1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán vô đối, mời bà con vô đối!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Sao không sang Hà Tiên gặp tiên cho sang cái mồm

    Thời sự phết, giờ Hà Đông trở thành ...thành phố cấp xã:D
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Thách đối mà chả ai đối, chán nhờ
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Khơ khơ, gọi là vô đối quán cơ mà lị:)
  4. dovantuan2006

    dovantuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    3.406
    Đã được thích:
    2

    Thượng bất định, trung bất biến, hạ bất toàn.
    THIÊN khán nhân,nhân khán địa ,địa khán thiên
    ông sinh cha ,cha sinh con,con sinh ông
    sinh con rồi mới sinh cha sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông
    ....

  5. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Đọc chả hiểu gì
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Anh Sáu Dân với Trịnh Công Sơn
    (Sưu tầm)
    Hơn hai mươi năm trước, đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt ?orủ? Trịnh Công Sơn và tôi đi khảo sát đất Trị An. Từ chuyến đi ấy Trịnh Công Sơn và tôi cũng như một số bạn bè gọi đồng chí Bí thư bằng anh Sáu, anh Sáu Dân rất thân mật. Chuyến đi ấy anh mang đến cho hai đứa tôi về giấc mơ điện ?oTrị An?. Còn anh, anh không chỉ mơ mà khẳng định quyết tâm và bắt tay tổ chức hiện thực.
    Buổi chiều trên đường về mưa gió mịt mù. Trịnh Công Sơn và tôi ngồi trên chiếc xe jeep.
    Về đến nhà anh Sáu, áo của Sơn đổi màu mưa bụi. Còn tôi, nhờ có chiếc áo gió, áo trong của tôi còn sạch. Anh Sáu bảo chúng tôi tắm, anh Sáu mang chiếc áo của anh cho Sơn. Chiếc áo ấy Sơn vẫn để trong tủ áo của mình, ít ai biết.
    Anh Sáu đánh giá và bình phẩm ca khúc của Trịnh Công Sơn theo cách của anh. Với tôi anh Sáu là một nghệ sĩ, nghệ sĩ với con người chiến sĩ của anh. Không hề có khoảng cách về tuổi tác, về cương vị xã hội, hai người nghệ sĩ ấy đã gặp nhau, đã trở thành một đôi bạn chia sẻ nhiều nổi niềm không thành lời, không thành tiếng. Những năm khó khăn, cơm độn bo bo, có lần anh Sáu gởi gạo đến gia đình Trịnh Công Sơn.
    Có một lần anh Sáu tâm sự với Sơn ?oAnh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Mỗi người mỗi cương vị, làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước.? Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc ?oEm còn nhớ hay em đã quên?. Lần thứ hai, anh Sáu nói với Sơn ?oTrong lúc khó khăn này, làm sao mọi người đều có niềm tin, niềm vui, vượt lên khó khăn để xây dựng Thành phố?? Sau đó, Trịnh Công Sơn cho ra bài ?oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui?.
    Sau này anh Sáu về Trung Ương, ở cương vị Phó Thủ Tướng, Thủ Tướng, Cố Vấn BCH Trung Ương Đảng, dù ở cương vị nào, mỗi lần về SàiGòn, ngoài công việc, anh hay gặp gở lại bạn bè. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, thường có Trịnh Công Sơn. Những cuộc gặp ấy bao giờ Trịnh Công Sơn cũng ngồi gần anh Sáu, như không thể cách xa nhau. Theo tôi hiểu, ít có người Việt Nam nào đi khắp mọi miền như anh. Anh đến cả những vùng sâu vùng xa đến nỗi, chánh quyền địa phương cũng chưa đặt chân đến.
    Anh kể với chúng tôi về những chuyến đi. Rồi ai có sáng tác nào mới, hát cho anh nghe. Trần Long Ẩn chuyên hát lời hai, lời ba. Nguyễn Duy đọc thơ, Trịnh Công Sơn chưa có bài mới thì tùy hứng. Một lần chị Sáu (vợ anh Sáu) nói ?oSao mà tôi thích cái câu - sỏi đá cũng cần có nhau - sâu xa quá !?. Thế là Trịnh Công Sơn cầm đàn hát ?oDiễm xưa?. Thật khó có người nào hát hay bằng Sơn hát về mình.
    Có một lần, tôi kể với Trịnh Công Sơn, anh Sáu nói với tôi rằng anh Sáu vừa nghe đài Hoa Kỳ hai buổi lúc 5h30 sáng, đài Hoa Kỳ bình luận về ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, đài Hoa Kỳ bình luận, ca từ của Trịnh Công Sơn là lời của phù thủy. Họ không giải nỗi ý nghĩa nhiều tầng, nhiều góc ca từ của Trịnh Công Sơn, nên đành phải nói là lời của phù thủy. Anh Sáu thích lắm ! Trịnh Công Sơn không ngạc nhiên nhiều về lời bình của đài Hoa Kỳ mà ngạc nhiên : ?oAnh Sáu theo dõi kỹ vậy à ? Thế mà anh em mình không ai biết?.
    Anh Sáu quý trọng tài năng của Trịnh Công Sơn và rất yêu con người và tính cách của Sơn có khi hồn nhiên như trẻ thơ.
    Có một đêm, anh Sáu rủ Sơn và tôi đến chơi. Anh Sáu mang chai Mao Đài đãi hai chúng tôi. Sơn xỉn. Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu dạy Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chánh trị. ?oAnh đi Nhật mà không gọi em là không chính trị. Nhật họ quý em lắm. Anh đi nước ngoài anh phải thế này, thế kia, thế nọ?? Anh Sáu và tôi cứ cười, Sơn thì vẫn cứ thao thao.
    Hôm sau tỉnh rượu, tôi lại với Sơn, Sơn ngửa mặt cười:
    - Có thật vậy à ? Anh Sáu có giận mình không ?
    - Không ! Anh Sáu vui !
    - Lần sau nhớ nhắc mình nhé !. Tôi thầm nghĩ, Sơn phải là Sơn nhắc làm gì ?
    Vào một ngày cuối tháng ba năm nay, tôi gặp anh Sáu, anh Sáu hỏi thăm Sơn. Tôi báo anh, Sơn bịnh nhiều, Sơn đang cấp cứu trong bịnh viện. Anh nói:
    - Mai mình đi Hà Nội, sau Đại hội Đảng mình về, mình thăm Sơn, các em Sơn. Xem nước ngoài nào chữa được Sơn, mình tạo điều kiện để Sơn đi.
    Nhưng không kịp nữa, chiều ngày 1-4-2001 tôi gọi điện thoại cho anh ?oAnh Sáu ơi! Sơn mất rồi?? Anh hỏi, anh nói nhưng tôi không nhớ gì, chỉ nhớ ?oĐau lòng quá !? và chị Sáu kêu lên ?o?buồn quá??
    Buổi chiều ngày 3-4-2001, vào 18 giờ, tôi nhận được điện thoại của anh, anh chị đi thăm mộ Trịnh Công Sơn đang trên đường về, hẹn tôi ở nhà Trịnh Công Sơn.
    Buổi gặp này có anh Sáu, chị Sáu, các em của Trịnh Công Sơn, anh Phạm Phú Ngọc Trai và tôi. Anh hỏi những ngày cuối cùng của Sơn?Anh nói:
    - Những năm sau này, Sơn yếu nhưng sức sáng tác của Sơn rất dồi dào. Mỗi lần gặp lại là Sơn có sáng tác mới. Ca từ trong ca khúc sau này của Sơn càng thâm thúy. Ai nghe cũng thấy mình ở trong ấy. Sơn đi là một mất mát lớn, không chỉ cho nền âm nhạc nước nhà mà là còn sự mất mát nhiều mặt của nền văn hóa Việt Nam. Thương và tiếc, tiếc quá! Một mất mát lớn, rất lớn.
    Anh Phạm Phú Ngọc Trai thêm một vòng thông tin: ?o Nước ngoài đánh giá Trịnh Công Sơn không chỉ là một danh nhân Việt Nam mà còn là danh nhân thế giới?. Anh Sáu trầm ngâm khẽ gật gù.
    Tôi nói : ?oLúc sinh thời Sơn vắng mặt chổ này chổ kia, nhưng khi Sơn ra đi, Sơn có mặt khắp mọi nơi?. Chúng tôi đều gặp nhau trong ý nghĩ về Sơn.
    Có một lần nhà thơ Nguyễn Duy nói với tôi: ?oVới anh Sáu thì mình phục rồi. Riêng tôi có điều phục nữa, anh Sáu là người rất dí dỏm, người biết đùa là người trẻ, người thông minh, mình là người thích nói đùa, mà nhiều khi mình đối đáp không kịp anh ấy !?. Đúng như Nguyễn Duy nhận xét. Lần nào gặp anh, theo từng câu chuyện, lúc nào anh cũng rạng rỡ, nụ cười, giọng cười của anh như kéo mọi người gần nhau.
    Buổi gặp gỡ chiều này, tôi ngồi bên anh suốt hai tiếng đồng hồ, tôi không thấy anh cười. Tôi có cảm tưởng Trịnh Công Sơn đã mang theo nụ cười của anh. Anh Sáu buồn, buồn lắm, Sơn có biết không.
    5-5-2001
    Nguyễn Quang Sáng .
  7. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Lão tu ẩn đối sai be bét roài nhá
    Nhiệt chi khí, ôn chi thuỷ, hàn chi băng.
    @ Chị Gà: không biết ghép chữ như rứa có đúng chưa ?
  8. dovantuan2006

    dovantuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    3.406
    Đã được thích:
    2

    Thượng bất định, trung bất biến, hạ bất toàn.


    Nhiệt chi khí, ôn chi thuỷ, hàn chi băng.
    Hay quá !
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hiểu chết liền
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xưa kể lại:)
    Nhân đầu xuân, nàng thơ Hồ Xuân Hương đi lễ đền Trấn Quốc. Các nho sinh, thầy cử đón sẵn ở cửa đền vì biết hôm nay thế nào Xuân Hương cũng đến. Nàng bước uyển chuyển , tươi cười, nhìn thẳng trước những cặp mắt như dán vào nàng. Cũng có thể do hồi hộp và còn bởi cái sân gạch vồ có chỗ lát đá xanh, mưa xuân lất phất làm ướt trơn như bôi mỡ, nhà thơ nữ ngã đánh oạch. Cái ngã bất ngờ làm tất cả các cậu ấm, cậu cử bật cười như phá. Nữ sĩ họ Hồ chống tay đứng dậy, nét mặt vẫn vui tươi, hồng rực. Một đôi câu đối sắc sảo bỗng bật ra. Nàng đọc to:
    Giơ tay với thử trời cao thấp,
    Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
    Tiếng cười và cả tiếng giễu cợt tắt lịm. Rõ ra khẩu khí của người quân tử, bậc tài danh, muốn với trời, thăm đất chứ đâu phải ngã chơi.

Chia sẻ trang này