1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bỏ chữ "bê ca" với "ba cua" đi thì vậy là chỉnh rồi hén
    Đối câu trên của chị gà:
    Độc độc thời trị trị, dĩ độc trị độc
    (Thôi, đừng hiểu)
  2. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Qua vòng 1 Gà 4 mắt xếp hạng 4 lọt vòng 2 không dùng đồ second hand mục tiêu giành giải nhất !
    Được geotimes2005 sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 26/10/2007
  3. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    SỨ THANH NHỊN NHỤC
    Đến thăm làng tranh Đông Hồ sứ nhà Thanh thường rất nghênh ngang, ngạo nghễ. Hắn cho rằng dân làng tranh chữ biết vẽ vời chứ chẳng biết gì về chuyện văn chương chữ nghĩa
    Tuy vậy hắn vẫn nhờ một lão nghệ nhân giới thiệu nội dung ý nghĩa từng bức tranh cho hắn. Khì xem đến bức tranh "Đám cưới chuột" thấy một chú chuột xách cá đến lễ mèo, bên dưới có đề chữ Tống lễ sứ Thanh hèn nảy ra một vế, chơi chữ rất hiểm hóc.
    Tí lận, thử tống mão.
    Nghĩa là: cuối năm chuột. chuột cống mèo.
    Thâm ý của hắn là ví ta như chuột, hắn như mèo.
    ta phải lễ hắn.
    Nghe vậy, lão nghệ nhân của ta liền đưa ra bức tranh vẽ một con trâu vểnh tai, đang. tè trên con đường ngoằn ngoèo như một con rồng Lão nghệ nhân liền đối lại:
    Sửu đầu ngưu thôn thìn.
    Nghĩa là: đầu năm trâu, trâu nuốt rồng. Trâu tượng trung cho đồng ruộng quê ta, còn rồng chỉ thiên triều nhà Thanh. Sứ giặc hiểu ý liền im.
    Khi xem đến bức tranh "Hứng dừa" và "Đánh ghen" thì sứ Thanh rất lạ lùng.
    Trong tranh "Hứng dừa" có câu thơ nôm: Khen ai khéo vẽ nên dừa
    Đấy trèo đây hái cho vừa một đôi Và bức tranh "Đánh ghen" có câu:
    Thôi thôi nuôi giận làm lành Chi điều sinh sự thiệt mình thiệt ta Sứ Thanh không hiểu ra sao, lão nghệ nhân phải mất công giảng giải cho hắn. Đã vậy, sứ vẫn ra vẻ trịnh thượng, ra vế đối:
    Tứ thủy đồng lưu hà chi đạo? Nghĩa là: Bốn dòng nước đều chảy, chảy đường
    vế ra rất hiểm: Bốn dòng nước là, nước của hai quả dừa từ trên cây đưa xuống và hai "trái dừa" của người đàn bà hứng dừa. Câu ra, ngoài ý lỡm, còn chê tranh của ta thô thiển, không có đạo lý gì cả, (Hà chi đạo).
    Lão nghệ nhân của ta liền lấy ngay ý tứ của bức tranh "Đánh ghen" mà đối lại:
    Tam nhân tranh đoạt tất tại thiên.
    Tranh đánh ghen" vẽ hai bà vợ, một ông chồng xung đột. Vợ cả đang giơ kẻo muốn cắt tóc vợ lẽ Vế chọi, lão nghệ nhân có ngụ ý: Nước Tầu rối ren, phe phái lục đục tranh đoạt với nhau là tại kẻ cầm quyền.''''
    Sứ Thanh hiểu ý, hắn liền lảng sang xem tranh khác.
    Tiếp đó, sứ Thanh xem bức tranh "Thầy đồ ếch". Trong tranh có bốn chữ Lão oa giảng độc, và trên mặt bàn của thầy có đủ cả văn phòng tứ bảo. Nhưng không thấy có quyển sách nào.
    Sứ Thanh liền cười mỉa:
    Lão oa giảng độc lão vô thư.
    vế ra nghĩa là thầy đồ ếch dạy học, thầy không sách. Thâm ý của hắn: Ta không có sách mà các sách "tứ thư", "ngũ kinh" đều do người Tàu làm ra cả.
    Lúc ấy, nghệ nhân của ta chìa cho sứ Thanh xem bức tranh vẽ một đoàn thanh niên cởi trần, đóng khố đang khiêng trống đi đấu vật. Người nào cũng khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Người đi đầu vác tấm biển có đề bốn chữ Trung nam bản xã, nghệ nhân liền đối:
    Trung nam bản xã trung hữu trí
    Nghĩa là "Trai trẻ làng này trai có trí". Vế đối chỉnh, lấy được sự tích trong tranh, lại vừa nói được các ý: Nhà người bảo ta không có sách, nhưng ta lại có trí lớn hơn cả sách, ta có sách riêng.
    Ba lần lên giọng xấc xược, ba lần bị "vả miệng".
    Sứ Thanh đành ngậm đắng nuốt cay, ngỏ ý xin mấy tờ tranh rồi tháo lui. .

    [nick][nick]
    Được gachip4mat sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 30/10/2007
  4. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Lưỡng quốc Khôi nguyên Nguyễn Đăng Cảo

    Nguyễn Ðăng Cảo còn có tên gọi là Ðăng Hạo, người xã Hoài Bão, huyện Tiên Du (nay là thôn Hoài Bão, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Nguyễn Ðăng Cảo thật xứng đáng là "Lưỡng quốc Khôi nguyên". Ông được phong là "Phúc thần", hiện có đền thờ ông tại thôn Hoài Bão, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    Ông là anh của Nguyễn Ðăng Minh (Tiến sĩ khoa Bính Tuất 1646), bác của Nguyễn Ðăng Tuân (Tiến sĩ khoa Quý Sửu 1673) và Nguyễn Ðăng Ðạo (Trạng nguyên khoa Quý Hợi 1683).

    Năm 28 tuổi, ông đỗ Hội nguyên, Ðình nguyên, Ðệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Tuất, niên hiệu Phúc Thái 4 (1646) đời Lê Chân Tông. Cùng khoa thi này, em ruột ông là Nguyễn Ðăng Minh cũng đỗ Tiến sĩ. Sau đó ông lại đỗ đầu khoa Ðông các, được bổ chức Ðông các đại học sĩ năm 1659.

    Bắc Ninh địa chí của Ðỗ Trọng Vĩ ghi: Nguyễn Ðăng Cảo hồi trẻ có tài lạ, truyện đọc một lần là nhớ, người đương thời gọi là thần đồng. Thi Hương, thi Hội, thi Ðình, thi Ðông các, ông đều đỗ đầu. Ði sứ sang nhà Thanh nổi tiếng, được triều đình Thanh rất khen ngợi và phê tặng danh hiệu Khôi nguyên.

    Năm Kỷ Mùi triều Phúc Thái, ông hộ tống đoàn đi sứ biểu nhà Thanh đến Lạng Sơn, sứ nhà Thanh ra đối rằng:

    Ðiểu nhập phong, thực tận trùng nhi hóa phượng.

    (Chim vào gió ăn hết sâu mà hóa phượng)

    (Chữ phượng gồm chữ điểu viết trong chữ phong)

    Ông đáp rằng:

    Nhân cư nhân trắc, đả phi thạch dĩ thạch tiên.

    (Người ở cạnh núi, đẽo đá để thành tiên)

    (Chữ nhân đứng bên cạnh chữ nham bỏ chữ thạch, thành chữ tiên)

    Ðến cửa ải sau một tuần mưa dầm dề, bỗng nhiên trời hửng nắng, sứ Tàu đem sách ra phơi, ông cũng kê ghế, rải chiếu nằm phơi bụng ra, sứ Thanh hỏi: "Sao ông lại làm như vậy?". Ông đáp: "Sứ thần thượng quốc phơi sách, tôi phơi bụng". Sứ Thanh thử tài nói: "Sách Ðại học bản chính bị đốt mất rồi, phiền ngài viết lại cho". Ông viết lại từ chính văn đến chú giải lớn, nhỏ như bản gốc, sứ Thanh kinh ngạc nói: "Năm trước quan Thái sư (Trung Hoa) tâu vua rằng: "Sao Văn Khúc giáng ở An Nam!" quả đúng như vậy.

    Tiếng đồn đến vua nhà Thanh, vua Thanh thử tài, bảo ông làm bài phú giải thích cho chư hầu về việc róc tóc. Ông làm xong ngay và đệ trình. Vua nhà Thanh hết lời khen ngợi và phê rằng: "Lời gọn, ý tận và sâu sắc, phong thêm là Khôi nguyên Bắc Triều" (như vậy ông là "Lưỡng quốc Khôi nguyên").

    Sau nhà Thanh lại đưa thư bắt ta nộp giường đồng một cái, 100 ông già đầu bạc, 100 người con gái tóc dài. Các quan không biết xử trí ra sao, ông nói: "Bắc Triều loạn đã lâu, chi dùng không đủ nên đòi ta".

    "Tôi xin 100 gốc lúa, 100 thúng muối, 100 con dê cái, để nộp". Người nhà Thanh thấy vậy kính phục. Họ lại đưa mười vuông gấm, đòi may thành các loại áo, xiêm, khăn, chăn, màn. Các quan không biết làm thế nào. Ông xin may một áo cổ dài, ống tay to và một cái quạt trong đề mấy câu rằng: "Mặc trên là áo, trang điểm ở dưới là xiêm, có dòng là khăn, có ống là túi, khoanh đầu là mũ (miện), buông xuống có thể là màn, cho mình là chăn, vải xấu có thể trải giường". Tất cả cùng với tờ biểu đưa nộp cho họ. Người nhà Thanh bấy giờ kính phục và than rằng: "Ðịa linh, nhân kiệt đời nào cũng có, nhưng vượt trội hơn cả từ nay về sau chỉ có một Ðăng Hạo".
    [nick][nick]
    Được gachip4mat sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 30/10/2007
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Mỏi cẳng ghé vào quán đối chơi
    Rũ tay vướng phải mạng nhện rồi
    Bàn ghế lạnh tanh, bụi xếp bụi
    Người đi đâu vắng, lời chẳng lời.
    Mấy dịp ghép vần, câu với chữ
    Đàm qua đạo lại, chuyện xa xôi
    Cuộc sống, cuộc đời nên cuộc bận
    Chán người, chán cảnh thế chán thôi.
  6. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Ông vua này hay chữ Lê Thánh Tông trong ngày cuối năm đã mặc giả thường dân, ra ngoại thành xem dân tình chuẩn bị Tết. Nhà vua ghé thăm một quán bán trầu nước, thấy gia đình neo đơn, chưa hề có không khí đón Tết, đã tự tay viết giúp bà chủ quán đôi câu đối đỏ hoàn toàn bắng tiếng mẹ đẻ treo trước cửa hàng:
    Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm
    Việc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng.
    Câu đối miêu tả một quán bán trầu nước mà ta thường gặp, có đủ giầu (cau), cơi (trầu), ấm, nước, bát, hàng? nhưng lại mang khẩu khí của bậc đế vương: ?oViệc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng ?.
    - Câu đối Tết của ?oBà chúa thơ Nôm? thì dân gian biết bao và tuy còn đôi từ Hán-Việt nhưng ai cũng hiểu được:
    Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương bồng quỷ tới
    Sáng mồng một lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ ruớc xuân vào.
    - Nhưng quen thuộc nhất là câu đối Tết của nhà thơ đất Vị Hoàng mà người Việt Nam ta ai cũng nhớ:
    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

    Câu đối ?odán chuồng lợn? hay là câu đối chỉ dùng có ?hai chữ
    Đây là câu đối của Nguyễn Khuyến khi ông còn là cậu học trò nhỏ. Học giỏi được thầy, bạn quý nhưng cậu lại bị anh trưởng tràng học kém hơn ganh ghét. Anh ta bày trò bắt cậu làm câu đối ?odán chuồng lợn? để giễu cợt (vì có ai làm câu đối để dán chuồng lợn bao giờ!?). Cậu đã làm ngay đôi câu đối để trả đũa anh trưởng tràng, vì vậy hai vế chỉ dùng có? hai chữ ?otrưởng tràng?:
    Trưởng trưởng, tràng tràng, tràng trưởng trưởng
    Tràng tràng, trưởng trưởng, trưởng tràng tràng.
    (Nghĩa là: Lớn lớn, dài dài, dài lớn lớn
    Dài dài, lớn lớn, lớn dài dài).
    Câu đối dán chuồng lợn là để cầu cho lợn chóng lớn, thiết tưởng không còn câu nào hay hơn thế, nhưng đã cho anh trưởng tràng một vố thật sâu cay, nhớ đời.

    Câu đối cực ngắn
    Dí dỏm thông minh là những câu đối vui- những câu đối cực ngắn chỉ có thể tìm trong văn học dân gian. Ngày xuân, hai ông đồ cùng ngồi nhắm rượu, đối văn. Ồng đồ thôn Đông gắp một miếng chả nhai tóp tép rồi tung ra một vế đối:
    - Chả ngon
    Ông đồ thôn Đoài cũng đang bí vì cái từ ?ochả? hai nghĩa ấy thì may quá từ gầm giường một con cóc nhảy ra, miệng cũng nhai tóp tép. Ông liền đối ngay:
    - Cóc sướng
    ?oCóc? đối lại ?ochả? thật tuyệt vì nó cũng mang hai nghĩa như vậy. Ông thôn Đông chịu là giỏi, vờ cắn phải lưỡi kêu lên:
    - Ái! (vừa là tiếng kêu, lại có nghĩa là yêu)
    Tiếng kêu làm ông thôn Đoài giật mình, đánh rơi miếng thịt hoen bẩn hết chiếc quần sộp. Ông đối lại ngay:
    - Ố! (vừa nghĩa là hoen ố, lại có nghĩa là ghét)
    Thế là hoà cả làng. Người ra đã hóm, người đối cũng hay. Tài trí dân gian thật tuyệt vời.
    Câu đối chơi chữ Việt với chữ nước ngoài
    - Câu đối chơi chữ Việt-Pháp
    Hai chân duỗi thẳng đơ (deux= hai)
    Sáu cỗ ngồi xúm xít (six= sáu)
    - Câu đối chơi chữ Việt- Anh
    Chó gâu gâu đi cắn trộm ăn đòn (to go= đi)
    Lợn ủn ỉn ốm nằm dài chê cám (ill= ốm)

    Câu đối viếng của giới văn nghệ sĩ
    - Tú Xương sinh năm 1870, sau Nguyễn Khuyến 35 năm (1835), nhưng lại ra đi trước, khi nhà thơ mới có 37 tuổi (1907). Cụ Tam nguyên Yên Đổ lúc đó đã 72 tuổi, chống gậy đến viếng người bạh thơ đất Vị Hoàng bằng câu đối:
    Kìa ai chín suối Xương không nát
    Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn
    - Khi nhà thơ Quang Dũng qua đời (13/10/1988), nhà thơ lão thành Khương Hữu Dụng đã có đôi câu đối viếng:
    Yêu sao chàng tuổi trẻ! Cơm lên khói, súng ngửi trời, đoàn Tây Tiến đường lên thăm thẳm.
    Tiếc mấy bạn thơ già! Nắng đốt màu, mưa rụng lá. Mây đầu ô gió đuổi bời bời.

    Câu đối... toán học
    Câu chuyện xảy ra giữa bố vợ và chàng rể. Bố vợ là cụ đồ sống vào buổi giao thời nên hiểu cả Tây học, cụ quý chàng rể ham đọc sách và biết ngoại ngữ. Một bữa bắt được con ba ba, định bụng gọi chàng rể đến làm thịt, nấu nướng rồi cùng nhau nhâm nhi. Nhưng thấy con rể vẫn cắm đầu vào quyển sách ngoại ngữ dày cộp, cụ lại thôi. Nấu nướng xong xuôi, cụ sang gọi chàng rể:
    - Ham đọc sách thế là tốt. Nhưng đọc sách thì phải biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Ta ra cho anh một vế đối, nếu đối được thì sang đánh chén, không đối được thì bị ?oăn đòn?:
    - Dạ. Xin thầy ra vế đối.
    - Được. Hãy nghe đây:?Hầm ba ba đã chín?. Đối đi. Đối cho chỉnh vào.
    Câu đối quả là hóc búa, vì ?oba ba? là con ba ba nhưng cũng là ba lần ba là chín. Chín vừa là tính từ (đã được hầm chín), lại vừa là số 9. Phải đối sao cho có phép tính nhân với tích số mang hai nghĩa như vế đối ra.
    Chàng rể đang bí, bỗng có chiếc xe bò chở cát đi qua. Anh ta mừng quá, vội xin đối:
    - Dạ con xin đối là: ?oChở cát cát đầy xe?
    Cụ đồ nghe xong, vỗ đùi khen ?oGiỏi?. Chàng rể đối ?ocát cát? nghĩa là hạt cát, nhưng tiếng Pháp ?ocát? (quatre) là số 4, ?ocát cát? là 4x4=16. Tiếng Pháp đọc 16 là seize, đọc là xe, nên ?oxe? ở đây vừa là cái xe bò vừa là số 16, tích của phép nhân. Thật tài tình! Vế ra chơi chữ tiếng Việt, vế đối lại chơi chữ cả tiếng Việt- Pháp.

    Những câu đối Tết trong thời kỳ đổi mới
    - Mẹ khoẻ, con ngoan, nuôi tốt dạy chăm, hạnh phúc đẹp gia đình văn hoá
    Chồng khôn vợ khéo, đẻ thưa sinh ít, giàu sang vui cuộc sống tương lai
    (Giang Quân, Tết Đinh Sửu, 1997)

    - Nước có chủ, nhà có chủ, cỏ hoa này vạn dặm
    Trời của ta, đất của ta, sông núi ấy ngàn xuân
    (Đoàn Văn Cừ, Tết Kỷ Mão 1999)

    - Giữ bản sắc Việt Nam:ngọc càng tô càng sáng
    Thâu tinh hoa nhân loại: nước càng lọc càng trong.
    (Lưu Khuê, Tết Kỷ Mão 1999)

    - Đất nước đời đời ghi chiến tích bao người con trung hiếu
    Non sông vạn thuở nhớ công lao những bà mẹ anh hùng.
    (Nguyễn Văn Dinh, Tết Tân Tỵ 2001)

    - Treo câu liễn đỏ để vui xuân, tống cổ qủy tham xây tổ ấm
    Chăm chụm mai vàng làm đẹp xóm, diệt loài sâu rọm cứu hoa tươi
    (Bảo Định Giang, Tết Nhâm Ngọ 2002)

    Để kết thúc bài viết, cũng là để đón Tết Bính Tuất 2006, xin đưa ra vế đối có chơi chữ Việt-Hán-Pháp khá rắc rối, mời các bạn đối thử:
    - Thủ môn chịu bó tay để đối thủ đánh đầu ghi bàn đầu mừng Tết.
    (Chữ Hán, thủ là từ đồng âm với ba nghĩa khác nhau: tay, đầu, giữ. Tiếng Pháp tête (đọc là tết) cũng có nghĩa là đầu, đầu cũng có nghĩa là đầu tiên (bàn đầu))
    *
    TS. Nguyễn Xuân Lạc (Tin tức Xuân 2006)
  7. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Người nếu mỏi chân thì ghé lại,
    Mạng nhện có chăng tớ phủi liền,
    Bàn ghế lạnh tanh thì sưởi ấm,
    Bụi có hạt nào tớ dọn ngay.
    Tớ vẫn ngồi đây chờ người đến,
    Sao mà người bảo vắng, đi đâu?
    Tớ dù nhỏ bé nhưng chân thật,
    Cuộc đời dẫu bận vẫn tươi vui.
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Vào nét gặp mạng nhện thả tơ tình
    Đến nhà gặp vợ bạn vướng chữ duyên ! hớ hớ (với em gái )
    Được geotimes2005 sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 02/11/2007
  9. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Ra sân thấy bụi mờ, nhuốm trần ai,
    Về quán gặp tri âm, tạc chữ tình. (hehe)
  10. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Chán đời , đời chán hỏi sao chán đời ?

Chia sẻ trang này