1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, sao không ai vô đây nhể?
    Hì, nhớ đến một vế đối, đọc được ở đâu đó, ai biết thì đối lại nhé. Thế này này:
    "Nhân trần bì ô long"
    Gà chíp, khiêu chiến!
    Được sinh_vien_thuc_tap sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 11/10/2007
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Không rõ giai thoại này là của Cao Bá Quát hay Lê Quí Đôn:
    Về Cao Bá Quát thì đã có đoạn trích ở Quán cũ,
    Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn
    Với học vị cao, Lê Quý đôn tỏ ra kiêu ngạo, tự xưng là cái gì mình cũng biết, nên viết lên bảng treo trước cổng nhà.
    THIÊN HẠ NGHI NHẤT TỰ LAI VẤN
    (Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi)
    Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu là bạn cũ của cha Lê Quý Đôn, nay có câu đối đến viếng.
    Cụ tuổi già run tay, nhờ Lê Quý Đôn lấy giấy bút để cụ đọc và ông viết hộ.
    Lê Quý Đôn lấy giấy bút.
    Cụ bèn đọc: "chi". Ông không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:

    - Bẩm, "chi" nào ạ?

    Cụ thở than rằng:

    - Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?

    Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
    Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thượng tại
    Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thuỷ tử hà chi

    (Cách hơn ba chục năm, Xích huyện, Hồng Châu nay còn đó)
    (Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa, lưu thủy bác về đâu)
    Theo văn tự cổ các cụ truyền lại thì câu đối trên như sau:

    Chi chi chi ngũ bách niên tiền bích giản thanh khê hà xứ tại
    Tại tại tại nhị thiên tải hậu thanh vân lưu thủy vấn hà chi
    (Năm trăm năm trước bác ở đâu: trên trời, trên núi hay ở tại xứ này)
    (hiện nay bác ở trên trời, dưới âm hay là theo mây ngàn gió núi)
    Đọc xong, cụ phủ phục trước linh sàng cụ nghè mà khóc:

    - Ớ anh ơi, anh bỏ đi đâu, con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chữ Chi không biết, anh ơi.

  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại!
    Một nho sinh phải đi đào kênh Hạc (Đông sơn Thanh Hóa). Hôm đó quan huyện cũng ra công trường thị sát. Quan nằm trên chiếc cáng, khi vén diềm màn nhìn thấy một thanh niên đang so vai rụt cổ gánh lèo tèo mấy cục đất. Quan cho gọi anh thanh niên lại mắng:

    - Mày nhác nhưởi, không chịu làm việc, gồng gánh như thế thì đáng phải ăn đòn.

    Anh thanh niên thưa:

    - Bẩm quan lớn con là học trò, chưa quen gồng gánh xin quan lớn xá cho.

    Quan là tay hay chữ nên khi nghe đên hai tiếng học trò, quan liền bảo:

    - Nếu là học trò thì thử đối lại câu này. Đối được thì ta sẽ tha cho.

    Rồi quan đọc:

    Gia công đào kênh Hạc, giang vai gánh đất cổ cò

    Vế ra lấy việc đào kênh Hạc mà làm đề để vịnh cảnh anh học trò giang vai rụt cổ gánh đất và dụng ý của quan là nhân có tên Hạc là tên loài chim nên đã lấy tên một số loài chim như gia, công, hạc, giang, cò để vận dụng vào câu đối.
    Nho sinh đối lại:

    Cáng phượng mắc màn loan sáo rủ khách nằm kêu két két

    Vế đối lại cũng vận dụng đủ năm loại chim Phượng, loan, sáo khách két để đối lại năm loại của vế ra, vế đối vịnh cảnh quan thảnh thơi nằm trên cáng ngược với cảnh người đang lao động vất vả.
    Biết gặp phải tay không vừa nên quan vội biến.
  4. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay bận rộn, không có thời gian ghé qua quán đối, không ngờ mọi người đã tranh luận vế đối của mình thật là nghiêm túc quá. Ở đây chúng ta đang vận dụng cổ và kim đúng không ạ? Thực sự là trong luật đối, khi đã là cặp câu hoàn chỉnh thì vế ra và vế đối không có sự phân biệt thực sự, vấn đề là ý nghĩa của nó thôi. Nếu ngộ nhỡ một ngày nào đó tớ tìm ra có người làm như tớ, thì bạn Nghiemnghiem gì đó sẽ đồng ý là tớ không sai đúng không nào?
    Tớ không định tranh cãi thế nào là đúng, thế nào là sai. Nhưng, ở đây, chỉ đơn thuần là việc đưa một cái Cổ ra, để mọi người đối lại bằng một cái Kim, hoặc ngược lại thôi.
  5. Ngannammaytrang

    Ngannammaytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Vế thách đối tớ đưa ra đây này:
    Chị đưa cái Cổ ra, anh chìa cây Kim lại, hai anh chị đối nhau chan chát!
  6. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi, vào đây nghe thấy có người khiêu chiến, sợ run lẩy bẩy. Vốn xưa nay mình theo trường phái Tây y, bạn đem toàn thuốc Đông y ra thế này, mình có tìm google toét mắt, tăng mấy Diop cũng chả tìm ra. Chả nhẽ lên thư viện tra sách. Thôi, tính mình lười như con người, nên mình cứ nghĩ ra một vế đối bừa nhé. Cả nhà vỗ tay cho sự bừa bãi của mình nào!
    Vế ra của cậu có ba vị thuốc: Nhân trần, trần bì, ô long. Trong đó chữ Bì có vẻ còn được hiểu như một dạng động từ, đúng không nhỉ?
    Nếu đúng thế thì tớ đối thế này nhé:
    Ngưu hoàng cầm bạch truật
    (Ngưu hoàng, hoàng cầm, bạch truật là tên của ba vị thuốc trong đông y. Trong đó từ Cầm trong câu này cũng được hiểu như động từ. Lấy ngưu (trâu bò) để đối với Nhân (người), lấy Bạch (trắng) để đối với Ô (đen). Ở đây chính xác ô long là loại bồ hóng, có màu đen đen, còn bạch truật chính là vị thuốc có màu trắng thật.)
    Mình thật cũng chưa được ưng ý lắm với vế đối của mình, nhưng mà chẳng nhẽ bạn đã có lòng mà mình không có dạ, e không hay, nhỉ?
    Hẹn khi nào có thời gian mình sẽ bổ sung sau.
  7. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Nói lái hả, có câu này bà con đọc thử coi:
    Thưa cô rằng là răng cô thừa
    Tôi lấy vợ là vơ lấy tội
    Chả sợ gì, chỉ sợ già
    Ha ha
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Vậy chứ "sạn ''ở'' cổng" là giề:D có quét được hết không:))
    swwịt:D
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối về ÔNG BỘC tại chùa Thiên Phúc
    (Còn gọi là chùa Bộc) ở Khương Thượng Đống Đa (gần Học Viện Ngân hàng Hn)
    Động lý vô trần đại địa sơn hà lưu đống vũ
    Quang Trung hóa phật tiểu thiên thế giới chuyển phong vân

    Bụi trần trong động không còn, non sông đất nước lưu rường cột;
    Ánh sáng hóa thành phật cõi tiểu thiên thế giới chuyển gió mây

    Có tài liệu nói vua Quang Trung được thờ ở chùa Bộc, tượng Đức Ông chính là tượng Quang Trung, nhưng để tránh trả thù của nhà Nguyễn nên tượng và câu đối không dám đề rõ.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    con sáo sậu chê cô xấu xạo
    con chó què chân bị cái quần che
    con bé mập ú nhờ bà mụ ấp
    thằng bé ốm tong vác cái ống tôm

Chia sẻ trang này