1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình có một ... Phong Nha (Tư liệu)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi nothingsostrange, 23/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nothingsostrange

    nothingsostrange Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình có một ... Phong Nha (Tư liệu)

    Ngay khi ông Natarjan Ishiwaran, phó giám đốc Tổ chức di sản thế giới chính thức tuyên bố Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành một trong 172 thành viên của đại gia đình di sản thiên nhiên thế giới tại lễ nhận bằng di sản thế giới, một số quan chức trong đó có một thứ trưởng ngoại giao và một phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đứng dậy bắt tay chúc mừng ông. Ông là phó giáo sư - tiến sĩ Trương Quốc Bình, điều phối viên quốc gia về Di sản thế giới tại Việt Nam, là một trong những người có công nhất trong việc "tiếp thị? di sản Việt Nam ra thế giới?

    Có quá dễ dàng hay không để được công nhận là di sản thế giới khi chỉ riêng năm ngoái, Viêtå Nam đã có tới hai di sản được công nhận, một là Phong Nha - Kẻ Bàng và một là nhã nhạc Huế? Không dễ chút nào để có thể sánh vai với những Yelow Stone, Galapagos?, ông Bình khẳng định. "Chưa có một tiền lệ nào về việc tại một hội nghị quốc tế xét duyệt công nhận di sản thiên nhiên, đa số các đại biểu đi từ quyết định phủ định công nhận sang quyết định ủng hộ công nhận như di sản như Phong Nha - Kẻ Bàng. Cũng chưa có tiền lệ về chuyện môt quốc gia một năm được công nhận hai di sản thế giới như Việt Nam đã đạt được trong năm vừa rồi?, ông Bình nói.

    Công việc đưa Phong Nha - Kẻ Bàng vào danh sách ?oứng cử viên" di sản thế giới bắt đầu từ 1997 cùng với Sapa, hồ Ba Bể. Sau một thời gian chuẩn bị hồ sơ, năm 1998, phía Việt Nam chính thức kiến nghị. Một năm sau, Tổ chức di sản thế giới cử đoàn đến thẩm định. Họ xác định giá trị của di sản, đồng thời đề nghị mở rộng vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lên 147.000ha. Năm 2000, Nhà nước quyết định xây dựng một phần đường Hồ Chí Minh trên địa bàn vườn quốc gia và năm 2001, quyết định vườn quốc gia kể trên chỉ giới hạn ở mức 85.000ha. Tháng 3.2003, chính Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) kiến nghị không xem xét vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới và Phong Nha - Kẻ Bàng có khả năng vĩnh viễn không được xét công nhận di sản thế giới. Cuối tháng 6.2003, đoàn đại biểu Việt Nam qua Paris giải trình cùng Tổ chức di sản thế giới. Một đại diện của đoàn đại biểu của Nga, đoàn cũng kiến nghị xem xét một di sản đang bị phủ định, khuyên đoàn Việt Nam đừng phí sức, uổng công. Nhưng kết quả của những cuộc ?ovận động hậu trường? thật ngoạn mục, ngày 2.7.2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thế giới. Ông Bình nói: "Ðó là một thành quả của những nỗ lực hoạt động trong và ngoài nước, trung ương và địa phương, khoa học và ngoại giao". Ông Bình, người được mệnh danh là ?ođại sứ di sản" của Việt Nam, rút ra một kinh nghiệm: cần phải thành lập một bộ phận chuyên đi tiếp thị di sản ra thế giới, như các nước có Ủy ban quốc gia về di sản thế giới. Việt Nam còn có rất nhiều di sản vật thể và phi vật thể có khả năng được công nhận: Sapa, Ba Bể, Cúc Phương, Hoa Lư, rối nước, ca trù, quan họ, sử thi và cồng chiêng Tây Nguyên?

    Lễ đón nhận bằng công nhận di sản thế giới hôm 15.2 vừa qua đã trở thành một ngày hội "chưa từng có" của Quảng Bình như khẳng định của ông chủ tịch tỉnh. Thế nhưng số du khách trong và ngoài nước về dự hội còn rất ít, đại diện của các công ty du lịch cũng hiếm thấy có mặt. Phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Phạm Thị Bích Lựa, cho biết: "Hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa đạt được mức tốt nhất do kinh phí còn hạn hẹp".

    Qủa là một thách thức vô cùng lớn đối với Quảng Bình để khai thác tốt di sản thiên nhiên thế giới này. Hiện nay, du khách chỉ biết đến có 729m hang động Phong Nha trong tổng thể 70km hệ thống hang động, hang vòm với 8 cái ?onhất thế giới? của Phong Nha. Họ cũng chưa được biết nhiều đến Phong Nha với hệ sinh thái thuộc loại tiêu biểu nhất của Việt Nam, chưa biết đến hàng loạt di tích văn hóa, lịch sử của Quảng Bình? Khai thác một cách hiệu quả và bền vững Phong Nha - Kẻ Bàng ở mức tương tự Hạ Long, lời chúc của ông phó giám đốc Tổ chức di sản thế giới, chắc chắn không thể chỉ bằng những nỗ lực của ý chí mà đòi hỏi rất nhiều các hoạt động chuyên nghiệp như tiếp thị, quảng bá?

    Nguyễn Thúy

    TOUR THAM QUAN PHONG NHA

    ÐI XE, VỀ MÁY BAY

    ? Ðà Nẵng - Hội An - Huế - Quảng Trị - Phong Nha (6 ngày 5 đêm): 2.780.000đ/người (công ty Vietnam Travel Guide).

    ? Từ Sài Gòn đến vĩ tuyến 17 (7 ngày 6 đêm: Nha Trang - Qui Nhơn - Ðà Nẵng - Huê ë- động Phong Nha): 2.965.000đ/người (công ty Saigontourist).

    ÐI VÀ VỀ BẰNG XE

    ? Phong Nha và đường Hồ Chí Minh huyền thoại (6 ngày 5 đêm: Qui Nhơn - Quảng Bình - Khe Sanh - Lao Bảo - Phước Sơn - Buôn Ma Thuột): 1.690.000đ/người (công ty Lửa Việt)?Nha Trang - Ðà Nẵng - Hội An - Huê ë- Quảng Trị - Phong Nha (8 ngày 7 đêm): 2.650.000đ (công ty Vietnam Travel Guide).

    ? Khám phá đường Hồ Chí Minh huyền thoại (10 ngày 9 đêm: Buôn Ðôn - Buôn Ma Thuột - Kon Tum - Khâm Ðức - Khe Sanh - Lao Bảo - Phong Nha - Vinh - Nam Ðàn - Ðồng Hới - Huế - Bình Ðịnh - Phan Thiết): 3.390.000đ/người (công ty Lửa Việt).

    ? Hành quân về Ðiện Biên (16 ngày 15 đêm: Nha Trang - Ðà Nẵng - Huê ë- Nghệ An - Vinh - Hà Nội - Sơn La - Ðiện Biên - Mộc Châu - Hà Nội - Vinh - Phong Nha - Ðồng Hới - Quy Nhơn): 2.799.000đ/người (công ty Lửa Việt).

    ÐI VÀ VỀ BẰNG MÁY BAY

    ?Huê ë- động Phong Nha (4 ngày 3 đêm): 3.427.000đ (công ty Saigontourist).

    ? Huế - Quảng Trị - động Phong Nha (4 ngày 3 đêm): 3.587.000đ/người (công ty Vietnam Travel Guide).

    ? Làng Sen - Ðồng Lộc -Phong Nha - Khe Sanh - đường Hồ Chí Minh (4 ngày 3 đêm): 3.490.000đ/người (công ty Lửa Việt).

    ? Huế - Phong Nha - Ðà Nẵng - Bà Nà - Hội An (5 ngày 4 đêm): 3.643.000đ/người (công ty Fi***ourist).


    >>>chớ>thấy>sáng>sáng>mà>tưởng>là>vàng>>>
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG - DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
    PGS. Hà Đình Đức
    Trường đại học khoa học tự nhiên
    Đại học quốc gia Hà Nội
    Tháng 7/2003, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được Ủy ban di sản thế giới của UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam được công nhận. Nhân sự kiện này, Tạp chí xin giới thiệu cùng bạn đọc về Vườn quốc gia này với những giá trị quý giá của nó qua bài viết của GS.Hà Đình Đức.
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được Uỷ ban di sản thế giới (the World Heritage Committee) của UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới cùng với 4 địa danh khác là: Công viên quốc gia Pumululu (Australia); Khu bảo tồn Tam Giang Song Lưu - Vân Nam (Trung Quốc); Đỉnh San Giorgio (Thụy Sỹ) và Khu vực hồ Uvs Nuur (Mông Cổ) tại kỳ họp lần thứ 27 diễn ra từ 30/6 đến 5/7/2003 ở Paris (Pháp).
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (lấy tên từ làng Phong Nha và dãy núi đá vôi Kẻ Bàng) thuộc địa phận huyện Bố Trạch nằm ở phía tây Bắc tỉnh Quảng Bình dọc biên giới Việt Nam - Lào có toạ độ địa lý từ 170 21''12'''' đến 170 39''44'''' vĩ độ bắc và từ 1050 57'' 53'''' đến 1060 24'' 19'''' kinh độ đông. Tổng diện tích 85754 ha, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 64894 ha; phân khu phục hồi sinh thái 17449 ha; phân khu dịch vụ - hành chính 3411 ha.
    Ngay từ đầu thế kỷ 19, nhiều nhà nghiên cứu hang động học châu Âu đã tiến hành khảo cứu Phong Nha và thừa nhận đây là "Đệ nhất kỳ quan Đông Dương" và so sánh ngang hàng với các hang động nổi tiếng thế giới như: Pa Dira (Pháp), Cueva del Drak (Tây Ban Nha) hay Fingal (Scotland).
    Bên trong lòng Phong Nha có dòng sông ngầm dài 20 km, phần lộ thiên gọi là sông Son trên đất huyện Bố Trạch. Nơi dòng sông chảy vào lòng núi gọi là Cửa Biến và nơi từ lòng núi chảy ra gọi là Cửa Hiện. Nước sông Son thường trong xanh, nhưng về mùa lũ dòng chảy cuốn theo đất từ thượng nguồn nên có màu đỏ, vì vậy có tên là sông Son.
    Phong Nha - Kẻ Bàng là khu Karst cổ có giá trị nhất Đông Nam Á và trên thế giới. Cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học và quy luật phân bố đa dạng, bao gồm các loại cát kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến sét, đá vôi, đá vôi silic, đá granit, granodiorit, diorit, apilit, pecmatit... Khu vực này đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của vỏ trái đất từ kỷ Ordivic (cách đây 464 triệu năm): Ordivic - Silur muộn; Devon giữa - Devon muộn; Carbon - Permi; Mezozoi và Kainozoi.
    Sự đa dạng của địa hình, địa mạo ở đây là do các quá trình địa chất nội - ngoại sinh diễn ra phức tạp. Địa hình phi Karst gồm các đồi núi thấp đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm. Địa hình chuyển tiếp có sự đan xen phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên. Địa hình Karst cổ nhiệt đới đặc trưng được hình thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm 2/3 diện tích khu vực, tạo nên hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G., 1966).
    Quá trình tạo núi ở đại Trung Sinh (Mezozoi) để lại những dấu ấn rõ nét và độc đáo như: Hang sông, hang khô, hang dạng bậc, hang treo, hang dạng cành cây và hang cắt nhau... liên quan đến các pha tạo núi và đứt gẫy kiến tạo trong đại Tân sinh Kainozoi từ Oligocen (cách đây 36 triệu năm) đến nay.
    Khác với Karst ôn đới các nước châu Âu như Vườn quốc gia Pirin (Bungari), Vườn quốc gia hồ Plitvice (Croatia), hang động Skocjan (Slovenia), Vườn quốc gia Daler - Yorkshire (Anh), hang động Carsbad và Vườn Quốc gia hang Mammothe (Mỹ)... Phong Nha - Kẻ Bàng là khu Karst nhiệt đới ẩm điển hình. Quá trình xói mòn cơ học và rửa lũa hoá học CaCO3 là do dòng sông lũ nhiệt đới ẩm mãnh liệt trong hang dâng cao, mang tính đột phá do thung lũng hệ thống sông và sông ngầm rất hẹp. Đây là bồn thu nước duy nhất nằm sát đường phân thuỷ Việt - Lào để đổ vào sông Gianh. Các ngấn nước gặm sâu trong trần và vách hang, các bãi cát sạn thành phần lục nguyên kiểu "thềm" và "bãi bồi'' ven sông ngầm và "nón phóng vật" của hang nhánh là dấu hiệu đặc trưng của Karst nhiệt đới Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Các vùng Karst nhiệt đới khác ở Đông Nam Á như Vườn quốc gia Gunung Mulu (Malaixia), Vườn Quốc gia Lorents (Inđônêxia) chủ yếu hình thành vào kỳ Oligocen của kỷ Đệ Tứ cách đây khoảng 35 triệu năm. Karst Phong Nha - Kẻ Bàng có độ tuổi từ 377-250 triệu năm (từ kỷ Devon, đại Cổ Sinh đến kỷ Permi, đại Trung Sinh). Các hang động phát triển trên núi đá vôi của Thái Lan có tổng chiều dài khoảng 40 km phân bố rải rác ở nhiều nơi, trong khi đó hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng tổng chiều dài lên đến 80 km (số liệu 1998). Hệ thống hang động ở Lào phát triển trong núi đá vôi nối tiếp với khối Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi Carbon - Permi, nhưng chưa được điều tra khảo sát đầy đủ. Còn các khu vực Karst khác phát triển yếu.
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong hệ thống núi đá vôi rộng lớn ở vùng biên giới Việt - Lào, mang tên Kẻ Bàng (riêng phần trên lãnh thổ Việt Nam có diện tích lên tới 200000 ha). Diện tích Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt hiện nay là 147945 ha. Đây là vùng biên giới, xa các khu trung tâm dân cư nên rất thuận lợi cho công tác bảo vệ tính nguyên vẹn và quản lý bền vững khu di sản.
    Từ lâu, nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học trong và ngoài nước đã thăm dò, thám hiểm, khảo sát hệ thống hang động kỳ ảo của Phong Nha. Nhưng mãi đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, những bí mật của Phong Nha mới được dần dần hé mở với ba đợt thám hiểm của Hội hang động Hoàng gia Anh (British **** Research Association) hợp tác với các nhà khoa học địa chất Việt Nam (Trường đại học tổng hợp Hà Nội, nay là Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) khảo sát động Phong Nha và 27 hang động khác trong vùng. Tháng 4/1994 Howard Limbert, Trưởng đoàn thám hiểm đã phát biểu: "Phong Nha là một hang động nổi tiếng ở Việt Nam và là một trong hai động đẹp nhất thế giới". Đến tháng 1/1997, Đoàn khảo sát đã phát hiện được 31 hang với tổng chiều dài gần 100 km.
    Ngay từ tháng 4/1997, Hội thảo khoa học về di tích và danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình đã nhận định Phong Nha có 7 cái nhất nước Việt Nam: Hang nước dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát và đá rộng nhất; hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; sông ngầm dài nhất (13969 m); hang khô rộng và đẹp nhất.
    Ngày 27/12/1997 UBND tỉnh Quảng Bình có Công văn số 969 CV/UB gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xin nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia.
    Tháng 2/1998, Bộ văn hoá thông tin và UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan liên quan bàn về việc xây dựng hồ sơ di sản Phong Nha để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tháng 8/1998, hồ sơ đã hoàn tất và được gửi sang Paris để đăng ký với UNESCO. Theo đề nghị của Uỷ ban di sản thế giới, tháng 2/1999 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã cử chuyên gia vào phối hợp với Cục bảo tồn bảo tàng (Bộ văn hoá- thông tin) và các cơ quan chức năng thuộc UBND tỉnh Quảng Bình nghiên cứu, thẩm định tại chỗ. Trong báo cáo thẩm định, IUCN đã đánh giá cao và khẳng định giá trị toàn cầu nổi bật hiện hữu của khu di sản thiên nhiên Phong Nha và cho rằng những giá trị này đáp ứng những tiêu chuẩn để công nhận Di sản thế giới. Tuy nhiên IUCN đồng thời khuyến nghị 2 điểm:
    - Đề nghị Việt Nam bổ sung thêm những cứ liệu khoa học về lịch sử địa chất và địa mạo khu di sản.
    - Xuất phát từ mặt tổng thể về mặt thiên nhiên của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, IUCN đề nghị hoãn việc xét hồ sơ Phong Nha cho đến khi Nhà nước chính thức thành lập Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Năm 2000, Bộ văn hoá thông tin Việt Nam một lần nữa lập hồ sơ đăng ký di sản thiên nhiên thế giới cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trên cơ sở nêu bật 2 tiêu chí: Tiêu chí 1 - Lịch sử trái đất và những đặc điểm địa chất; Tiêu chí 4 - Đa dạng sinh học và các loài bị đe dọa.
    Về Tiêu chí 1: Cấu trúc địa chất đa dạng và phức tạp, bao gồm 5 nếp lồi và 5 nếp lõm. Nếp lồi dạng vòm Đồng Hới (1) dài 10-20 km, nhân có tuổi Cambri, trục có dạng cánh cung và lưng quay về phía tây nam. Nếp lồi Đại Đủ (2) cánh cung dài 20-25 km, rộng 6-7 km, nhân có tuổi Devon sớm. Nếp lồi Đông Phường (3) dài 20-25 km, rộng 2 - 4 km, nhân có tuổi Devon giữa, trục có phương tây bắc - đông nam. Nếp lồi Cao Mại (4) dài 15-20 km, rộng 2-3 km, nhân có tuổi Devon sớm, trục có phương tây bắc - đông nam. Nếp lồi Si Thượng (5). Nếp lõm Rào Nậy (1) dạng địa hào (nằm bên ngoài khu vực di sản). Nếp lõm Quy Đạt (2) dài 20-25 km, rộng 3-4 km nằm giữa hai nếp lồi Si Thượng và Cao Mại. Nếp lõm Phong Nha (3) chạy từ đường 20 lên Thác Dài. Nếp lõm Thác Dài - Ma Rai (4) dài 15-20 km, rộng 5-6 km, nhân là đá vôi Carbon Permi. Nếp lõm Trung Thuần (5) (nằm ngoài vùng di sản).
    Hệ thống đứt gãy gồm 2 hướng chính và 2 hướng phụ. Hai hướng chính là tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam có tuổi cổ trước Ordovic - Silur (cách đây 505-438 triệu năm) tái hoạt động trong đại Tân Sinh Kainozoi (cách đây khoảng 60 triệu năm). Hướng đông bắc - tây nam xuất hiện chủ yếu trong đại Tân Sinh đóng vai trò quyết định tạo nên hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Hai hướng phụ theo vĩ tuyến và kinh tuyến.
    Thành phần thạch học và cấu trúc địa chất đa dạng là kết quả của lịch sử phát triển địa chất lâu dài mang tính chất hành tinh và tính độc đáo của địa phương với 5 giai đoạn phát triển đặc trưng: (1) Giai đoạn Ordovic - Silur, vỏ trái đất bị phá vỡ, sụt lún, tạo các trầm tích lục nguyên hệ tầng Long Đại. (2) Giai đoạn Devon giữa - muộn, vỏ trái đất bị sụt lún lần thứ hai, biển mở rộng. Các trầm tích tiến hoá về thành phần từ cát kết, bột kết đến argilit xen đá vôi. (3) Giai đoạn Carbon - Permi tạo đá vôi dạng khối, vỏ trái đất bị phá vỡ lần thứ ba tạo thành các bồn trũng nông, dạng đẳng thước. (4) Giai đoạn tạo núi đại Trung Sinh Mezozoi (Trias, Jura và Creta) các khối đá vôi được nâng lên khỏi mặt biển, xảy ra các quá trình Karst, phong hoá và bào mòn. (5) Giai đoạn tạo núi và hang Karst cổ có giá trị cảnh quan đặc trưng địa hình địa mạo đa dạng ở 7 bậc tiêu biểu.
    Ngày 12/12/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg phê duyệt về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều giá trị toàn cầu. Đây là khu vực Karst cổ có giá trị nhất Đông Nam Á và trên thế giới; cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học và quy luật phân bố đa dạng. Ở đây diễn ra lịch sử phát triển vỏ trái đất lâu dài từ kỷ Ordovic cách đây 464 triệu năm. Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ kỷ Trias đến nay là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của địa hình và địa mạo trong khu vực.
    Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở đây có tính đa dạng sinh học cao với 876 loài thực vật bậc cao, 51 loài có nguy cơ bị đe dọa (trong đó có 38 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam). Về khu hệ động vật có 107 loài thú, 302 loài chim, 59 loài bò sát, 22 loài lưỡng cư, 72 loài cá, 259 loài ****. Trong đó có 26 loài thú, 15 loài chim, 17 loài bò sát và 3 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
    Phong Nha là nơi sống của 10 loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Đặc biệt loài Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis là loài đặc hữu (endemic) và loài Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus - một loài linh trưởng rất hiếm. Hai loài thú mới được phát hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 hiện đang sống ở đây: Sao la Pseudoryx nghetinhensis và Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis. Về khu hệ chim, có nhiều loài được ghi nhận là đang trong tình trạng bị đe doạ toàn cầu: Khướu mun Stachyris herbeti (loài này phát hiện ở Lào năm 1920 và đến 1994 mới được tái phát hiện ở Phong Nha), Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui; Trĩ sao Rheinardia ocellata; Gà so ngực gụ Arborophilla charltonii và Gõ kiến đầu đỏ Picus rabieri.
    Rừng Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi cư trú của hai tộc người Arem và Rục có số lượng rất ít. Một số còn có đời sống hái lượm. Đây sẽ là đối tượng rất quan trọng để các nhà nhân chủng học nghiên cứu sau này.
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam. Các di sản trước đây là: (1) Cố đô Huế, 1993; (2) Vịnh Hạ Long, 1994 di sản Thiên nhiên thế giới về cảnh quan và 2000 di sản thiên nhiên về giá trị địa chất và địa mạo vùng đá vôi Kart; (3) Đô thị cổ Hội An, 1999 là một trong những đô thị cổ được quản lý tốt nhất châu Á; (4) Di tích Mỹ Sơn, 1999 quần thể kiến trúc cổ gồm 71 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ VII đến XIII của Vương quốc Chămpa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam ẩn chứa nhiều di sản quý giá của nhân loại.
    Biên tập: Nghiêm Phú Ninh
  3. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    đang cần gấp một số tư liệu, hình ảnh về Phong nha. nhất là hệ sinh thai. bác nào co mail cho em nha. em cám ơn mấy bác nhiều thiệt nhiều. :P
    Email : Minhtuan21@yahoo.com
    đừng bom nghe mấy bác :P thánh kìu
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    ĐỂ PHONG NHA - KẺ BÀNG LUÔN XỨNG ĐÁNG LÀ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
    Phan Lâm Phương
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
    Tháng 7/2003, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) đã được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Để Phong Nha - Kẻ Bàng luôn xứng đáng là di sản của thế giới, Quảng Bình đã đề ra 5 giải pháp để bảo tồn, quản lý và khai thác có hiệu quả các giá trị cao quý này.
    Ngay từ cuối thế kỷ XIX một số hang động ở Phong Nha thuộc vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng đã được các nhà thám hiểm người Pháp và người Anh phát hiện. Từ đó đến nay khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong vài thập kỳ gần đây, các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Địa chất Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên Môi trường rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc, Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên thế giới, Hội Địa lý Hoàng gia Anh, nhiều viện nghiên cứu, nhiều trường đại học, nhiều tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trên thế giới đã dày công đầu tư nghiên cứu khu vực này. Hầu hết các công trình khoa học đã công bố đều có những kết luận thống nhất về Phong Nha - Kẻ Bàng với những giá trị nổi bật, có ý nghĩa toàn cầu:
    Thứ nhất: Phong Nha - Kẻ Bàng là mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ hình thành và phát triển chính của lịch sử trái đất, chứa đựng bằng chứng sự sống và các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử trái đất.
    Khối núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi địa chất gần 400 triệu năm, đã trải qua nhiều biến động địa chất, hình thành vô vàn dạng địa hình, địa mạo. Do đó, trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ có hàng chục hệ thống với gần 300 hang động lớn nhỏ mà còn chứa đựng trong lòng nó một mạng lưới các sông suối ngầm và lộ thiên, tạo nên những phức hệ cảnh quan hết sức hoành tráng và kỳ vĩ. Tính đa dạng và độc đáo của địa chất, địa hình và địa mạo cũng như lịch sử kiến tạo là điều kiện tiên quyết kéo theo những giá trị có ý nghĩa toàn cầu khác của Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Thứ hai: Bên cạnh giá trị có tính toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa tầng, địa mạo điển hình cho quá trình tiến hóa địa cầu, Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Một trong những giá trị đó là các quần thể động, thực vật được bảo tồn khá tốt, trong đó có nhiều cá thể cần được bảo tồn.
    Phong Nha - Kẻ Bàng còn chứa đựng nhiều yếu tố liên quan, các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân chủng học, dân tộc học, sử học của các tộc người, trong đó có người Rục và Arem là những nhóm tộc người có số dân ít nhất ở Việt Nam, một bộ phận trong nhóm tộc người này cách đây không lâu còn bảo tồn tập quán sinh sống trong hang đá và duy trì phương thức săn bắt, hái lượm.
    Nhận thức được những giá trị đặc biệt của Phong Nha - Kẻ Bàng, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã quan tâm chỉ đạo các ngành hữu quan và các địa phương trong khu vực có kế hoạch phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha để nâng cao năng lực bảo tồn các tài nguyên trong khu vực. Tháng 12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành Vườn Quốc gia, đặt khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng trước những khả năng bảo tồn hữu hiệu hơn, trên một quy mô lớn hơn.
    Song song với việc tăng cường công tác quản lý và bảo tồn những giá trị của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ/ngành Trung ương và tổ chức UNESCO Việt Nam, từ đầu năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ báo cáo Chính phủ đệ trình tổ chức UNESCO xét công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.
    Với sự cộng tác tích cực và có hiệu quả của các cơ quan khoa học, các tổ chức bảo vệ thiên nhiên trên thế giới, nhất là kết quả nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã 3 lần xây dựng, chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện trình Ủy ban Di sản thế giới của Liên hợp quốc xem xét. Từ năm 1998 đến năm 2002, theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thông tin và các tổ chức tư vấn quốc tế. Ủy ban nhân tỉnh Quảng Bình đã điều chỉnh diện tích khu vực Di sản từ 41.123 ha lên 147.495 ha và cuối cùng là 85.754 ha đệ trình Ủy ban Di sản thế giới xem xét với 2 tiêu chí cơ bản là tiêu chí về giá trị địa chất, địa mạo và tiêu chí về đa dạng sinh học. Tại Hội nghị thư?ng niên lần thứ 27, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Vư?n Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí nổi trội "là mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển chính của lịch sử trái đất, chứa đựng bằng chứng sự sống và các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa trong quá trình hình thành các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình, địa mạo học".
    Vư?n Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đư?c công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là một vinh dự lớn lao, đồng thời đặt ra cho Quảng Bình những trách nhiệm hết sức nặng nề.
    Quan điểm cơ bản mà Quảng Bình xác định trong các quyết sách về quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị Phong Nha - Kẻ Bàng là mọi hoạt động trong khu vực Di sản đều phải trên nguyên tắc phát triển bền vững. Đây là yếu tố sống còn đối với một di sản thiên nhiên.
    Vì vậy, Quảng Bình sẽ tập trung bảo tồn, quản lý và khác thác các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng theo những định hư?ng cơ bản sau đây:
    Một là, tập trung mọi khả năng làm tốt công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên của Vư?n Quốc gia, trọng tâm là bảo vệ tính toàn vẹn của khu vực Di sản và bảo tồn đa dạng sinh học. Để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên, trước hết phải đầu tư hạ tầng cơ sở, nâng cao năng lực tổ chức và chuyên môn cho lực lư?ng làm công tác quản lý Vư?n Quốc gia, xây dựng quy hoạch kế hoạch quản lý, khai thác Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và tăng cư?ng công tác quản lý Nhà nước đối với Di sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ Di sản để mỗi ngư?i dân đều tham gia bảo vệ Di sản.
    Hai là, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu để củng cố những giá trị đã đư?c thừa nhận và phát hiện những giá trị mới nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lư?c phát triển bền vững.
    Ba là, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm để nâng cao đời sống nhân dân quanh vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, tạo vành đai bảo vệ Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế phát triển bền vững.
    Bốn là, có kế hoạch khai thác những tiềm năng mà khu vực Di sản có thể mang lại nguồn lợi trực tiếp cho cộng đồng, trước hết là tiềm năng về du lịch.
    Năm là, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với Phong Nha - Kẻ Bàng.


    Biên tập: Nguyễn Công Mai
    (Theo tạp chí KH-CN - Vista)

Chia sẻ trang này