1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2008
    Nhân dịp năm mới, gọi là khai trương KBC cho 2008, chúc KBC cùng toàn thể anh chị em sức khoẻ thành công:)
    Tinh thần hợp tác, đoàn kết và duy trì KBC ngày một vững mạnh, hoà đồng cùng các box láng giềng khác và đông vui.
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Quán đố đang bị tịt rồi, iem qua khai trương phụ với chị dongngan. Chị có muốn làm cổ đông của quán đối không?
    Nào, ai muốn thử đối đôi ba câu, mời giao lưu có thưởng ( nhận thưởng vui lòng liên hệ lão đồ ):
    - Năm mới vào quán đối, đối một câu, vô đối
    , cho hỏi: ai gặp gà chíp ở đâu xin thông báo giúp, quán đối đang cần chị
  3. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện vui mừng năm mới:
    Ở một nhà hàng nọ có cô chạy bàn nhanh mồm và vui tính. Một hôm có một tốp khách vào ăn, cô ta nhanh nhẩu chạy tới giới thiệu các món ăn với khách:
    - Thưa các anh! Nhà hàng em nổi tiếng các món ăn, món nào cũng ngon, món nào cũng có, món nào cũng ấn tượng.
    - Khác hỏi: - Cơm! Có cơm không?
    Cô ta trả lời: - Ôi dào, cơm! Cơm thì thơm nhau, món này ai cũng thích.
    - Vậy có rau không? Ăn rau thì thế nào? Khách lại hỏi:
    - Có rau! Ăn rau thì đau nhau. Các anh có biết vì sao ăn rau lại đau nhau không? Vì nó rẻ, doanh thu ít hơn mà.
    - Vậy ăn cá thì sao? Khách lại hỏi.
    - Ăn cá thì đá nhau ! Có nhiều đạm ăn cá khoẻ dễ đá nhau.
    - Vậy ăn tôm? Khách lại hỏi.
    - Ăn tôm thì ôm nhau. Tôm lúc hấp, lúc luộc hoặc nướng xong cứ co quắp lại như người ôm nhau ấy mà.
    - Nếu vậy tôi ăn thịt. Ăn thịt thì sao nhau? Khách lại hỏi.
    - Ăn thịt thì... thì... Cô gái ngượng ngùng không biết trả lời ra sao.
    Khách vội đỡ lời:
    - Ăn thịt thì nhộn nhịp khắp các cơ quan chứ gì?
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    - Ăn thịt thì... quịt nhau, nhưng ai lại làm thế bao giờ bác nhỉ? Em chỉ vui miệng cho bác thư giãn thế thôi. Mời bác chọn món
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đây đúng giọng văn thày đồ lục. Không thể sai được ! Có lẽ nick này do nhiều người dùng !
  6. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Lão đồ đi bụi rồi, giờ em dùng nick này,
    Kính thày chùa năm mới như nguyện!
  7. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay bận không ghé qua, quán đối có thời sự mới roài. Bạn sinhvienthuctap cho chị hỏi địa chỉ lão đồ ở đâu? điện thoại thế nào? (để nhỡ đạt giải đối thì còn đến lĩnh)

    Ngày xưa qua nơi đây, đáp vài lời, đăng đối.
    [nick][nick]
    Được gachip4mat sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 05/01/2008
  8. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Ơ hay, tưởng thầy thiếu lâm rủ thầy đồ đi, hai thầy tâm giao, sao lại thế này. Nội bộ có vấn đề rùi sao? Không có lẽ thầy đồ lục dạo này đi buôn chuối à? Than ôi, cái phận thầy đồ. Ngày xưa thì bán chữ còn sống qua ngày, giờ bán không ai mua phải đi buôn chuối sao? Hic, hic, hic. Cảm thán một đôi câu:
    Ngày xưa câu đối đỏ, quán xá nhộn nhịp khách lại qua.
    Ngày nay quả chuối vàng, mạng nhện tua tủa người đi buôn?
  9. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0

    Câu đối xuân:
    . z f S Y Ts 歲
    ? T o . 報 - ~
    Sổ điểm đào hoa tri vãn tuế
    Nhất hương địa bính báo tân xuân.
    Mấy đóa đào hoa hay Tết đến
    Một làn bếp bánh báo xuân về

    ~ 風 ? s- 歸 S Y
    細 > > . S 碧 f
    Xuân phong tống noãn quy dương liễu,
    Tế vũ phi hồng thượng bích đào.
    Gió xuân đưa ấm cành dương liễu,
    Mưa bụi thêm hồng đóa bích đào.

    ~ O >> - 詩 f -
    . 祝 ' 康 .' ? 杯
    Cao ca thịnh thế thi thiên thủ
    Cộng chúc dân khang tửu nhất bôi.
    Nghìn bài thơ hay ca đời thịnh,
    Một chén rượu ngon chúc dân khang.

    ' ~ o? T - " T
    歲 o^ " f. 人 o? f.
    Thanh xuân hữu hạn chí vô hạn
    Tuế nguyệt vô tình nhân hữ tình.
    Tuổi xanh có hạn chí vô hạn,
    Năm tháng vô tình người có tình

    ^? > o
    ? -? ^ -?
    Cử mục khán hoa hoa mãn mục,
    Xuất môn kiến hỉ hỉ doanh môn.
    Ngước mắt nhìn hoa hoa ngợp mắt,
    Ra nhà gặp hỉ hỉ đầy nhà.


  10. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Câu đối ở nước ta có từ bao giờ, điều ấy thật khó biết cụ thể; nhưng dựa vào thể đối trong thơ phú cổ nước ta, có thể nghĩ rằng câu đối ở nước ta có khá sớm, chí ít là có từ thời Tiền Lê, thế kỷ thứ X. Đến đời Trần thì câu đối đã đạt nghệ thuật điêu luyện qua giai thoại đối đáp của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Sau đó có câu đối của bà Nguyễn Thị Bích Châu, bà phi của vua Trần Duệ Tông, qua bộ Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Đến đời Lê, câu đối Nôm dấy lên rực rỡ, đặc biệt giai thoại đối Nôm của vua Lê Thánh Tông. Vào cuối đời Lê, câu đối đã được sưu tầm, tìm hiểu qua một số trước tác của Lê Qúy Đôn; đến đời Nguyễn, câu đối đạt đỉnh cao, nhất là câu đối Nôm; nổi bật có Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Qúy Tân, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, v.v...; trong đó, Nguyễn Khuyến đáng được tôn vinh là vua câu đối, đặc biệt là câu đối Nôm. Có lẽ kể từ bấy giờ, câu đối đã vượt ra khỏi quy phạm mà đi vào dân gian; ca dao có câu:
    Người như cây gỗ xoan đào
    Em như câu đối dán vào được chăng
    Câu đối đã hoà nhập vào sinh hoạt dân gian đến như vậy.
    Nói về cách làm câu đối, đại thể chia làm ba loại:
    1. Loại tiểu đối, mỗi vế có bốn chữ trở xuống:
    Hoa nghênh hỷ khí;
    Điểu xướng xuân quang1.
    2. Loại thi đối (đối thơ), mỗi vế có trên bốn chữ; nếu là năm chữ hoặc bẩy chữ thì câu đối giống hai câu thực hoặc hai câu luận (câu 3, 4 và 5, 6) của thơ Đường luật:
    Tổ quốc xuân thường tại
    Thần châu nguyệt chính viên1.
    Kiếm một cơi trầu thưa với cụ;
    Xin đôi câu đối để thờ ông.
    3. Loại phú đối (đối phú), đặt câu theo thể Đường phú. Mỗi vế có năm chữ trở lên, chín chữ trở xuống đặt liền, gọi là phép Song quan (Hai cửa); mỗi vế có hai câu dài ngắn cách ra, gọi là phép Cách cú (Cách câu); mỗi vế có ba đoạn trở lên; đoạn giữa ngắn xen vào giữa, gọi là phép Hạc tất (Gối hạc); ví dụ:
    1. Tạc dạ xuân phong nhập hộ;
    Kim triêu hỷ khí doanh môn2.
    2. Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới;
    Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.
    3. Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đỉnh ngất ngưởng ngồi trên, nào lềnh nào trưởng, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, củi nước làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thầy đà nhẵn mặt;
    Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng dưới, này phú này thơ, này đoạn một, hoành là thế, sổ là thế, bằng trắc là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoắt, con mắt gà đeo mãi cũng mòn tai.
    Về luật bằng, trắc; loại tiểu đối, chữ cuối vế trên, dưới; bằng, trắc đối nhau; loại thi đối, giống luật thơ; loại phú đối, bằng trắc đối nhau ở chữ cuối đoạn (chữ đậu câu) và chữ cuối vế. Ở phép Cách cú và Hạc tất, chữ cuối vế là bằng thì chữ đậu câu là trắc và ngược lại. Tuy vậy, trong một số đôi câu đối cũng có sự ép vận, đó là loại khổ độc; đọc nghe trục trặc:
    Mười mấy khoa còn gì, nhờ trời có phúc có phận;
    Năm mươi tuổi thành tài, mừng ông càng dẻo càng dai.
    Một đôi câu đối mà chữ cuối cùng vế trên và chữ cuối cùng vế dưới cùng một vần là Thất luật; ví dụ:
    Lúa tám gặt chín tháng tám;
    Nồi sáu mua năm quan sáu.
    Câu đối làm đúng quy cách, chữ cuối vế trên vần trắc; chữ cuối vế dưới vần bằng. Khi treo câu đối, hướng đứng ngoài trông vào chỗ dán câu đối, chữ cuối vế bên tay phải vần trắc, vế kia vần bằng. Nhưng cũng có một số trường hợp, nếu vế trên do người khác ra mà chữ cuối là vần bằng, người buộc phải đối đành phải theo vần ra mà đối; ví dụ:
    Ra: Trạng dở hay Trạng nguyên;
    Đối: Khách quen hóa khách lạ.
    (Chuyện Trạng Lợn)
    Ra: Ba sĩ ngồi một kỷ, đội đức đế Nghiêu;
    Đối: Một bách xách hai cung, đáng tài phụ bật.
    V.v...
    Về phép đối, nói chung là bằng, trắc đối nhau; ví dụ: Kim kinh đối là Bảo kệ; Chu sa giới đối là Biến đại thiên, v.v...; ngoài ra, về các loại từ như danh từ đối với danh từ, đại từ đối với đại từ, số từ đối với số từ...; ví dụ: Nhất hoa hiển thụy đối là Ngũ diệp lưu phương, Cành biếc thiếp trông lên đối là Suối vàng chàng thác xuống, v.v...; các câu lấy trong kinh điển đối nhau, thành ngữ, tục ngữ... đối nhau; ví dụ: Thiên tích thông minh đối là Thánh phù công dụng (Tam tự kinh); Xắn váy quai cồng đối là Buông quần lá tọa; Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét đối là Một câu nhịn là chín câu lành, v.v... Trong câu đối cũng có câu đã viết là:
    Ý thú hoành sinh thành xảo đối
    Phương viên thích độ thị giai liên
    Nghĩa là:
    Ý thú nảy sinh thành đối khéo
    Vuông tròn thích hợp được câu hay.
    Đó là nói một cách nôm na, còn trong các sách dạy về phép đối xưa, chúng ta thấy chép một số phép đối như sau: 1. Chính đối. 2. Đích danh đối. 3. Đồng loại đối. 4. Dị loại đối. 5. Liên châu đối. 6. Song thanh đối. 7. Điệp vận đối. 8. Song nghĩ đối. 9. Liên cẩm đối. 10. Hồi văn đối. Tuy vậy, đó chỉ là quy cách để đối cho chỉnh, cho giòn, chọi chan chát; còn làm được đôi câu đối cho hay còn phải là cây bút sắc sảo, uyên bác, điêu luyện, có tâm. Người ta kể rằng, Cử nhân Nguyễn Tử Mẫn, người Ninh Bình, làm Tri huyện ở Hiệp Hòa, Bắc Giang; có hai vợ đều mất, nhưng con trai, con gái ông đều đã có con trai. Ông làm đôi câu đối:
    Vợ cả vợ hai không vợ cả
    Con trai con gái có con trai
    Đôi câu đối này được lưu truyền và về sau có dị bản. Lại có chuyện rằng, con trưởng Tiến sĩ Bùi Ân Niên (Bùi Quế) là Bùi Thức, người Châu Cầu, Hà Nam khi sắp đi thi Hương mà đương có tang mẹ; mồng một tháng mười trường Nam thi mà đến ngày mồng năm tháng mười ông mới hết tang. Vậy là không được phép đi thi. Nhưng năm ấy có việc đại sự, triều đình hoãn thi đến ngày mười sáu tháng mười; thế là ông được dự thi. Trước khi đi thi vài ngày lại cưới vợ. Thi Hương năm ấy lấy tám mươi Cử nhân, Bùi Thức đỗ thứ tám mươi, cuối bảng. Nhưng khoa thi ấy (1897), phủ Thống sứ cho đặc cách lấy thêm hai Cử nhân nữa là người của phủ này, bởi vậy ông Bùi được đứng trên hai người, thoát cảnh đội bảng1. Lúc ăn mừng, Yên Đổ (Nguyễn Khuyến) có mừng đôi câu đối:
    Thánh thượng diệc lân tài, cống viện trì lai tam ngũ nhật;
    Khuê trung ưng phá tiếu, lang quân áp đắc kỷ đa nhân.
    (Nhà vua ý thương tài, trường thi hoãn lại năm ba bữa1;
    Cô cử cười vỡ bụng, anh chàng đè được những bao người).
    Trong câu đối của Yên Đổ, có nhiều câu hay tuyệt vời; ví như đôi câu đối chữ Hán mừng đám cưới:
    Oanh đề phượng ngữ nghênh hoa trướng;
    Nhạn vũ loan phi phất cẩm bình2.
    Nếu dịch theo chữ Hán, đôi câu đối này có nghĩa là:
    Oanh kêu phượng hót chào trướng hoa;
    Nhạn múa loan bay lay bình gấm.
    Nhưng cái tài của Yên Đổ là đôi câu đối chữ Hán này lại có thể đọc thành Nôm và nội dung vẫn rất chi là mừng đám cưới:
    Bình gấm phất phơ loan mó nhạn;
    Trướng hoa nghiêng ngửa phượng đè oanh.
    Còn nhiều câu đối khác của Yên Đổ như câu đối mừng cô Tư Hồng, câu đối tặng hàng thịt, câu đối tặng sư móm; câu đối làm giúp vợ thợ nhuộm khóc chồng, vợ thợ rèn khóc chồng, vợ chú Khách không chồng,v.v... đều làm hết sức tài tình.
    Đôi câu đối Tú Xương làm tặng cô hàng cau dưới đây cũng là câu hay:
    Thiếp vì lòng trắng không thay hạt;
    Khách muốn môi son phải mượn mầu.
    Đôi câu đối của vua Đồng Khánh làm sau đây cũng nói lên được bối cảnh một thời và được truyền tụng:
    Võ tướng tiêu sầu duy hữu tửu;
    Văn thần thoái lỗ cánh vô thi.
    (Quan võ chỉ biết uống rượu giải buồn;
    Quan văn càng không làm nổi thơ lui giặc).
    Trên nhiều phương diện, nhiều bối cảnh, nhiều giai tầng khác nhau, câu đối đều có thể tham gia bằng nghệ thuật của mình. Chữ nghĩa câu đối điêu luyện, nội dung miêu tả được nắm bắt một cách tinh nhanh, góc nhìn sắc bén... Tuy vậy, câu đối không phải chỉ giành riêng cho lớp thượng lưu, câu đối cũng rất gần với dân gian. Theo nhiều chuyện kể lại, đặc biệt là chuyện Trạng, việc đối đáp bằng câu đối thường là đối đáp miệng, không viết chữ hoặc không biết viết chữ... Như vậy, câu đối đã trở thành một trong những sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta. Câu đối nước ta có đặc sắc riêng; dù là câu đối Hán hay câu đối Nôm; dù là câu rất ngắn hay câu rất dài; qua nội dung và nghệ thuật câu đối, chúng ta có thể tìm hiểu được nhiều vấn đề về lịch sử, văn học, ngôn ngữ... của dân tộc ta.

Chia sẻ trang này