữ ty 絲?chữ thập?? bát 十.??(mười tám) thành chữ Bạch Lạc T,?. Bốn chữ ?ohà túc toán dã" ở vế ra và bốn chữ "bất diệc lạc hồ" ở vế đối đều lấy chữ trong Luận ngữ. Hai câu đăng đối cả về chữ và nghĩa.
    Đây là lối chơi chữ thử tài rất quen thuộc của các nhà Nho xưa.
    Có khi lối chơi chữ chiết tự lại mang đậm chất dân gian, hóm hỉnh:
    (2) ?oDi qua ngọn lúa, dời chân nhảy nhót đậu cành đa.
    Khỉ chạy đầu non, há miệng lằn nhằn ăn quả đậu?.
    Điều thú vị của hai câu đối này là ở lối chiết tự - chơi chữ hai chữ di và chữ khỉ.
    Chữ di 移?? vốn nghĩa là dời, một bên có chữ hoà 禾? nghĩa là lúa, một bên có chữ đa s ???nghĩa là nhiều. Tách chữ di 移 ra mà đặt câu nói chim "di" qua "ngọn lúa" bên này (qua chữ hòa禾?) mà "dời (nghĩa chữ di移) chân nhảy nhót? sang ?ođậu cành đa" bên kia (sang chữ đas) .
    Chữ khỉ ^ ????(thường khi) còn đọc là khởi, vốn nghĩa là há, trên có chữ sơn 山 núi, dưới có chữ đậu ?? chỉ một loại ngũ cốc. Tách chữ khỉ ra mà đặt câu nói con "khỉ" chạy trên "đầu non" (chữ sơn山 trên) há (nghĩa chữ khỉ^? ) miệng ra mà ăn quả đậu (chữ đậu?? dưới).
    Hai vế đối nhau thật khéo, đối cả chữ lẫn thành phần trong chữ.
  10. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0

    Được gachip4mat sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 18/10/2007

Chia sẻ trang này