1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quảng Bình và những chuyện chưa hay

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi demen3_8, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhtam08

    tinhtam08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Trong chuyện này tui hoàn toàn ủng hộ demen3_8, bởi vì nếu Hoàng Sông Hương là người Huế thì nhạc sĩ đã không phải trở về Quảng Bình khi Bình Trị Thiên chia tỉnh năm 1989. Hơn nữa, nhạc sĩ là người Đức Ninh cùng với tui và con gái nhạc sĩ là Hoàng Sông Hiếu - em gái thứ ba của Mỹ Lệ là bạn học chung lớp với tui hồi cấp ba. Tui xác địng thông tin của demen3_8 là chính xác. Và lẽ dĩ nhiên, những gì demen3_8 đưa ra để minh chứng cũng đã rất thuyết phục rồi. Đáng tiếc Mỹ Lệ đã không còn là Nhật Lệ trong khi Kiến Giang vẫn là Kiến Giang, Sông Hiếu vẫn là Sông Hiếu, Sông Loan vẫn là Sông Loan!!!
  2. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    em xin lỗi chứ lâu chưa vào nên vào ngứa mồm nói lung tung nhé, em chả hiểu các bác biến cái topic này thành topic tranh luận tiểu sử tác giả tác phẩm của em Mỹ Lệ hay sao ý, chả hiểu em ý được thành idol từ lúc nào nhỉ hì hì hì thôi chấm dứt đi, không có Mỹ Lệ thì Quảng Bình chả ảnh hưởng gì, chứ không có Nhật Lệ thì Quảng Bình ảnh hưởng đấy hì hì hì . Phù....tự dưng tranh luận nhau về cái em mỹ lệ vớ vẩn....tạch tạch tạch......3phát......xong.
    Các bác post bài tiếp đê, chả thấy bài nào mới cả, bài nào cũng thuộc lòng rồi
  3. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    em xin lỗi chứ lâu chưa vào nên vào ngứa mồm nói lung tung nhé, em chả hiểu các bác biến cái topic này thành topic tranh luận tiểu sử tác giả tác phẩm của em Mỹ Lệ hay sao ý, chả hiểu em ý được thành idol từ lúc nào nhỉ hì hì hì thôi chấm dứt đi, không có Mỹ Lệ thì Quảng Bình chả ảnh hưởng gì, chứ không có Nhật Lệ thì Quảng Bình ảnh hưởng đấy hì hì hì . Phù....tự dưng tranh luận nhau về cái em mỹ lệ vớ vẩn....tạch tạch tạch......3phát......xong.
    Các bác post bài tiếp đê, chả thấy bài nào mới cả, bài nào cũng thuộc lòng rồi
  4. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Chả thấy có ai lên ý kiến ý cò gì cả, em xin post bài cũ các bác đọc chơi vậy, cho Trung thu cho đỡ buồn nhể,
    chuyện thứ: ...n
    Lao động số 65 Ngày 16.03.2002

    Vụ tham nhũng làm rung chuyển Đồng Hới
    Như báo Lao Động số ra ngày 9.1.2002 đã đưa tin, chiều 8.1.2002, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã ký quyết định khởi tố vụ tham ô, cố ý làm trái và trốn thuế tại Công ty Xổ số kiến thiết (XSKT) Quảng Bình. Hai bị can đầu tiên của vụ án cũng là cha con: Ông Diệp Kiến Trúc - Giám đốc và cô Diệp Thị Thúy Chi - Phó phòng Kế toán. Đây được coi là vụ tham nhũng lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay ở Quảng Bình.
    Những con số giật mình
    Theo số liệu ban đầu của Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, thì từ 1997-2001, Công ty XSKT Quảng Bình đã bỏ ngoài sổ sách 5.431 triệu đồng doanh thu vé bóc và trốn thuế 1.234 triệu đồng. Giám đốc Diệp Kiến Trúc đã có hành vi cố ý làm trái các quy định Nhà nước như in và phát hành vé ngoài luồng, không đưa vào sổ theo dõi, chi trên hoa hồng cho các đại lý vượt quy định 493.482.910 đồng, chi phát hành quá quy định 976.806.924 đồng, làm thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng 1.470.289.834 đồng. Riêng cô Diệp Thị Thuý Chi, cán bộ Công ty, lợi dụng việc kinh doanh vé số không đưa vào sổ sách, đã biển thủ 80.967.000 đồng. Từ số liệu ban đầu này, cơ quan điều tra đã khởi tố Diệp Kiến Trúc về tội làm trái và trốn thuế; khởi tố Diệp Thị Thúy Chi về tội tham ô.
    Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sau 2 tháng điều tra, số tiền vi phạm đã không còn dừng tại đó. Cụ thể như sau: Từ 1996-2002, Công ty XSKT Quảng Bình đã ký hợp đồng in vé bóc với 6 đơn vị ở ngoại tỉnh tổng cộng lên tới 9,8 triệu vé. Trong đó có 3,9 triệu vé mệnh giá 2.000 đồng, 5,8 triệu vé mệnh giá 1.000 đồng, 100.000 vé mệnh giá 500 đồng. Tổng cộng số tiền in trên vé là 13,6 tỷ đồng. Đến thời điểm vụ án được khởi tố còn hơn 1,8 triệu vé chưa kịp tiêu thụ. Như vậy, đã có tới gần 8 triệu vé được phát hành ngoài luồng, trong đó, ông Trúc và một vài cộng sự chỉ đưa vào sổ sách 3,9 triệu vé.
    Không chỉ phát hành ngoài luồng vé bóc, ông Trúc còn chi phát hành cả vé cào. Theo sổ sách, Công ty đã nhận tại Bộ Tài chính tổng cộng 4,1 triệu vé; trong đó, có 600.000 vé không nhập kho. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn phát hiện Công ty còn nhận của Hà Tĩnh 200.000 vé không đưa vào sổ theo dõi. Như vậy, đã có tới 800.000 vé cào (tổng trị giá 1,6 tỷ đồng) không rõ được tiêu thụ và thu lãi như thế nào ?
    Địa bàn tiêu thụ của Công ty (được phát hiện đến thời điểm này) là Bắc Giang, Đà Lạt, TP.HCM. Trong đó, tại TP.HCM có 2 đại lý lớn. Đó là bà Nguyễn Thị Cúc (ở 317 - đường Nguyễn Trãi - Q5) và bà Lý Uyển Trân (1088-đường 3/2 - Q11) - Bà Cúc đã tiêu thụ khoảng trên 1 triệu vé, và đã thanh toán cho Công ty trên 600 triệu đồng. Bà Trân đã tiêu thụ được 1.757.700 vé (trong đó có 1.450.000 vé loại 1.000 đồng và 307.000 vé loại 2.000 đồng), và đã thanh toán cho Công ty 332 triệu đồng, hiện còn nợ trên 600 triệu. Do phát hành ngoài luồng, nên ông Trúc đã hào phóng chi trả tới 26% hoa hồng cho các đại lý (thay vì 13% như quy định của Bộ Tài chính).
    Tại cơ quan điều tra, bước đầu Diệp Kiến Trúc đã thừa nhận hành vi phát hành vé ngoài luồng, không đưa vào hạch toán, chi trả hoa hồng trái quy định và trốn thuế. Số tiền thu bất chính (chỉ tính trong tổng số 3,9 triệu vé đưa vào sổ sách), Trúc đã chi thưởng, quà cáp trong các dịp lễ, Tết, và bản thân Trúc có nhận 2 triệu đồng. Diệp Thị Thúy Chi cũng thừa nhận có giao vé nhận tiền tại bà Cúc (80.967.000 đồng, ngày 11.5.1998), nhưng lại khăng khăng cho rằng đã nhập quỹ (trong khi tài liệu sổ sách không thể hiện). Ngoài 2 bị can trên, kế toán trưởng Võ Văn Bình, cán bộ phát hành Phạm Thị Nhật Lam, kế toán thanh toán Trần Thị Khánh Vân, các lái xe Quảng, Bình, Lập...đều thừa nhận có biết việc Công ty kinh doanh vé ngoài luồng. Đặc biệt hơn, trong một biên bản ghi nhớ được ký tá giữa Trúc-Bình-Vân, họ đã bàn nhau tiêu hủy sổ sách tài liệu có liên quan trong 2 năm 1997-1998. Và hiện tại, một góc bàn làm việc của Diệp Kiến Trúc tại công ty đã bị cháy sém, mà người ta nghi ngờ là ông Trúc gây nên, trong khi vội vàng tiêu hủy tài liệu.
    "Bản lĩnh" Diệp Kiến Trúc
    Trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty XSKT (2.1995), ông Diệp Kiến Trúc từng làm cán bộ cơ khí, rồi giáo viên Trường TH Kinh tế tỉnh và cuối cùng là Phó phòng tài vụ Sở TC-VG. Công bằng mà nói, Diệp Kiến Trúc tỏ ra khá năng động và tháo vát trong kinh doanh, đã bù đắp được những thua lỗ mà vị tiền nhiệm gây ra. Từ chỗ phát hành vé ngoài luồng với số lượng ít, cho nhiều người cùng biết và nhập sổ sách, dần dần làm lớn, chỉ một số ít người được biết, và cuối cùng chỉ còn hai cha con ông ta tự làm với nhau (tất nhiên vẫn nhân danh Công ty) và không thèm nhập sổ sách công ty. Ba ngày sau, ngày 24.12.2001, Công an kinh tế Quảng Bình nhảy vào cuộc, kiểm tra toàn diện tài liệu sổ sách, và đến ngày 4.1.2002 mới kết thúc, chốt số liệu. Ngay tối hôm đó (4.1.2002), Diệp Kiến Trúc đã đích thân mang 11 triệu đồng nhảy xe vào Đà Nẵng, và sáng 5.1.2002 đã đến Công ty in Tài chính Đà Nẵng hợp đồng in gấp 500.000 vé bóc (loại 2.000đ/vé) để bù vào chỗ vé bị thiếu hụt. Vé chưa kịp in xong, thì 3 ngày sau (8.1.2002), ông ta bị bắt. Theo lời một số điều tra viên, thì khi nghe đọc lệnh tạm giam, Diệp Kiến Trúc tỏ ra khá bình tĩnh. Khám nhà riêng, cơ quan điều tra không thu được bất cứ thứ gì, từ tài liệu đến tiền bạc. Và theo nguồn tin riêng của chúng tôi, ngoài ngôi nhà - khách sạn ở 18 - Quang Trung - Đồng Hới, giám đốc Diệp Kiến Trúc còn có một ngôi nhà khác ở TP.HCM, nhưng ông ta đã kịp bán khi vụ án bị khởi tố.
    Theo ông Nguyễn Đảng, Giám đốc SởTài chính - vật giá Quảng Bình, thì trước đó, lãnh đạo ngành đã biết việc Công ty kinh doanh trái pháp luật, và đã cho kiểm tra làm rõ. Tuy nhiên, sau khi có kết luận của Thanh tra, lãnh đạo sở không xử lý sai phạm mà chỉ "nhỏ nhẹ nhắc nhau". Còn việc ông Diệp Kiến Trúc tự ý bổ nhiệm con gái làm Phó phòng kế toán, trái với Pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh cán bộ công chức.
    ...Dĩ nhiên, tất cả những số liệu nêu trên mới chỉ là bước đầu. Vấn đề mà dư luận quan tâm nhất hiện nay là ông Diệp Kiến Trúc đã tham nhũng bao nhiêu? Ngoài hai cha con giám đốc Công ty, còn những ai đã từng tham gia chia chác? Có ai "bảo kê" cho hành vi của ông ta hay không?...Hy vọng rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Quảng Bình sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc này, không để lặp lại tình trạng "đầu voi đuôi chuột" như đã từng xảy ra đối với nhiều vụ án trước đó.
    Tùng Lâm
  5. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Chả thấy có ai lên ý kiến ý cò gì cả, em xin post bài cũ các bác đọc chơi vậy, cho Trung thu cho đỡ buồn nhể,
    chuyện thứ: ...n
    Lao động số 65 Ngày 16.03.2002

    Vụ tham nhũng làm rung chuyển Đồng Hới
    Như báo Lao Động số ra ngày 9.1.2002 đã đưa tin, chiều 8.1.2002, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã ký quyết định khởi tố vụ tham ô, cố ý làm trái và trốn thuế tại Công ty Xổ số kiến thiết (XSKT) Quảng Bình. Hai bị can đầu tiên của vụ án cũng là cha con: Ông Diệp Kiến Trúc - Giám đốc và cô Diệp Thị Thúy Chi - Phó phòng Kế toán. Đây được coi là vụ tham nhũng lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay ở Quảng Bình.
    Những con số giật mình
    Theo số liệu ban đầu của Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, thì từ 1997-2001, Công ty XSKT Quảng Bình đã bỏ ngoài sổ sách 5.431 triệu đồng doanh thu vé bóc và trốn thuế 1.234 triệu đồng. Giám đốc Diệp Kiến Trúc đã có hành vi cố ý làm trái các quy định Nhà nước như in và phát hành vé ngoài luồng, không đưa vào sổ theo dõi, chi trên hoa hồng cho các đại lý vượt quy định 493.482.910 đồng, chi phát hành quá quy định 976.806.924 đồng, làm thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng 1.470.289.834 đồng. Riêng cô Diệp Thị Thuý Chi, cán bộ Công ty, lợi dụng việc kinh doanh vé số không đưa vào sổ sách, đã biển thủ 80.967.000 đồng. Từ số liệu ban đầu này, cơ quan điều tra đã khởi tố Diệp Kiến Trúc về tội làm trái và trốn thuế; khởi tố Diệp Thị Thúy Chi về tội tham ô.
    Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sau 2 tháng điều tra, số tiền vi phạm đã không còn dừng tại đó. Cụ thể như sau: Từ 1996-2002, Công ty XSKT Quảng Bình đã ký hợp đồng in vé bóc với 6 đơn vị ở ngoại tỉnh tổng cộng lên tới 9,8 triệu vé. Trong đó có 3,9 triệu vé mệnh giá 2.000 đồng, 5,8 triệu vé mệnh giá 1.000 đồng, 100.000 vé mệnh giá 500 đồng. Tổng cộng số tiền in trên vé là 13,6 tỷ đồng. Đến thời điểm vụ án được khởi tố còn hơn 1,8 triệu vé chưa kịp tiêu thụ. Như vậy, đã có tới gần 8 triệu vé được phát hành ngoài luồng, trong đó, ông Trúc và một vài cộng sự chỉ đưa vào sổ sách 3,9 triệu vé.
    Không chỉ phát hành ngoài luồng vé bóc, ông Trúc còn chi phát hành cả vé cào. Theo sổ sách, Công ty đã nhận tại Bộ Tài chính tổng cộng 4,1 triệu vé; trong đó, có 600.000 vé không nhập kho. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn phát hiện Công ty còn nhận của Hà Tĩnh 200.000 vé không đưa vào sổ theo dõi. Như vậy, đã có tới 800.000 vé cào (tổng trị giá 1,6 tỷ đồng) không rõ được tiêu thụ và thu lãi như thế nào ?
    Địa bàn tiêu thụ của Công ty (được phát hiện đến thời điểm này) là Bắc Giang, Đà Lạt, TP.HCM. Trong đó, tại TP.HCM có 2 đại lý lớn. Đó là bà Nguyễn Thị Cúc (ở 317 - đường Nguyễn Trãi - Q5) và bà Lý Uyển Trân (1088-đường 3/2 - Q11) - Bà Cúc đã tiêu thụ khoảng trên 1 triệu vé, và đã thanh toán cho Công ty trên 600 triệu đồng. Bà Trân đã tiêu thụ được 1.757.700 vé (trong đó có 1.450.000 vé loại 1.000 đồng và 307.000 vé loại 2.000 đồng), và đã thanh toán cho Công ty 332 triệu đồng, hiện còn nợ trên 600 triệu. Do phát hành ngoài luồng, nên ông Trúc đã hào phóng chi trả tới 26% hoa hồng cho các đại lý (thay vì 13% như quy định của Bộ Tài chính).
    Tại cơ quan điều tra, bước đầu Diệp Kiến Trúc đã thừa nhận hành vi phát hành vé ngoài luồng, không đưa vào hạch toán, chi trả hoa hồng trái quy định và trốn thuế. Số tiền thu bất chính (chỉ tính trong tổng số 3,9 triệu vé đưa vào sổ sách), Trúc đã chi thưởng, quà cáp trong các dịp lễ, Tết, và bản thân Trúc có nhận 2 triệu đồng. Diệp Thị Thúy Chi cũng thừa nhận có giao vé nhận tiền tại bà Cúc (80.967.000 đồng, ngày 11.5.1998), nhưng lại khăng khăng cho rằng đã nhập quỹ (trong khi tài liệu sổ sách không thể hiện). Ngoài 2 bị can trên, kế toán trưởng Võ Văn Bình, cán bộ phát hành Phạm Thị Nhật Lam, kế toán thanh toán Trần Thị Khánh Vân, các lái xe Quảng, Bình, Lập...đều thừa nhận có biết việc Công ty kinh doanh vé ngoài luồng. Đặc biệt hơn, trong một biên bản ghi nhớ được ký tá giữa Trúc-Bình-Vân, họ đã bàn nhau tiêu hủy sổ sách tài liệu có liên quan trong 2 năm 1997-1998. Và hiện tại, một góc bàn làm việc của Diệp Kiến Trúc tại công ty đã bị cháy sém, mà người ta nghi ngờ là ông Trúc gây nên, trong khi vội vàng tiêu hủy tài liệu.
    "Bản lĩnh" Diệp Kiến Trúc
    Trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty XSKT (2.1995), ông Diệp Kiến Trúc từng làm cán bộ cơ khí, rồi giáo viên Trường TH Kinh tế tỉnh và cuối cùng là Phó phòng tài vụ Sở TC-VG. Công bằng mà nói, Diệp Kiến Trúc tỏ ra khá năng động và tháo vát trong kinh doanh, đã bù đắp được những thua lỗ mà vị tiền nhiệm gây ra. Từ chỗ phát hành vé ngoài luồng với số lượng ít, cho nhiều người cùng biết và nhập sổ sách, dần dần làm lớn, chỉ một số ít người được biết, và cuối cùng chỉ còn hai cha con ông ta tự làm với nhau (tất nhiên vẫn nhân danh Công ty) và không thèm nhập sổ sách công ty. Ba ngày sau, ngày 24.12.2001, Công an kinh tế Quảng Bình nhảy vào cuộc, kiểm tra toàn diện tài liệu sổ sách, và đến ngày 4.1.2002 mới kết thúc, chốt số liệu. Ngay tối hôm đó (4.1.2002), Diệp Kiến Trúc đã đích thân mang 11 triệu đồng nhảy xe vào Đà Nẵng, và sáng 5.1.2002 đã đến Công ty in Tài chính Đà Nẵng hợp đồng in gấp 500.000 vé bóc (loại 2.000đ/vé) để bù vào chỗ vé bị thiếu hụt. Vé chưa kịp in xong, thì 3 ngày sau (8.1.2002), ông ta bị bắt. Theo lời một số điều tra viên, thì khi nghe đọc lệnh tạm giam, Diệp Kiến Trúc tỏ ra khá bình tĩnh. Khám nhà riêng, cơ quan điều tra không thu được bất cứ thứ gì, từ tài liệu đến tiền bạc. Và theo nguồn tin riêng của chúng tôi, ngoài ngôi nhà - khách sạn ở 18 - Quang Trung - Đồng Hới, giám đốc Diệp Kiến Trúc còn có một ngôi nhà khác ở TP.HCM, nhưng ông ta đã kịp bán khi vụ án bị khởi tố.
    Theo ông Nguyễn Đảng, Giám đốc SởTài chính - vật giá Quảng Bình, thì trước đó, lãnh đạo ngành đã biết việc Công ty kinh doanh trái pháp luật, và đã cho kiểm tra làm rõ. Tuy nhiên, sau khi có kết luận của Thanh tra, lãnh đạo sở không xử lý sai phạm mà chỉ "nhỏ nhẹ nhắc nhau". Còn việc ông Diệp Kiến Trúc tự ý bổ nhiệm con gái làm Phó phòng kế toán, trái với Pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh cán bộ công chức.
    ...Dĩ nhiên, tất cả những số liệu nêu trên mới chỉ là bước đầu. Vấn đề mà dư luận quan tâm nhất hiện nay là ông Diệp Kiến Trúc đã tham nhũng bao nhiêu? Ngoài hai cha con giám đốc Công ty, còn những ai đã từng tham gia chia chác? Có ai "bảo kê" cho hành vi của ông ta hay không?...Hy vọng rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Quảng Bình sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc này, không để lặp lại tình trạng "đầu voi đuôi chuột" như đã từng xảy ra đối với nhiều vụ án trước đó.
    Tùng Lâm
  6. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Lâu cũng chả thấy bác dế mèn dế chũi gì đó post bài nữa nhỉ, box buồn ghê, thôi post thêm bài nữa cho lên topten của box vậy, vừa chôm về....
    chuyện thứ ....n
    Quảng Bình: Cán bộ xã thi nhau... phá rừng
    Để bảo vệ 2.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Vực Tròn (xã Quảng Hợp, Quảng Trạch, Quảng Bình), UBND xã đã thành lập tổ bảo vệ gồm 17 người. Thế nhưng, rừng dẻ vẫn bị phá tan hoang, thủ phạm không khác chính là cán bộ xã.
    Quảng Hợp có 9.000 ha rừng tự nhiên, trong đó 2.000 ha là rừng phòng hộ đầu nguồn Vực Tròn. Kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ (chủ yếu là cây dẻ có độ che phủ cao) này mỗi năm khoảng 60 triệu đồng.
    Lấy lý do cấp đất cho các hộ để "phủ xanh đất trống đồi núi trọc", từ năm 2002 đến 2004, Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp Phạm Văn Hiền đã ký 21 quyết định cấp tổng cộng 485.000 m2 rừng phòng hộ cho các hộ dân để... trồng rừng. Trong đó hộ thấp nhất 10.000 m2 và cao nhất 50.000 m2. Người được Chủ tịch UBND xã ưu ái cấp nhiều nhất lại chính là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã đương nhiệm Nguyễn Văn Tuyên.
    Bắt đầu từ giữa tháng 8, tranh thủ trời nắng ráo, các hộ được cấp đất đã vào rừng chặt hạ dẻ để trồng bạch đàn và keo. Người hăng hái nhất trong việc này lại chính là Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Hương. Khoảnh rừng ông chặt hạ khoảng 2.100 m2 nhưng có lợi thế gần đường, đất tốt và dẻ mọc dày hơn các nơi khác. Theo chân cán bộ xã, 67 hộ ở thôn Bưởi Rỏi tràn vào, triệt hạ tan hoang khu rừng phòng hộ này. Chiều 29/9, ông Hiền giải thích việc UBND xã "cấp rừng cho dân... phá để trồng cây phân tán" là theo nghị quyết của HĐND xã.
    Đến ngày 16/9, khi kiểm lâm phát hiện ra việc này thì đã có 31 ha rừng dẻ bị triệt hạ. Tại hiện trường, nhiều cây dẻ đường kính từ 10 đến 30 cm đã khô cong. Theo Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch Hoàng Đăng Quang, Thường trực Huyện ủy thống nhất tạm đình chỉ công tác đối với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và Phó chủ tịch HĐND xã (hai vị này là anh em ruột).
    Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
    (Theo Thanh Niên)
  7. sachkientruc

    sachkientruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Lâu cũng chả thấy bác dế mèn dế chũi gì đó post bài nữa nhỉ, box buồn ghê, thôi post thêm bài nữa cho lên topten của box vậy, vừa chôm về....
    chuyện thứ ....n
    Quảng Bình: Cán bộ xã thi nhau... phá rừng
    Để bảo vệ 2.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Vực Tròn (xã Quảng Hợp, Quảng Trạch, Quảng Bình), UBND xã đã thành lập tổ bảo vệ gồm 17 người. Thế nhưng, rừng dẻ vẫn bị phá tan hoang, thủ phạm không khác chính là cán bộ xã.
    Quảng Hợp có 9.000 ha rừng tự nhiên, trong đó 2.000 ha là rừng phòng hộ đầu nguồn Vực Tròn. Kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ (chủ yếu là cây dẻ có độ che phủ cao) này mỗi năm khoảng 60 triệu đồng.
    Lấy lý do cấp đất cho các hộ để "phủ xanh đất trống đồi núi trọc", từ năm 2002 đến 2004, Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp Phạm Văn Hiền đã ký 21 quyết định cấp tổng cộng 485.000 m2 rừng phòng hộ cho các hộ dân để... trồng rừng. Trong đó hộ thấp nhất 10.000 m2 và cao nhất 50.000 m2. Người được Chủ tịch UBND xã ưu ái cấp nhiều nhất lại chính là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã đương nhiệm Nguyễn Văn Tuyên.
    Bắt đầu từ giữa tháng 8, tranh thủ trời nắng ráo, các hộ được cấp đất đã vào rừng chặt hạ dẻ để trồng bạch đàn và keo. Người hăng hái nhất trong việc này lại chính là Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Hương. Khoảnh rừng ông chặt hạ khoảng 2.100 m2 nhưng có lợi thế gần đường, đất tốt và dẻ mọc dày hơn các nơi khác. Theo chân cán bộ xã, 67 hộ ở thôn Bưởi Rỏi tràn vào, triệt hạ tan hoang khu rừng phòng hộ này. Chiều 29/9, ông Hiền giải thích việc UBND xã "cấp rừng cho dân... phá để trồng cây phân tán" là theo nghị quyết của HĐND xã.
    Đến ngày 16/9, khi kiểm lâm phát hiện ra việc này thì đã có 31 ha rừng dẻ bị triệt hạ. Tại hiện trường, nhiều cây dẻ đường kính từ 10 đến 30 cm đã khô cong. Theo Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch Hoàng Đăng Quang, Thường trực Huyện ủy thống nhất tạm đình chỉ công tác đối với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và Phó chủ tịch HĐND xã (hai vị này là anh em ruột).
    Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
    (Theo Thanh Niên)
  8. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Lời bình: Xin hoan nghênh quyết định hết sức kịp thời và sáng suốt của Huyện uỷ Quảng Trạch về việc đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Tuyên (bí thư Đảng Uỷ xã Quảng Hợp).
    Đề nghị UBND huyện Quảng Trạch "noi gương" huyện uỷ, sớm ra quyết định đình chỉ công tác đối vớii ông Phạm Văn Hiền (chủ tịch xã).
  9. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Lời bình: Xin hoan nghênh quyết định hết sức kịp thời và sáng suốt của Huyện uỷ Quảng Trạch về việc đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Tuyên (bí thư Đảng Uỷ xã Quảng Hợp).
    Đề nghị UBND huyện Quảng Trạch "noi gương" huyện uỷ, sớm ra quyết định đình chỉ công tác đối vớii ông Phạm Văn Hiền (chủ tịch xã).
  10. dangduyphuong

    dangduyphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    3
    Ba cái chuyện này chả có chi hay ho mà nói cả nói ra chỉ tổ xấu mặt

Chia sẻ trang này