1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Quang Binh la dat o chau. Ai di den do quay bau ve khong"??????????

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi vo_san, 24/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vo_san

    vo_san Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  2. nineteen

    nineteen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.868
    Đã được thích:
    0
    ủa ? cái gì đây ? nineteen@ ko hiểu gì hết
    bài ko có nội dung à ?
    Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy.
    Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Huhuhuuuuuuuuuuuuuuu.....Đã gọi là "vô_sản" rồi mà lị. Không có gì thì dễ hiểu thôi. Mình dịch thử coi nó đúng không nha: "Quảng Bình là đất Ô Châu. Ai đi đến đó...chịu!, quay bau ve không là gì. Tui đã huy động tất cả vốn từ điển "ngoài hành tinh" của mình rồi mà không dịch ra được đó. Ai biết chỉ giùm. Còn cái từ Ô Châu mình cũng chưa hiểu lắm, giúp mình luôn nhé.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Câu này nguyên văn là:
    Quảng bình là đất ô châu
    Ai đi đến đó quẩy bầu về không
    Ý nghĩa của nó là đất QB rất nghèo ( ô châu ), đến đó thì không có gì cầm về. Dương Văn An, ông tiến sĩ người QB đầu tiên có viết cuốn sách rất nổi tiếng : Ô châu cận lục
    Nhân tiện tui lấy trên netnam 1 bài nói về hội VHNT Quảng Bình, post lên cho bà con ta tự hào 1 tí :


    Quảng Bình là đất Ô Châu
    Ai đi đến đó quảy bầu về không
    Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, dân tộc đều có chung một nhận xét: Quảng Bình là một vùng đất giao thoa của nhiều nền văn hoá. Phàm đã là một vùng giao thoa thì sản phẩm tinh thần ở đó phong phú, đa dạng và sinh sắc lắm. Tao nhân mặc khách xưa, cho đến nay mỗi khi có dịp thoáng qua Quảng Bình cũng tức cảnh, sinh tình lưu đôi dòng gan ruột. Đại thi hào Nguyễn Du trong những ngày làm quan cai bạ ở đất này đã hạ bút: "Buồn trông cửa bể...". Rồi Bà huyện Thanh Quan trên con đường thiên lý cũng không cầm nổi lòng mình lưu lại những dòng thơ để đời "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà...". Những tài danh bản địa không thời nào là không có. Bên cạnh các tướng lĩnh, các nhà chính trị kiệt xuất, quê hương Quảng Bình đã sản sinh ra các danh nhân văn hoá tạo dấu ấn cho một thời, cho muôn đời. Có thể kể đến Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hàm Ninh, Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư... và nhiều bậc tài danh khác. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước và cái cốt cách, tinh hoa của một vùng đất luôn được chắt lọc gìn giữ và phát huy. Trong kháng chiến chống Pháp, mảnh đất nghèo, kiên trung và anh dũng Quảng Bình đã neo vào lòng người đọc những tên tuổi như Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Y, Lê Khai, Nguyễn Văn Dinh, Văn Nhĩ, Giang Kiều... Cuộc sống của vùng đất eo thắt nhất của Tổ quốc đầy những biến động. Hình như thiên nhiên và lịch sử cố tình giao cho mảnh đất này một trọng trách, chính trọng trách đó là cánh đồng màu mỡ để các văn nghệ sỹ thoả sức canh tác và thâm canh. Có lẽ dự cảm và đón đầu được vai trò tất yếu của mình, ngày 21.6.1961, Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình (VHNTQB) chính thức thành lập lấy tên quai nôi là Hội sáng tác văn nghệ QB. Đây là hội VHNT đầu tiên trong toàn quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các văn nghệ sỹ "bản địa" như Trần Công Tấn, Dương Tử Giang, Văn Nhĩ, Lê Khai, Xích Bích, Thái Quý, Qúach Mộng Lân... luôn có mặt ở những nơi nóng bỏng nhất. Tác phẩm của họ đã hoà chung trong phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" trên quê hương "Hai giỏi". Chính đội ngũ những người cầm bút, bằng cảm quan cách mạng của mình đã phát hiện và xây dựng những điển hình, hiện thân cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Mẹ Suốt, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Khíu, Đinh Thị Thu Ngà, Thái Văn A, Nguyễn Tri Phương, Trương Thị Diên... Cũng trong những năm tháng hào hùng này, mảnh đất gió Lào, cát trắng là bến đậu cho những tài năng văn nghệ sĩ cả nước. Như nhà văn Hữu Phương - Chủ tịch HVHNTQB - nói: Chỉ một cái "chao chân" ở cái "bến" ngồn ngộn chất liệu Quảng Bình, các văn nghệ sỹ mặc áo lính một thời đã khẳng định mình bằng những tác phẩm đi suốt thời gian. Cũng phải, nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng "Cái chao chân đủ mát, cho ta đi suốt đời" đó thôi. Và biết bao cái "chao chân" khác của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Vân, Trần Hoàn, Xuân Quỳnh, Bùi Hiển, Xuân Thiều, Anh Thơ, Phạm Tuyên, Bằng Việt, Trọng Thanh, Đinh Đăng Định, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Cao Tiến Lê, Nguyễn Trọng Tạo, An Thuyên, Tân Huyền... Rồi thống nhất, rồi nhập tỉnh, rồi tách tỉnh và những năm thực hiện công cuộc đổi mới... Bấy nhiêu biến động, bấy nhiêu sự kiện một lần nữa thử thách lập trường tư tưởng của đội ngũ những người cầm bút. Họ vẫn khẳng định được mình, vẫn trung trinh theo Đảng. Đội ngũ những người cầm bút trẻ không ngừng được bổ sung và ngày càng thể hiện tài năng, phẩm chất của mình. Có nhiều thời điểm, những cây bút Quảng Bình "gây sốc" trên văn dàn và dư luận: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thế Tường, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thế Thịnh, Phan Đình Tiến, Lê Thị Mỹ ý... Những "cú sốc đáng yêu" ấy mãi đáng yêu bởi họ được sinh thành từ cái nôi "giao thoa của nhiều nền văn hoá".
    NetNam - Minh Toản
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 02/03/2003

Chia sẻ trang này